Tình hình bệnh lý võng mạc đái tháo đường

TÌNH HÌNH BỆNH LÝ VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2020

Lê Thị Kim Minh,1, Võ Lê Ngọc Trúc2, Võ Văn Tân3, Tạ Văn Trầm1

1. Bệnh viện mắt Tiền Giang

2. Trường Cao Đẳng Y tế Tiền Giang

3. Sở Y tế Tiền Giang

DOI: 10.47122/vjde.2021.46.11

TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát tinh hình bệnh lý võng mạc ĐTĐ và các yếu tố liên quan tại tỉnh Tiền Giang năm 2020. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài này được thực hiện trên 100 bệnh nhân đái tháo đường theo phương pháp cắt ngang mô tả. Kết quả: Trong100 ca nghiên cứu bệnh lý võng mạc ĐTĐ, tỉ lệ nữ chiếm 66%, nam 34%, giai đoạn tiền tăng sinh 89%, giai đoạn tăng sinh 11%, tuổi nhỏ nhất là 32 tuổi (1%), cao nhất là 89 tuổi (2%), tuổi < 5 năm tỉ lệ bệnh lý VMĐTĐ chiếm cao hơn >5 năm, và

>10 năm, <5 năm (52%); từ 5 – 10 năm (30%); > 10 năm là 18%.Tỷ lệ thành  công điều trị từ tuyến trên: lazer quang đông thị lực cải thiện 100%, tiêm nội nhãn thành công 90%, phẫu thuật cắt dịch kính có 01 ca nhưng không cải thiện được thị lực bệnh nhân, chỉ bảo tồn được thị lực; giảm áp lực cho bệnh nhân, không đau nhức. Kết luận: Bệnh lý  võng mạc đái tháo đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù vinh viễn cho bệnh nhân ĐTĐ vì thế phải tầm sóat sớm và điều trị kịp thời để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh ĐTĐ.

Từ khóa: đái tháo đường, bệnh lý võng mạc đái tháo đường

ABSTRACT

Diabetic retinopathy situation and related factors in Tien Giang province in 2020

Le Thi Kim Minh,1, Vo Le Ngoc Truc2, Vo Van Tan3, Ta Van Tram1

1.Tien Giang Eye Hospita,

2. Tien Giang Medical College

3.Tien Giang Health service Dept

Objectives: To survey situations of diabetic retinopathy and related factors in Tien Giang province  in 2020.  Methods:  This  study  used a

descriptive cross-sectional method and performed on 100 diabetic patients. Results: In 100 cases of research on diabetic retinopathy, the proportion of female accounted for 66%, male 34%, the pre- proliferation period 89%, proliferation period 11%, the smallest age was  32 years old (1%), the highest age was 89 years old (2%), at the age < 5 years, the proportion of diabetic retinopathy was higher than the age > 5 years and > 10 years, the age < 5 years (52%); from 5 to 10 years old (30%), > 10 years was 18%. The rate of sucessful treatment from higher level: opto -optic laser beams improved 100%, successful intraocular injection 90%, the vitreectomy surgery has 01 case, but it didn’t improve on patient’s vision, only his eyesight was preserved, and reduced the patients’pressure and no pain. Conclusion: Diabetic retinopathy is one of the causes of permanent blindness for diabetic patients, so early screening and timely treatment are required to prevent dangerous complications of diabetes.

Keywords: diabetic retinopathy, diabetes. Chịu trách nhiệm chính: Lê Thi Kim Minh Ngày nhận bài: 09/01/2021

Ngày phản biện khoa học: 09/02/2021 Ngày duyệt bài: 01/04/2021 Email:[email protected] Điện thoại:0985013123

1.  ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh lý võng mạc đái tháo đường (VMĐTĐ) là biến chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh đái tháo đường, là kẻ thù giấu mặt” cướp đi ánh sáng của hàng ngàn bệnh nhân. Biến chứng bệnh lý VMĐTĐ tuy không chết người nhưng lại cực kỳ nguy hiểm vì thường gây tàn phế, mù vĩnh viễn, mất khả năng lao động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, làm tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội. Có 2 loại Đái tháo đường (ĐTĐ): ĐTĐ type 1, ĐTĐ type 2. Tuy nhiên ĐTĐ type 2 khởi phát âm thầm không dừng lại, vì vậy bệnh nhân (BN) khi phát hiện ra mình mắc bệnh ĐTĐ type 2 thì hầu hết đã mắc tiềm ẩn khoảng 5 – 10 năm trước. Thế giới cũng đưa ra nhận định số BN (mắc bệnh ĐTĐ/ số BN không mắc bệnh ĐTĐ là 50/50. Theo thống kê hiện nay 2,7% dân số Việt Nam mắc bệnh ĐTĐ thì ở thành phố lớn chiếm 4,4%, trong đó 90% ĐTĐ type 2. Tỉ lệ biến chứng ở mắt chiếm 20% như tăng nhãn áp, đục thuỷ tinh thể; bệnh lý võng mạc ĐTĐ chiếm 85%, đây là biến chứng ở mắt nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ gây mù.

Ở Việt Nam, một số nghiên cứu về các biến chứng mắt của bệnh đái tháo đường đã được công bố [3]. Trên 147 bệnh nhân ĐTĐ điều trị tại khoa nội tiết bệnh viện Bạch Mai từ 1984- 1988 tỷ lệ biến chứng mắt là 33,4% trong đó tổn thương võng mạc là 10,92%. Gần đây, tác giả Hoàng Thu Hà đã đi sâu nghiên cứu BVM ở bệnh nhân ĐTĐ cho thấy gặp hầu hết các giai đoạn của bệnh võng mạc do đái tháo đường (BVM ĐTĐ) nhưng giai đoạn BVM ĐTĐ tăng sinh chiếm đến 69,88%. Từ nghiên cứu này, tác giả đã rút ra kinh nghiệm điều trị, phát hiện sớm bệnh lý võng mạc nhằm giảm tỷ lệ mù lòa ở bệnh nhân ĐTĐ.

Bệnh lý VMĐTĐ có 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn tiền tăng sinh: giai đoạn nền, xuất huyết, xuất huyết dạng bông…

+ Giai đoạn tăng sinh; bung võng mạc, xuất huyết pha lê thể, phù hoàng điểm dạng nang.

Tại Tiền Giang, có rất nhiều nghiên cứu về bệnh ĐTĐ, nhưng chưa có nghiên cứu nào về biến chứng tại mắt ở người bệnh ĐTĐ. Để góp phần tư vấn người bệnh tránh biến chứng ở võng mạc gây mù vĩnh viễn ở bệnh nhân ĐTĐ, chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm để khảo sát tình hình tỉ lệ BN ĐTĐ có biến chứng ở mắt như thế nào tại tỉnh Tiền Giang để chúng tôi đưa ra biện pháp cho BN phải biết phát hiện sớm biến chứng, có cách phòng và điều trị kịp thời ngăn ngừa mù loà.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Xác định tỉ lệ bệnh lý võng mạc ĐTĐ và các yếu tố liên quan tại tỉnh Tiền Giang năm 2020.

Mục tiêu cụ thể:

  • Xác định tỉ lệ bệnh lý võng mạc ĐTĐ ở giai đoạn không tăng
  • Xác định tỉ lệ bệnh lý võng mạc ĐTĐ ở giai đoạn tăng
  • Tỉ lệ bệnh lý toàn thân đi kèm, các biến chứng đi kèm: tăng huyết áp, rối loạn lipid tân thương, cơ quan đích não toàn thân.
  • Kết quả điều trị bệnh lý võng mạc đái tháo đường tại tuyến trên.

2.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Tiêu chuẩn chọn mẫu: Tất cả BN ĐTĐ đến khám mắt không giới hạn tuổi tại Bệnh viện Mắt Tiền Giang, bệnh nhân đến chụp OCT, bệnh nhân ĐTĐ dến chụp đáy mắt thẳng tại Bệnh viện ĐKTT Tiền Giang.

Tiêu chuẩn loại trừ: BN không có tiền sử ĐTĐ, chưa phát hiện ĐTĐ.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

  • Cắt ngang mô tả.
  • Cỡ mẫu: (tính theo công thức ước lượng cỡ mẫu với p=0.5).
  • Các bước tiến hành bao gồm:

* Lập bảng thu thập số liệu 1/ Họ tên bện nhân.

2/ Nghề nghiệp. 3/ Giới tính, tuổi. 4/ Địa chỉ.

5/ Số điện thoại

6/ Thời gian mắc bệnh đái tháo đường:

+ Có điều trị liên tục.

+ Không có điều trị liên tục.

7/ Có bệnh đi kèm hoặc biến chứng ĐTĐ đi kèm:

+ Tăng huyết áp; Rối loạn Lipid

+ Tai biến mạch máu não

+ Suy thận mãn.

+ Tim mạch

+ Tổn thương mạch máu ngoại biên 8/ Đã và đang điều trị tuyến trên:

+ Lazer quang đông

+ Tiêm nội nhãn

+ Phẫu thuật (cắt Pha lê thể)

  • Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS hoặc Excel.

3.  KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Bảng 1. Bệnh lý võng mạc ĐTĐ theo giới.

N=100

Trong 100 ca nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ bệnh nhân nữ có bệnh lý võng mạc đái tháo đường chiếm nhiều hơn nam, nữ 66%, nam 34%; giai đoạn tiền tăng sinh nữ (59%) nam (30%); giai đoạn tăng sinh nữ (7%) nam (4%). Có sự chênh lệch rõ giữa tỉ lệ nam và nữ. Điều này cũng phù hợp với các đề tài nghiên cứu về bệnh đái tháo đường của nhiều tác giả khác, do những năm thập kỷ trước dân số nước Việt Nam tỉ lệ nữ chiếm nhiều hơn nam nên bệnh lý võng mạc đái tháo đường ở nữ gặp nhiều hơn.

Bảng 2. Bệnh lý võng mạc ĐTĐ theo tuổi

Trong nghiên cứu chúng tôi nhận thấy lứa tuổi nhỏ nhất là 32 tuổi chỉ 01 ca (1%), và tuổi cao nhất là 89 tuổi chiếm 02 ca (2%). Trong bảng 2 chúng tôi nhận thấy <50 tuổi tỉ lệ là 9% trong đó giai đoạn tiền tăng sinh là 8%, giai đoạn tăng sinh là 1%. Đó là điều đáng mừng tỉ lệ tăng sinh  rất ảnh huởng đến thị lực chỉ chiếm 1%. Từ 50 – 70 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất có bệnh lý võng mạc đái tháo đường là 59% (trong đó tiền tăng sinh là 53%, giai đoạn tăng sinh là 6%). So với lứa tuổi < 50 tuổi, giai đoạn tăng sinh tăng hơn rõ. Đây là điều rất lo ngại vì tỷ lệ tăng sinh tăng lên 6%, rất nguy hiểm cho bệnh nhân, có lẻ lứa tuổi này vì bận rộn cuộc sống, không tuân thủ phác đồ điều trị nên bệnh ĐTĐ nên tỉ lệ biến chứng bệnh lý VMĐTĐ giai đoan tăng sinh tăng cao cùng với lứa tuổi này thì bệnh lý toàn thân đi kèm nhiều hơn như tăng huyết áp, rối loạn lipid, tim mach, làm nặng thêm tình trạng bệnh lý có bệnh lý võng mạc đái tháo đường. Còn lứa tuổi >70 tuổi tỷ lệ bệnh lý VMĐTĐ thấp hơn do nguyên nhân tuổi thọ nguời Việt Nam không cao lắm, nên trong nghiên cứu này bệnh lý VMĐTĐ ít hơn so cảc nước ngoài.

Bảng 3. Bệnh lý võng mạc ĐTĐ theo thời gian.

Trong nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, không phải chỉ mắc ĐTĐ càng lâu năm thì tỉ lệ bệnh lý VMĐTĐ càng cao, tỉ lệ này còn phụ thuộc vào sự tuân thủ điều trị cho bệnh nhân làm sao giữ mức đường huyết ổn định, nếu đường huyết không ổn định thì tỉ lệ bệnh lý võng mạc ĐTĐ tăng cao, cụ thể trong 100 ca có 01 ca 30 năm bị đái thaó đường nhưng đường huyết điều trị luôn ổn định vì thế có biến chứng nhẹ, giai đoạn tiền tăng sinh cụ thể như: >10 năm mà giai đoạn tăng sinh chiếm 10%, còn <5 năm giai đoạn tiền tăng sinh 82% do đó tỉ lệ cao hơn rõ rệt, nữ chiếm 66%, nam 34%, giai đoạn tiền tăng sinh 89%, giai đoạn tăng sinh 11%, tuổi nhỏ nhất là 32 tuổi (1%), cao nhất là 89 tuổi (2%), tuổi < 5 năm tỉ lệ bệnh lý VMĐTĐ chiếm cao hơn >5 năm, và

>10 năm , <5 năm (52%); 5 – 10 năm (30%); > 10 năm là 18%.

Bảng 4. Bệnh lý võng mạc ĐTĐ có bệnh lý đi kèm, và biến chứng cơ quan đích.

Nhận thấy có sự liên quan rất rõ với bênh lý đi kèm, hoặc biến chứng của ĐTĐ lên các cơ quan đích (Mắt-Não-Thận-Tim) thì tỉ lệ BLVMĐ càng cao, trong nghiên cứu cổ điển ghi nhận biến chứng đến mạch máu nhỏ ở thận mãn đều đưa dến biến chứng ở mắt trong võng mạc, XHPLT giai đoạn tăng sinh chiếm 8%, 1% giai đoạn tiền sinh (trong 9 ca suy thận mãn),chưa ghi nhận thêm ca phù hoàng điểm trong nghiên cứu này.

Theo thống kê tại Mỹ :

+ Khoảng 700.000 BN bị VMĐTĐ Tăng sinh và có thêm 65.000 bệnh nhân mới mỗi năm.

+ Khoảng 500.000 BN bị Phù Hoàng điểm do ĐTĐ và có thêm 75.000 BN mới mỗi năm.

+ 25% – 50% BN có yếu tố nguy cơ cao nhưng không được phát hiện và điều trị.

+ 8% BN Võng mạc Đái tháo đường có nguy cơ đe dọa thị lực.

Theo thống kê tại Việt Nam:

+ 2,7% dân số VN mắc bệnh ĐTĐ (90% ĐTĐ type 2)

– Tỉ lệ biến chứng ở mắt: 15% như tăng nhãn áp, đục thuỷ tinh thể; Bệnh lý VM ĐTĐ chiếm 85%

Bảng 5. Bệnh lý võng mạc ĐTĐ kết quả điều trị tuyến trên.

Kết quả điều trị tuyến trên: lazer quang đông thị lực cải thiện 100%, tiêm nội nhãn thành công 90%, phẫu thuật cắt dịch kính có 01 ca nhưng không cải thiện được thị lực bệnh nhân, chỉ bảo tồn được thị lực. Điều này cũng nhắc nhở bệnh nhân không để đến giai đoạn phẫu thuật dịch kính, giai đoạn này chỉ giải áp chứ không cải thiện thị lực bệnh nhân có thể mù vĩnh viễn.

4.  KẾT LUẬN

Trong 100 ca nghiên cứu bệnh lý võng mạc ĐTĐ chúng tôi nhận thấy tỉ lệ nữ gặp nhiều hơn nam, nữ chiếm 66%, nam 34%, giai đoạn tiền tăng sinh 89%, giai đoạn tăng sinh 11%, tuổi  nhỏ nhất là 32 tuổi (1%), cao nhất là 89 tuổi (2%), tuổi < 5 năm tỉ lệ bệnh lý VMĐTĐ chiếm cao hơn >5 năm, và >10 năm, <5 năm (52%); từ

5 – 10 năm (30%); > 10 năm là 18%. Tỷ lệ thành công điều trị từ tuyến trên: lazer quang đông thị lực cải thiện 100%, tiêm nội nhãn thành công 90%, phẫu thuật cắt dịch kính có 01 ca nhưng không cải thiện được thị lực bệnh nhân, chỉ bảo

tồn được thị lực; giảm áp đươc cho bệnh nhân, không đau nhức. Điều này cũng nhắc nhở bệnh nhân không để đến giai đoạn phẫu thuật dịch kinh, giai đoạn này chỉ giải áp chứ không cải thiện thị lực bệnh nhân có thể mù vĩnh viễn. Bác sỹ chúng tôi phải có lời khuyên cho bệnh nhân ĐTĐ và những bệnh nhân có bệnh lý toàn thân đi kèm:

+ Luôn giữ đường huyết, huyết áp ổn định.

+ Tránh stress, mỡ máu.

+ Lối sống lành mạnh, tập thể dục thể thao

+ Khám mắt định kỳ

+ Tầm soát siêu âm bệnh lý VMĐTĐ

Một số hình ảnh minh họa về bệnh lý võng mạc đái tháo đường:

5. KIẾN NGHỊ

Trong những năm qua bệnh viện mắt đã cùng 3 bệnh viện: Đa khoa trung tâm Tiền Giang, Gò Công Đông, Khu vực Cai lậy được trang bị máy chụp OCT, Siêu âm B, để tầm soát bệnh lý võng mạc ĐTĐ giúp bệnh nhân hạn chế đi lên tuyến trên ( bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh) giảm được một phần kinh phí của bệnh nhân.Tuy nhiên việc điều trị bệnh lý võng mạc ĐTĐ chưa được thực hiện trong tỉnh Tiền Giang do chưa đào tạo kịp cán bộ tiêm nội nhãn, chưa làm lazer quang đông trong điều trị bệnh lý này.

Chúng tôi xin kiến nghị Ban lãnh đạo bệnh viện Mắt Tiền Giang nên tạo điều kiện cho các bác sỹ và các cán bộ y tế học việc, để biết tiêm nội nhãn và làm thủ thuật lazer quang đông phục vụ tốt cho công tác điều trị đồng thời giảm bớt lượng bệnh nhân phải đưa lên tuyến trên điều trị cũng như giảm được phí điều trị của bệnh nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Đỗ Như Hơn (2014). Bệnh lý võng mạc Đái Tháo Đường, Nhãn Khoa Tập 3. NXB Y học Hà Nội, trang 268 – 285.
  2. Nguyễn Hải Thủy (2018). Đái Tháo Đường, Bệnh học nội khoa. Nhà xuất bản Đại học Huế.
  3. TS.BS. Lương Ngọc Khuê, PGS TS BS Nguyễn Thụy Khuê (2016). “Quản lý Đái Tháo Đường STENO- VDCD”. Tài liệu tập huấn do cục quản lý khám chữa bệnh tổ chức tại Tiền Giang.
  1. TS.BS. Võ Thị Hoàng Lan, TS BS Trần Quang Khánh (2015). Chuyên đề “ các biến chứng mắt do đái tháo đường”. Bộ môn Nôi tiết Trường Đại học Y Dược TPHCM ngày 25/6/2015. Chương trình đào tạo Y khoa liên tục.
  2. Jimothylai (2017). “Quản lý bệnh lý DME kháng VEGF và đánh giá đáp ứng điều trị.”. Tài liệu hội nghị nhãn khoa “Những tiến bộ trong quản lý bệnh lý mạch máu võng mạc.”
  3. JacobChung (2017). “Bằng chứng lâm sàng trong điều trị DME”. Tài liệu hội nghị nhãn khoa “ Những tiến bộ trong quản lý bệnh lý mạch máu võng mạc.”.
  4. Bs Nguyễn Như Quân (2017). “Cập nhật điều trị mCNV”. Tài liệu hội nghị nhãn khoa “ Những tiến bộ trong quản lý bệnh lý mạch máu võng mạc.”.
  5. Bs Đặng Tấn Đạt (2017). “Chẩn đoán mCNV tiêu chuẩn và thách thức” Tài liệu hội nghị nhãn khoa “ Những tiến bộ trong quản lý bệnh lý mạch máu võng mạc.”
  6. Bs Dương Quốc Cường (2018). “Sử dụng Steroide trong bệnh lý võng mạc tắc tinh mạch võng mạc”. Hội thảo nhãn khoa chuyên đề: “Thực tiễn lâm sàng và điều trị glaucoma và bệnh lý võng mạc.”

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …