Tình trạng dinh dưỡng i-ốt ở bà mẹ mang thai tại Vĩnh Phúc, Yên Bái năm 2014

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG I ỐT Ở BÀ MẸ MANG THAI

TẠI VĨNH PHÚC, YÊN BÁI NĂM 2014                                                                                   

Phan Hướng Dương, Lê Phong, Nguyễn Quang Chúy, Nguyễn Đức Thành

Bệnh viện Nội tiết Trung ương

ABSTRACT

The study was conducted at Yen Bai and Vinh Phuc General Hospital, with 417 pregnant women collected interview information and urine samples. The survey results are as follows: The median value of urine iodine level of pregnant women is 64 μg/l. The proportion of mothers who fully understand the effects of iodine deficiency only accounts for 12.2%, the rate of full understanding of iodized salt benefits is only 12.5%. The survey showed that the percentage of pregnant mothers using iodized salt and iodine soup was quite high at 75.3% and 73.9%.

Keywords: Pregnant women, urine iodine level, iodized salt, iodine soup.

 TÓM TẮT

Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Yên Bái và Vĩnh Phúc, với 417 bà mẹ mang thai được thu thập thông tin phỏng vấn và lấy mẫu nước tiểu. Kết quả nghiên cứu như sau: Mức trung vị I ốt niệu của bà mẹ mang thai  là 64 μg/l. Tỷ lệ các bà mẹ hiểu biết đầy đủ về tác hại của thiếu i ốt chiếm 12,2%, tỷ lệ hiểu biết đầy đủ về lợi ích sử dụng muối i -ốt là 12,5%. Khảo sát cho thấy tỷ lệ các bà mẹ mang thai sử dụng muối i ốt và bột canh i ốt là 75,3% và 73,9%.

Từ khóa: bà mẹ mang thai, i ốt niệu, muối i ốt, bột canh i ốt.

Chịu trách nhiệm chính: Phan Hướng Dương

Ngày nhận bài: 01/7/2019

Ngày phản biện khoa học: 21/7/2019

Ngày duyệt bài: 1/8/2019

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

I ốt là nguyên tố vi lượng cần thiết để tổng hợp hormon giáp (T3 và T4). Hormon giáp cần thiết cho sự hình thành và phát triển các cơ quan. Thiếu I ốt có thể gây ra nhiều hậu quả khác nhau như: tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, đần độn, chậm phát triển trí tuệ, suy giáp bẩm sinh, bướu cổ…

Việc sử dụng muối I ốt không đồng đều, liên tục có tác dụng không tốt đến trẻ nhỏ và bà mẹ mang thai các nghiên cứu toàn cầu đã chứng minh thiếu I ốt tác động rất mạnh đến trẻ nhũ nhi, đặc biệt trong thời kỳ bào thai.

Vì đối tượng chịu nhiều tác động của việc thiếu I ốt là trẻ nhỏ – đặc biệt thời kỳ mang thai nên chúng tôi xây dựng đề tài: “Nghiên cứu thực trạng dinh dưỡng I ốt ở bà mẹ mang thai và một số yếu tố liên quan sử dụng  muối I ốt” với các mục tiêu như sau:

  1. Xác định mức nồng độ I ốt niệu của bà mẹ mang thai.
  2. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành sử dụng muối I ốt của bà mẹ mang thai và một số yếu tố liên quan đến sử dụng muối I ốt.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Các bà mẹ mang thai đến khám thai tại bệnh viện.

2.2. Thời gian thực hiện: Từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2014.

2.3. Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thu thập số liệu tại khoa Sản Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái và Vĩnh Phúc.

2.4. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.5. Cỡ mẫu:

Cỡ mẫu được tính theo công thức:

Z (1-a/2) = 1,96    (Khoảng tin cậy 95%)

p =  0,44 (Tỷ lệ phụ nữ có thai thiếu iod NC năm 2008 – BVNTTW).

d =  0,05  (Độ chính xác mong muốn)

Thay các giá trị trên ta tính được cỡ mẫu n=379. Dự đoán 10% đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu tính được cỡ mẫu n=420 người.

2.6. Phương pháp chọn mẫu

Số sản phụ đến khám thai tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái và Vĩnh Phúc trong thời gian nghiên cứu được lựa chọn lần lượt theo thứ tự đến khám đủ số mẫu cần thiết là 210 đối tượng.

2.7. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và chỉ tiêu đánh giá

2.7.1. Các chỉ số đánh giá mức độ thiếu i-ốt dựa trên i-ốt niệu trung vị của phụ nữ mang thai

2.7.2. Quy định về mức độ hiểu biết của đối tượng nghiên cứu

– Hiểu biết đầy đủ: trả lời đúng tất cả các câu hỏi về các rối loạn thiếu I ốt.

– Hiểu biết một phần: trả lời đúng ít nhất 1 câu hỏi về CRLTI trở lên.

– Không biết: trả lời không đúng bất kỳ câu hỏi nào hoặc trả lời không biết.

Muối I ốt được hiểu bao gồm các gia vị mặn có bổ sung I ốt (bột canh, bột nêm…)

2.7.3. Quy định đánh giá thái độ của đối tượng nghiên cứu

Sử dụng thang điểm Likert Scale.

3. KẾT QUẢ

Điều tra thực hiện tại 02 BVĐK tỉnh với 417 đối tượng nghiên cứu được thu thập số liệu. Kết quả nghiên cứu như sau:

3.1. Mức i ốt niệu

Bảng 3.1. Mức i-ốt niệu của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Mức trung vị iod niệu chung của đối tượng nghiên cứu 64 µg/l  (n = 417), nhìn chung kết quả này cho thấy mức trung vị iod niệu của các bà mẹ mang thai thấp so với khuyến cáo của ICCIDD (Ủy hội Phòng chống CRLTI quốc tế).

3.2. Kiến thức và thực hành của bà mẹ về sử dụng muối I ốt

Bảng 3.2. Tỷ lệ bà mẹ hiểu biết đầy đủ về tác hại thiếu iod

Nhận xét: Các bà mẹ hiểu biết đầy đủ về tác hại của thiếu iod thấp 12,2%.

Bảng 3.3. Kiến thức hiểu biết về ích lợi của việc sử dụng muối i-ốt

Nhận xét: Các bà mẹ hiểu biết đầy đủ về lợi ích của muối iod thấp 12,5%. Sự khác biệt giữa hai địa điểm nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê, p>0,05.

Bảng 3.4. Tỷ lệ các bà mẹ sử dụng muối

Nhận xét: Tỷ lệ các bà mẹ sử dụng muối có iod chiếm tỷ lệ cao 75,3%. Tuy nhiên các bà mẹ ở Yên Bái (83,5% ) sử dụng MI cao hơn Vĩnh Phúc (51,1%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p< 0,05.

Bảng 3.5. Tỷ lệ các bà mẹ sử dụng bột canh

Nhận xét: Tỷ lệ các bà mẹ sử dụng bột canh chiếm 94,7%. Các bà mẹ sử dụng bột canh có iod chiếm tỷ lệ 73,9%. Không có sự khác biệt về tỷ lệ sử dụng BC iod ở hai điểm nghiên cứu p>0,05.

Bảng 3.6. Một số yếu tố liên quan đến mức iod niệu

Nhận xét:

  • So sánh mối liên quan giữa nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu với tỷ lệ nồng độ iod niệu thì những bà mẹ mang thai là nghề nghiệp tự do có nguy cơ bị thiếu i-ốt cao hơn các bà mẹ cán bộ 1,6 lần (OR=1,6). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
  • Mối liên quan giữa dân tộc với tỷ lệ nồng độ iod niệu cho thấy: những bà mẹ dân tộc kinh có nguy cơ thiếu i-ốt cao hơn các bà mẹ dân tộc khác là 1,67 lần (OR=1,67). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
  • Xét về hiểu biết về tác hại của thiếu i-ốt thì những bà mẹ chưa đủ kiến thức về các tác hại của thiếu i-ốt có nguy cơ bị thiếu i-ốt cao hơn những bà mẹ có đầy đủ kiến thức là 4,6 lần (OR=4,6). Sự khác biệt này hoàn toàn có ý nghĩa thống kê với p <0,01.
  • Tương tự như vậy, sự hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về lợi ích của sử dụng muối i-ốt và các chế phẩm có i-ốt với tỷ lệ nồng độ iod niệu thì thấy rằng những bà mẹ có đầy đủ hiểu biết có nguy cơ bị thiếu i-ốt thấp hơn 3,5 lần (OR=3,5) nhưng bà mẹ hiểu biết chưa đầy đủ. Sự khác biệt này hoàn toàn có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

4. BÀN LUẬN

Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành trên các bà mẹ đang mang thai đến khám tại bệnh viện đa khoa 02 tỉnh Vĩnh Phúc và Yên Bái. Bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện chúng tôi đã chọn 417 bà mẹ để lấy mẫu nước tiểu định lượng iod niệu và phỏng vấn tìm hiểu về kiến thức, thực hành sử dụng MI.

Mức trung vị iod niệu cho cả 2 địa điểm nghiên cứu 64 µg/l (bảng 3.1). Như vậy theo qui định chung của ICCIDD thì mức trung vị thấp hơn yêu cầu của người phụ nữ mang thai (bình thường 150-249 µg/l). Tính theo tiêu chuẩn đánh giá mức độ thiếu i ốt của vùng là mức trung bình.

Thiếu i-ốt trong thời kỳ bào thai và trẻ nhỏ là có thể gây những ảnh hưởng nặng nề đặc biệt sự phát triển của thần kinh trung ương. Các nhà khoa học phát hiện rằng ở vùng thiếu i-ốt nặng số trẻ sơ sinh nghi bị thiểu năng giáp (TSH ≥50µU/ml ) tỷ lệ nghịch với nồng độ i-ốt niệu (F.Delange1989). Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị thiểu năng giáp ở vùng thiểu i-ốt nặng là 11% so với 0,025% ở các vùng không bị thiếu i-ốt.

Thực trạng thiếu iod ở bà mẹ mang thai tiến hành nghiên cứu ở Vĩnh Phúc và Yên Bái đáng báo động về nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sưc khỏe, trí thông minh của trẻ nếu như chúng ta không có biện pháp khắc phục kịp thời. Bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ các bà mẹ mang thai hiểu biết về lợi ích sử dụng MI cũng chủ yếu là đem lại lợi ích dự phòng bệnh bướu cổ là 12,5%. Điều này cho thấy cần thiết tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng chống CRLTI.

Kết quả nghiên cứu bảng 3.6 cho thấy một số yếu tố liên quan về sử dụng MI và mức trung vị iod niệu: So sánh mối liên quan giữa nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu với tỷ lệ nồng độ iod niệu thì những bà mẹ mang thai có nghề nghiệp tự do có nguy cơ bị thiếu i-ốt cao hơn các bà mẹ cán bộ 1,6 lần (OR=1,6). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Mối liên quan giữa dân tộc với tỷ lệ nồng độ iod niệu cho thấy: những bà mẹ dân tộc kinh có nguy cơ thiếu i-ốt cao hơn các bà mẹ dân tộc khác là 1,67 lần (OR=1,67). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Xét về hiểu biết về tác hại của thiếu i-ốt thì những bà mẹ chưa đủ kiến thức về các tác hại của thiếu i-ốt có nguy cơ bị thiếu i-ốt cao hơn những bà mẹ có đầy đủ kiến thức là 4,6 lần (OR=4,6). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,01.

Tương tự như vậy, sự hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về lợi ích của sử dụng muối i-ốt và các chế phẩm có i-ốt với tỷ lệ nồng độ iod niệu thì thấy rằng những bà mẹ có đầy đủ hiểu biết có nguy cơ bị thiếu i-ốt thấp hơn 3,5 lần (OR=3,5) so với những bà mẹ hiểu biết chưa đầy đủ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

5. KẾT LUẬN

1. Mức trung vị i ốt niệu:

  • Mức trung vị iod niệu của các bà mẹ mang thai: 64 µg/l.

2. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống CRLTI:

  • Tỷ lệ hiểu biết đầy đủ về tác hại thiếu i ốt: 12,2%
  • Tỷ lệ hiểu biết đầy đủ về lợi ích của muối i ốt: 12,5%
  • Tỷ lệ sử dụng muối i ốt: 75,3%
  • Tỷ lệ sử dụng bột canh i ốt: 73,9%
  • Các yếu tố liên quan đến nồng độ I ốt niệu thấp: Nghề nghiệp, dân tộc và kiến thức về phòng chống CRLTI.

6. KHUYẾN NGHỊ

Nhằm tăng cường việc sử dụng gia vị mặn bổ sung i ốt để phòng chống hiệu quả CRLTI, chúng tôi đề nghị các bộ/ngành liên quan, các cấp chính quyền như sau:

  1. Tăng cường công tác tuyên truyền người dân sử dụng muối I ốt và các gia vị mặn có I ốt;
  2. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo chất lượng muối I ốt và các gia vị mặn có I ốt;

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. BV Nội tiết Trung ương (2008), Kết quả điều tra KAP và giám sát canh chừng, thực trạng thu nhận muối i-ốt sau 3 năm kết thúc dự án mục tiêu quốc gia PCBC khu vực phía Nam năm 2008, Hà Nội.
  2. Karen E.Charlton (2013), Improvement in iodine status of pregnant Australian women 3 years after introduction of amandatory iodine fortification programme.
  3. Hynes Kristen và các cộng sự. (2013), “Mild Iodine Deficiency During Pregnancy Is Associated With Reduced Educational Outcomes in the Offspring: 9-Year Follow-up of the Gestational Iodine Cohort, Original Article, 98(5), tr. 1954 – 1962.
  4. Sarah Bath và Margaret Raymon (2013), “Low Iodinen intakes in U.K pregmant women, British Journal of Nutrition, 72, tr. 226 – 235.
  5. Sarah C Bath (2013), “Effect of inadequate iodine status in UK pregnant .
Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …