Tỷ lệ tiền đái tháo đường ở người có yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường

TỶ LỆ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở NGƯỜI CÓ YẾU TỐ

NGUY CƠ MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Đỗ Trung Quân, Trần Thị Hoàng Anh

ABSTRACT

Prevalence of prediabetes in subjects with at least one of diabetic risk factors.

Objective: Determine the rate of prediabetes in people at least by 1 risk factor of diabetes. Methods: The cross-sectional study, involved 177 subjects aged 20-69 with risk factors of diabetes. Results: The rate of prediabetes is 53.7%: there are 9% diabetes, 42.3% impaired glucose tolerance and 25.9% impaired fasting glucose in this study. It illustrates a close relationship between the intolerance glucose condition and age, obesity, waist circumference and hypertension. The more risk factor, the more increasing capability of tolerance glucose disorder. Conclusions: The rate of intolerance glucose in people with risk factors of diabetes is 53.7%. The more risk factor, the more increasing capalibility of tolerance glucose disorder.

Keywords: prediabetes, risk factor

TÓM TẮT

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tiền đái tháo đường ở những người có yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường và mối liên quan giữa tiền đái tháo đường với các yếu tố nguy cơ. Phương pháp: Mô tả, cắt ngang trên 177 người có yếu tối nguy cơ tuổi từ 20-69 được làm nghiệm pháp dung nạp glucose. Kết quả: Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose ở 117 người có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ là 53.7%: trong đó: rối loạn glucose lúc đói là 25.9%; giảm dung nạp glucose máu là 42.3%; bệnh nhân có cả rối loạn glucose lúc đói và giảm dung nạp glucose máu là 15.2%; đái tháo đường thực sự là 9%. Có mối liên quan mật thiết giữa tình trạng rối loạn dung nạp glucose với béo phì, tăng vòng eo, tăng huyết áp và tuổi. Kết luận: Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose ở người có yếu tố nguy cơ là 53.7%, những người càng có nhiều yếu tố nguy cơ thì tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose càng tăng.

Từ khóa: tiền đái tháo đường, yếu tố nguy cơ

Chịu trách nhiệm chính: Đỗ Trung Quân

Ngày nhận bài: 01/4/2019

Ngày phản biện khoa học: 16/4/2019

Ngày duyệt bài: 30/4/2019

1.ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường là bệnh lý nội tiết chuyển hóa phổ biến trên thế giới có xu hướng ngày càng gia tăng, là một trong ba bệnh không lây phát triển nhanh nhất (ung thư, tim mạch, đái tháo đường).

Năm 1994, số người mắc bện trên toàn thế giới là 110 triệu người, ước tính đến năm 2030 số bệnh nhân đái tháo đường trên thế giới sẽ tăng tới 350 triệu người. Làm sao để ngăn chặn được sự gia tăng của bệnh cũng như hạn chế những biến chứng mà bệnh có thể gậy ra cho người bệnh?

Nguyên nhân của bệnh ngoài yếu tố di truyền thì các yếu tố như: béo phì, tuổi, lối sống, môi trường, chế độ dinh dưỡng,… cũng góp phần quan trọng vào chơ chế bệnh sinh của bệnh.

Vì vậy để hạn chế và giảm tác hại của bệnh thì biện pháp hữu hiệu nhất là phát hiện sớm những người có yếu tố nguy cơ để phòng bệnh. Khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu- bệnh viện Bạch Mai với đội ngũ nhân lực chất lượng cao cùng sự đầu tư trang thiết bị kĩ thuật là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều người dân tới kiểm tra sức khỏe định kì.

Với sự phát triển kinh tế xã hội, nhận thức bệnh tật của mọi người tăng cao so với trước đây, việc khám bệnh thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm trước khi có những biến chứng nặng nề xảy ra. Đặc biệt với những người có yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường thì lại càng thấy rõ hơn. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài nhằm mục tiêu: “Xác định tỷ lệ tiền đái tháo đường ở người có yếu tố nguy cơ đến khám sức khỏe định kì tại khoa Khám bệnh theo yều BV Bạch Mai và mối liên quan với các yếu tố nguy cơ”.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng: Người có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường bao gồm: tăng huyết áp, BMI >= 23; rối loạn mỡ máu (HDL-C < 0.9 ; LDL-C> 2.82), tiền sử gia đình có bố, mẹ hoặc anh chị em ruột mắc đái tháo đường,  tuổi từ 20-69 và đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2. Tiêu chuẩn loại trừ

– Những người đang mang thai,  đang mắc bệnh, hoặc dùng các thuốc có ảnh hưởng đến rối loạn chuyển hóa glucose, người đã được chuẩn đoán và điều trị đái tháo đường, người không chấp nhận tham gia nghiên cứu.

2.3. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu  mô tả cắt ngang, thu thập số liệu theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất, bao gồm: hỏi bệnh, khám lâm sàng, xét nghiệm.

2.4. Tiêu chuẩn đánh giá được sử dụng trong nghiên cứu: Tiêu chuẩn phân loại BMI dành riêng cho người châu Á, tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp theo ACC/AHA 2017; tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu theo ATP III, tiêu chuẩn chẩn đoán tiền đái tháo đường theo ADA 2018.

2.5. Xử lý số liệu: Toàn bộ số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0  Sử dụng test khi bình phương để so sánh tỉ lệ các biến định tính với α = 005 và tính chỉ số tương quan OR với khoảng tin cậy CI 95%

3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Tình trạng tiền đái tháo đường

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 53.7% người có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ mắc tiền đái tháo đường , trong đó có 25.9% mắc rối loạn đường huyết lúc đói, 42.3% giảm dung nạp glucose , 15.2% có cả rối loạn đường huyết lúc đói và giảm dung nạp glucose.

Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Trịnh Ngọc Cảnh tại Khoa khám bệnh theo yêu cầu – Bệnh viện Bạch Mai 2013 có 29.5% mắc tiền đái tháo đường ở người tới khám sức khỏe định kì tuổi từ 30-69 tuổi.

Lý do là bởi vì trong nghiên cứu của chúng tôi đối tượng nghiên cứu có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường, và họ chủ động khám sức khỏe nên khả năng phát hiện ra tiền đái tháo đường sẽ cao hơn so với quần thể chung. [1]

3.2. Liên quan giữa tình trạng rối loạn dung nạp glucose và các yếu tố nguy cơ:

Norman M.Kaplan, MD (2000) cho thấy có tới 50% trường hợp đái tháo đường mới được chuẩn đoán có tăng huyết áp.

Đái tháo đường có tăng huyết áp làm tăng tỉ lệ tử vong do bệnh lý tim mạch.

Đồng thời sự kết hợp giữa 2 bệnh này làm thúc đẩy nhanh quá các biến chứng của đái tháo đường như biến chứng mắt, thận, thần kinh.

Trong nghiên cứu của chúng tôi thì tỉ lệ THA trong nhóm rối loạn dung nạp glucose là 23.5 % và người có tăng huyết áp thì nguy cơ mắc tiền đái tháo đường gấp 1.3 lần người bình thường.

Tạ Văn Bình và cộng sự (2002), tại 4 thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh cho thấy người có tăng huyết áp có nguy cơ cao mắc đái tháo đường gấp 3 lần so với người không tăng huyết áp.[2]

Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những người có BMI > 23 thì nguy cơ mắc rối loạn dung nạp glucose cao gấp 1.78 so với người có BMI < 23 (p<0.05).

Một số nghiên cứu trước đây cũng cho thấy mối liên quan của rối loạn dung nap glucose với thừa cân béo phì như nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Huyền (OR=1.67; p<0.05) hay Tạ Văn Bình và cộng sự trên toàn quốc (2002): nhóm BMI ≥23 nguy cơ mắc đái tháo đường cao gấp 2 lần so với nhóm BMI < 23.

Biểu đồ 1

Trong nhóm nữ mắc tiền đái tháo đường có 90.9% có rối loạn mỡ máu tăng LDL-C (trên 2.82 mmol/l) trong khi trong nhóm nam mắc tiền đái tháo đường có 63.6% có rối loạn mỡ máu tăng LDL-C. Tính chung cả 2 giới thì có 75.5% có nồng độ LDL_C tăng mắc tiền ĐTĐ. Người có nồng độ LDL-C cao có nguy cơ mắc tiền đái tháo đường cao gấp 1.8 lần so với người có nồng độ LDL-C bình thường, với p<0.05.

Biểu đồ 2

Trong nhóm có tính trạng rối loạn dung nạp glucose thì độ tuổi từ 30-39 chiếm 14.5 %, từ 40-49 chiếm 30.9%, từ 50-59 chiếm 51.1%, từ 60-69 chiếm 1.1%. Những người trong độ tuổi 50-59 có nguy cơ mắc rối loạn glucose cao gấp 3.52 lần so với các nhóm tuổi 30-39.

Kết quả của chúng tôi cũng tương đồng với nghiên cứu của Trần Văn Oai tại cộng đồng ở Ninh Bình năm 2013 thì tỷ lệ nhóm tuổi 40-49 chiếm 19.6%, nhóm tuổi 50-59% chiếm 44%, tuổi 60-69 chiếm 33.3.%.

Có sự khác biệt ở nhóm tuổi 60-69 có lẽ là do nghiên cứu trên đã tiến hành tại cộng đồng nên thu hút được nhiều đối tượng người cao tuổi hơn so với quần thể nghiên cứu của chúng tôi.

Đồng thời, kết quả này cũng tương xứng ở Châu Âu thì tỷ lệ mắc đái tháo đường type 2 thường xảy ra ở độ tuổi  sau 50 và chiếm 85-90% số bệnh nhân đái tháo đường type.

Như vây, chúng tôi cũng thu được kết quả đồng so với các nghiên cứu trong và ngoài nước: tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose tăng theo tuổi.[3]

Biểu đồ 3.

Trong nghiên cứu này chúng tôi thống kê các yếu tố nguy cơ như béo phì, vòng eo, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu. Nếu như có béo phì thì tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường là 53.1% trong khi nếu có cả 2 yếu tố  béo phì và tăng huyết áp thì tỷ lệ tiền đái tháo đường lên tới 67%.Một người càng có nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng mắc tiền đái tháo đường càng tăng.

4. KẾT LUẬN

Nghiên cứu trên 117 bệnh nhân có yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường chúng tôi nhận thấy có 53.7% người có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ mắc tiền đái tháo đường, trong đó có 25.9% mắc rối loạn đường huyết lúc đói, 42.3% giảm dung nạp glucose, 15.2% có cả rối loạn đường huyết lúc đói và giảm dung nạp glucose. Người càng có nhiều yếu tố nguy cơ thì tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường càng cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trịnh Ngọc Cảnh (2012). Nhận xét tỷ lệ tiền Đái Tháo Đường và các yếu tố nguy cơ tại khoa khám bệnh theo yêu cầu bệnh viện Bạch Mai, Thạc sĩ y học Đại học Y Hà Nội.
  2. Vaishya (2002).
  3. Tạ Văn Bình & CS (2002), Dịch tễ học bệnh đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ tại khu vực nội thành của 4 thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, NXB Y học, Hà Nội.
  4. Vũ Bích Nga, Trần Văn Oai (2012). Nghiên cứu thực trạng tiền đái tháo đường và đái tháo đường týp 2 ở nhóm người có nguy cơ tại Ninh Bình năm 2012.

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …