Tỷ lệ mắc bệnh Đái tháo đường, tiền đái tháo đường ở tuổi 30 -69 tuổi và một số yếu tố nguy cơ trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2020

TỶ LỆ MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TUỔI 30 – 69 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NĂM 2020

Nguyễn Than Bình, Nguyễn Tuấn, Lê Anh Tú

 DOI: 10.47122/vjde.2022.56.22

SUMMARY

This study was to describe the prevalence of diabetes mellitus in people aged 30-69 and its related factors in Kon Tum Province in 2020 then use it as. The study was a quantitative cross-sectional survey of 2100 people from January 2016 to October 2016, using a multi-stage sampling techique: cluster sampling and systematic random sampling. Data were collected by a pre-tested structured questionnaire, measuring anthropometric indicators and capillary blood glucose testing. The results show that the prevalence of diabetes was 7.2% and pre-diabetes was 11.7%. Age, high blood pressure, overweight, family historyand Dyslipidemia history are closely related to diabetes mellitus.

Keywords: Diabetes mellitus, aged 30-69, Nghe An

 

TÓM TẮT

Nghiên cứu này nhằm mô tả tỷ lệ hiện mắc và xác định một số yếu tố liên quan của bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) ở người 30-69 tuổi tại tỉnh Nghệ An năm 2020 một cách khoa học để làm cơ sở cho công tác phòng chống bệnh ĐTĐ trong thời gian tới. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trên 2100 người. Thời gian nghiên cứu từ tháng 1-10/2020. Chọn mẫu cụm theo 2 giai đoạn: Chọn cụm và chọn đơn vị mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên có hệ thống. Thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn, khám các chỉ số nhân trắc theo mẫu thiết kế sẵn và xét nghiệm đường máu mao mạch. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 7,2% và tiền ĐTĐ là 11,7%. Các yếu tố tuổi, mắc bệnh tăng huyết áp, thừ cân, có tiền sử gia đình và tiền sử rối loạn mỡ máu liên quan chặt chẽ với bệnh ĐTĐ.

Từ khóa: Đái tháo đường, 30-69 tuổi, Nghệ An.

Tác giả liên hệ: Nguyễn Tuấn

Ngày nhận bài: 01/9/2022

Ngày phản biện khoa học: 1/10/2022

Ngày duyệt bài: 28/10/2022

1.   ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường là một bệnh mạn tính không lây có liên quan đến nhiều yếu tố và có tốc độ phát triển rất nhanh trong đó ĐTĐ typ2 chiếm 85- 95% người bị đái tháo đương.

Người đái tháo đường thường ít có triệu chứng trong giai đoạn sớm của bệnh, bệnh này được ví như kẻ giết người thầm lặng này được liệt vào các bênh không lây nhiễm nghiêm trọng trên toàn thế giới sau các bệnh ung thư và tim mạch

Theo Hiệp hội Đái tháo đường thế giới (Internation Diabeté Fedẻation IDF) Năm 2019, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường toàn cầu ước tính là 9,3% (463 triệu người), sẽ tăng thêm 10,2% (578 triệu) vào năm 2030 và 10,9% (700 triệu) vào năm 2045. Số người mắc bệnh đái tháo đường typ 2 đang gia tăng tại tất cả các quốc gia.

Bệnh đái tháo đường typ2 thường xảy ra âm thầm, khi biểu hiện rõ thì đã có biến chứng đe dọa tính mạng.

Vấn đề hiện nay của bệnh này là 80 – 90% số người bị bệnh không được phát hiện ở các nước đang phát triển và ở các nước phát triển thì tỷ lệ này là 30%. Cũng theo IDF nhận định 50% số người chưa được chẩn đoán bệnh đái tháo đường trong cộng đồng.

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội, cùng với sự thay đổi lối sống, đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ type 2 chung của cả thế giới. Năm 2013, trong kết quả công bố của “Dự án phòng chống Đái tháo đường Quốc gia” do Bệnh viện Nội tiết Trung ương thực hiện năm 2012 trên 11.000 người tuổi 30-69 tại 6 vùng gồm: Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ đã cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 5,4% (tỷ lệ mắc cao nhất ở Tây Nam Bộ là 7,2%, thấp nhất là Tây Nguyên 3,8%). Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose cũng gia tăng mạnh mẽ từ 7,7% năm 2002 lên gần 12,8% năm 2012. Như vậy, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở Việt Nam 10 năm qua đã tăng gấp đôi.

Tại Nghệ An, năm 2015 theo nghiện cứu của Nguyễn Văn Hoàn và Cs thì tỷ lệ ĐTĐ và tiền ĐTĐ trong toàn tỉnh lần lượt là 7,13 % và

30.3 %, đăc biệt tỷ lệ ĐTĐ và tiền ĐTĐ tăng cao nhất ở khu vực thành thị. Do đó việc tầm soát tiền đái tháo đường và bệnh đái tháo đường đang được đặt ra hàng đầu. Những cá nhân có cá yếu tố nguy cơ cao nhơ tăng huyết áp, thừa cân và béo phì, ít hoạt động thể lực, rối loạn lipid máu, tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh đái tháo đường cần thực hiện tầm soát.

Vì vậy chung tôi thực hiện đề tài ” Điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2020 với 2 mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ đái tháo đường và tiền đái tháo đường tại Nghệ An.2. Tìm hiểu mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với bệnh đái tháo đường.

2.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.  Đối tượng nghiên cứu

2.1.1.  Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

Đối tượng nghiên cứu từ 30 đến 69 tuổi chia đều cho cả 3 vùng sinh thái, giới tính nam và nữ bằng nhau.

2.1.2.  Tiêu chuẩn loại trừ

– Đối tượng đang uống thuốc có ảnh hưởng đến chuyển hóa đường như corticoid, thiazide, thuốc chẹn beta giao cảm, Salbutamol…

  • Đối tượng đang mắc các bệnh có ảnh hưởng đến đường huyết như: Basedow, suy giáp, Cushing, suy gan, suy thận.
  • Những người mắc bệnh cấp tính, tâm thần, phụ nữ đang mang thai hoặc không từ chối tham gia nghiên cứu.

2.2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang

2.3.  Địa điểm và thời gian nghiên cứu

  • Địa điểm nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Nghệ An
  • Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2020 đến tháng 10/2020

2.4.  Chọn cỡ mẫu

Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống cho từng khu vực, tổng số có 30 cụm (mỗi cụm 100 đối tượng, cụm ở đây chính là tổ dân số được chọn từ mỗi xã, phường). Tiến hành chọn mẫu thành nhiều bước.

Công thức tinh cỡ mẫu:

Thay vào công thức trên thu được n=555. Để bù cho các trường hợp mất mẫu chúng tôi lấy cỡ mẫu lên đến 700 cho mỗi vùng sinh thái. Cỡ mẫu tổng cho toàn tỉnh là 2100.

2.5.  Phương pháp chọn mẫu điều tra:

2.5.1.  Chọn cụm điều tra:

Sử dụng phương pháp chọn ngẫu nhiên có hệ thống cho từng vùng sinh thái, tổng số có 7 cụm/ vùng sinh thái, toàn tỉnh có 21 cụm, mỗi cụm chọn 100 đối tượng 30- 69, cụm ở đây chính là xã, phường (Phụ lục 1).

Bước 1: Lập danh sách toàn bộ các xã, phường tại mỗi vùng.

Bước 2: Chọn xã, phường điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên có hệ thống.

Bước 3: Chọn thôn/ ấp/ bản/ tổ: Lập danh sách các thôn/ ấp/ bản/ tổ tại xã/ phường được chọn, từ đó chọn ra 1 hoặc 2 thôn/ ấp/ bản/ tổ theo phương pháp ngẫu nhiên bằng bốc thăm, hoặc bảng số ngẫu nhiên.

2.5.1.  Chọn đối tượng điều tra

Bước 1: Lập danh sách đối tượng 30- 69 tại thôn/ ấp/ bản/ tổ được chọn theo tuổi, giới (sinh từ 1951- 1990) (trường hợp thôn/ ấp/ bản/ tổ chọn được không đủ 100 đối tượng, thì chọn thêm một thôn/ ấp/ bản/ tổ kế bên để lập danh sách đối tượng). 100 đối tượng này chia đều cho 2 giới.

Bước 2: Chọn đối tượng điều tra

+ Tìm khoảng cách chọn

Ví dụ chọn đối tượng là nam giới độ tuổi 30-39: Lấy tổng N người nam độ tuổi 30-39 chia cho 14, làm tròn xuống dưới ta có khoảng cách chọn k.Ví dụ: N/14= 100/14= 7, 1 làm tròn thành 7. Vậy khoảng cách chọn k= 7.

+ Chọn đối tượng thứ nhất: Chọn ngẫu nhiên một số nằm trong khoảng từ 1 đến 7 (chọn bằng bảng số ngẫu nhiên, dãy số của tờ tiền). Ví dụ số chọn được là số 3 thì đối tượng mang số 3 trong danh sách là người đầu tiên được chọn.

+ Chọn đối tượng tiếp theo: Đối tượng tiếp theo là đối tượng có số thứ tự được chọn trước đó, cộng với khoảng cách chọn. Ví dụ đối tượng thứ 2 được chọn có số thứ tự là 3 + 7 = 10, và đối tượng thứ 3 được chọn có số thứ tự là 10 +7 = 17.

Làm như vậy chọn được 12-13 đối tượng lứa tuổi 30- 39 mỗi giới cho một xã/ phường.

Chọn đối tượng nam ở độ tuổi khác, cũng như chọn đối tượng nữ theo cách tương tự. Tổng số đối tượng chọn được cho một xã/ phường là 100 người.

3.  KẾT QUẢ

3.1  Đặc điểm nhóm nghiên cứu

3.1.1.  Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới tính

Bảng 1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới tính

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu phân bố theo giới tính tương đối đồng đều ở các nhóm tuổi.

Điều này phù hợp với cách chọn mẫu.

3.1.2.  Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc

 Bảng 2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc

Nhận xét: Số lượng dân tộc kinh 1558 chiếm 74,5%; dân tộc khác 533 chiếm 25,5%.

3.1.3.  Phân bố đối tượng theo trình độ văn hóa toàn tỉnh

 Bảng 3. Phân bố đối tượng theo trình độ văn hóa toàn tỉnh

Nhận xét: Số người không biết đọc, không biết viết 76 (3,6%), biết đọc, không biết viết 89 (4,3%), tốt nghiệp tiểu học 218 (10,4%), tốt nghiệp trung học cơ sở 790 (37,8%), tốt nghiệp trung học phổ thông 636 (30,4%), tốt nghiệp CĐ, ĐH hoặc cao hơn 282 (13,5%).

3.1.4.    Phân bố đối tượng theo tính chất công việc

 Bảng 4. Phân bố đối tượng theo tính chất công việc

Nhận xét: Tính chất công việc hoàn toàn tĩnh tại 9 người (0,4%), công việc nhẹ 426 người (20,4%), công việc trung bình 1544 người (73,8%), công việc nặng 112 người (5,4%).

3.1.5.  Đặc điểm về chỉ số khối cơ thể

Bảng 5. Đặc điểm về chỉ số khối cơ thể

Nhận xét: số người có thể trạng bình thường nhiều nhất 1027 đối tượng chiếm 57,7 % tiếp theo là thể trạng thừa cân 722 đối tượng chiếm 34,5 %, thấp nhất là người có thể trạng gầy 162 đối tượng chiếm 7,7%. Có sự tương đồng về chỉ số khối cơ thể giữa các vùng va toàn tỉnh.

3.1.6.  Đặc điểm về tăng huyết áp

Bảng 6. Đặc điểm về tăng huyết áp

Nhận xét: Tỷ lệ tăng hyết áp toàn tỉnh là 32,3% trong đó tỷ lệ tăng huyết áp cao nhất ở miền núi cao 36,0 %, tiếp theo là miền núi thấp 32,1% và thấp nhất là vùng đồng bằng ven biển 28,9% (p < 0,05)

3.2.  Tỷ lệ mắc Đái tháo đường và tiền đái tháo đường.

3.2.1.  Tỷ lệ ĐTĐ, tiền ĐTĐ chung toàn tỉnh Nghệ An 2020

Biểu đồ 1. Tỷ lệ ĐTĐ, tiền ĐTĐ chung toàn tỉnh Nghệ An 2020

 

Nhận xét: Theo nghiên cứ điều tra toàn quốc năm 2012 tỷ lệ mắc đái tháo đường, tiền đái tháo đường toàn quốc là 5,4%; 13,6% vùng đồng bằng duyên hải miền trung 6,37%; 13,7%. Nghiên cứu của Nguyễn văn Hoàn và cộng sự năm 2015 tỷ lệ đái tháo đường, tiền đái tháo đường tại Nghệ An là 7,13%; 30,3%. Ở nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ mắc đái tháo đường 7,2% cao hơn tỷ lệ mắc đái tháo đường toàn quốc, vùng đồng bằng duyên hải miền trung qua cuộc điều tra quốc gia năm 2012.

3.2.2.  Tỷ lệ mắc Đái tháo đường và tiền đái tháo đường năm 2015 với năm 2020

Biểu đồ 2. Tỷ lệ mắc ĐTĐ và tiền ĐTĐ năm 2015 với năm 2020

 

Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng đái tháo đường năm 2020 là 7,2% tăng 110% so với năm 2015 là 7.13%. Tỷ lệ đối tượng tiền đái tháo đường năm 2015 là 11,7% giảm 2,5 lần so với năm 2015.

3.2.3. Tỷ lệ mắc Đái tháo đường và tiền đái tháo đường theo khu vưc và toàn tỉnh

Biểu đồ 3. Tỷ lệ mắc ĐTĐ và tiền ĐTĐ theo khu vưc và toàn tỉnh

 

Nhận xét: Tỷ lệ mắc đái tháo đường tại vùng núi cao, vùng núi thấp, đồng bằng và ven biển lần lượt là: 6,2%, 7,2%, 8.2%. Tỷ lệ được chẩn đoán tiền đái tháo đường của các vùng theo thứ tự trên lần lượt là: 11,9%, 8,8%, 14,5%. (p < 0,05).

3.2.4. Tỷ lệ ĐTĐ và Tiền ĐTĐ phân bố theo nhóm tuổi

Biểu đồ 4. Tỷ lệ ĐTĐ và Tiền ĐTĐ phân bố theo nhóm tuổi

Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng bị ĐTĐ và tiền ĐTĐ chiếm tỷ lệ cao nhất ở độ tuổi trên 60 tuổi 11.8% và 14,7 %. Thấp nhất ở khoảng tuổi 30-49 3,1% và 5,8% (p < 0,05).

3.2.1.  Phân bố tỷ lệ ĐTĐ và Tiền ĐTĐ theo giới.

Bảng 7. Phân bố tỷ lệ ĐTĐ và Tiền ĐTĐ theo giới.

Nhận xét: Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở nam giới 62% cao hơn ở nữ giới 38%. Tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ ở nam giới 58,8% cao hơn ở nữ giới 41,2%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

3.2.6.  Phân bố tỷ lệ ĐTĐ và Tiền ĐTĐ theo dân tộc.

Biểu đồ 5. Phân bố tỷ lệ ĐTĐ và Tiền ĐTĐ theo dân tộc

Nhận xét: Tỷ lệ mắc đái tháo đường ở dân tộc kinh 7,6% cao hơn ở dân tộc khác 5,4%, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,005 (p = 0.159). Tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường dân tộc kinh 12,1% cao hơn ở dân tộc khác 10,7 %, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p >0,005 (p = 0.395).

3.3.  Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với bệnh ĐTĐ

3.3.1.  Mối liên quan giữa tuổi và bệnh ĐTĐ

Bảng 8. Mối liên quan giữa tuổi và bệnh ĐTĐ

Nhận xét: Các nghiên cứu về đái tháo đường đa phần cho thấy rằng tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc đái tháo đường càng lớn. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ đái tháo đường ở nhóm người có độ tuổi ≥45 chiếm tỷ lệ 9,5% cao hơn tỷ lệ đái tháo đường ở nhóm người có độ tuổi < 45 là 5,4%, Người có độ tuổi ≥45 có xác suất mắc bệnh đái tháo đường gấp 2,5 lần người có độ tuổi < 45, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê

3.3.2.    Mỗi liên quan giữa THA và bệnh ĐTĐ

 

Bảng 9. Mối liên quan giữa THA và bệnh ĐTĐ

Nhận xét: Tỷ lệ ĐTĐ ở người có tăng HA chiếm 10,9% cao hơn ĐTĐ ở người không tăng HA 5,4%, Người có tăng HA có xác suất mắc bệnh ĐTĐ gấp 2 lần người không có tăng HA, Các nghiên cứu liên quan kể trên đã chỉ ra rằng, ĐTĐ và tăng HA là các bệnh không lây nhiễm có tỷ lệ mắc gia tăng theo tuổi và tăng HA là một yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ [1]; nghiên cứu của chúng tôi tiến hành ở đối tượng từ 30-69 tuổi nên có tỷ lệ ĐTĐ ở nhóm đối tượng tăng HA cao hơn là hợp lý và phản ánh đúng mối liên quan giữa ĐTĐ và tăng HA.

3.3.3.   Mối liên quan giữa BMI và bệnh ĐTĐ

IB Bên cạnh Tăng huyết áp thì thừa cân, béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ của đái tháo đường, các kết quả của những nghiên cứu về đái tháo đường kể trên đều khẳng định điều đó [1].

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Lành và cộng sự tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người có thể trạng thừa cân là 19,7% cao hơn tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người có thể trạng không thừa cân 7,4%[9].

Tại nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ đái tháo đường ở người có thể trạng thừa cân chiếm tỷ lệ 10,1% cao hơn tỷ lệ đái tháo đường ở người có thể trạng không thừa cân 5,6%.

Người có thể trạng thừa cân có xác suất mắc bệnh đái tháo đường gấp 1,8 lần người có  thể trạng không thừa cân, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi một lần nữa nhấn mạnh ý nghĩa của việc kiểm soát cân nặng, giảm thừa cân béo phì để phòng chống bệnh đái tháo đường.

Bảng 10. Mối liên quan giữa BMI và bệnh ĐTĐ

3.3.4.  Mối liên quan giữa tiền sử gia đình mắc ĐTĐ và bệnh ĐTĐ

Bảng 11. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình mắc ĐTĐ và bệnh ĐTĐ

 

Nhận xét: Nghiên cứu của Trần Hữu Dàng và cộng sự thì tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở người có cùng huyết thống mắc bệnh đái tháo đường 16,5% cao hơn ở người không có cùng huyết tống mắc bệnh đái tháo đường là 8,1% [8]. Tại nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ đái tháo ở người có cùng huyết tống mắc bệnh đái tháo đường 11,5% cao hơn tỷ lệ mắc ĐTĐ ở người không có cùng huyết tống mắc bệnh đái tháo đường là 6,2%. Tại bảng 12 ở người có cùng huyết tống mắc bệnh đái tháo đường có xác suất mắc bệnh đái tháo đường gấp 3,5 lần ở người không có cùng huyết tống mắc bệnh đái tháo đường, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu trước đây về đái tháo đường đã chỉ ra mối liên quan rõ ràng giữa đái tháo đường và tiền sử gia đình có người cùng huyết thống bị bệnh. Đây là yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường mà không thay đổi được [1], tuy nhiên kết quả nghiên cứu đã giúp củng cố thêm giải pháp truyền thông để người dân có tiền sử gia đình liên quan đái tháo đường cần chủ động đi khám, phát hiện sớm đái tháo đường, tiền đái tháo đường để có biện pháp phòng, chống và điều trị sớm, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng chống bệnh đái tháo đường trên địa bàn toàn tỉnh.

3.3.5.  Mối liên quan giữa tiền sử RLMM và bệnh ĐTĐ

 Bảng 12. Mối liên quan giữa tiền sử RLMM và bệnh ĐTĐ

Tỷ lệ đái tháo ở người có tiền sử rối loạn mỡ máu 12,9% cao hơn tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người không tiền sử rối loạn mỡ máu là 6,5%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

Như đã nói ở trên, thừa cân, béo phì, cùng với rối loạn mỡ máu là những yếu tố nguy cơ có liên quan với ĐTĐ [1]. Do đó, trong hoạt động phòng chống ĐTĐ cần tăng cường truyền thông để những người dân có rối loạn lipid máu chủ động khám, tầm soát tiền và đái tháo đường.

 

4.  KẾT LUẬN

4.1.  Tỷ lệ đái tháo đường và tiền đái tháo đường toàn tỉnh

  • Kết quả điều tra tỷ lệ đái tháo đường trên toàn tỉnh Nghệ An năm 2020 là 7.2% tăng 110% so với năm 2015.
  • Tỷ lệ tiền đái tháo đường là 11,7% giảm 2,5 lần so với năm 2015

4.2.   Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với bệnh đái tháo đường

  • Tỷ lệ bệnh đái tháo đường gia tăng theo tuổi theo tỷ lệ thuận.- Các YTNC như chỉ số khối cơ thể, tăng huyết áp, tiền sử rối loạn mỡ máu và có người cùng huyết thống mắc bệnh đái tháo đường liên quan chặt chẽ với bệnh ĐTĐ với p <0.05.

 

5.  KIẾN NGHỊ

Qua kết quả của nghiên cứu, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

– Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân trong tỉnh nhận thức rõ các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường để chủ động đến các cơ sở y tế để khám, phát hiện và có biện pháp phòng chống, điều trị bệnh sớm, có hiệu quả.

Tiếp tục duy trì thực hiện tốt các giải pháp của hoạt động phòng chống bệnh đái tháo đường trên địa bàn toàn tỉnh để khống chế, làm chậm tốc độ gia tăng của bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Tạ Văn Bình (2006), Bệnh ĐTĐ-Tăng glucose máu, NXB Y học, Hà Nội.
  2. Bộ Y tế (2017), Quyết định về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Đái tháo đường týp 2, Quyết định số 3319/QĐ-BYT ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế
  3. Nguyễn Thị Bích Đào (2009), Phân loại ĐTĐ típ 2 của Hội Nội tiết và ĐTĐ Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
  4. Vũ Thị Mùi & Nguyễn Quang Chúy (2007), “Đánh giá tỉ lệ bệnh ĐTĐ và các yếu tố liên quan ở lứa tuổi 30-64 tại tỉnh Yên Bái năm 2003”, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học-Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và Chuyển hóa, Lần thứ ba, tr. 321-327.
  5. Nguyễn Đức Khoa, Nguyễn Công Bình, Nguyễn Bá Việt, Nghiêm Tam Dương & Đỗ Ngọc Thịnh (2009), “Tỷ lệ bệnh đái tháo đường trong cộng đồng tại tỉnh Bắc Giang và một số yếu tố liên quan”, Y học thực hành (678), Số 9/2009,tr. 11-13.

About dacdien

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …