THỰC TRẠNG TỰ QUẢN LÝ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Nhữ Thị Thu, Vũ Bích Nga
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
DOI: 10.47122/vjde.2022.52.13
ABSTRACT
Status of self-management of diabetes in type 2 diabetic patients at the Hanoi Medical
University Hospital
Background: Type 2 diabetes mellitus (T2DM) is a chronic disorder of glucose metabolism, widespread and rapidly developing worldwide. Diabetes cares roles a big part in the effectiveness of treatment, and most activities are done by the patients themselves and their relatives. Objective of this study was found out the status of self- management of diabetes in patients with T2DM. Methodology: This is a cross-sectional descriptive study that was carried out on 116 patients treated at the Hanoi Medical University Hospital, diagnosed with T2DM at least three months, able to take care of themselves. Patients were assessed through the Summary of Diabetes Self-Care Activities (SDSCA). Results: The average score of diabetes self-management is 3,42 ± 1,13. Patients performed quite well in diet (56.9%), adherence to prescribed medication (75%). Activities of physical exercise, blood sugar monitoring, and foot care were not performed well with the respective rates of 19%, 3,4%, and 3,4%. Conclusion: The results show that the level of compliance with self-care behaviors in patients is not high, which is necessary to increase Diabetes self- management Education and regularly evaluate the effectiveness of self-care behaviors care.
Keywords: Diabetes Mellitus type 2, self- care, self-management, SDSCA.
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đái tháo đường typ 2 là bệnh lý rối loạn chuyển hóa glucid mạn tính, phổ biến và phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới. Chăm sóc bệnh đái tháo đường đóng vai trò lớn trong hiệu quả điều trị, và phần lớn hoạt động này là do chính bản thân bệnh nhân và người thân thực hiện. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu thực trạng tự quản lý bệnh ĐTĐ ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 116 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội, được chẩn đoán ĐTĐ typ 2 ít nhất 03 tháng, có khả năng tự chăm sóc bản thân. BN được đánh giá thông qua bộ câu hỏi đánh giá hành vi tự chăm sóc ở bệnh nhân ĐTĐ (SDSCA). Kết quả và bàn luận: Điểm trung bình của hoạt động tự quản lý bệnh ĐTĐ là 3,42 ± 1,13. BN thực hiện khá tốt ở hoạt động tự điều chỉnh chế độ ăn uống (56,9%), tuân thủ dùng thuốc theo đơn (75%). Các hành vi tập luyện thể lực, theo dõi đường máu, chăm sóc bàn chân chưa thực hiện tốt với tỉ lệ tương ứng 19%, 3,4% và 3,4%. Kết luận: Kết quả cho thấy mức độ tuân thủ các hành vi tự chăm sóc ở bệnh nhân đái tháo đường chưa cao, cần tăng cường các chương trình giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân ĐTĐ và đánh giá thường xuyên hiệu quả hành vi tự chăm sóc.
Từ khóa: Đái tháo đường typ 2, tự quản lý, SDSCA.
Tác giả liên hệ: Vũ Bích Nga
Email: vubichnga116@gail.com
Ngày nhận bài: 05/03/2022
Ngày phản biện khoa học: 15/03/2022
Ngày duyệt bài: 30/03/2022
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự gia tăng tỷ lệ mắc ĐTĐ thì số BN ĐTĐ ngày càng tăng cao, kéo theo đó là hàng loạt các biến chứng xảy ra, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống và làm tăng cao tỉ lệ tử vong và mức độ tàn tật. Điều này là gánh nặng lớn đối với ngành y tế, làm sao để làm chậm tiến triển biến chứng và hạn chế tử vong với người bệnh.
Tự chăm sóc bệnh ĐTĐ là một quá trình phát triển kiến thức, nhận thức cá nhân bằng việc học cách thích nghi với tính chất mạn tính và bản chất phức tạp của bệnh ĐTĐ, bao gồm 7 hành vi: chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất, theo dõi đường máu, tuân thủ dùng thuốc, khả năng giải quyết tốt các biến cố, kỹ năng giải tỏa căng thẳng và các hành vi giảm thiểu rủi ro. Các hoạt động này có liên quan tới kiểm soát tốt đường máu, giảm sự tiến triển biến chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống. Nghiên cứu cho thấy tăng gấp 4 lần các biến chứng ĐTĐ đối với những người không được giáo dục chính thức về thực hành tự chăm sóc. Phần lớn hoạt động chăm sóc bệnh ĐTĐ là do chính bản thân bệnh nhân và người thân thực hiện, vì thế cần được lượng giá và sửa đổi các hành vi này. Hiện nay vẫn còn khá ít các nghiên cứu đánh giá các hoạt động tự chăm sóc bệnh ĐTĐ ở người Việt Nam. Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành nhằm thực trạng tự quản lý bệnh đái tháo đường ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội theo bộ câu hỏi SDSCA.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: 116 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 được chẩn đoán và điều trị tại khoa Nội tiết – Hô hấp bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 04/2021 đến 09/2021.
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- BN được chẩn đoán ĐTĐ theo tiêu chuẩn chẩn đoán của BYT
- BN được chẩn đoán ĐTĐ typ 2 ít nhất 03 tháng dựa trên các đặc điểm phù hợp với hoàn cảnh người Việt
- BN từ 18 tuổi trở lên, có khả năng tự chăm sóc, sinh hoạt cá nhân hàng ngày.
- BN tỉnh táo, có khả năng nghe, nói, đọc, viết
Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân: BN được chẩn đoán mắc các thể ĐTĐ khác. BN có các rối loạn về ý thức, nhận thức (trạng thái hôn mê, mắc các rối loạn tâm thần: trầm cảm, sa sút trí tuệ, tâm thần phân liệt, …) hoặc BN di chứng sau tai biến, không có khả năng tự chăm sóc bản thân.BN trong tình trạng xuất huyết cấp, nhiễm sắc tố sắt, tan máu, một số bệnh huyết sắc tố ảnh hưởng đến kết quả HbA1c.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Thu thập và phân tích số liệu
- BN được thăm khám và khai thác thông tin theo mẫu bệnh án thống nhất trong ngày đầu nhập viện.
- Thông tin đánh giá hoạt động tự quản lý bệnh ĐTĐ dựa vào bộ câu hỏi được phát triển dựa trên Bộ công cụ đánh giá hành vi tự chăm sóc ở bệnh nhân ĐTĐ (Summary of Diabetes Self-care Activities – SDSCA) trong 07 ngày gần nhất, bao gồm 11 câu hỏi chính và 14 câu hỏi mở rộng, liên quan đến chế độ ăn uống (5 câu hỏi), chế độ tập luyện (2 câu hỏi), hoạt động thử đường máu (2 câu hỏi), tuân thủ dùng thuốc (3 câu hỏi), tự chăm sóc bàn chân (5 câu hỏi), và 8 câu hỏi khuyến cáo tự chăm sóc (không chấm điểm). Bộ câu hỏi sẽ được chỉnh sửa và tiến hành điều tra thử nghiệm trước khi PV trên các đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp đánh giá: Đánh giá hoạt động tự chăm sóc của BN theo điểm số mỗi câu hỏi – tương ứng với số ngày thực hiện trong 1 tuần từ 0 – 7 ngày (0 – 7 điểm). Điểm cho mỗi hoạt động là điểm trung bình của các câu hỏi trong nhóm hoạt động đó. Điểm chung cho hoạt động tự quản lý là điểm trung bình của tất cả các hoạt động. Nhóm bệnh nhân có tổng điểm ³ 5 được đánh giá là thường xuyên thực hiện và tự chăm sóc tốt, nhóm bệnh nhân có tổng điểm < 5 được đánh giá là hoạt động chưa tốt, còn hạn chế.
Xử lý số liệu: Theo phần mềm SPSS 20.0.
3. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm nhân khẩu học của ĐTNC (N = 116)
Độ tuổi trung bình của ĐTNC là 63,7 ± 12,3, BN trẻ nhất là 23 tuổi (01 người) và lớn tuổi nhất là 87 tuổi (01 người). Đa phần BN lớn tuổi ³ 60 tuổi (70,7%) và ưu thế hơn ở nam giới (52,6%).
Hầu hết ĐTNC đang sinh sống tại khu vực thành thị (61,2%), chỉ có 7,8% ĐTNC ở cấp bậc tiểu học và chưa tốt nghiệp tiểu học. Nghề nghiệp chủ yếu của nhóm BN là người đã về hưu (41,4%).
Bảng 2. Tình trạng bệnh ĐTĐ của ĐTNC (N = 116)
Tỷ lệ người tham gia nghiên cứu có biến chứng ĐTĐ là 56%, chủ yếu mắc ĐTĐ < 5 năm (47,4%), đang điều trị bằng thuốc viên (54,3%), đã được giáo dục các hoạt động tự quản lý ĐTĐ (56,9%) nhưng không tái khám định kỳ theo hẹn (52,6%).
Mức HbA1c của ĐTNC khá cao, tỷ lệ người bệnh có HbA1c ³ 7% chiếm tới 81,9 %.
3.2. Thực trạng tự quản lý bệnh đái tháo đường theo bộ câu hỏi SDSCA trên nhóm đối tượng nghiên cứu
Bảng 3. Thực trạng hoạt động tự quản lý bệnh ĐTĐ trên ĐTNC (N= 116)
Tổng điểm bộ câu hỏi SDSCA có giá trị trung bình là 3,42 ± 1,13, tần suất bệnh nhân có tổng điểm SDSCA cao ³ 5 điểm chiếm tỉ lệ thấp (6%). Đa số BN thực hiện tốt việc quản lý chế độ ăn (56,9%), tuy nhiên vẫn còn nhiều BN ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo động vật (77,6%) và ít rau củ trong ngày (70,7%).
Ở hoạt động tập luyện, tỉ lệ bệnh nhân có tổng điểm ³5 chiếm 19%, lượng BN tập các bài tập thể dục nâng cao ít nhất 5 ngày/tuần không nhiều (14,7% tổng ĐTNC).
Khá nhiều BN dùng thuốc theo đúng chỉ định (75%), nhưng số BN thường xuyên thử đường máu tại nhà khá thấp, có 4 bệnh nhân (3,4%) thực hiện. Hoạt động chăm sóc bàn chân của nhóm ĐTNC có điểm trung bình là 3,17 ± 0,71.
Tất cả các bệnh nhân đều rửa chân hàng ngày, tuy nhiên số bệnh nhân thực hiện kiểm tra bàn chân, kiểm tra giày dép và lau khô chân ít nhất 5 ngày/tuần rất ít, chiếm tỉ lệ thấp trong nhóm ĐTNC tương ứng 8,6%, 0,9% và 5,2%.
Biểu đồ 1. Trung bình HbA1c giữa từng nhóm tự quản lý bệnh đái tháo đường (N = 116)
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị trung bình HbA1c giữa các nhóm hoạt động tự quản lý ĐTĐ tốt (³ 5 điểm) và nhóm hoạt động tự quản lý ĐTĐ chưa tốt (< 5điểm). Ở nhóm bệnh nhân tự kiểm soát tốt chế độ ăn uống, tập luyện đều đặn, tuân thủ tốt việc dùng thuốc, chăm sóc bàn chân thường xuyên có kết quả HbA1c thấp hơn so với nhóm còn lại.
4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung nhóm bệnh nhân nghiên cứu
HbA1c trung bình của các BN trong nghiên cứu là 9,68 ± 2,66 %, với 81,9% BN chưa kiểm soát tốt mục tiêu đường máu (HbA1c ³ 7%) và 56% BN có biến chứng ĐTĐ, cho thấy thực trạng kiểm soát đường máu của ĐTNC còn kém. Đa phần BN trong độ tuổi cao (70,7% BN ³ 60 tuổi), tương đương về giới, hầu hết đã về hưu và đang sống tại khu vực thành thị, mắc ĐTĐ < 5 năm (47,4%) và đang dùng đơn thuần thuốc viên điều trị bệnh (54,3%). Trên 50% BN đã được giáo dục về hoạt động tự quản lý bệnh ĐTĐ và hơn ½ số BN không tái khám định kỳ theo hẹn.
4.2. Kết quả tự quản lý bệnh đái tháo đường trên nhóm ĐTNC
Hành vi tự chăm sóc về chế độ dinh dưỡng: Kết quả nghiên cứu cho thấy, điểm trung bình thực hiện chế độ ăn uống của nhóm là 4,71 ± 1,35 trên tổng điểm 7 với 56,9% người bệnh có tổng điểm chế độ ăn uống ³ 5. 90,5% số BN thực hiện chế độ ăn lành mạnh dành cho bệnh ĐTĐ và 59,5% BN thường xuyên chú ý đến kế hoạch ăn uống trong tuần. Các BN cũng ý thức hơn việc chia đều lượng carbohydrat ra các bữa ăn trong ngày (81%).
Tuy nhiên tỷ lệ người bệnh có ăn đủ khẩu phần rau củ ít nhất 5 bữa một ngày trở lên thường xuyên (³ 5 ngày) chỉ chiếm 29,3% và 77,6% người bệnh còn ăn nhiều các thực phẩm giàu chất béo động vật.
Đa số người bệnh khi được hỏi đều biết ĐTĐ phải ăn nhiều rau cũng như hạn chế chất béo động vật nhưng lại không nằm rõ khẩu phần cũng như do tính chất bữa ăn của người Việt Nam và theo mức thu nhập của đất nước đang phát triển, người bệnh thường xuyên dùng thịt lợn, thịt bò để chế biến các món ăn, và rất nhiều bệnh nhân ăn các phần thức ăn giàu lipid động vật (phủ tạng động vật, mỡ động vật,…) dẫn đến tình trạng ăn uống không theo khuyến cáo được đề ra. Số liệu này cũng tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thị Kiều My và cộng sự trên 513 bệnh nhân ngoại trú tại khu vực Thừa Thiên Huế, tỉ lệ thực hiện chế độ ăn lành mạnh ³ 5 ngày chiếm 62,2% và chú ý kế hoạch ăn uống thường xuyên chiếm 57,9%, chế độ ăn đặc biệt như ăn nhiều rau củ/trái cây mỗi ngày thường ít thực hiện tốt (59,1%) và các BN còn ăn thực phẩm giàu mỡ động vật nhiều (79,5%).
Hành vi tự chăm sóc về hoạt động thể lực: Tỷ lệ người bệnh thực hiện ít nhất 30 phút hoạt động thế lực từ 5 ngày trở lên chiếm 46,6% và tỷ lệ thường xuyên thực hiện các bài tập chuyên biệt là 14,7 %, tổng điểm trung bình của hoạt động thể lực là 2,75 ± 2,19.
Phần lớn thời gian vừa qua trong dịch bệnh Covid19 nên các bệnh nhân bị giới hạn về không gian tập luyện, đồng thời nhiều người cho rằng bản thân không có thời gian luyện tập hoặc đã tiêu hao năng lượng quá nhiều trong các công việc, làm việc nhà cũng đủ để bù lại cho các bài tập chuyên biệt. Kết quả thực hiện ít nhất 30 phút hoạt động thể lực của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Kiều Mi tại Thừa Thiên Huế, khi tỷ lệ này lần lượt là 72,5 % và 30,8%.
Như vậy, các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có thể thực hiện ít nhất 30 phút hoạt động thể lực với tần suất khá thường xuyên, nhưng lại chưa thực hiện thường xuyên các bài tập chuyên biệt theo như được khuyến cáo.
Hành vi tự kiểm soát nồng độ Glucose máu: Hầu hết người bệnh trong nghiên cứu không thực hiện nhiều hoạt động tự kiểm soát
nồng độ Glucose máu (96,6 %), tỷ lệ này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kiều Mi với tỉ lệ 96,6%.
Kết quả nghiên cứu ở Hồ Chí Minh cũng cho thấy chỉ có 8,0 % đối tượng có tự đo đường huyết tại nhà. Hầu hết người bệnh đều phàn nàn là do giá thành cao của thiết bị thử đường máu và nhiều người cho rằng mức đường huyết ổn định không cần thử. Một vài người bệnh thấy không cần thiết tự kiểm soát đường huyết tại nhà bởi họ tái khám đều đặn hàng tháng, và đều được kiểm tra đường máu mỗi lần tái khám.
So với các kết quả nghiên cứu tại Brazil cho thấy có tới 53,4 % đối tượng có thực hiện tự đo đường máu tại nhà từ 5 ngày trong tuần trở lên và 44,0 % thực hiện theo đúng chỉ định được khuyến cáo. Mức thu nhập kinh tế khác nhau ở các khu vực nghiên cứu góp phần tạo nên sự khác biệt này.
Hành vi tuân thủ sử dụng thuốc:
Trong 116 ĐTNC, có 77,6% người dùng thuốc điều trị, và có 75% bệnh nhân thường xuyên tuân thủ liệu pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ. Điều này cho thấy người bệnh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ sử dụng thuốc.
Tuy nhiên tỉ lệ này trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Kiều Mi (93,4% BN uống thuốc đều và 89,7% BN thường xuyên dùng Insulin theo đúng chỉ định). Nhiều BN trong nghiên cứu của chúng tôi cho rằng có nhiều khó khăn trong việc tái khám, mua thuốc và duy trì thuốc điều trị trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, vài người đã cảm thấy bản thân ổn định dù không dùng thuốc nên đã bỏ điều trị một thời gian. Hơn nữa, trong nghiên cứu của chúng tôi có nhiều đối tượng không được bảo hiểm y tế chi trả các dịch vụ y tế do trái tuyến điều trị, khác với các BN phần lớn lĩnh thuốc điều trị tại địa phương theo bảo hiểm y tế hàng tháng.
Hành vi tự kiểm tra bàn chân: Hoạt động tự chăm sóc bàn chân có điểm trung bình là 3,17 ± 0,71, nhưng số BN có tổng điểm ³ 5 chiếm khá ít (3,4%). 100% bệnh nhân thực hiện hoạt động rửa chân hàng ngày cùng với sinh hoạt cá nhân, nhưng hiếm khi họ lau sạch kẽ ngón chân sau khi rửa (5,2%), và cũng có rất ít bệnh nhân thường xuyên kiểm tra bàn chân (8,6%) cũng như không thường xuyên kiểm tra giày dép của mình khi đi lại (0,9%).
Kết quả này khá tương đồng với tác giả Nguyễn Thị Kiều Mi. Rất nhiều người bệnh ĐTĐ thường mắc các bệnh lý thần kinh làm giảm/mất cảm giác và các biến chứng bàn chân ĐTĐ thường diễn biến âm thầm, kéo dài làm cho người bệnh có tâm lý chủ quan, ít chú trọng đến việc dự phòng bệnh lý.
Ngoài ra nhiều người bệnh chưa nhận được các tư vấn và hướng dẫn về việc tự kiểm tra và chăm sóc bàn chân hàng ngày. Vì thế, các cán bộ y tế cần tăng cường các hoạt động tư vấn, hướng dẫn người bệnh thực hiện các hành vi tự chăm sóc bàn chân.
Mối liên quan giữa hoạt động tự quản lý ĐTĐ và HbA1c:
ADA 2021 đã nhấn mạnh HbA1c là công cụ chính để đánh giá việc kiểm soát đường huyết và có giá trị tiên đoán mạnh mẽ đối với các biến chứng của bệnh ĐTĐ. Trong 116 ĐTNC, nhóm bệnh nhân kiểm soát tốt các hoạt động chăm sóc bản thân có kết quả HbA1c tốt hơn so với nhóm còn lại, đặc biệt ở các hoạt động kiểm soát chế độ ăn uống, tập luyện đều đặn, tuân thủ tốt việc dùng thuốc, chăm sóc bàn chân.
Theo đó, dường như bệnh nhân đạt được mục tiêu HbA1c tốt hơn thì có niềm tin vào phương pháp điều trị và thực hiện tốt hoạt động tự quản lý ĐTĐ, góp phần đạt được mục tiêu điều trị tốt hơn.
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 116 người bệnh ĐTĐ typ 2 nhập viện điều trị tại khoa Nội tiết – Hô hấp bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chúng tôi rút ra kết luận sau:
- Thực trạng tự quản lý bệnh ĐTĐ ở ĐTNC còn khá kém với điểm trung bình đánh giá theo bộ câu hỏi SDSCA là 3,42 ± 1,13.
- Trong các hành vi tự quản lý bệnh ĐTĐ, đa phần BN thực hiện tốt ở hoạt động tự điều chỉnh chế độ ăn uống (56,9%), tuân thủ dùng thuốc theo đơn (75%). Các hoạt động tập luyện thể lực, theo dõi đường máu và chăm sóc bàn chân chưa thực hiện nhiều.
- Cần tổ chức, phổ biến rộng rãi hơn các hoạt động tự chăm sóc bệnh ĐTĐ và kiểm tra, đánh giá các hoạt động thường xuyên hơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường typ 2, Bộ Y tế, 2020 (Ban hành kèm quyết định số 5841/QT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
- Nguyễn Thị Kiều Mi. Khảo sát hành vi tự chăm sóc của BN đái tháo đường type 2 tại một số xã, phường tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Y dược học Huế,
- American Diabetes Association: Standards of Medical Care in Diabetes –
- American Association of Diabetes Educators: AADE7 Self-Care Behaviors. Diabetes Educ 2008, 34:445–449.
- Cooper H, Booth K, Gill G: Patients’ perspectives on diabetes health care education. Health Educ Res 2003, 18(2):191–206.
- Health behavior and health status: Concepts, methods, and applications. –
- IDF Diabetes Atlas –
- Intensive blood-glucose control with sulphonylureas or insulin compared with conventional treatment and risk of complications in patients with type 2 diabetes (UKPDS 33) – The