Đánh giá tình trạng mỡ tạng trên bệnh nhân thừa cân – béo phì

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG MỠ TẠNG

TRÊN BỆNH NHÂN THỪA CÂN – BÉO PHÌ

Trần Thừa Nguyên*, Nguyễn Ngọc Tuấn**,

Đào Thị Dừa*, Trần Đức Minh*

* BVTW Huế; ** Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Kontum

ABSTRACT

Assesment visceral fat level in overweight – obesity patients

Backgrounds: Overweight- Obesity causes a lot of complications, such as diabetes, cardiovascular diseases … In terms of clinical, recently people pay attention to the visceral fat (Visceral Fat Level = VFL). This parameter is considered anthropometric indices equivalent to BMI and waist circumference in the assessment of cardiovascular risk, diabetes. Objective: Assess visceral fat level and correlation between visceral fat level and age, BMI and waist circumference in overweight-obesity patients. Subjects and methods: Cross-sectional descriptive study on 98 overweight-obesity patients at Hue Central Hospital from Janruary/ 2014 to June/ 2015. BMI index, waist circumference and visceral fat level (VFL) were performed by computer analysis of Omron HBF-375 bioelectric impedance. Data were analysed by SPSS 16.0 for Windows software. Results: The average value ofvisceral fat level (VFL) was 12.5 ± 4.4%; in which: in men group: 14.8 ± 3.7% and in women group: 10.3 ± 3.8%. In group > 60 age: slightly and high visceral fat level accounted for 41.3% and 31.7%. In men group, slightly and high visceral fat level accounted for 47.9% and 45.8%. In women group, slightly and high visceral fat level accounted for 28% and 12%. There were positive correlation between visceral fat level and age, BMI and waist circumference with r- value: 0.337; 0.657 and 0.489, p<0.01.Conclusion: It should be pay an attention about visceral fat level in overweight-obesity patients.

Key words: visceral fat level, overweight-obesity

Chịu trách nhiệm chính: Trần Thừa Nguyên

Ngày nhận bài: 13.11.2016

Ngày phản biện khoa học: 25.11.2016

Ngày duyệt bài: 1.12.2016

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Tại Việt Nam, năm 2006 Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam đã công bố kết quả điều tra về thừa cân béo phì trên qui mô toàn quốc gồm 7600 hộ gia đình với 14.245 người trưởng thành (25 đến 64 tuổi) cho thấy có 16,8% người thừa cân béo phì [1]. Có sự tương quan giữa tăng huyết áp, đái tháo đường và béo phì. Đái tháo đường cũng như rối loạn đường huyết gia tăng ở béo phì, gia tăng với tuổi tác [3].

Hiện nay mô mỡ được xem là một cơ quan nội tiết phóng thích nhiều adipokine gây kháng insulin và phóng thích nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch. Về phương diện lâm sàng, gần đây người ta chú ý đến mức mỡ nội tạng (Visceral Fat Level = VFL). Thông số này được xem như chỉ số nhân trắc tương đương với BMI và vòng bụng trong đánh giá nguy cơ tim mạch [3].

Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về chỉ số mỡ tạng ở bệnh nhân thừa cân-béo phì. Trước thực tế khách quan đó, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu: 1. Đánh giá tình trạng mức mỡ tạng ở bệnh nhân thừa cân-béo phì. 2. Khảo sát mối tương quan giữa mức mỡ tạng với tuổi, BMI và vòng bụng.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu: 98 bệnh nhânkhông thừa cân-béo phì đến khám sức khỏe và điều trị tại Bênh viện Trung ương Huế. Từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015.

Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân bị phù hoặc đang điều trị với thuốc corticoid, thuốc lợi tiểu,  không đồng ý tham gia nghiên cứu

2.2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.

– Các bệnh nhân được ghi nhận tuổi,
giới tính

Đo chỉ số nhân trắc và các chỉ số mỡ bằng máy phân tích trở kháng Omron HBF-375

Bảng 2.1. Giá trị mức mỡ nội tạng theo Hội béo phì Nhật Bản [3]

– Xử lý số liệu: chương trình SPSS 16.0 for Windows.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong nghiên cứu của chúng tôi, giá trị trung bình củaBMI là 26,4 ± 2,5 kg/m2; Vòng bụng là 95,5 ± 7,2 cm; Tuổi là 62,4 ± 14,6.

3.1. Tình trạng mức mỡ tạng trên bệnh nhân thừa cân- béo phì 

Bảng 3.1. Giá trị trung bình mức mỡ nội tạng (VFL) theo nhóm tuổi

Ở nhóm bệnh nhân > 60 tuổi có giá trị mức mỡ nội tạng là cao nhất, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.2. Phân bố mức mỡ nội tạng theo nhóm tuổi

Ở nhóm bệnh nhân > 60 tuổi, tỷ lệ mức mỡ nội tạng cao là 41,3%, nhóm 41- 60 tuổi, tỷ lệ này là 35,7%. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.3. Giá trị trung bình mức mỡ nội tạng (VFL) theo giới tính

Giá trị trung bình mức mỡ nội tạng ở bệnh nhân nam cao hơn nữ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.4.  Phân bố mức mỡ nội tạng theo giới tính

Tỷ lệ bệnh nhân nam có mức mỡ nội tạng cao và rất cao chiếm tỷ lệ lớn (47,9% và 45,8%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

3.2. Tương quan giữa mức mỡ nội tạng với tuổi, BMI và vòng bụng

Bảng 3.5. Tương quan giữa mức mỡ nội tạng với tuổi, BMI và vòng bụng

Mức mỡ nội tạng có mối tương quan thuận mức độ chặt với BMI và vòng bụng.

4. BÀN LUẬN

4.1. Tình trạng mức mỡ tạng trên bệnh nhân thừa cân- béo phì 

Theo kết quả bảng 3.1, giá trị trung bình của mức mỡ nội tạng (VFL) là 12,5 ± 4,4, giá trị này cao hơn kết quả của các tác giả Lê Thị Ngọc Lan, Nguyễn Hải Thủy (10,0 ± 4,1) [3].

Từ kết quả bảng 3.2, tỷ lệ mức mỡ nội tạng cao và rất cao của chúng tôi chiếm tỷ lệ lần lượt là 37,8% và 28,6%. Các chỉ số này đều cao hơn so với nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Lan, Nguyễn Hải Thủy: 35,5% và 14,5% [5].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân ở nhóm >60 tuổi có tỷ lệ mức mỡ nội tạng cao là 41,3%, lớn hơn kết quả của Nguyễn Hải Thủy, Huỳnh Văn Minh: tỷ lệ mức mỡ nội tạng cao là 28,6%, trong khi đó tỷ lệ mức mỡ nội tạng rất cao thì ngược lại: của chúng tôi là 31,7% so với 54,6% của 2 tác giả trên [9].

Theo kết quả bảng 3.3, giá trị trung bình mức mỡ nội tạng của nam là 14,8 ± 3,7% và của nữ là 10,3 ± 3,8%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Lan, Nguyễn Hải Thủy (2013) trên 186 đối tượng:  giá trị trung bình mức mỡ nội tạng của nam là 12,27 ± 4,12% và của nữ là 8,45 ± 3,46% [5].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở nam giới có VFL cao và rất cao đều có tỷ lệ cao hơn nữ; lần lượt là 47,9% ở nam (VFL cao) so với 28% ở nữ. Nam là 45,8% (VFL rất cao) so với 12% ở nữ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có chênh lệch so với kết quả của Lê Thị Ngọc Lan, Nguyễn Hải Thủy (2013) trên đối tượng là bệnh nhân nữ: VFL cao chiếm 28,7% và rất cao chiếm 5,6%, trong khi ở bệnh nhân nam giới thì chúng tôi cao hơn nhiều: VFL cao chiếm 44,9% và rất cao chiếm 26,9% [4]. Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi có sự tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Hải Thủy (2012), “Khảo sát mối liên quan giữa tỷ lệ mỡ cơ thể và mức mỡ nội tạng bằng máy đo lượng mỡ cơ thể Omron HBF-36 ở bệnh nhân trên 45 tuổi có nguy cơ rối loạn chuyển hóa”, ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân nam có VFL cao là 44,7%, rất cao chiếm 31,5% và tỷ lệ bệnh nhân nữ có VFL cao là 46,8% và rất cao là 55,6% [7].

4.2. Tương quan giữa mức mỡ nội tạng với tuổi, BMI và vòng bụng

Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, VFL có tương quan thuận mức độ vừa với tuổi, với r= 0,337, p<0,01.

Tuổi cao là phối hợp với suy giảm chức năng ty lạp thể, giảm sinh ra ATP do phosphoryl hóa oxy (oxidative phosphorylation) có thể làm tổn thương khả năng tiết của tế bào bêta tuỵ theo thời gian. Điều này có thể làm nặng thêm bởi béo phì, gây suy giảm chức năng nội tiết của tuỵ.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, VFL có tương quan thuận mức độ chặt chẽ với BMI, r= 0,657, p<0,01.

BMI là một trong những yếu tố nguy cơ của ĐTĐ, đặc biệt là ở đối tượng < 45 tuổi. Tuy nhiên chỉ số BMI không thể phân biệt được trọng lượng của khối mỡ và khối cơ. Thật vậy, sự liên quan giữa tỷ lệ mỡ và chỉ số BMI chịu sự thay đổi theo hình dáng bên ngoài của cơ thể và sự phát triển của khối cơ bắp. Như vậy chỉ số BMI không cho phép đánh giá đúng bản chất của béo phì ở những người khác nhau và các chủng tộc khác nhau.

Trong một nghiên cứu tại Nhật Bản vào năm 1995, Matsuzawa Y. và cộng sự khi phân tích sự phân bố mỡ cơ thể qua chụp cắt lớp vi tính đã cho thấy rằng: bệnh nhân béo phì có tích luỹ mỡ ở tạng thì thường gây nên rối loạn chuyển hoá glucose và lipid hơn bệnh nhân béo phì với tích luỹ mỡ ở dưới da. Gần 90% bệnh nhân béo phì bị thiếu máu cơ tim là thuộc dạng béo phì với tích luỹ mỡ ở tạng. Qua phân tích lâm sàng có điều chỉnh với tuổi tác và giới tính, các tác giả có kết luận: ăn quá nhiều sucrose và thiếu hoạt động thể lực sẽ làm tích luỹ mỡ ở tạng, điều này làm gia tăng hoạt động của cả tân tạo lẫn phân huỷ lipid khiến gia tăng nồng độ acid béo tự do qua tĩnh mạch cửa đến gan. Việc gia tăng quá mức acid béo tự do sẽ thúc đẩy tổng hợp lipid và tân sinh đường cũng như kháng insulin, gây nên tăng lipid máu, giảm dung nạp glucose, tăng huyết áp và xơ vữa mạch máu [6].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, VFL có tương quan thuận mức độ vừa với vòng bụng, r= 0,489, p<0,01.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Hải Thủy (2012) cho thấy có sự tương quan thuân giữa số đo VB và mức mỡ nội tạng. Mức mỡ nội tạng bình thường gặp nhiều nhất ở các bệnh nhân nam và nữ có số đo vòng bụng bình thường (44,2% nam và 50% nữ); mức mỡ nội tạng cao và rất cao gặp ở nhiều ở các bệnh nhân số đo VB cao [8].

Kết quả của chúng tôi cũng tương tự như trong nghiên cứu của Nguyễn Quang Hiền (có sư tương quan giữa VB và mức mỡ nội tạng với r = 0,945, p < 0,001) [1]

Sakamoto Y, Gallager nghiên cứu ở 3 nước Mỹ, Nga, Nhật so sánh tương quan BMI và TLMCT ở người bình thường với kết quả r = 0,85-0,94, p < 0,0001.

Số đo vòng bụng được cho là phản ánh nguy cơ sức khỏe hiệu quả hơn chỉ số BMI. Quá nhiều mỡ tập trung ở giữa cơ thể sẽ dẫn tới nguy cơ bị các bệnh tim mạch và tiểu đường.

5. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 92 đối tượng không thừa cân-béo phì tại BVTW Huế, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

5.1. Tình trạng mỡ tạng ở bệnh nhân thừa cân béo phì:

– Giá trị trung bình mức mỡ nội tạng (VFL) của bệnh nhân thừa cân- béo phì  là 12,5 ± 4,4%; của nam là 14,8 ± 3,7% và của nữ là 10,3 ± 3,8%.

– Ở nhóm >60 tuổi có tỷ lệ mức mỡ nội tạng cao và rất cao lần lượt là 41,3% và 31,7%

– Ở bệnh nhân nam giới, tỷ lệ mức mỡ nội tạng cao và rất cao lần lượt là 47,9% và 45,8%. Ở bệnh nhân nữ giới là 28% và 12%.

5.2. Mối tương quan giữa mức mỡ tạng với tuổi, BMI và vòng bụng

Trên bệnh nhân thừa cân- béo phì, có mối tương quan thuận giữa mức mỡ tạng với tuổi, BMI và vòng bụng với hệ số r= 0,337; 0,657 và 0,489, p<0,01

TÓM TẮT

Đặt vấn đề:  Thừa cân- Béo phì gây ra rất nhiều biến chứng như: đái tháo đường, các bệnh tim mạch… Về phương diện lâm sàng, gần đây người ta chú ý đến mức mỡ nội tạng (Visceral Fat Level = VFL). Thông số này được xem như chỉ số nhân trắc tương đương với BMI và vòng bụng trong đánh giá nguy cơ tim mạch, đái tháo đường. Mục tiêu: 1. Đánh giá tình trạng mức mỡ tạng ở bệnh nhân thừa cân-béo phì. 2. Khảo sát mối tương quan giữa mức mỡ tạng với tuổi, BMI và vòng bụng. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 98 bệnh nhân thừa cân – béo phì tại BVTW Huế từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015. Các bệnh nhân được đo chỉ số nhân trắc và các chỉ số mỡ bằng máy phân tích trở kháng Omron HBF-375. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 for Windows. Kết quả:Giá trị trung bình mức mỡ nội tạng (VFL) của bệnh nhân thừa cân- béo phì  là 12,5 ± 4,4%; của nam là 14,8 ± 3,7% và của nữ là 10,3 ± 3,8%. Ở nhóm >60 tuổi có tỷ lệ mức mỡ nội tạng cao và rất cao lần lượt là 41,3% và 31,7%. Ở bệnh nhân nam giới, tỷ lệ mức mỡ nội tạng cao và rất cao lần lượt là 47,9% và 45,8%. Ở bệnh nhân nữ giới là 28% và 12%. Trên bệnh nhân thừa cân- béo phì, có mối tương quan thuận giữa mức mỡ nội tạng với tuổi, BMI và vòng bụng với hệ số r= 0,337; 0,657 và 0,489, p<0,01. Kết luận: Cần quan tâm đến mức mỡ nội tạng ở bệnh nhân thừa cân-béo phì.

Từ khóa:mức mỡ nội tạng, thừa cân– béo phì

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Hải Thủy, Võ Văn Thắng (2010), Yếu tố liên quan, tỷ lệ mỡ cơ thể (BFP) và mức mỡ nội tạng (VFL) ở bệnh nhân nữ có hội chứng chuyển hóa trên 45 tuổi tại thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Nội khoa, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Hội nghị Nội tiết- Đái tháo đường- Rối loạn chuyển hoá miền Trung và Tây Nguyên mở rộng lần thứ VII, 4, tr. 850- 862.
  2. Nguyễn Quang Hiền (2005), Nghiên cứu các chỉ số mỡ cơ thể bệnh mạch vành bằng phương pháp đo trở kháng bệnh sinh học, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường đại học y Huế
  3. Lê Thị Ngọc Lan (2013), “Nghiên cứu tỉ lệ mỡ cơ thể và mức mỡ nội tạng ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa”, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Huế. tr. 35.
  4. Lê Thị Ngọc Lan, Nguyễn Hải Thủy (2014), Khảo sát mối liên quan giữa tỷ lệ mỡ cơ thể và mức mỡ nội tạng với các thành tố của hội chứng chuyển hóa”, Tạp chí Nội tiết & Đái tháo đường- Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Hội nghị Nội tiết- Đái tháo đường- Rối loạn chuyển hoá miền Trung mở rộng lần thứ IX, 12, tr. 453- 462.
  5. Lê Thị Ngọc Lan, Nguyễn Hải Thủy (2014), Đánh giá chỉ số mỡ trên những bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa qua cân phân tích trở kháng điện sinh học HBF- 362”, Tạp chí Nội tiết & Đái tháo đường- Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Hội nghị Nội tiết- Đái tháo đường- Rối loạn chuyển hoá miền Trung mở rộng lần thứ IX, 12, tr. 512- 519.
  6. Matsuzawa Y, Shimomura I, Nakamura T et al (1995), Pathophysiology and pathogenesis of visceral fat obesity,Obes Res, 3 Suppl 2, pp.187S-194S
  7. Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Hải Thủy (2014), “Khảo sát tỷ lệ mỡ cơ thể và mức mỡ nội tạng bằng máy đo lượng mỡ cơ thể Omron HBF-36 ở bệnh nhân trên 45 tuổi có nguy cơ rối loạn chuyển hóa”, Tạp chí Nội tiết & Đái tháo đường- Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Hội nghị Nội tiết- Đái tháo đường- Rối loạn chuyển hoá miền Trung mở rộng lần thứ IX, 12, tr. 479- 487.
  8. Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Hải Thủy (2014), “Khảo sát mối liên quan giữa tỷ lệ mỡ cơ thể và mức mỡ nội tạng với cholesterol toàn phần, triglyceride và hội chứng chuyển hóa”, Tạp chí Nội tiết & Đái tháo đường- Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Hội nghị Nội tiết- Đái tháo đường- Rối loạn chuyển hoá miền Trung mở rộng lần thứ IX, 12, tr. 526- 534.
  9. Nguyễn Hải Thủy, Huỳnh Văn Minh, Đoàn Phước Thuộc và cs (2010), Tỷ lệ mỡ cơ thể (BFP) và mức mỡ nội tạng (VFL) có được xem như là yếu tố nguy cơ tim mạch- chuyển hóa?. Tạp chí Nội khoa, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Hội nghị Nội tiết- Đái tháo đường- Rối loạn chuyển hoá miền Trung và Tây Nguyên mở rộng lần thứ VII, 4, tr. 792- 804.

Vogelzangs N, Kritchevsky SB, Beekman AT, Brenes GA, Newman AB, Satterfield S, et al. Obesity and onset of significant depressive symptoms: results from a prospective community-based cohort study of older men and women. J Clin Psychiatry 2010; 71: 391–399. doi: 10.4088/JCP.08m04743blu

PMID: 20021992

  1. Remigio-Baker RA, Allison MA, Schreiner PJ, Szklo M, Crum RM, Leoutsakos JM, et al. Difference by sex but not by race/ethnicity in the visceral adipose tissue-depressive symptoms association: the Multi- Ethnic Study of Atherosclerosis. Psychoneuroendocrinology 2014; 47: 78–87. doi: 10.1016/j. psyneuen.2014.05.004 PMID: 25001957
  1. Kadowaki T, Sekikawa A, Murata K, Maegawa H, Takamiya T, Okamura T, et al. Japanese men have larger areas of visceral adipose tissue than Caucasian men in the same levels of waist circumference in a population-based study. Int J Obes (Lond) 2006; 30: 1163–1165
  1. Kan C, Silva N, Golden SH, Rajala U, Timonen M, Stahl D, et al. A systematic review and meta-analysis of the association between depression and insulin resistance. Diabetes Care 2013; 36: 480–489. doi: 10.2337/dc12-1442 PMID: 23349152
  1. Matsushita Y, Nakagawa T, Yamamoto S, Takahashi Y, Yokoyama T, Noda M, et al. Associations of visceral and subcutaneous fat areas with the prevalence of metabolic risk factor clustering in 6,292 Japanese individuals: the Hitachi Health Study. Diabetes Care 2010; 33: 2117–2119. doi: 10.2337/dc10- 0120 PMID: 20460443
  1. Yamamoto S, Matsushita Y, Nakagawa T, Hayashi T, Noda M, Mizoue T. Circulating adiponectin levels and risk of type 2 diabetes in the Japanese. Nutr Diabetes 2014; 4: e130. doi: 10.1038/nutd.2014.27 PMID: 25133442
  1. Yakura N. Verification of the Validity of Depressive Symptom Scale. Based on the Existing Health

Questionnaire. Asian Pac J Dis Manage 2009; 3: 21–26.

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …