NGHIÊN CỨU HẠ GLUCOSE MÁU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
PGS.TS. Nguyễn Thị Nhạn, ThS. Phan Văn Tiến
Đại học Y Dược Huế
ABSTRACT
Diabetic hypoglycemia: A report from Hue Central Hospital
Objectives: To assess the frequency of factors leading to hypoglycemia in diabetic patients, and to determine threshold value for capillary plasma that defines severe and moderate diabetic hypoglycemia. Methods: From 2015 – 2017, 75 patients admitted to Department of Internal medicine, Hue Central Hospital were enrolled in a cross – sectional study. Characteristics of the patients and precipitating factors of hypoglycemia were determined. Results: The patients’ mean age was 69,29±17,79. The commonest precipitating factors of hypoglycemia related to diet. 2,65mmol/l is a threshold value for capillary plasma that defines severe and moderate diabetic hypoglycemia. Conclusions: The commonest precipitating factors of hypoglycemia related to diet. Most of the patients were outpatients. Threshold value for capillary plasma that defines severe and moderate diabetic hypoglycemia is 2,65mmol/l.
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định các đặc điểm, nguyên nhân và yếu tố làm dễ gây hạ glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường. Đánh giá mối liên quan giữa các biểu hiện lâm sàng của hạ glucose máu với mức glucose máu. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Năm 2015 – 2017, 75 bệnh nhân bị hạ glucose máu nhập viện khoa Nội, bệnh viện TW Huế được đưa vào nghiên cứu cắt ngang. Kết quả: Bệnh nhân có độ tuổi trung bình 69,29±17,79 . Các yếu tố gây hạ đường huyết thường gặp nhất liên quan chế độ ăn. Mức glucose mao mạch dưới 2,65mmol/l cho thấy bệnh nhân hạ glucose máu mức trung bình – nặng. Kết luận: Tỷ lệ hạ glucose máu ở những bệnh nhân điều trị ngoại trú cao, yếu tố làm dễ gây hạ glucose máu chủ yếu là do ăn kém. Mức glucose mao mạch dưới 2,65mmol/l cần điều chỉnh glucose máu tích cực vì là nhóm hạ trung bình – nặng.
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Nhạn
Ngày nhận bài:
Ngày phản biện khoa học:
Ngày duyệt bài:
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hạ glucose máu là biến chứng cấp hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường. Hạ glucose máu thường gặp ở bệnh nhân dùng insulin hay các nhóm thuốc sulfonylurea [11]. Vì sự nguy hiểm của biến chứng này mà ADA và Hội Nội Tiết (The Endocrine Society) [10] đã nâng mức chẩn đoán hạ glucose máu khi glucose máu ≤ 70 mg/dL.
2. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Chọn bệnh nhân ĐTĐ nhập viện hoặc đang điều trị tại các khoa Nội trực thuộc Bệnh viện Trung ương Huế. Theo đồng thuận của ADA và Hội Nội Tiết (The Endocrine Society) 2013 [10] là khi bệnh nhân ĐTĐ có glucose máu giảm ≤ 70 mg/dL (≤ 3.9 mmol/L) khi đo glucose tĩnh mạch hoặc glucose mao mạch < 3,3 mmol/l. Phân loại hạ glucose máu ở bệnh nhân ĐTĐ thành 3 nhóm [7], [6]: Nhẹ, vừa, nặng.
Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân tăng glucose máu do các nguyên nhân khác như đang dùng thuốc gây tăng glucose máu như: lợi tiểu Hypothiazide, Corticoid, Cathecholamin, thuốc ngừa thai,…
Xử lý số liệu
So sánh sự khác biệt của các tỷ lệ bằng phép kiểm test χ2. Sử dụng independent t test để so sánh 2 giá trị trung bình, test ANOVA một chiều để so sánh nhiều giá trị trung bình của 2 hay nhiều nhóm độc lập khi thỏa mãn phân phối chuẩn. Sử dụng Mann-Whitney U test, Krukal – wallis test để so sánh các giá trị trung bình của các nhóm độc lập khi không đủ điều kiện để sử dụng independent t test hoặc test ANOVA một chiều.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Đặc điểm về chung
Bảng 2. HbA1c
Bảng 3. Các yếu tố gây hạ glucose máu
Bảng 4. Triệu chứng hạ glucose máu.
Bảng 5. Nhóm thuốc điều trị
Bảng 6. Nơi xảy ra hạ glucose máu
Bảng 7. Thời gian phát hiện
Bảng 8. QTc
Bảng 9. Giá trị điểm cắt của trị số glucose mao mạch lúc hạ glucose máu trong đánh giá mức độ nặng của hạ glucose máu trên bệnh nhân ĐTĐ
4. BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi độ tuổi trung bình là 69,29±17,79 tuổi. Nhóm bệnh nhân mất sức lao động chiếm tỷ lệ cao 78,7 %, có sự khác biệt với nghiên cứu Nguyễn Thị Ngọc Tiến, Tạ Văn Trầm (2014) là 67,11% [3]. Nhóm bệnh nhân mất sức lao động thường là nhóm bệnh nhân lớn tuổi.
Bệnh nhân có xét nghiệm HbA1c đạt giá trị ≥ 7%, chưa đạt mục tiêu điều trị chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm nghiên cứu 64%. Tương đồng với nghiên cứu của Kasia J. Lipska và các cộng sự (2006) với tỷ lệ là 61,5% [8].
Yếu tố nguy cơ gây hạ glucose máu chủ yếu liên quan đến nguyên nhân ăn uống.
Số bệnh nhân có các triệu chứng giao cảm: vã mồ hôi (82,7%), hồi hộp – mạch nhanh (90,7%), đói (97,3%) chiếm tỷ lệ cao.
Bệnh nhân hôn mê hạ glucose máu chiếm tỷ lệ 57,3% so sánh có tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Mỹ An, Ngô Văn Truyền (2015) là 53% [1]; Mai Trọng Trí và cộng sự (2016) là 49% [4]. Số bệnh nhân điều trị insulin đơn thuần chiếm tỷ lệ cao nhất 48 % có khác khi so sánh với nghiên cứu Nguyễn Thị Thúy Hằng và các cộng sự (2013) là 20,27% [2]; Trần Thị Hoa Vi và các cộng sự (2013) là 17,8% [5]; nghiên cứu của Mai Trọng Trí và cộng sự (2016) là 14%[4]. Và tương đồng với nghiên cứu của Christopher D Miller và các cộng sự (1999) là 46,7% [9].
Tỷ lệ bệnh nhân hạ glucose máu khi đang điều trị ngoại trú chiếm tỷ lệ cao 64%.
Bệnh nhân hạ glucose máu vào thời điểm từ sau 5h sáng đến gần 22h tối chiếm tỷ lệ cao nhất 78,7%. Tỷ lệ này là cao hơn nhóm bệnh nhân hạ glucose máu xảy ra vào quãng thời gian còn lại, khoảng thời gian 5h sáng đến gần 22h tối là khoảng thời gian sinh hoạt chính của con người, vị vậy có nhiều người chú ý và ngay cả bệnh nhân cũng có thể nhận biết bất thường, nên tần suất nhập viện vào khung giờ này nhiều hơn.
QTc trung bình của mẫu là 468,02 ± 53,82 ms; trong đó nhóm bệnh nhân có QTc bất thường trong khoảng 440 đến 449ms chiếm tỷ lệ cao nhất 50%.
Sử dụng trị số glucose mao mạch lúc hạ glucose máu trong đánh giá mức độ nặng của hạ glucose máu trên bệnh nhân ĐTĐ, có AUC là 0,887, điểm cắt là 2,65 mmol/L với độ nhạy và đặc hiệu tương ứng là 90% và 72,7%.
5. KẾT LUẬN
Với tỷ lệ cao hạ glucose máu ở những bệnh nhân điều trị ngoại trú, yếu tố làm dễ gây hạ glucose máu chủ yếu là do ăn kém, đề nghị tăng cường giáo dục bệnh nhân theo dõi glucose máu mao mạch khi ăn kém và có nhiều bệnh lý đồng mắc.
Mức glucose mao mạch dưới 2,65mmol/l cho thấy bệnh nhân hạ glucose máu mức nặng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nguyễn Mỹ An, Ngô Văn Truyền (2015), “Đặc điểm lâm sàng, mức độ, các yếu tố nguy cơ hạ đường huyết và kết quả điều trị cấp cứu hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 5, tr.15 – 22.
- Nguyễn Thị Thúy Hằng và cs (2013), “Tình hình hạ đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.
- Nguyễn Thị Ngọc Tiến, Tạ Văn Trầm (2014), Đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường bị hạ đường huyết tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 18 (5), tr. 60 ‐ 66.
- Mai Trọng Trí, Phan Thị Quỳnh Như, Đỗ Tiến Vũ và cs (2016), Thay đổi điện tâm đồ trong cơn hạ đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường, Hội nghị khoa học kỹ thuật Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 34.
- Trần Thị Hoa Vi, Nguyễn Thanh Hiệp, Nguyễn Thị Thu Thảo (2013), Khảo sát tỉ lệ hiện mắc hạ đường huyết và mối liên quan giữa hạ đường huyết với HbA1C ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
- Burke S. D. (2011), “A balancing act: acute complications”, Diabetes Essentials for Nurses, Western Schools press, pp. 100 – 130.
- Kalra S., Mukherjee J. J., Venkataraman S., et al. (2013), “Hypoglycemia: The neglected complication”, Indian Journal of Endocrinology and Metabolism, 17 (5), pp. 819 – 834.
- Lipska K.J., Warton E.M., Huang E.S., et al. (2013), “HbA1c and Risk of Severe Hypoglycemia in Type 2 Diabetes”, Diabetes Care, 36 (11), pp. 3535-3542.
- Miller C.D., Phillips L.S., Ziemer D.C., et al. (2001), “Hypoglycemia in Patients With Type 2 Diabetes Mellitus”, Archives of internal medicine, 161 (13), pp. 1653-1659.
- Seaquist E. R., Anderson J., Childs B., et al. (2013), “Hypoglycemia and Diabetes: A Report of a Workgroup of the American Diabetes Association and The Endocrine Society”, The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, 98 (5), pp. 1845-1859.
- Tenzer P. I., Shannon M. H. (2012), “Managing hypoglycemia in primary care”, Journal of Family Practice, 61 (10), pp. S1-S8.