8 trường hợp ngộ độc thức ăn: Phát hiện ra sự có mặt của mầm bệnh.

Ngộ độc thực phẩm (FBD) là một nguyên nhân quan trọng liên quan đến tỉ lệ tử vong và bệnh tật tại Hoa Kì. Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh (CDC) thống kê mỗi năm, có khoảng 1 trong 6 người Mỹ (hoặc 48 triệu người) mắc bệnh, 128000 trường hợp phải nhập viện, và 3000 trường hợp tử vong bởi FBD. FBD có thể từ các nguyên nhân như các độc tố có sẵn, độc tố xâm nhập hoặc được sản xuất bởi vi khuẩn, virus, kí sinh trùng và kim loại nặng. Theo hệ thống báo cáo dịch bệnh toàn quốc, năm 2018, có 1052 ca FBD trên 20000 bệnh nhân, 1534 ca nhập viện và 21 ca tử vong.

Shown là một trường hợp của ngộ độc thực phẩm scombroid sau khi anh ấy ăn cá. Da anh ấy xuất hiện dấu hiệu ửng đỏ.

Vi khuẩn Salmonella gây bệnh tiêu chảy thường xuất phát từ các loại thực phẩm bẩn (thường là từ bò, gia cầm hoặc trứng). Sau khi tiêu hóa, vi khuẩn Salmonella sẽ gắn và xâm nhập vào tế bào niêm mạc ruột, tạo ra một lượng lớn dịch và các chất điện giải. Triệu chứng lâm sàng bao gồm tiêu chảy, sốt, đau bụng, mệt mỏi, đau đầu, cảm giác mót rặn, nhức cơ. Tiêu chảy thường kéo dài 3-7 ngày. Chẩn đoán bằng xét nghiệm cấy phân.

Phương pháp điều trị là bù một lượng dịch và điện giải. Kháng sinh không làm rút ngắn thời gian biểu hiện triệu chứng và có thể làm kéo dài thời gian khỏi bệnh, do đó nó có tác dụng đảo ngược với những ca mắc bệnh. Tỉ lệ tử vong liên quan đến loại Salmonella simplex nhỏ hơn 1% nhưng nếu vi khuẩn phát triển, tỉ lệ tử vong có thể tăng đến 20-30%. Năm 2018, 173 ca ngộ độc thực phẩm do Samollosis trong 4796 mắc bệnh, 967 ca nhập viện và 7 ca tử vong.

Tiền sử bệnh là một bước đánh giá quan trọng khi nghi ngờ bệnh nhân mắc FBD. Bệnh nhân nên được thăm hỏi về quá trình lưu chuyển gần đây, tiêu thụ các loại thực phẩm nào, thuốc kháng sinh đang sử dụng, các bệnh kèm theo và miêu tả chi tiết về cơn đau bụng (ví dụ: vị trí, tính chất,…), chất nôn (ví dụ: có mật, có máu,…), và triệu chứng tiêu chảy (ví dụ: nhiều nước, có máu, lượng nhiều, mùi hôi thối, có bọt, có mỡ,…).

CDC vẫn duy trì nguồn thông tin trực tuyến liên quan đến thời gian ủ bệnh, triệu chứng lâm sàng, và xét nghiệm chẩn đoán các loại tác nhân gây bệnh. Câu hỏi được chuẩn hóa có thể hướng dẫn nhân viên y tế để hỏi bệnh nhân đang có nghi ngờ ngộ độc thực phẩm, điều này cũng được ghi nhận trong khảo sát dịch tễ học.

Hình ảnh Escherichia coli, vi khuẩn gram âm bacillus, trong nhuộm Gram. Các chủng E.coli khác nhau thường liên quan đến FBD. Chủng gây độc đường ruột là chủng phổ biến gây ra tiêu chảy; chủng xâm nhập đường ruột gây ra kiết lị; chủng xuất huyết đường ruột, như E.coli O157:H7 gây viêm đại tràng xuất huyết với nguy cơ mắc hội chứng tan huyết ure huyết cao (HUS), đặc biệt xảy ra ở trẻ em.

Ca 1: Một người đàn ông 35 tuổi có các triệu chứng như buồn nôn, đau quặn bụng và đau đầu khởi phát ngay sau khi anh ấy ăn cá heo nục (mahi mahi), spinach xào và khoai tây chiên tại một nhà hàng. Anh ấy không nôn mửa hay tiêu chảy. Sau khi kiểm tra phát hiện có phát ban phần mặt và phần ngực trên.

Đáp án nào dưới đây phù hợp nói về tình trạng của bệnh nhân?

  1. Kháng sinh được sử dụng rút ngắn thời gian bệnh
  2. Di chứng thần kinh kéo dài thường phổ biến trong trường hợp này
  3. Nấu cá đúng cách có thể ngăn chặn bệnh của anh ấy
  4. Rửa rau Spinach đúng cách có thể ngăn chặn tình trạng bệnh
  5. Thời gian ủ bệnh ngắn liên quan đến việc đã tiêu thụ một lượng độc tố có sẵn

Đáp án: 5

Thời gian ủ bệnh ngắn (10-30 phút) và các triệu chứng lâm sàng liên quan mật thiết đến ngộ độc scombroid (gần đây phổ biến ngộ độc histamine ở cá vì nhiều trường hợp không gây ra bởi scombroid ở cá). Ngộ độc histamine ở cá dẫn đến rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng buồn nôn, đau quặn bụng và tiêu chảy, đặc biệt có nổi mẩn đỏ phát ban ở mặt và phần ngực trên. Một số triệu chứng khác bao gồm đánh trống ngực và đau đầu; một số nhỏ khác thì có hiện tượng thở khò khè và huyết áp thấp.

Ngộ độc histamine ở cá xuất phát từ việc tiêu thụ cá đông lạnh không đúng cách, dẫn đến vi khuẩn tạo ra một lượng amine và khử cacboxyl hóa histidine thành histamine. Histamine là chất chống nhiệt, do đó việc nấu ăn cũng không thể ngăn chặn bệnh tật. Spinach liên quan đến FBD bởi E.coli, bao gồm cả E.coli O157:H7; tuy nhiên, tình trạng ủ bệnh ngắn của bệnh nhân làm loại trừ khả năng vi khuẩn E.coli là tác nhân. Bởi vì ngộ độc histamine ở cá là do sự tiêu thụ một lượng độc tố sẵn có, kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp này. Điều kiện tự giới hạn, nên loại trừ khả năng ngộ độc ciguatera, chất có thể gây ra các di chứng lâu dài trên hệ thần kinh.

Ca 2: Một người phụ nữ 30 tuổi phàn nàn về hiện tượng buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy bắt đầu 6 giờ đồng hồ sau khi ăn cá mackerel chiên kèm theo tiểu buốt. Cô ấy tự điều trị ở nhà cho đến khi uống một li rượu nhỏ vào ngày tiếp theo và nhận thấy rằng các triệu chứng có xu hướng tệ đi, khi cầm li rượu tay cô ấy xuất hiện dị cảm đau tê bì nên đi thăm khám.

Chất độc (toxins) nào dưới đây liên quan đến tình trạng bệnh lí của bệnh nhân?

  1. Batrachotoxin
  2. Brevetoxin
  3. Ciguatoxin
  4. Microcystim
  5. Tetrodotoxin

Đáp án: 3. Ciguatoxin

Ngộ độc Ciguatera là ngộ độc do tiêu thụ hải sản. Ciguatoxins được sản xuất bởi tảo đơn bào hai roi (dinoflagellates) có ở trong nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ciguatoxins dưới quá trình hóa sinh và có nồng độ cao trong cá vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới [ví dụ: mackerel, cá mú (grouper), cá hổ phách (amberjack)]. Ngộ độc Ciguatera biểu hiện lâm sàng trên hệ tiêu hóa và hệ thần kinh. Cold allodynia (một cảm giác nóng rát khi tiếp xúc với khí lạnh, còn được biết đến “Đảo chiều nóng-lạnh”) và triệu chứng sẽ trở nên tệ đi khi uống kèm với rượu. Năm 2018, 19 trường hợp ngộ độc ciguatera được phát hiện trong 55 ca và 5 ca phải nhập viện.

Ca 3: Một bệnh nhân 19 tuổi, nam có dấu hiệu tiêu chảy, mệt mỏi và sút cân 5lb (2.27kg); tất cả các triệu chứng xuất hiện và tiến triển hơn 2 tháng trước. Về tiểu sử, anh ấy không có ra nước ngoài, sử dụng thuốc kháng sinh, không buồn nôn hay nôn, không đau bụng. Xét nghiệm phân được đề xuất. Tiêu bản phân đã được nhuộm iodine. (Hình ảnh trên)

Câu nào dưới đây phù hợp với tình trạng của bệnh nhân?

  1. Tiêu chảy có máu khá phổ biến, do sự xâm nhập tự nhiên của sinh vật gây bệnh
  2. Ciprofloxacin là liệu pháp điều trị ban đầu
  3. Đường lây truyền là đường phân-miệng
  4. Xét nghiệm HIV nên được đề xuất để đánh giá tình trạng suy giảm miễn dịch
  5. Muỗi là vật trung gian gây bệnh

Đáp án: 3

Bệnh nhiễm khuẩn Giardias là một nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy khá phổ biến, ở cả Hoa Kì và trên toàn thế giới. Sự lây nhiễm thường qua đường phân-miệng, do tình trạng vệ sinh kém, qua đường tình dục hoặc do uống phải nguồn nước bẩn (chẳng hạn như khi leo núi). Giardia không có vật trung gian truyền bệnh (vector) mặc dù con người và các loài động vật có vú là vật mang bệnh.

Tình trạng phân thường được mô tả hôi hoặc có mỡ (không có máu) và thường có hiện tượng sút cân. Chẩn đoán bằng cách xét nghiệm miễn dịch liên kết enzyme (mẫu thử từ phân) hoặc xét nghiệm phân để tìm ra trứng và kí sinh trùng, từ đó sẽ phát hiện Giardia lambia thể nang (cysts) hoặc thể tư dưỡng (trophozoites). Metronidazole được xem là liệu pháp phổ biến. Bệnh nhiễm khuẩn Giardias vẫn xảy ra ở bệnh nhân có hệ miễn dịch tốt nên làm xét nghiệm suy giảm miễn dịch là không cần thiết.

Ca 4: Nam, 35 tuổi, xuất khẩu lao động, nhập viện vào khoa cấp cứu trong tình trạng co cứng và co giật toàn thân (tonic-clonic seizure). Trong phòng cấp cứu, đã cho sử dụng benzodiazenpines. Bệnh nhân được đặt nội khí quản và truyền propofol cho tình trạng động kinh.

Trứng của loài nào sau đây gây nên tình trạng bệnh lí trên?

  1. Ascaris lumbricoides
  2. Entamoeba histolytica
  3. Enterobius vermicularis
  4. Strongyloides stercoralis
  5. Teania solium

Đáp án: 5. Teania solium (Sán dây lợn)

Slide trình chiếu hình ảnh CT-scans không nâng cao (trái) và nâng cao (phải) tại vùng đầu của bệnh nhân có u xơ thần kinh; có thể gây ra động kinh, đột quỵ và não úng thủy.

Bệnh ấu trùng sán lợn (bệnh lợn gạo) là trường hợp ngộ độc thực phẩm không phổ biến tại Hoa Kì (khoảng 100 trường hợp/năm), nhưng các trường hợp đang xuất hiện nhiều hơn như là một hậu quả của nhập cư hoặc di chuyển từ các vùng dịch (Mexico, Trung và Nam Hoa Kì, Africa, India và Đông Á). Bệnh lợn gạo truyền nhiễm qua đường phân-miệng bởi trứng của T.solium có trong vật chủ kí sinh của sán dây. Ấu trùng T.solium xâm nhập vào máu tại đường tiêu hóa và lan đi khắp cơ thể, đây là kết quả của quá trình hình thành thể nang.

Ca 5: Nam 22 tuổi, sinh viên, nhập viện tại khoa cấp cứu với tình trạng buồn nôn và nôn dữ dội. Anh ấy nói rằng trong tuần anh đã ăn phải thực phẩm thừa trong nhà hàng vào cuối tuần và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng chỉ một vài giờ sau khi ăn cơm chiên cũ.

Loài nào dưới đây gây ra tình trạng trên của bệnh nhân?

  1. Bacillus cereus
  2. Clostridium perfringens
  3. Clostridium botulinum
  4. E. coli

Đáp án: 1

Hình ảnh trên cho thấy chủng B.cereus phát triển trên đĩa thạch máu cừu. B cereus là vi khuẩn gram dương hiếu khí gây ra FBD; nó thường phát triển trên cơm chiên thừa. B cereus sản xuất ra nội bào tử (endospores) có khả năng sống trong nhiệt độ cao 100 độ C. Trong thức ăn đông lạnh không đúng cách, nội bào tử sẽ có thể nảy mầm.

Hai triệu chứng phổ biến của bệnh: tiêu chảy và buồn nôn. Trong trường hợp tiêu chảy, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng tiêu chảy và đau bụng sau thời gian ủ bệnh 12 giờ. Trong trường hợp buồn nôn, nó thường liên quan đến thức ăn nấu còn thừa, enterotoxins kích thích buồn nôn và nôn mửa trong vòng vài giờ đồng hồ. Điều trị các triệu chứng trong 24 giờ.

Norovirus, virus có bộ gen RNA bao gồm dòng Norwalk và giả Norwalk, gây ra hơn 50% ca FBD tại Hoa Kì. Norovirus lây nhiễm qua đường phân trong các thức ăn thức uống bẩn. Nó có khả năng đề kháng nhiệt độ thấp và có khả năng sống sót trong nhiệt độ cao như 60 độ C, cũng như trong các dung dịch Chlorine, rượu và dung dịch rửa tay. Một khi norovirus xâm nhập vào cơ thể, nó có thể tổn thương vi nhung mao tại ruột non gây tình trạng nôn mửa, tiêu chảy lỏng, sốt nhẹ, khó chịu.

Chẩn đoán thông thường thông qua thử nghiệm phản ứng chuỗi polymerase. Phác đồ điều trị hỗ trợ tổng quát và bệnh có khả năng tự giới hạn. Qui trình rửa tay nghiêm ngặt là cần thiết để tránh lây nhiễm rộng. Norovirus thường gây ra FBD do khả năng truyền nhiễm cao.

Viêm đại tràng Ambetic không phổ biến tại Hoa Kì. Các triệu chứng thường thấy bao gồm đau bụng và tiêu chảy lỏng. Các yếu tố nguy cơ bao gồm di chuyển qua vùng dịch (Afica, Ấn độ, Mexio, Trung và Nam Mĩ), nhập cư hoặc là dân di cư từ vùng dịch, giao phối đồng giới và phơi nhiễm trong các điêù kiện vệ sinh kém.

Xét nghiệm phân để phát hiện kí sinh trùng, mặc dù nghiên cứu kháng nguyên qua phân thường đặc hiệu hơn.

Bệnh nhân trong hình trên được nội soi ruột vì tình trạng đau bụng và tiêu chảy đã kéo dài 3 tháng. Hình ảnh phía bên trái cho thấy một ổ loét gây ra bởi chủng E.histolytica; vết thương nông gần viền. Hình ảnh bên phải là mẫu mô sinh thiết trong cùng một bệnh nhân cho thấy một lượng lớn thể tư dưỡng E.histolytica. Hồng cầu bị thực bào có mặt nhiều ở mẫu thử.

Ca 6: Nam, 30 tuổi, vài ngày nay có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy ra máu và hôn mê. Phân tích nước tiểu thấy có protein niệu và hồng cầu. Công thức máu cho thấy tình trạng thiếu máu và giảm tiểu cầu. Lam kính phết máu ngoại vi được đề xuất.

Tình trạng nào sau đây phù hợp với tình trạng bệnh?

  1. Trường hợp tử vong ở bệnh nhân đã được điều trị hơn 50%
  2. Bệnh thường xuất hiện ở bệnh nhân 20-40 tuổi
  3. Bệnh do tiêu thụ lượng độc tố có sẵn
  4. Tình trạng thường là nguyên nhân phổ biến ở trẻ em có suy thận cấp
  5. Phản ứng tăng tiểu cầu thường xảy ra

Đáp án: 4

Lam kính có phết máu ngoại vi cho thấy các mảnh vỡ hồng cầu (mũi tên) do quá trình tan huyết nội mạch máu và tình trạng giảm bạch cầu do tiêu thụ bạch cầu, chelat hóa và phá hủy.

Viêm đại tràng gây ra bởi độc tố Shiga sản xuất bởi E.coli (STEC) như E.coli O157:H7 – tạo nguy cơ mắc hội chứng tán huyết ure huyết cao (HUS). Giữa năm 1982 và 2002, 354 ca mắc E coli O157:H7 – HUS được báo cáo. HUS gây tử vong với tỉ lệ 3-5% tại Hoa Kì, và tỉ lệ tăng cao tới 72% tại các nước chưa phát triển. HUS có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi và phổ biến ở trẻ 7 tháng đến 6 tuổi và là nguy nhân phổ biến nhất gây ra suy thận cấp ở nhóm tuổi này.

Ngộ độc các loài động vật có vỏ (tôm, cua, sò, hến) xảy ra khi chất độc được sản xuất bởi tảo tập trung nhiều ở thân mềm hai mảnh vỏ (bivakve mollusks). Khi tảo nở hoa, thường được biết đến như hiện tượng “thủy triều đỏ”, và điều này liên quan đến ngộ độc động vật có vỏ. Người ta chia bệnh này làm 4 loại, mỗi loại đều liên quan đến một chất độc đặc biệt hoặc các lớp độc tố: ngộ độc gây mất trí nhớ, ngộ độc gây tiêu chảy, ngộ độc thần kinh, ngộ độc gây tê liệt.

Tiêu thụ cá loài Tetraodontidae (được biết đến với cái tên “cá nóc”) có thể gây tê liệt, thậm chí là tử vong do chất độc tetrodotoxin, một chất chặn kênh vận chuyển muối được sản xuất bởi vi khuẩn cộng sinh. Tại Nhật Bản, loài cá này được chế thành một món ăn độc đáo có tên là fugu. Một lượng chất độc nhỏ tetrodotoxin trong món này có thể gây ngứa ran quanh miệng. Để giảm thiểu nguy cơ và tử vong do chất độc. các đầu bếp được huấn luyện và phải có bằng chứng nhận để được phép chế biến fugu. Ngộ độc có thể là do qui trình chế biến tại nhà hoặc giả dạng hàng bán dưới tên các loài cá khác (ví dụ: cá hồi, cá chày-monkfish).

Bệnh Anisakis là một bệnh ngộ độc thực phẩm hiếm ở Hoa Kì; có ít hơn 10 ca mỗi năm. Một số triệu chứng bao gồm buồn nôn, nôn mửa và đau bụng. Bệnh Anisakiasis do tiêu thụ cá sống hoặc cá chưa nấu chín có chứa ấu trùng của giun tròn họ anisakis. Nó xảy ra phổ biến hơn ở các vùng tiêu thụ lượng cá sống, cá ngâm chua hoặc cá ngâm muối (ví dụ: sushi ở Nhật Bản và ceviche ở Mỹ Latin). Việc lây nhiễm có thể được ngăn ngừa bởi quá trình đông lạnh hợp lí ở các loài cá có ý định ăn sống.

 

Staphylococcal enterotoxins gây FBD phổ biến tại Hoa Kì. Tiêu thụ một lượng enterotoxins được sản xuất bởi staphylococci do quá trình cấp đông thức ăn không đúng cách như thực phẩm cho các buổi dã ngoại, puddings và sốt mayonnaise, có thể gây ra FBD. Triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện sau quá trình ủ bệnh từ 3-12 giờ; buồn nôn, nôn mửa và đau bụng, có thể có hoặc không có tiêu chảy; triệu chứng kéo dài 12-24 giờ.

Staphylococcal enterotoxins có siêu kháng nguyên – superantigens và liên quan đến hội chứng sốc nhiễm độc (menstrual and nonmenstrual toxic shock syndrome). Staphylococcal enterotoxins B được xếp vào loại khủng bố sinh học hạng B bởi CDC.

Ca 7: Một bé gái 4 tháng tuổi nhập viện tại khoa cấp cứu do giảm khả năng hoạt động và ăn uống kém. Ba mẹ bé cho biết bé chưa đi cầu trong vòng 24 giờ. Họ không cho bé ăn mật ong, siro bắp, thức ăn hộp tại nhà nhưng có cho bé uống trà hoa cúc để trị cơn khóc co thắt (hội chứng colic ở trẻ nhỏ) vào 2 tuần trước.

Câu nào dưới đây nói đúng về tình trạng ở trẻ?

  1. Thuốc kháng sinh nên được sử dụng
  2. Tình trạng tê liệt tăng dần bởi bệnh tổn hại bao myelin
  3. Tình trạng em bé do đã tiêu thụ một lượng độc tố sẵn có
  4. Các công trình xây dựng bên cạnh là một nguy cơ mắc bệnh
  5. Liệu pháp được giới hạn trong chăm sóc hỗ trợ

Đáp án: 4

Thông qua ảnh chụp mẫu nhuộm tím gentian loài Clostridium botulinum.

Trẻ em và người lớn tiêu thụ lượng độc tố có sẵn làm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng ngộ độc thịt (botulism), ngộ độc ở trẻ sơ sinh do tiêu thụ hợp tử C botulinum trong thực phẩm chưa đun sôi (siro mật ong hay bắp); độc tố botulinum được sinh ra tại ruột trẻ sơ sinh. Một sản phẩm thường gây ra ngộ độc là trà hoa cúc. Các công trình xây dựng gần kề cũng là một yếu tố nguy cơ do việc đào xới đất cát. Thời gian ủ bệnh của bé gái này (2-4 tuần) là hợp lí với thể ngộ độc botulism ở trẻ sơ sinh, không phải thể ngộ độc botulism do thức ăn có chất bảo quản.

Ở các thể botulism khác, thuốc kháng sinh chống chỉ định vì nó tăng lượng độc tố. Điều trị sớm miễn dịch globulin làm rút ngắn thời gian nhập viện và lưu lại tại phòng chăm sóc, đồng thời giảm nhu cầu dùng các máy thở nhân tạo hoặc ống cho ăn.

Thạch chuyên dụng có thể dùng để nhận biết loài sinh vật nào trong các ca nghi ngờ FBD, chẳng hạn như thạch enteric Hektoen, nó hiệu quả trong chẩn đoán bệnh gây ra bởi vi khuẩn salmonella và shigella. Thạch này tạo môi trường phát triển của vi sinh vật gram dương và chứa đựng chất chỉ thị cho quá trình lên men lactose, sản xuất hydrogen sulfide.

E.coli lên men lactose, làm thay đổi màu thạch agar thành màu vàng cam; Salmonella và Shigella không lên men lactose nên thạch agar thành màu xanh lá. Salmonella sản xuất hydrogen sulfide làm đổi màu thạch thành màu đen trong khi đó Shigella thì không. Hình ảnh đĩa thạch trên chứng tỏ đó là Shigella.

Hình ảnh trên là 2 đứa thạch Hektoen enteric. Bên trái, thạch có màu vàng cam do sự thay đổi độ pH từ quá trình lên men lactose (trong trường hợp này là E.coli). Bên phải, màu xanh chứng tỏ vi sinh vật này không lên men lactose. Thêm vào đó, màu đen của chủng chứng tỏ có sự hiện diện ferric ammonium citrate phản ứng với hydrogen sulfide sản xuất bởi vi khuẩn (trường hợp này là Salmonella). Nó tương phản với màu xanh lam của chủng Shigella.

Ca 8: Hơn 4 tuần qua, 15 người nhập viện vào khoa cấp cứu có 4 giai đoạn của các dấu hiệu, triệu chứng nhiễm trùng huyết và viêm màng não. Khi sử dụng câu hỏi chuẩn hóa CDC, cả 15 người đều tiêu thụ dưa vàng (cantaloupe) 4 tuần trước.

Vi sinh vật nào dưới đây phù hợp với tình trạng trên?

  1. E coli O157:H7
  2. Hepatitis A virus
  3. Listeria monocytogenes
  4. Salmonella typhimurium
  5. Vibrio vulnificus

Đáp án: 3

L. monocytegenes gây ra các bệnh xâm lấn do listeria. Sự xâm nhiễm ban đầu xảy ra do tiêu thụ lượng thực phẩm bẩn. Dịch bệnh listeria khá phổ biến với một hay nhiều đợt bùng nổ trong suốt 11 năm qua. Trong năm 2020, 2 đợt ngộ độc thực phẩm do listeria liên quan đến thịt nguội và nấm kim châm xảy ra với 48 trường hợp, trong đó có 43 người nhập viên và 5 người tử vong. Vào 18/3/2021, dịch bệnh do listeria đang diễn ra liên quan đến phô mai trắng (queso fresco cheeses) với báo cáo 11 ca mắc phải, 10 ca nhập viện và 1 ca tử vong.

Listeria gây bệnh ở nhiều lứa tuổi và vật chủ mang bệnh quyết định tính nghiêm trọng của bệnh. Trẻ em có sức đề kháng tốt và người lớn có thể mắc những triệu chứng nhẹ hoặc viêm dạ dày. Trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, người cao tuổi và bệnh nhân suy giảm miễn dịch có điều kiện thuận lợi để listeria có khả năng xâm lấn và phát triển trong cơ thể; hậu quả dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm màng não và tử vong.

Story Source:

https://reference.medscape.com/slideshow/food-poisoning-6009621

Materials provided by David Vearrier, MD, MPH. Edited by Lars Grimm, MD, MHS

 Tài liệu tham khảo:

  1. Centers for Disease Control and Prevention. Estimates of foodborne illness in the United States. Reviewed: November 5, 2018. Available at: https://www.cdc.gov/foodborneburden/estimates-overview.html. Accessed March 18, 2021.
  2. Centers for Disease Control and Prevention. National Outbreak Reporting System (NORS). Updated: December 7, 2018. Available at: https://wwwn.cdc.gov/norsdashboard/. Accessed March 18, 2021.
  3. Thielman NM, Guerrant RL. Acute infectious diarrhea. N Engl J Med. 2004 Jan 1;350(1):38-47. PMID: 14702426
  4. Taylor SL, Stratton JE, Nordlee JA. Histamine poisoning (scombroid fish poisoning): an allergy-like intoxication. J Toxicol Clin Toxicol. 1989;27(4-5):225-40. PMID: 2689658
  5. Lehane L, Lewis RJ. Ciguatera: recent advances but the risk remains. Int J Food Microbiol. 2000 Nov 1;61(2-3):91-125. PMID: 11078162
  6. Flanagan PA. Giardia–diagnosis, clinical course and epidemiology. A review. Epidemiol Infect. 1992 Aug;109(1):1-22. PMID: 1499664
  7. Schantz PM, Moore AC, Muñoz JL, et al. Neurocysticercosis in an Orthodox Jewish community in New York City. N Engl J Med. 1992 Sep;327(10):692-5. PMID: 1495521
  8. Centers for Disease Control and Prevention. Bacillus cereus food poisoning associated with fried rice at two child day care centers–Virginia, 1993. MMWR Morb Mortal Wkly Rep. 1994 Mar 18;43(10):177-8. PMID: 8121375
  9. Widdowson MA, Sulka A, Bulens SN, et al. Norovirus and foodborne disease, United States, 1991-2000. Emerg Infect Dis. 2005 Jan;11(1):95-102. PMID: 15705329
  10. Stanley SL Jr. Amoebiasis. Lancet. 2003 Mar 22;361(9362):1025-34. PMID: 12660071
  11. Rangel JM, Sparling PH, Crowe C, Griffin PM, Swerdlow DL. Epidemiology of Escherichia coli O157:H7 outbreaks, United States, 1982–2002. Emerg Infect Dis. 2005 Apr;11(4):603-9. PMID: 15829201
  12. Cohen NJ, Deeds JR, Wong ES, et al. Public health response to puffer fish (Tetrodotoxin) poisoning from mislabeled product. J Food Prot. 2009 Apr;72(4):810-7. PMID: 19435231
  13. Bianco MI, Luquez C, de Jong LI, Fernandez RA. Presence of Clostridium botulinum spores in Matricaria chamomilla (chamomile) and its relationship with infant botulism. Int J Food Microbiol. 2008 Feb 10;121(3):357-60. PMID: 18068252
  14. Chamomile. Drugs and Lactation Database (LactMed) [Internet]. Bethesda, MD: U.S. National Library of Medicine. 2021 Feb 15. PMID: 30000867
  15. Centers for Disease Control and Prevention. Listeria outbreaks. Reviewed: February 24, 2021. Available at: https://www.cdc.gov/listeria/outbreaks/index.html. Accessed March 18, 2021.
  16. Centers for Disease Control and Prevention. Multistate outbreak of listeriosis associated with Jensen Farms cantaloupe–United States, August-September 2011. MMWR Morb Mortal Wkly Rep. 2011 Oct 7;60(39):1357-8. PMID: 21976119

Image Sources

  1. Slide 1: https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Scombroid_food_poisoning_red_eyes.jpg. Creative Commons Attribution License Share Alike 4.0 International (CC by-SA 4.0). Accessed March 16, 2021.
  2. Slide 2: https://www.nih.gov/news-events/news-releases/nih-scientists-study-salmonella-swimming-behavior-clues-infection. Accessed March 17, 2021. [Public domain.]
  3. Slide 3: https://emedicine.medscape.com/article/217485-overview. Image gallery: figure 1. Accessed March 17, 2021.
  4. Slides 4 and 5: https://emedicine.medscape.com/article/1009464-overview. Image gallery: figures 2 and 3, respectively. Accessed March 17, 2021.
  5. Slide 6: https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Chicharro_asado_con_bilba%C3%ADna.jpg. Accessed March 16, 2021. Creative Commons Attribution License Share Alike 3.0 Unported (CC by-SA 3.0).
  6. Slides 8 and 9: https://emedicine.medscape.com/article/998168-overview. Image gallery: figure 4. Accessed March 17, 2021.
  7. Slide 10: https://emedicine.medscape.com/article/339654-overview. Image gallery: figure 1. Accessed March 17, 2021.
  8. Slide 11: https://emedicine.medscape.com/article/339654-overview. Image gallery: figure 3. Accessed March 17, 2021.
  9. Slide 12: https://en.wikipedia.org/wiki/File:BCfood10.JPG . Accessed March 16, 2021. [Public domain.]
  10. Slide 13: https://phil.cdc.gov/details.aspx?pid=1924. Accessed March 17, 2021. [Public domain.]
  11. Slide 14: https://phil.cdc.gov/Details.aspx?pid=10708. Accessed March 17, 2021. [Public domain.]
  12. Slides 16 and 17: https://emedicine.medscape.com/article/982025. Image gallery: figure 1. Accessed March 17, 2021.
  13. Slide 18: https://commons.wikimedia.org/wiki/File:La-Jolla-Red-Tide.780.jpg. Accessed March 18, 2021. [Public domain.]
  14. Slide 19: https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Fugu.Tsukiji.CR.jpg. Accessed March 18, 2021. [CC by-SA 3.0]
  15. Slide 20: https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Anisakids.jpg. Accessed March 18, 2021. [Public domain.]
  16. Slide 21: https://phil.cdc.gov/details.aspx?pid=11155. Accessed March 18, 2021. [Public domain.]
  17. Slide 22: https://phil.cdc.gov/details.aspx?pid=1935. Accessed March 18, 2021. [Public domain.]
  18. Slide 23: https://phil.cdc.gov/details.aspx?pid=2107. Accessed March 18, 2021. [Public domain.]
  19. Slide 24: https://phil.cdc.gov/details.aspx?pid=6670. Accessed March 18, 2021. [Public domain.]
  20. Slide 25: https://emedicine.medscape.com/article/775277. Image gallery: figures 1 and 2. Accessed March 17, 2021.
  21. Slide 26: https://www.ars.usda.gov/oc/images/photos/k7388-11/. Accessed March 18, 2021. [Public domain.]
  22. Slide 27: https://www.cdc.gov/listeria/outbreaks/cantaloupes-jensen-farms/map.html (map); https://phil.cdc.gov/Details.aspx?pid=10828 (inset). Both accessed March 18, 2021. [Public domain.]

Bài viết được dịch thuật và biên tập tại CLB Nội tiết trẻ trên DEMACVN.COM, xin vui lòng không re-up khi chưa được cho phép!

Nguồn: MedScape.

Người dịch: Kha Nguyen.

Hiệu đính: Bảo ngân

 

 

 

 

 

About CLB Nội tiết trẻ

CLB Nội tiết trẻ là nhóm Bác sĩ, học viên, sinh viên có đam mê về Nội tiết - Đái tháo đường & Rối loạn chuyển hóa. Hoạt động là lược dịch các bài viết cập nhật, chia sẻ kiến thức, phối hợp thực hiện các nghiên cứu tại nhiều vùng miền trong cả nước

Check Also

Một số vi khuẩn đường ruột có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

Trong một nghiên cứu quan sát ở Hà Lan cho thấy người có hệ vi …