Đánh giá một số yếu tố nguy cơ xơ vữa mạch cảnh ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có bệnh thận mạn

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ XƠ VỮA MẠCH CẢNH

Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 CÓ BỆNH THẬN MẠN

Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đỗ Gia Tuyển, Nguyễn Khoa Diệu Vân

SUMMARY

Clinical and subclinical characteristics in patients type 2 diabetes have chronic kidney disease. Patients with type 2 diabetes have chronic kidney disease, 60 newly diagnosed diabetic patients and 58 healthy adults without diabetes. Duration of disease> 10 years the number of patients with chronic renal disease is higher, the rate of atherosclerosis is different between the two groups less than 5 years and more than 10 years P (1.3 <0 , 01). The difference between p <0.05 (p <0.05) for the 5-10 yeasr group and the over 10 year group was <0.05. There was no difference in age and sex between the study groups. Hypertention will be grow the risk of carotid atherosclerosis 14 times (OR = 14,09; p = 0,016). Cholesterol TP blood> 5,2 mmol / l  the risk of carotid atherosclerosis increased 2 times (OR = 2,88; p <0,05). Cholesterol / LDL-C> 2,6 mmol/l   the risk of carotid atherosclerosis increased 3 times (OR = 3,12; p = 0,014)) BMI body mass index> 23 had more XVM than group BMI <23 with significant difference (P <0.001-0.0001).

Chịu trách nhiệm chính:

Ngày nhận bài:

Ngày phản biện khoa học:

Ngày duyệt bài:

1. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Đái tháo đường là bệnh mạn tính gây nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh. ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong do bệnh lý tim mạch và bệnh lý thận. Các biến chứng của ĐTĐ còn là nguyên nhân gây tử vong của bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Vì vậy đánh giá các yếu tố nguy cơ về mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có bệnh thận mạn tính nhằm ngăn chặn các biến chứng về mạch máu ở người đái tháo đường.

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có bệnh thận mạn. Đối tượng 68 bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có bệnh thận mạn, 60 bệnh nhân ĐTĐ mới mắc và 58 người trưởng thành khỏe mạnh không mắc ĐTĐ. Thời gian mắc bệnh > 10 năm số lượng đối tượng nghiên cứu mắc bệnh lý thận mạn cao hơn, tỷ lệ xơ vữa mạch  cao có sự khác biệt giữa hai nhóm  mắc bệnh dưới 5 năm và trên 10 năm P(1,3<0,01). Tỷ lệ XVM ở nhóm mắc bệnh từ 5-10 năm và nhóm trên 10 năm có sự khác biệt p(2,3) <0,05.

Không có sự khác biệt về tuổi và giới giữa các nhóm nghiên cứu. THA sẽ làm tăng nguy cơ xơ vữa  động mạch cảnh lên 14 lần (OR= 14,09; p = 0,016) Cholesterol TP máu > 5,2 mmol/l  làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch cảnh lên 2 lần (OR = 2,88; p < 0,05). Cholesterol/LDL-C > 2,6 làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch c Chỉ số khối cơ thể BMI >23 có XVM cảnh nhiều hơn nhóm BMI<23 khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,001-0,0001).

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

  1. Đối tượng: Là 68 người bệnh đái tháo đường có bệnh thận mạn tuổi từ 30 – 69 đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.

Nhóm chứng 1: Nhóm đái tháo đường mới mắc dưới 6 tháng gồm 58 người bệnh

Nhóm chứng 2: Nhóm người bình thường không mắc ĐTĐ đi khám sức khỏe tại bệnh viện Nội Tiết trung ương gồm 60 người.

  1. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Cỡ mẫu    n= z² (1-α/2)(1-p)p/d²

Trong đó: α = 0,05 ; z² (1-α/2) = 1,96(2)

P : Tỷ số ước đoán ĐTĐ typ 2 bệnh thận mạn là 28% ở Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Dựa theo nghiên cứu của Thái Hồng Quang) [4]

d: Sai số cho phép.

Thay vào công thức tính được n=62

  1. Phương pháp và chỉ số cần thu thập:

Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng vấn

  • Thông tin về tuổi giới…
  • Tiền sử bản thân có liên quan đến bệnh đái tháo đường, THA…
  • Tiền sử về thói quen như hút thuốc…

Khám lâm sàng, làm xét nghiệm và xác định các số đo nhân trắc:

+ Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo tiêu chuẩn ADA 2002 [2].

Glucose máu tĩnh mạch ≥ 7,0 mmol/l

HbA1c ≥ 7%

+ Tiêu chuẩn kiểm soát glucose máu và  HbA1c theo tiêu chuẩn ADA 2013 [3].

  • Kiểm soát đạt mục tiêu: Glucose ≤ 7 mmol/l, HbA1c ≤ 7%
  • Kiểm soát không đạt mục tiêu: Glucose > 7 mmol/l, HbA1c > 7%

+ Tiêu chuẩn phân độ bệnh thận mạn tính theo Hội thận học Hoa kỳ 2002 [5]

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn những BN ở cả 5 giai đoạn của bệnh  thận mạn.

+ Tính mức lọc cầu thận (MLCT: Trong nghiên cứu này chúng tôi tính MLCT bằng cách đo độ thanh thải creatinin nội sinh

MLCT=

Trong đó:

Ucr: Nồng độ Creatinin trong nước tiểu (mg/100ml)

Pcr: Nồng độ Creatinin trong huyết thanh (mg/100ml)

V: Thể tích nước tiểu tính theo ml/ph

S: Diện tích da cơ thể tính theo bảng Dubois

+ Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân – cánh tay:

  • Chỉ số huyết áp cổ chân – cánh tay (ABI) là tỷ lệ giữa huyết áp tâm thu đo được ở chi dưới (động mạch mu chân hoặc chày sau) với huyết áp tâm thu cánh tay.

*Định lượng glucose máu huyết tương bình thưòng 3,9 -6,4 mmol/l

* Ure máu: Ure máu bình thường: 1,7-7,5 mmol/l.

* Creatininmáu:Creatininmáubìnhthường: 60-110 mmol/l.

* HbA1c : Xét nghiêm trên máy Intergra bằng phương pháp miễn dịch đo độ đục bình thường 4,8 – 6%

* Siêu âm ĐMC: Máy siêu âm có độ chính xác cao. Đầu dò thẳng tần số cao (≥ 7 MHz) và chiều dài của bề mặt ghi hình tối thiểu lớn hơn 3 cm.

  1. Thời gian tiến hành: Từ 1/2014 đến 5/2018
  2. Xử lý và phân tích số liệu:

Sử dụng phần mềm EPI-INFO 3.1, SPSS 16.0 để nhập và xử lý số liệu

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

  1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu tiến hành trên 186 đối tượng trong đó 68 người bệnh ĐTĐBTM, 58 đối tượng ĐTĐ mới mắc < 6 tháng, 60 đối tượng người khỏe mạnh không mắc ĐTĐ.

Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới:

Nhận xét: Phân bố  tuổi trong các nhóm nghiên cứu  khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Trong ba nhóm nghiên cứu đều có số người nam nhiều hơn nữ.

Bảng 2: Đặc điểm nhóm ĐTĐBTM theo thời gian mắc bệnh và giai đoạn bệnh thận với XVM

Nhận xét: Thời gian mắc bệnh > 10 năm số lượng đối tượng nghiên cứu mắc bệnh lý thận mạn cao hơn và tỷ lệ xơ vữa mạch cũng cao có sự khác biệt giữa hai nhóm  mắc bệnh dưới 5 năm và trên 10 năm P(1,3<0,01). Tỷ lệ XVM ở nhóm mắc bệnh từ 5-10 năm và nhóm trên 10 năm có sự khác biệt p(2,3) <0,05.

Bảng 3: Đặc điểm chỉ số khối cơ thể của nhóm nghiên cứu với XVM cảnh:

Nhận xét: Chỉ số khối cơ thể BMI >23 có XVM cảnh nhiều hơn nhóm BMI<23 khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,001-0,0001)                                                          Bảng 4: Phân bố bệnh nhân theo theo mức độ bài xuất đạm niệu và XVM cảnh trong nhóm NC:

Nhận xét: Số đối tượng nghiên cứu bài xuất đạm niệu  MAU niệu nhóm ĐTĐBTM cao hơn 2 nhóm chứng và tỷ lệ XVM  cao hơn 2 nhóm chứng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p 0,05- 0,001)

Bảng 5: Đánh giá mức độ kiểm soát glucose máu và HbA1c kiểm soát đạt mục tiêu  nhóm ĐTĐ mới mắc và nhóm ĐTĐBTM

Nhận xét: Mức độ kiểm soát glucose máu và HbA1c  đạt mục tiêu ở các đối tượng nghiên cứu nhóm ĐTĐBTM thấp hơn nhóm ĐTĐ mới mắc  p<0,01.

 Bảng 6: Tỷ suất chênh OR của xơ vữa động mạch cảnh nhóm ĐTĐBTM

Nhận xét: Huyết áp tâm thu > 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 90 mmHg làm tăng xơ vữa  động mạch cảnh tăng nguy cơ  lên 14 lần (OR= 14,09; p = 0,016) so với các bệnh nhân không có tăng huyết áp.  Cholesterol TP máu > 5,2 mmol/l làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch cảnh lên 2 lần (OR = 2,88; p < 0,05). Cholesterol/LDL-C > 2,6  làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch cảnh lên hơn 3  lần (OR = 3,12; p = 0,014).

 Bảng 7: Đặc điểm nhóm ĐTĐBTM theo thời gian mắc bệnh và giai đoạn bệnh thận với XVM cảnh

Nhận xét: Thời gian mắc bệnh > 10 năm mắc bệnh lý thận mạn cao hơn và tỷ lệ xơ vữa mạch cũng cao có sự khác biệt giữa hai nhóm  mắc bệnh dưới 5 năm và trên 10 năm P(1,3<0,01). Tỷ lệ XVM ở nhóm mắc bệnh từ 5-10 năm và nhóm trên 10 năm có sự khác biệt p(2,3) <0,05.

Bảng 8: Tỷ lệ mảng xơ vữa ở các nhóm nghiên cứu

Nhận xét: Tổng số mảng xơ vữa động mạch cảnh  ở nhóm ĐTĐBTM và nhóm ĐTĐ mới mắc cao hơn nhóm không mắc bệnh ĐTĐ. Số vị trí mảng xơ vữa ĐMC trái có xu hướng cao hơn bên phải trong nhóm ĐTĐBTM và nhóm ĐTĐ mới mắc.

4. BÀN LUẬN:

  1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: Trong 186 đối tượng nghiên cứu

Tuổi trung bình nhóm chứng 1, nhóm chứng 2, nhóm ĐTĐBTM là 47,09 ± 13,48, 48,45 ± 13,81, 46,62± 15,17 không có sự khác biệt về tuổi giữa các nhóm nghiên cứu, tỷ lệ nam cao hơn nữ. (p>0.05).

  1. Đặc điểm bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh ĐTĐ:

Thời gian mắc bệnh > 10 năm mắc bệnh lý thận mạn cao hơn và tỷ lệ xơ vữa mạch cũng cao có sự khác biệt giữa hai nhóm  mắc bệnh dưới 5 năm và trên 10 năm P(1,3<0,01). Tỷ lệ XVM ở nhóm mắc bệnh từ 5-10 năm và nhóm trên 10 năm có sự khác biệt p(2,3) <0,05.

  1. HA tâm thu >140 mmHg và hoặc hoặc huyết áp tâm trương > 90 mmHg tăng nguy cơ xơ vữa ĐMC lên 14 lần (OR= 14,09; p = 0,016).  Cholesterol TP máu > 5,2 mmol/l  làm tăng nguy cơ xơ vữa ĐMC lên 2 lần (OR = 2,88; p < 0,05). Cholesterol/LDL-C > 2,6 làm tăng nguy cơ xơ vữa ĐMC lên hơn 3  lần (OR = 3,12; p = 0,014).
  2. Chỉ số khối cơ thể BMI >23 có XVM cảnh nhiều hơn nhóm BMI<23 khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,001-0,0001).

Nguy cơ xơ vữa ĐMC trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn của Lê Thị Việt Hà (2010) [1].

Có thể đối tượng nghiên cứu của chúng tôi làm trên bệnh nhân ĐTĐ BTM, nghiên cứu của Lê Thị Việt Hà làm trên những bệnh nhân chạy thận chu kỳ và bệnh nhân suy thận.

Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tương tự như nghiên cứu của Chuang Yuan và CS (2014) nghiên cứu trên 106 bệnh nhân ĐTĐBTM [6].

5. KẾT LUẬN:

  1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu về tuổi không có sự khác biêt, tỷ lệ nam nhiều hơn nữ không có sự khác biệt (p>0,05).
  2. Thời gian mắc bệnh từ 5- 10 năm và >10 năm nguy cơ xơ vữa mạch cảnh có khác biệt so với < 5 năm (p<0,01 và p<0,05).
  3. Tăng HA tăng nguy cơ xơ vữa ĐMC 14 lần (OR= 14,09; p = 0,016). ). Cholesterol TP máu > 5,2 mmol/l tăng nguy cơ xơ vữa ĐMC lên 2 lần (OR = 2,88; p < 0,05). Cholesterol/LDL-C > 2,6  tăng nguy cơ xơ vữa ĐMC lên hơn 3  lần (OR = 3,12; p = 0,014).

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Lê Thị Việt Hà (2010). “Nghiên cứu tổn thương động mạch cảnh, động mạch đùi bằng siêu âm doppler ở bệnh nhân suy thận mạn tính”. Luận văn tiến sỹ y học, tr 64.
  2. Diabetes (2002). “The journal of clinical and applied research and education”, p 829-833
  3. Diabetes care (2013). “The journal of clinical and applied research and education”, s33
  4. Thái Hồng Quang (2012). “Thực hành lâm sàng bệnh đái tháo đường”
  5. Levey A.S.,(2003) “National kiney foundation kidney disease outcomes-quality initiative classification, prevalence and action plan for stages of chronic kidney disease”. Ann Intern Med 139: p, 137-147
  6. Journal of Diabetes Research (2014). “Cumulative Effects of Hypertetion, Dyslipidemia and Choronic Kidney Disease on Carotid Atherosclerosis in Chinese Patients with Type 2 DiabetesMellitus”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …