TỶ LỆ TĂNG HUYẾTÁP TẠI KHOA KHÁM CHỮA BỆNH
THEO YÊU CẦU – BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Đỗ Trung Quân; Lê Huy Hoàng
TÓM TẮT
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới năm 2012, ước tính trong 57 triệu ca tử vong trên toàn cầu trong năm 2008 có 36 triệu ca tử vong (63%) là do bệnh không lây. Tỷ trọng lớn nhất của bệnh không lây trường hợp tử vong là do các bệnh tim mạch (48%) [40]. Trong đó tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ hành vi và sinh lý hàng đầu. Tăng huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính. Tăng huyết áp là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là mối đe dọa rất lớn đối với sức khỏe của con người, là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở người cao tuổi [36]. Và tăng huyết áp được báo cáo là thứ tư đóng góp đến tử vong ở các nước phát triển và thứ bảy ở các nước đang phát triển. Mục tiêu: Nhận xét các tỷ lệ tăng huyết áp ở đối tượng đến khám sức khỏe tại Khoa khám bệnh theo yêu cầu-BV Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 1145 đối tượng từ 30 đến 69 tuổi đến khám sức khỏe tại khoa khám bệnh theo yêu cầu – BV Bạch Mai, từ tháng 10 năm 2018 – tháng 3 năm 2019, được đo huyết áp chẩn đoán tăng huyết áp theo Hội tim mạch Việt Nam. Kết quả: Tỷ lệ tăng huyết áp là 24,05%, tỷ lệ tăng huyết áp mới phát hiện là 16%.
Chịu trách nhiệm chính: Đỗ Trung Quân
Ngày nhận bài: 01/4/2019
Ngày phản biện khoa học: 16/4/2019
Ngày duyệt bài: 30/4/2019
1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu (12,7%), cao hơn các nguyên nhân khác như sử dụng thuốc lá (8,7%) hay tăng đường máu (5,8%). Tần suất tăng huyết áp nói chung trên thế giới là khoảng 41% ở các nước phát triển và 32% ở các nước đang phát triển [39]. Báo cáo gần đây cho thấy gần 1 tỷ người lớn (hơn một phần tư dân số thế giới) bị tăng huyết áp trong 2000 và điều này được dự đoán sẽ tăng lên 1,56 tỷ vào năm 2025. Trong khu vực của tổ chức Y tế thế giới tỷ lệ tăng huyết áp trong năm 2008, cao nhất tại châu Phi 36,8% [40]. Tại Việt Nam, theo một điều tra gần đây nhất (2008) của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (≥ 25 tuổi) tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta thì thấy tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng lên đến 25,1% nghĩa là cứ 4 người lớn ở nước ta thì có 1 người bị tăng huyết áp. Với dân số của Việt Nam là khoảng 88 triệu dân thì ước tính sẽ có khoảng 11 triệu người bị tăng huyết áp [37].
Dự báo trong những năm tới số người mắc bệnh tăng huyết áp sẽ còn tăng do các yếu tố liên quan như: Hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, dinh dưỡng bất hợp lý, ít vận động vẫn còn phổ biến… Theo tổ chức Y tế thế giới, khống chế được những yếu tố nguy cơ này có thể làm giảm được 80% bệnh tăng huyết áp.
Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về THA, tuy nhiên do sự thay đổi nhanh chóng về mức sống, lối sống vẫn cần có những nghiên cứu để cảnh báo nguy cơ gia tăng của THA. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Xác định tỷ lệ tăng huyết áp những người đến khám sức khỏe tại khoa khám bệnh theo yêu cầu bệnh viện Bạch Mai”.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
1145 đối tượng đến khám sức khỏe tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu bệnh viện Bạch Mai , thỏa mãn đầy đủ các tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
– Là người Việt Nam khỏe mạnh; Tuổi từ 18 đến 70, không phân biệt giới tính
– Đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
– Các đối tượng có các bệnh lý mạn tính nặng: xơ gan, suy thận mạn, các bệnh nhân dùng corticoid dài ngày (>1tháng).
– Các đối tượng không thể tự đứng được.
– Các đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu.
– Các đối tượng giảm sút trí tuệ nặng.
– Các đối tượng có bệnh lý cấp tính.
2.2Phương pháp nghiên cứu:
-Thiết kế nghiên cứu: phương pháp mô tả cắt ngang.
-Nội dung nghiên cứu:
-Họ, tên, địa chỉ, điện thoại, đo huyết áp, BMI, chỉ số vòng eo mông, tiền sử bản thân và gia đình về ĐTĐ, hút thuốc lá, rượu bia.
-Lấy máu tĩnh mạch lúc đói: HbA1c, mỡ máu
-Tiêu chuẩn xác định tăng huyếtáp theo hội tim mạch Việt Nam
2.3 Xử lý số liệu: theo phương pháp thống kê y học phần mềm SPSS 16.0
- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm chung:
Bảng 1: phân bố giới tính và tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 47,0 ± 8,34, thấp nhất là 30, cao nhất 69 tuổi. Tuổi trung bình của nam là 47,0 ± 8,03, của nữ là 48,0 ± 8,55. Nam có 461 người chiếm 40,3%, nữ có 684 chiếm 59,7%.
3.2 Đặc điểm huyết áp của nhóm nghiên cứu
3.2.1. Đặc điểm về tiền sử tăng huyết áp của nhóm nghiên cứu
Bảng 2: Đặc điểm tiền sử tăng huyết áp theo giới
Tỷ lệ đối tượng có tiền sử tăng huyết áp trong nhóm nghiên cứu là 9,6%. Trong đó nam chiếm 39,4%, nữ chiếm 60,6%
3.2 .2 Đặc điểm về tỷ lệ tăng huyết áp của nhóm nghiên cứu
Bảng 3: Đặc điểm tỷ lệ tăng huyết áp theo giới
Tỷ lệ tăng huyết áp của nhóm nghiên cứu là 24,05%. Theo nghiên cứu của Viện tim mạch Việt Nam 2010 tỷ lệ tăng huyết ápở người trên 25 tuổi là 25,1%gần tương tự trong nghiên cứu của chúng tôi.[37]. Trong các đối tượng tăng huyết áp, nam chiếm 49,3% nữ chiếm 50,7%.
Bảng 4: Đặc điểm tỷ lệ tăng huyết áp theo nhóm tuổi
Tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm từ 60 tuổi trở lên là cao nhất 42,9%, tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm30 đến 39 tuổi là thấp nhất 2,9%. Nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh THA tại một số xã phường Hải Phòng năm 2012 của Lê Thị Song Hương ở người dân từ 40 tuổi trở lên, cho thấy tỷ lệ THA ở nhóm tuổi từ 80 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất (43,8%), nhóm tuổi từ 60-79 tuổi là 36,6%, nhóm từ 40-59 tuổi là 12,6%.[14].
3.2.3. Đặc điểm phân độ tăng huyết áp của nhóm nghiên cứu
Bảng 5: Đặc điểm phân độ tăng huyết áp nhóm nghiên cứu theo giới
Tỷ lệ tăng huyết áp mới phát hiện là 16% trong đó cao nhất là tăng huyết áp độ 1 với tỷ lệ 11,5%. Tỷ lệ tăng huyết áp mới phát hiện của nam là 22,3% cao hơn so với nữ là 11,8%.
4. BÀN LUẬN
4.1 Về tuổi và giới
Tuổi: 1145 đối tượng tuổi từ 30 – 69 tuổi đến khám sức khỏe tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu – Bệnh viện Bạch Mai tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 47,0 ± 8,34, tuổi thấp nhất là 30, tuổi cao nhất 69 tuổi. Tuổi trung bình của nam là 47,0 ± 8,03 của nữ là 48,0 ± 8,55. Nhóm tuổi 30 – 39 chiếm 20%, nhóm tuổi 40 – 49 là 38,8%, nhóm tuổi 50 – 59 là 35,1%, nhóm 60 – 69 là 6,1%.
Giới: Trong nghiên cứu của chúng tôi, phân bố tỷ lệ nữ là 59,7%, và 40,3% là nam.
4.2 Về các tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp
Trong nghiên cứu của chúng tôi thì tổng số có tăng huyết áp là 275 đối tượng, chiếm 24,05% trong đó tiền sử tăng huyết áp là 9,6%,tăng huyết áp mới phát hiện là 16%. Trong số các bệnh nhân tăng huyết áp mới phát hiện tỷ lệ tăng huyết áp độ 1 là cao nhất chiếm 11,5%. Tỷ lệ nam giới mới phát hiện là 22,3% cao hơn so với nữ là 11,8%. Khi so với nghiên cứu của Viện Tim mạch Quốc gia tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta thì tỷ lệ THA của những người từ 25 tuổi trở lên trên toàn tỷ lệ THA 25,1%Gần tương tự như kết quả nghiên cứu của chúng tôi[37].Nghiên cứu của Phạm Thị Tâm, Nguyễn Tấn Đạt, Lê Minh Hữu (2014) tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang tỷ lệ người bị THA là 39,4%. Năm 2010, theo điều tra của Trần Kim Phụng về tỷ lệ THA ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị là 26,6%.[22], [24]. Tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn trong nghiên cứu của chúng tôi.
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 1145 đối tượng từ 30 – 69 tuổi đến khám tại khoa Khám Bệnh Theo Cầu – Bệnh Viện Bạch Mai chúng tôi nhận xét sau:
- Tỷ lệ tăng huyết áp là 24,05%
- Tỷ lệ tăng huyết áp mới phát hiện là 16%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- As per the World Health Statistics (2012), “Epidemiology of Hypertension”, Global11,12, of the estimated 57, SUPPLEMENT TO JAPI, FEBRUARY 2013, VOL. 61.
- Cressionl Mabel, Gorina Yelena, Bilheimer Linda & Richard, G. (2010), “Trends in Health Status and Health care Use Among Older Men”, National Health Statistics Report, page 5.
- Hypertension Canada (2014), “Misson and vison“, Retrieved access on 24/1/2015, from https://hypertension.ca/en/mission-and-vision
- PDA Office of Wonmen’s Health (2007), “High Blood Pressur”, Health information Center, page 1.
- S Department of health and human sevices (2003), “Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure”, The seventh Report of the Joint National Committee on, page 3.
- World Health Organization, “Raised blood pressure“, Retrieved accessed on 20/9/2014, from http://www.who.int/gho/ncd/risk_factors/blood_pressure_prevalence_text/en/
- Lung National Heart, and Blood Institute (2002). <atp-3-cholesterol-full-report.pdf>, NIH Publication
- Enkhmaa, K. Shiwaku, E. Anuurad và cộng sự (2005). Prevalence of the metabolic syndrome using the Third Report of the National Cholesterol Educational Program Expert Panel on Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Cholesterol in Adults (ATP III) and the modified ATP III definitions for Japanese and Mongolians. Clin Chim Acta, 352(1-2), 105-113.