Tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid trên bệnh nhân Đái tháo đường typ 2 tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2022

Trần Minh Tâm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang

DOI: 10.47122/VJDE.2023.60.2

ABSTRACT

Lipid-metabolism disorders in type 2 diabetes patients at tien giang province’s general hospital in 2022

Background: Diabetes is a metabolic disorder that is becoming more and more common, likened to a global noncommunicable pandemic. In Vietnam, the national prevalence of diabetes in adults is 5.42%, the rate of undiagnosed diabetes in the community is 63.6%. Prolonged hyperglycemia leads to other metabolic disorders, especially lipid metabolism disorders, the final result is coronary artery disease, myocardial infarction, cerebral stroke, which is the leading cause of death. mortality in many patients with pre-existing diabetes. This complication appears late, progresses silently and is difficult to reverse, while lipid indices are often less closely monitored by patients and more difficult to adjust than blood sugar. Objective: To determine the rate of lipid metabolism disorders in patients with type 2 diabetes and factors related to lipid metabolism disorders in patients with type 2 diabetes. Subject and research method: The study followed the descriptive cross-sectional method with analysis and included the subjects who were fully informed about the purpose, meaning, requirements of the topic and agreed to participate in the study. were divided into 2 groups: the normal control group and the research group were diagnosed and treated for type 2 diabetes with lipid RL at Tien Giang Provincial General Hospital. Results: The group of patients with diabetes is mainly seen in the group of 40 to 80 years old, accounting for more than 80%. The group of diabetic patients with dyslipidemia had 110 patients aged from 40 to 80 years old (similar to the normal control group) accounting for 87.31%, 3 patients were seen in the age group under 40 years old, accounting for 2.38% and 13 patients with diabetes mellitus. Patients over 80 years old account for 10.32%. The ratio of male and female patients was equal (44.44% and 55.56%) respectively: 1:1. The mean age of the diabetic group with dyslexia is: 63.43±11.66 years old. The concentrations of Glucose, HbA1C, Cholesterol, HDL, LDL, Triglycerides, Creatinine of the diabetic group with ED compared with the control group were statistically significant. Conclusion: Of the 126 patients sampled for the study, the majority were female, accounting for 55.56%, and male patients accounted for 44.44%. In the normal control group, the age group selected for the study was mainly from 40 to 80 years old, accounting for 80%. The group of diabetic patients with dyslipidemia had 110 patients aged from 40 to 80 years old (similar to the normal control group) accounting for 87.31%, 3 patients were seen in the age group under 40 years old, accounting for 2.38% and 13 patients with diabetes mellitus. Patients over 80 years old account for 10.32%. The concentrations of Glucose, HbA1C, Cholesterol, HDL, LDL, Triglycerides, Creatinine of the diabetic group with ED compared with the control group were statistically significant (p < 0.05).

Keywords: Diabetes, lipid metabolism disorder 

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Đái tháo đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa đang ngày càng trở nên phổ biến, được ví như một đại dịch không lây trên toàn cầu. Ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh đái tháo đường trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5.42%, tỷ lệ đái tháo đường chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63.6%. Tình trạng tăng đường huyết kéo dài dẫn tới những rối loạn chuyển hóa khác, đặc biệt là rối loạn chuyển hóa Lipid, hậu quả cuối cùng là các bệnh lý mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, là nguyên nhân gây tử vong cho nhiều bệnh nhân có bệnh lý nền đái tháo đường. Biến chứng này xuất hiện muộn, diễn biến âm thầm khó đảo ngược, trong khi đó các chỉ số về lipid thường ít được người bệnh lưu tâm theo dõi và khó điều chỉnh hơn so với đường máu. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ rối loạn chuyển hóa lipid trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 và các yếu tố liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipid trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu theo phương pháp cắt ngang mô tả có phân tích và gồm các đối tượng được thông tin đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của đề tài và đồng ý tham gia nghiên cứu, được chia thành 2 nhóm: nhóm chứng thường và nhóm nghiên cứu được chẩn đoán và điều trị ĐTĐ typ 2 có RL lipid tại BV Đa khoa tỉnh Tiền Giang. Kết quả: Nhóm ĐTĐ bệnh nhân gặp chủ yếu ở nhóm 40 đến 80 tuổi, chiếm khoảng hơn 80%. Nhóm ĐTĐ có RLCH Lipid có 110 bệnh nhân gặp ở lứa tuổi từ 40 đến 80 tuổi (tương đồng với nhóm chứng thường) chiếm 87,31%, 3 bệnh nhân gặp ở lứa tuổi dưới 40 tuổi chiếm 2,38% và 13 bệnh nhân gặp ở lứa tuổi trên 80 tuổi chiếm 10,32%. Tỉ lệ bệnh nhân nam và bệnh nhân nữ ngang nhau (44,44 % và 55,56%) tương ứng là: 1:1. Tuổi trung bình của nhóm ĐTĐ có RLLP là: 63,43±11,66 tuổi. Nồng độ Glucose, HbA1C, Cholesterol, HDL, LDL, Triglycerid, Creatinine của nhóm ĐTĐ có RLCH Lipid so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Trong 126 bệnh nhân lấy mẫu nghiên cứu, đa phần là nữ chiếm 55,56%, bệnh nhân nam chiếm 44,44%. Ở nhóm chứng thường, lứa tuổi được chọn vào nghiên cứu chủ yếu từ 40 đến 80 tuổi, chiếm 80%. Nhóm ĐTĐ có RLCH Lipid có 110 bệnh nhân gặp ở lứa tuổi từ 40 đến 80 tuổi (tương đồng với nhóm chứng thường) chiếm 87,31%, 3 bệnh nhân gặp ở lứa tuổi dưới 40 tuổi chiếm 2,38% và 13 bệnh nhân gặp ở lứa tuổi trên 80 tuổi chiếm 10,32%. Nồng độ Glucose, HbA1C, Cholesterol, HDL, LDL, Triglycerid, Creatinine của nhóm ĐTĐ có RLCH Lipid so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0.05) Từ khóa: Đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá Lipid. Tác giả liên hệ: Trần Minh Tâm Ngày nhận bài: 16/3/2023 Ngày phản biện khoa học: 20/3/2023 Ngày duyệt bài: 25/3/2023 1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa đang ngày càng trở nên phổ biến, được ví như một đại dịch không lây trên toàn cầu. Ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh đái tháo đường trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5.42%, tỷ lệ đái tháo đường chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63.6% (theo nghiên cứu năm 2012 của Bệnh viện Nội tiết trung ương). Tình trạng tăng đường huyết kéo dài dẫn tới những rối loạn chuyển hóa khác, đặc biệt là rối loạn chuyển hóa Lipid (77.5% tổng số bệnh nhân đái tháo đường có rối loạn chuyển hóa lipid-Bệnh viện Nội tiết trung ương- 2015), hậu quả cuối cùng là các bệnh lý mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, là nguyên nhân gây tử vong cho nhiều bệnh nhân có bệnh lý nền đái tháo đường. Biến chứng này xuất hiện muộn, diễn biến âm thầm khó đảo ngược, trong khi đó các chỉ số về lipid thường ít được người bệnh lưu tâm theo dõi và khó điều chỉnh hơn so với đường máu.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Để chẩn đoán có hay không rối loạn chuyển hóa lipid hiện nay chủ yếu dựa vào các chỉ số như Cholesterol, Triglycerid, HDL, LDL. Nhận thấy tiềm năng của các chỉ số này trong việc chẩn đoán sớm, tiên lượng và dự phòng rối loạn chuyển hóa lipid ở bệnh nhân đái tháo đường, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 với 2 mục tiêu chính như sau:

1. Xác định tỷ lệ rối loạn chuyển hóa lipid trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2.

2. Các yếu tố liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipid trên bệnh nhân đái tháo đường typ2.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Gồm các đối tượng được thông tin đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của đề tài và đồng ý tham gia nghiên cứu, được chia thành 2 nhóm:

– Nhóm chứng thường: khoảng 40 BN đối tượng khỏe mạnh

– Nhóm nghiên cứu: khoảng 40 BN được chẩn đoán và điều trị ĐTĐ typ 2 có RL lipid tại BV Đa khoa tỉnh Tiền Giang. Không dùng các thuốc có ảnh hưởng đến chuyển hóa lipid. Các BN nghiên cứu đến khám và xét nghiệm, điều trị tại khoa Nội tiết-Đái tháo đường, xét nghiệm tại Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang.

Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu

* Tiêu chuẩn nhóm chứng thường Người bình thường khỏe mạnh được lựa chọn theo tiêu chuẩn sau:

+ Tiền sử và hiện tại khỏe mạnh, có cùng độ tuổi, giới với nhóm bệnh, được lựa chọn một cách ngẫu nhiên trong những người đến khám tại BV. + Không mắc các bệnh mạn tính, ĐTĐ, suy gan, suy thận, RLCH lipid, không dùng các thuốc ảnh hưởng đến chuyển hóa lipid.

* Tiêu chuẩn nhóm nghiên cứu

– Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ theo tiêu chuẩn của ADA 2017 – Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ typ 2 bằng các XN định lượng

– Có các rối loạn lipid máu: Chẩn đoán rối loạn lipid máu khi có một trong các giá trị sau đây bất thường (theo hướng dẫn của chương trình giáo dục cholesterol quốc gia (NCEP – ATP III)): + Cholesterol toàn phần ≥ 5,2mmol/l (≥ 200mg/dl) + Triglyceride ≥ 2,3mmol/l (≥ 200mg/dl) + HDL ≤ 1,2mmol/l (≤ 45mg/dl) đối với nữ và ≤ 1mmol/l (≤ 35mg/dl) đối với nam + LDL ≥ 3,4mmol/l (≥ 130mg/dl). – Chẩn đoán xác định và đang điều trị.

– Bao gồm cả nam và nữ.

Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu + Đang có biến chứng cấp tính của ĐTĐ: nhiễm khuẩn, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu, hôn mê do nhiễm toan ceton, hạ đường huyết + Có bệnh lý kèm theo gây rối loạn lipid máu + Đang điều trị bằng các thuốc điều chỉnh rối loạn lipid máu + Không đồng ý tham gia nghiên cứu khoa học. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm: Khoa Xét nghiệm, Khoa Khám bệnh, Khoa Nội tiết- Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 03 năm 2022 đến tháng 9 năm 2022. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu – Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp cắt ngang mô tả có phân tích. – Phương pháp thông kê y học – Kết hợp các phương pháp thu thập,phân tích xử lý số liệu. Nội dung nghiên cứu Bao gồm nhóm bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ có rối loạn lipid máu. * Khai thác bệnh sử. + Thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ typ 2 thường >30 tuổi. + Các biện pháp đã điều trị. * Các xét nghiệm cận lâm sàng: + Hóa sinh máu: – Lấy máu như thời điểm làm công thức máu. – Theo dõi các thông số: xác định hoạt độ HDL-C, LDL-C. – Định lượng: glucose, creatinin, cholesterol, triglycerid. – HbA1c. Cỡ mẫu và chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện. 2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Sử dụng chương trình Excel và SPSS (version16.0), Epicalc2000 để xử lý thống kê. Tính độ lệch chuẩn, số trung bình, giá trị min, max tính tỷ lệ phần trăm. So sánh 2 số trung bình bằng kiểm định Test Student (T-test); các so sánh có ý nghĩ thống kê với p ˂ 0,05 (độ tin cậy là ˃ 95%).

3. KẾT QUẢ

3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.

Đặc điểm về tuổi và giới

Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới

Nhận xét: Trong 126 bệnh nhân lấy mẫu nghiên cứu, đa phần là nữ chiếm 55,56%, bệnh nhân nam chiếm 44,44% và tỉ lệ nam nữ giữa các nhóm đối tượng không có ý nghĩa thống kê (p = 0,71)

Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi

Nhận xét:

– Ở nhóm chứng thường, lứa tuổi được chọn vào nghiên cứu chủ yếu từ 40 đến 80 tuổi, chiếm 80%. Nhóm ĐTĐ có RLCH Lipid có 110 bệnh nhân gặp ở lứa tuổi từ 40 đến 80 tuổi (tương đồng với nhóm chứng thường) chiếm 87,31%, 3 bệnh nhân gặp ở lứa tuổi dưới 40 tuổi chiếm 2,38% và 13 bệnh nhân gặp ở lứa tuổi trên 80 tuổi chiếm 10,32%.

– Tuổi trung bình của nhóm ĐTĐ có RLCH Lipid và nhóm chứng thường không có sự khác biệt (p > 0.05).

Kết quả một số chỉ số hóa sinh máu ở các nhóm nghiên cứu

Bảng 3.3. Kết quả một số chỉ số sinh hóa ở nhóm nghiên cứu

Nhận xét: Nồng độ Glucose, HbA1C, Cholesterol, HDL, LDL, Triglycerid, Creatinine của nhóm ĐTĐ có RLCH Lipid so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0.05).

Bảng 3.4. Giá trị trung vị của một số chỉ số hóa sinh máu ở Nhóm ĐTĐ có RLLP

Nhận xét:

– Ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ có RLCH Lipid so với nhóm chứng thường có Glucose, HbA1C, Cholesterol, HDL, LDL, Triglycerid có ý nghĩa thống kê (p < 0.05).

3.2. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ tăng Cholesterol, Triglycerid, HDL, LDL ở các nhóm nghiên cứu

Nồng độ Cholesterol máu ở các nhóm nghiên cứu

Bảng 3.5. Nồng độ Cholesterol máu ở các nhóm nghiên cứu

Nhận xét: Nồng độ Cholesterol ở nhóm ĐTĐ có RLCH Lipid so với nhóm chứng thường có ý nghĩa thống kê (P < 0.05)

Nồng độ Triglycerid máu ở các nhóm nghiên cứu

Bảng 3.6. Nồng độ Triglycerid máu ở các nhóm nghiên cứu

Nhận xét: Nồng độ Triglycerid ở nhóm ĐTĐ có RLCH Lipid so với nhóm chứng thường có ý nghĩa thống kê (P < 0.05)

Nồng độ HDL máu ở các nhóm nghiên cứu

Bảng 3.7. Nồng độ HDL máu ở các nhóm nghiên cứu

Nhận xét: Nồng độ HDL ở nhóm ĐTĐ có RLCH Lipid so với nhóm chứng thường có ý nghĩa thống kê (P < 0.05)

Nồng độ LDL máu ở các nhóm nghiên cứu
Bảng 3.8. Nồng độ LDL máu ở các nhóm nghiên cứu

Nhận xét: Nồng độ LDL ở nhóm ĐTĐ có RLCH Lipid so với nhóm chứng thường có ý nghĩa thống kê (P < 0.05).

 

 

  1. BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Đặc điểm về tuổi và giới.

Một trong các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ là tuổi và giới. Đây là yếu tố không thể can thiệp được. Các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra tuổi càng cao tỉ lệ mắc ĐTĐ càng tăng, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam. Bên cạnh đó, tuổi càng cao sự tiến triển và biến chứng của bệnh càng nhanh và nặng do sự suy giảm các chức năng chuyển hóa và miễn dịch của cơ thể .

Trong nghiên cứu của chúng tôi:

– Nhóm ĐTĐ bệnh nhân gặp chủ yếu ở nhóm 40 đến 80 tuổi, chiếm khoảng hơn 80%. Nhóm ĐTĐ có RLCH Lipid có 110 bệnh nhân gặp ở lứa tuổi từ 40 đến 80 tuổi (tương đồng với nhóm chứng thường) chiếm 87,31%, 3 bệnh nhân gặp ở lứa tuổi dưới 40 tuổi chiếm 2,38% và 13 bệnh nhân gặp ở lứa tuổi trên 80 tuổi chiếm 10,32%. Tỉ lệ bệnh nhân nam và bệnh nhân nữ ngang nhau (44,44 % và 55,56%) tương ứng là: 1:1. Tuổi trung bình của nhóm ĐTĐ có RLLP là: 63,43±11,66 tuổi.

– Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với Trịnh Trung Phong (Khoa nội tổng hợp-Bệnh viện đa khoa Quảng Nam-2016) [24], nghiên cứu trên 100 bệnh nhân ĐTĐ điều trị ngoại trú tại phòng khám khoa Nội

 

A- bệnh viện Quảng Nam,cũng có độ tuổi trung bình là : 61,61 ± 10,06 tuổi, nhưng tỉ lệ nam:nữ là 1:2. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt về giới so với tác giả trên, giới tính nam của nhóm ĐTĐ trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn và tỉ lệ bệnh nam, nữ không có sự khác biệt. Sự khác biệt này một phần là bởi sự khác nhau về cỡ mẫu giữa các nghiên cứu, đặc điểm chọn bệnh nhân cũng có thể khác nhau. Hơn nữa, trong nghiên cứu của chúng tôi cũng khó có thể đại diện cho một quần thể cộng đồng nói chung do cỡ mẫu nghiên cứu chưa nhiều.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Hà Thị Oanh và cộng sự [11], khoa Nội tổng hợp-Lão khoa bệnh viện TW Huế “ Nghiên cứu nồng độ Apo A1 và Apo B ở bệnh nhân tiền ĐTĐ và ĐTĐ Typ 2 mới phát hiện”, Từ tháng 11/2013 đến tháng 7/2014 trên 35 bệnh nhân lần đầu chẩn đoán ĐTĐ typ 2 tại bệnh viện TW Huế cho thấy rằng tuổi trung bình của nhóm ĐTĐ là 69,59 ± 11,18.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Khăm Pheng Phun Ma Keo tại một số bệnh viện Viêng Chăn-Lào, tỷ lệ nam là 46.9%, tỉ lệ nữ là 53,1%. Nghiên cứu của Phạm Thị Phương Lan (2009) [22] tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, tỷ lện nam là 48,9%, tỷ lệ nữ là 51,1%. Kết quả của chúng tôi khác với Marisa.J và cộng sự tại Nhật Bản và Ấn Độ, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở nam cao hơn nữ nhưng tại Mĩ, tỷ lệ nữ cao gấp 3-4 lần nam. Như vậy, kết quả nghiên cứu tại một số bệnh viện cho thấy tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ có sự khác nhau. Sự khác nhau về tỷ lệ nam nữ này hoàn toàn phù hợp vì đây chỉ là sô liệu phản ánh thực trạng người bệnh điều trị tại bệnh viện, còn sự khác biệt tỉ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ giữa các quốc gia, giữa các khu vực trong một quốc gia có lẽ phụ thuộc vào các yếu tố như thói quen ăn uống, sự vận động, điều kiện sống, chủng tộc,… và gen ảnh hưởng đến ĐTĐ typ 2

4.2. Kết quả một số chỉ số hóa sinh ở các nhóm nghiên cứu

Ở bệnh nhân ĐTĐ, biểu hiện đường máu tăng cao có thể là kết quả của nhiều yếu tố. Do Insulin không thực hiện được chức năng đưa đường Glucose từ trong lòng mạch máu vào trong tế bào cơ thể, đường Glucose trong từ trong lòng mạch máu không lọt được vào tế bào, mà ở mãi trong lòng các mạch máu, lượng đường ngày càng tăng cao trong máu gây nên bệnh Đái tháo đường. Đồng thời có RLLPmáu có đặc điểm TG máu tăng, HDL-C giảm và xuất hiện các phân tử LDL nặng và nhỏ hơn. Do chịu tác động của nhiều yếu tố, bao gồm kháng insulin, béo phì, phương pháp điều trị, mức độ kiểm soát glucose máu, sử dụng thuốc điều trị các RL phối hợp và biến chứng ĐTĐ.

Theo nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu khác, bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có sự thay đổi nồng độ lipid máu: tăng cholesterol máu, tăng LDL máu, giảm HDL.

4.3. Giá trị chẩn đoán của LDL máu ở các nhóm nghiên cứu.

– LDLlà chất vận chuyển chính cholesterol trong máu, chủ yếu dưới dạng CE. LDL gắn vào các thụ thể nhận biết apo B100 trên màng tế bào gan (70%) và các màng tế bào khác của cơ thể. Các LDL được chuyển vào trong tế bào và chịu sự thoái hóa của lysosome, giải phóng cholesterol tự do. Sự tăng LDL có giá trị chẩn đoán RLLP.

Bảng 3.4 và 3.8 cho thấy: nồng độ LDL ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ có RLLP tăng cao hơn nhóm chứng, nhưng giữa ĐTĐ không RLLP với nhóm chứng không có sự khác biệt, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Không có sự khác biệt về nồng độ LDL giữa nam và nữ và giữa các độ tuổi khác nhau.

Bệnh nhân ĐTĐ có RLLP gồm 56 nam và 70 nữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: nồng độ LDL là 2,85±0,99 mmol/L; trung vị 2,75 mmol/L.

Nồng độ trung bình LDL máu ở nhóm chứng là 2,86±1,12 mmol/L

4.4. Giá trị chẩn đoán sớm, tiên lượng của LDL về nguy cơ RLLP của bệnh nhân ĐTĐ.

ĐTĐ là nguyên nhân phổ biến thứ 2 gây tăng lipid máu thứ phát (nguyên nhân phổ biến nhất là chế độ ăn). Tăng lipid máu một phần là do thiếu hụt insulin và/hoặc kháng insulin. Các đặc điểm chung nhất của RL lipid máu trong ĐTĐ là TG máu tăng, HDL-C giảm và xuất hiện các phân tử LDL nặng và nhỏ hơn. Các thành phần này thường kèm theo tăng nồng độ apo B, giảm Apo A1 huyết tương.

Như vậy, ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ thì có nguy cơ RLLP cao hơn.

Đề tài “Nghiên cứu Apo AI, Apo B của bệnh nhân mạch vành có HDL-C và LDL-C bình thường” của nhóm tác giả Thượng Thanh Phương, Trương Quang Bình [20] – Y Học Tp. Hồ Chí Minh cho kết quả: trong số các bệnh nhân có bệnh mạch vành được nghiên cứu, có 50.9% tổng số bệnh nhân có rối loạn về Apo AI, có 59.1% tổng số bệnh nhân có rối loạn về Apo B trong khi giá trị HDL-C và LDL-C của các bệnh nhân đều vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Tỷ lệ này cao hơn có ý nghĩa so với tỷ lệ rối loạn lipid chuẩn nhưng có Apo bình thường. Từ đó, đề tài này đưa ra kết luận rằng Apo AI, Apo B là xét nghiệm cần thiết bổ sung để đánh gia nguy cơ rối loạn lipid trên các bệnh nhân tim mạch có mức HDL-C và LDL-C bình thường

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

– Trong 126 bệnh nhân lấy mẫu nghiên cứu, đa phần là nữ chiếm 55,56%, bệnh nhân nam chiếm 44,44%.

– Ở nhóm chứng thường, lứa tuổi được chọn vào nghiên cứu chủ yếu từ 40 đến 80 tuổi, chiếm 80%. Nhóm ĐTĐ có RLCH Lipid có 110 bệnh nhân gặp ở lứa tuổi từ 40 đến 80 tuổi (tương đồng với nhóm chứng thường) chiếm 87,31%, 3 bệnh nhân gặp ở lứa tuổi dưới 40 tuổi chiếm 2,38% và 13 bệnh nhân gặp ở lứa tuổi trên 80 tuổi chiếm 10,32%.

– Nồng độ Glucose, HbA1C, Cholesterol, HDL, LDL, Triglycerid, Creatinine của nhóm ĐTĐ có RLCH Lipid so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0.05).

5.2. Kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu, từ tháng 3/2022 đến tháng 8/2022 trên 126 bệnh nhân khám và điều trị tại Bệnh viện tỉnh Tiền Giang thuộc nhóm ĐTĐ có RLLP hỗ trợ việc tiên lượng và có biện pháp dự phòng RLLP ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ typ 2 là cần thiết trong việc phòng tránh các biến chứng do RLLP gây ra và tiết kiệm chi phí trong điều trị. Cần tiếp tục nghiên cứu RLLP máu ở bệnh nhân có các bệnh lý nội tiết nói chung và bệnh lý ĐTĐ nói riêng để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. “Nghiên cứu Apo AI, Apo B của bệnh nhân mạch vành có HDL-C và LDL-C bình thường” của nhóm tác giả Thượng Thanh Phương, Trương Quang Bình – Y Học Tp. Hồ Chí Minh (2012) phụ bản số 1.

2. Trịnh Trung Phong (Khoa nội tổng hợpBệnh viện đa khoa Quảng Nam-2016)- Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân Đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại phòng khám Nội A- Bệnh viện đa khoa Quảng Nam.

Tiếng Anh

3. Berry SEE. Postprandial lipaemia – the influence of diet and its link tocoronary heart disease. Nutr Bull 2005;30:314–22.

4. Gupta Alok K and William Djohson (2010) “Prediabetes and prehypertention in disease free obese adult correlate with an exacerbates systemic proinflammatory milieu” pp7-3

About dacdien

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …