Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ chỉ số cổ chân- cánh tay, siêu âm Doppler động mạch hai chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường type 2

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ,

CHỈ SỐ CỔ CHÂN – CÁNH TAY, SIÊU ÂM DOPPLER ĐỘNG MẠCH

HAI CHI DƯỚI Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2

                                        Nguyễn Thị Ngân, PGS.TS. Nguyễn Thị Nhạn

 ABSTRACT

Risk factors, ankel brachial index, lower limb arteries ultrsound in type 2 diabetic

 Objectives: Assess risk factor, ABI, lower limb arteries ultrasound and some related factors in type 2   patients. Methods: From 2016 – 2017, 95 patients admitted to Department of Internal medicine, Hue Central Hospital were enrolled in a cross–sectional study. Result: 26,3% ABI ≤ 0,9. 30,5% stenosis ateries in ultrasound. There were a statistically significant associated between HbA1c, duration of diabetes with ABI, stenosis ateries. Conclusion: Peripheral vascular diseases in type 2 diabetes patients is a common phenomenon. ABI is used for screening PAD in diabetic.

 TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát một số yếu tố nguy cơ, chỉ số cổ chân/ cánh tay (ABI) và siêu âm Doppler động mạch hai chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Đánh giá mối liên quan giữa ABI, siêu âm Doppler động mạch hai dưới với một số yếu tố nguy cơ như tuổi, giới, thời gian phát hiện bệnh, vòng bụng, béo phì, huyết áp, thuốc lá, HbA1C, bilan lipid máu. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Năm 2016-2017, 95 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 nhập viện khoa Nội, Bệnh viện Trung ương Huế được đưa vào nghiên cứu cắt ngang. Kết quả: Có 26,3% chỉ số huyết áp cổ chân/cánh tay ABI ≤ 0,9. Có 30,5% bệnh nhân có tình trạng hẹp động mạch hai chi dưới trên siêu âm Doppler. Trong đó hẹp – tắc động mạch chày sau và chày trước 2 bên chiếm tỷ lệ cao nhất. Có sự tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê giữa ABI và thời gian phát hiện đái tháo đường và HbA1C. Nhóm hẹp động mạch chi dưới trên siêu âm Doppler có thời gian phát hiện bệnh đái tháo đường lâu hơn và HbA1C cao hơn nhóm không hẹp. Kết luận: Tỷ lệ bệnh động mạch chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường cao và cần phát hiện sớm và kiểm soát tốt glucose để phòng ngừa bệnh động mạch chi dưới. Chỉ số huyết áp cổ chân/cánh tay là kỹ thuật đơn giản, ít tốn kém nhưng đánh giá tình trạng huyết động khách quan so với lâm sàng, dễ thực hiện ngay tại giường bệnh. Áp dụng kỹ thuật này cho các tuyến y tế cơ sở, nơi còn thiếu các phương tiện chẩn đoán hiện đại là điều hợp lý và khả thi để chẩn đoán bệnh động mạch chi dưới.

Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Ngân

Ngày nhận bài:

Ngày phản biện khoa học:

Ngày duyệt bài:

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Người bệnh ĐTĐ có nguy cơ cao bị tắc hẹp động mạch chi dưới gấp 15 lần người không bị ĐTĐ [2]. Theo nhiều nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ bệnh động mạch chi dưới ở bệnh nhân ĐTĐ khá cao, gây tàn phế và ảnh hưởng lớn đến đời sống nhiều bệnh nhân. Đo chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân/cánh tay (ABI), siêu âm Doppler động mạch hai chi dưới là 2 phương tiện chẩn đoán BĐMCD không xâm nhập, dễ thực hiện, cho kết quả nhanh và độ chính xác khá cao.

2. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Chọn bệnh nhân đái tháo đường týp 2 nhập viện và đang điều trị tại khoa Nội bệnh viện Trung ương Huế. Đánh giá ABI theo ADA bất thường khi ABI ≤ 0,9 [6], đánh giá hẹp động mạch hai chi dưới trên siêu âm Doppler theo Abigail Thrush có 5 mức độ: không hẹp, hẹp nhẹ, trung bình, nặng, tắc [5].

Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nặng không hợp tác, loét vùng cẳng chân, cổ chân không đo được ABI.

Xử lý số liệu:

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS 20.0 và Excel 2010.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Đặc điểm chung

Bảng 2. Tỷ lệ và phân độ bệnh động mạch chi dưới theo ABI

Bảng 3. Tỷ lệ hẹp động mạch chi dưới trên siêu âm

Bảng 4. Mức độ tổn thương các động mạch trên siêu âm

Bảng 5. Tổng hợp mối liên quan giữa ABI với các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch chi dưới

Bảng 6. Tổng hợp mối liên quan giữa hẹp động mạch trên siêu âm với các yếu tố nguy cơ  của bệnh động mạch chi dưới

Bảng 7. Liên quan giữa ABI với siêu âm Doppler

4. BÀN LUẬN

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tuổi mắc bệnh trung bình là 68,54 ± 11,71 tuổi. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tâm và cộng sự (2016) trên 269 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cho thấy tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 68,3 ± 6,5 tuổi [4]. Chúng tôi ghi nhận tỷ lệ bệnh động mạch chi dưới theo ABI (ABI ≤ 0,9) chiếm 26,3%. Trong đó chủ yếu là tắc nghẽn nhẹ (9,5%) và tắc nghẽn trung bình (15,8%), 1% tắc nghẽn trầm trọng, 4,2% là xơ cứng động mạch. Nghiên cứu của Lê Hoàng Bảo và cộng sự (2012) trên 153 bệnh nhân ĐTĐ ghi nhận ABI <0,91 chiếm 23,5%, ABI >1,3 chiếm 2,6% [1]. Nghiên cứu của D.O. Soyoye (2016) trên 300 bệnh nhân (150 bệnh nhân ĐTĐ và 150 bệnh nhân nhóm chứng) ghi nhận tỷ lệ bệnh động mạch ngoại biên dựa vào ABI < 0,9 ở bệnh nhân ĐTĐ là 22% [10].

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 30,5% trường hợp hẹp động mạch chi dưới trên siêu âm Doppler. Theo Nguyễn Hữu Chức và cộng sự (2012) nghiên cứu trên 82 bệnh nhân ĐTĐ có 34,1% trường hợp có tổn thương động mạch lớn chi dưới [3]. Kết quả khá tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi. Nghiên cứu của Kumar (2016) trên 120 bệnh nhân ĐTĐ týp 2, tỷ lệ hiện mắc của BĐMNB (sử dụng siêu âm Doppler)  là 22,5% [8].

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ABI liên quan tỷ lệ nghịch với thời gian phát hiện bệnh và HbA1C. Theo R. Shaheen và cộng sự (2010) nghiên cứu trên 100 bệnh nhân ĐTĐ nghi ngờ giảm tưới máu ngoại vi cho thấy bệnh động mạch ngoại biên xảy ra đáng kể ở những bệnh nhân ĐTĐ có thời gian mắc bệnh trung bình 9,8 năm, ngay cả HbA1C đã được kiểm soát [9].

Chúng tôi ghi nhận nhóm hẹp động mạch chi dưới trên siêu âm có thời gian phát hiện đái tháo đường lâu hơn và HbA1C cao hơn nhóm không hẹp động mạch. Nghiên cứu của Bembiv (2006) trên 100 bệnh nhân tiểu đường týp 2 và 50 bệnh nhân nhóm chứng (sử dụng siêu âm Doppler màu). Tỷ lệ BĐMNB là 8% ở nhóm chứng và 24% ở người ĐTĐ. Tỷ lệ BĐMNB tỷ lệ thuận với thời gian mắc bệnh ĐTĐ và tuổi [7].

KẾT LUẬN

Tỷ lệ bệnh động mạch chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường cao và cần kiểm soát tốt glucose để phòng ngừa bệnh động mạch chi dưới. Áp dụng đo ABI cho các tuyến y tế cơ sở, nơi còn thiếu các phương tiện chẩn đoán hiện đại là điều hợp lý và khả thi để chẩn đoán bệnh động mạch chi dưới.

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Lê Hoàng Bảo và Nguyễn Thị Bích Đào (2012), “Tỷ lệ bệnh động mạch chi dưới trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 xác định bằng chỉ số cổ chân – cánh tay và các yếu tố có liên quan”, Tạp chí nội tiết đái tháo đường – Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị nội tiết – đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI, số 7, tr. 507-513.
  2. Bộ Y tế (2015), “Bệnh đái tháo đường”, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết chuyển hóa, NXB Y học, tr.219-227.
  3. Nguyễn Hữu Chức và Nguyễn Kim Lương (2012), “Nghiên cứu tình trạng động mạch lớn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Tạp chí nội tiết đái tháo đường – Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị nội tiết đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI, số 7, tr. 491-500.
  4. Nguyễn Thị Tâm, Trần Thị Thanh Hóa và Vũ Thị Thanh Huyền (2016), “Một số yếu tố liên quan đến thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đáo tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa khoa Đông Anh”, Tạp chí y học thực hành, số 3, tr. 5-8.
  5. Abigail Thrush, Timothy  Hartshorne (2005), Duplex assessment of lower limb arterial disease, 2, Peripheral Vascular Ultrasound: How, Why and When.
  6. American Diabetes Association (2003), “Peripheral Arterial Disease in People With Diabetes”, Diabetes Care. 26 (12), pp. 3333-3341.
  7. Bembi V., Singh S., al et (2006), “Prevalence of peripheral arterial disease in a cohort of diabetic patients”, South Med J. 99(6), pp. 564-569.
  8. Kumar M. S., Lohiya A., Ramesh V. et al (2016), “Sensitivity and Specificity of Pulse Oximetry and Ankle-Brachial Index for Screening Asymptomatic Peripheral Vascular Diseases in Type 2 Diabetes Mellitus”, J Assoc Physicians India. 64(8), pp. 38-43.
  9. Shaheen R., Sohail S. (2010), “A Doppler-based evaluation of peripheral lower limb arterial insufficiency in diabetes mellitus”, J Coll Physicians Surg Pak. 20(1), pp. 22-25.
  10. Soyoye D. O., Ikem R. T., et al (2016), “Prevalence and Correlates of Peripheral Arterial Disease in Nigerians with Type 2 Diabetes”, Adv Med. 2016, pp. 3529419.

 

 

 

 

 

 

 

Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …