NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP BẰNG ENALAPRILTRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG
Phạm Thị Tùng, Tạ Văn Trầm và cộng sự*
*Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang
SUMMARY
Research status and evaluation of outcomes treatment hypertension with enalapril in type 2 diabetes patiens in Tien Giang general central hospital
Backgrounds: Hypertension in patients with diabetes have been many studies demonstrating 2 times non-diabetic people. Objectives: Learn the elements relating to the status of hypertension in patients with type 2 diabetes treated at the Tien Giang central hospital. Methods: descriptive cross-sectional. Results: The study of the situation and assess the results of treatment of hypertension with enalapril in patients with type 2 diabetes-related factors include: age, family history of hypertension, obesity, smoking tobacco, alcohol. no association between a family history of diabetes, physical activity. Conclusion: There are factors related to the status of hypertension in patients with type 2 diabetes.
Keywords: Factors related to hypertension in patients with type 2 diabetes
Chịu trách nhiệm chính: Phạm Thị Tùng
Ngày nhận bài: 6.11.2016
Ngày phản biện khoa học: 19.11.2016
Ngày duyệt bài: 1.12.2016
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường type 2chiếm 70 – 90% tổng số bệnh nhân đái tháo đường, nếu không được điều trị đái tháo đường sẽ gây ra các biến chứng nặng nề khó hồi phục, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người bệnh [4]. Tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 làm tăng biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ như bệnh mạch vành, bệnh võng mạc, bệnh lý cầu thận. Do đó để làm giảm xuất hiện các biến chứng cũng như ngăn ngừa sự tiến triển và biến chứng của bệnh đái tháo đường, thì ngoài việc kiểm soát tốt đường huyết còn phải kiểm soát tốt huyết áp [1]. Từ cơ sở trên chúng tôi nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả điều trị tăng huyết áp bằng Enalapril trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại bệnh viện Đa khoa Trung Tâm Tiền Giang”với mục tiêu Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tình trạng tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng:
Bệnh nhân đái tháo đường type 2 đến khám và điều trị tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang có tăng huyết áp.
Tiêu chuẩn chọn mẫu:
-Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường:Theo khuyến cáo của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) năm 2013 [9].
- HbA1c ≥ 6,5%
- Đường huyết tương lúc đói ≥126 mg/dl, (≥ 7,0 mmol/L) được lấy 2 lần. (Đường huyết lúc đói là đường huyết khi đo ở thời điểm nhịn đói ít nhất 8h).
- Đường huyết tương bất kỳ ≥ 200mg/dl (11,1 mmol/L) kèm theo lâm sàng cổ điển: uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhiều.
– Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ: những bệnh nhân đái tháo đường nhưng:
– Mắc các bệnh cấp tính, đang nằm cấp cứu.
– Đang dùng thuốc gây tăng huyết áp.
– Không giao tiếp được.
– Bệnh nhân không đo được huyết áp như bị cụt tay.
– Bệnh nhân bị gù vẹo cột sống không đo và tính được BMI.
– Bệnh nhân có chống chỉ định với Enalapril.
– Những bệnh nhân có tăng huyết áp đang điều trị.
2.2. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang phân tích.
2.3. Phương pháp xử lý và phân tích: Phần mềm STADA 8.0
III. KẾT QUẢ
Có 119 bệnh nhân mẫu được đưa vào nghiên cứu.
3.1. Liên quan giữa tuổi với tăng huyết áp
Bảng 3.1. Liên quan giữa tuổi với tăng huyết áp
3.2. Liên quan giữa tiền sử gia đình có tăng huyết áp
Bảng 3.2. Liên quan tiền sử gia đình có tăng huyết
3.3. Liên quan giữa thừa cân, béo phì
Bảng 3.3. Liên quan giữa thừa cân, béo phì
3.4. Hoạt động thể lực
Bảng 3.4. Liên quan giữa hoạt động thể lực
3.5. Liên quan giữa hút thuốc lá ở nam
Bảng 3.5. Liên quan giữa hút thuốc lá ở nam
3.6. Liên quan giữa uống rượu bia ở nam
Bảng 6. Liên quan giữa uống rượu bia ở nam
IV. BÀN LUẬN
4.1. Tuổi
Nhiều nghiên cứu cho thấy tuổi càng lớn thì tỷ lệ mắc tăng huyết áp càng cao. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những người từ 40 – 59 tuổi có nguy cơ tăng huyết áp mới gấp 5,58 lần so với ngững người < 40 tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p = 0,006. Nghiên cứu của tôi tương đương với nghiên cứu của Vương Thị Hồng Hải (2007), có độ tuổi tăng huyết áp nhiều nhất là 50 – 59 tuổi chiếm 55%, Trên 60 tuổi 26,6% và < 40 tuổi 18,4% [2]. Nghiên cứu của chúng tôi ở lứa tuổi trên hoặc bằng 60 tuổi tỷ lệ tăng huyết áp thấp hơn lứa tuổi 40 – 59
4.2. Liên quan giữa tiền sử gia đình có tăng huyết áp
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh nhân tăng huyết áp có tiền sử gia đình tăng huyết áp là 68,46% có nguy cơ tăng huyết áp gấp 2,82 lần so với những bệnh nhân không có tiền sử gia đình tăng huyết áp là 43,48%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p = 0,001. Nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Dương Hoàng Huy (2010) người có tiền sử gia đình tăng huyết áp là 56,1% và người có tiền sử gia đình không tăng huyết áp là 43,9% sự khác biệt cũng có ý nghĩa thống kê p = 0,000 [3].
4.3. Liên quan giữa thừa cân béo phì
Nghiên cứu của chúng tôi thấy ở người béo phì có có nguy cơ tăng huyết áp gấp 4,3 lần so với người không béo phì, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p = 0,000. Nghiên cứu của tôi tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Trần Tuyết Trinh (2013), người béo phì có tỷ lệ tăng huyết áp là 88% và người không béo phì có tỷ lệ tăng huyết áp là 12% [7]. Theo Đào Thị Lệ Uyển (2008), cho thấy người béo phì có tỷ lệ tăng huyết áp là 2,65% cao hơn ở nhóm không béo phì là 1,61% [8]. Như vậy có mối liên quan giữa béo phì và tăng huyết áp, người béo phì có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn là người không béo phì.
4.4. Liên quan giữa hoạt động thể lực
Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy tỷ lệ người có hoạt động thể lực có tỷ lệ tăng huyết áp là 52% và không hoạt động thể lực có tỷ lệ tăng huyết áp là 62,42%, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, P = 0,194. Chu Hồng Thắng (2008), người hoạt động thể lực có tỷ lệ tăng huyết áp là 9,3% và người không hoạt động thể lực có tỷ lệ tăng huyết áp là 21,4% [6]. Nguyễn Trần Tuyết Trinh (2013), người có hoạt động thể lực có tỷ lệ tăng huyết áp là 46% không vận động thể lực có tỷ lệ tăng huyết áp 53%. Hoạt động thể lực có liên quan đến tăng huyết áp, hoạt động thể lực có thể làm giảm nguy cơ thừa cân và béo phì [10], hai yếu tố này làm gia tăng nguy cơ tăng huyết áp.
4.5. Liên quan giữa hút thuốc lá
Theo nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân hút thuốc lá có có nguy cơ tăng huyết áp gấp 3,32 lần so với những người không hút thuốc lá sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p= 0,007. Nguyễn Trần Tuyết Trinh (2013), người hút thuốc lá có tỷ lệ tăng huyết áp là 62,5% và không hút thuốc lá có tỷ lệ tăng huyết áp là 37,5% [7]. Chu Hồng Thắng (2008) người hút thuốc lá có tỷ lệ tăng huyết áp là 23,7%, người không thuốc lá có tỷ lệ tăng huyết áp là 15,9% [6]. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa tăng huyết áp và hút thuốc lá, người hút thuốc lá nhiều có nguy cơ tăng nhiều hơn người không hút thuốc lá.
4.6. Liên quan giữa uống rượu bia
Trong nghiên cứu của chúng tôi người có thói quen uống rượu bia thường xuyên có nguy cơ tăng huyết áp gấp 1,43 lần so với người không uống rượu bia, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p = 0,009. Nghiên cứu của tôi tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thành Sang (2010), người uống rượu bia có tỷ lệ tăng huyết áp là 62,5% và người không uống rượu bia có tỷ lệ tăng huyết áp là 45,03% [5], Như vây có sự liên quan giữa uống rượu bia và tăng huyết áp, người uống rượu bia càng nhiều thì tỷ lệ tăng huyết áp càng nhiều, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 119 bệnh nhân tăng huyết áp trên đái tháo đường type 2 có sự liên quan giữa tuổi, tiền sử gia đình tăng huyết áp, béo phì, hút thuốc lá, uống rượu bia có ý nghĩa thống kê, không có liên quan giữa hoạt động thể lực với tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, không có ý nghĩa thống kê.
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường đã được nhiều nghiên cứu chứng minh gấp 2 lần người không đái tháo đường. Mục tiêu: Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tình trạng tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa Trung Tâm Tiền Giang. Phương pháp: mô tả cắt ngang. Kết quả: Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả điều trị tăng huyết áp bằng Enalapril trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 có các yếu tố liên quan gồm: tuổi, tiền sử gia đình tăng huyết áp, béo phì, hút thuốc lá, uống rượu bia. không có liên quan giữa tiền sử gia đình đái tháo đường, hoạt động thể lực. Kết luận: Có các yếu tố liên quan đến tình trạng tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.
Từ khóa: Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tạ Văn Bình (2007), Nhữngnguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường và tăng glucose máu, Nhà xuất bản Y học, tr. 50 – 69, 395, 438, 712.
- Vương Thị Hồng Hải (2007), Nghiên cứu kết quả điều trị ngoại trú tăng huyết áp bằng thuốc Enalapril và Nifedipin tại Tp Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Y học. Trường Đại học Y khoa Đại học Y Dược Thái Nguyên.
- Dương Hoàng Huy (2010), Khảo sát tỷ lệ đái tháo đường type 2 tại Thành Phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long, Luận án chuyên khoa cấp 2. Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Đỗ Trung Quân (2007), đái tháo đường và điều trị. Nhà xuất bản y học, tr 17- 61, 221- 226
- Nguyễn Thanh Sang (2010), Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp ở người cao tuổi tại huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang, Luận án chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y Dược Huế.
- Chu Hồng Thắng (2008), nghiên cứu thực trạng tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa ở người tăng huyết áp tại xã Hóa Thượng, huyện Đông Hỷ tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỉ y học, Trường Đại học Y Dược ĐạihọcThái Nguyên
- Nguyễn Trần Tuyết Trinh ( 2013), Khảo sáttình hình tăng huyết áp ẩn giấu trên bệnh nhân đái tháo đường type 2, luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Đào Thị Lệ Uyển (2008), Tình hình tăng huyết áp trên bệnh nhân có tuổi bị đái tháo đường tại phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỷ Y học, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
- American Diabetes Association (2013), Standards of medical care in diabetes- 2013, Diabetes Care, số 36 Supplement 1, S11- S66.
- Kesavachandran C, Bihari V, and Nmathur (2009), Can physical activity maintain normal grades of body mass index and body fat percentage?, Int J Yoga 2(1) : 26 – 29.