LỢI ÍCH CỦA TẬP THỂ DỤC TRONG VIỆC KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP TẬP THỂ DỤC MỚI HIỆN NAY.
BS. Nguyễn Thế Thành (*)
Bệnh Viện An Sinh
Summary
Lifestyle modification with diet and exercise have proven to prevent diabetes more effectively than drugs.Excercise will help to control blood glucose better if we do it after each meal.
Tóm tắt
Thay đối lối sống với tập thể dục và tiết chế đã được chứng minh ngăn chặn bệnh đái tháo đường hiệu quả hơn hẳn cả thuốc.Tập thể dục sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn nếu chúng ta tập thể dục sau mỗi bữa ăn
I. SỰ QUAN TRỌNG CỦA VIỆC KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT.
Sự phát triển của xã hội với công nghệ hiện đại làm thay đổi lối sống với thói quen ăn uống quá mức, ít vận động dễ gây tăng cân béo phì,tăng đường huyết (ĐH) dần dẫn đến rối loạn dung nạp (RLDN) sau đó là đái tháo đường (ĐTĐ).
Người ta ghi nhận bệnh ĐTĐ ngày càng gia tăng trên toàn thế giới: Năm 2011 có đến 366 triệu người mắc bệnh, nhưng đến năm 2030 con số này có thể lên đến 552 triệu người.
Khi bị ĐTĐ nếu không kiểm soát tốt ĐH , bệnh nhân bị các biến chứng cấp như hôn mê do ĐTĐ dễ làm bệnh nhân tử vong, hoặc bị các biến chứng mãn tính như suy thận, mù mắt, tê nhức thần kinh hay bệnh mạch vành tim, tai biến mạch máu não , bị thiết đoạn chi làm chi phí điều trị tăng cao và bệnh nhân bị giảm chất lượng cuộc sống.
Để ngăn chặn ĐH tăng cao chuyển sang RLDN, sang ĐTĐ, chúng ta cần tiết chế, tránh béo phì,tập thể dục. Trong phạm vi bài này chúng tôi xin giới hạn trong việc tập thể dục.
II. SƠ LƯỢC SINH LÝ BỆNH ĐTĐ TYPE 2:
Cho đến này có nhiều cơ chế bệnh sinh đưa đến bệnh ĐTĐ, nhưng cơ chế chính là sự tiết insulin bất thường của tế bào beta đi kèm với sự đề kháng insuline.(9)
– Sự bất thường của tế bào beta tụy: Làm insuline tiết không không kịp hay không đủ khi ăn vào làm ĐH tăng cao.
– Sự đề kháng insuline ở mô ngoại biên :
Chủ yếu ở mô cơ : Do tăng đề kháng với insulin làm đường vào mô giảm.
Ở mô gan: Kéo dài sự tăng ĐH sáng đói. Dự trữ đường ờ gan không đủ vì sau ăn ĐH qua gan gấp đôi so với người bình thừơng.
Ở người chưa bị ĐTĐ: Nếu béo phì,ít vận động dễ làm tăng đề kháng insuline. Khi ăn vào ĐH tăng cao, tế bào tuyến tụy tiết insulin để đưa insulin vào mô tế bào, do có sự đề kháng với insuline nên đường không đưa vào mô cũng như dự trữ ở gan đủ,
Nếu để ĐH tăng cao kéo dài , tế bao beta tiếp tục cố gắng tiết insuline để chuyển hóa, lâu ngày tế bào suy yếu tiết không đủ insulin làm bệnh ĐTĐ hình thành và phát triển.
Tập thể dục là phương pháp làm giảm đề kháng insulin, giúp các mô nhậy cảm với insulin và làm đường đưa vào các mô để xử dụng dễ dàng hơn.
III. MỘT SỐ TIÊU CHÍ CHẨN ĐOÁN
A. RỐI LOẠN DUNG NẠP.
RLDN Là tình trạng tiền ĐTĐ rất dễ chuyển sang ĐTĐ,mỗi năm khoảng 1-10% người chuyển sang ĐTĐ đường huyết tăng cao hơn mức bình thường nhưng chưa phải ĐTĐ. Chẩn đoán dựa vào: (4)
Đường huyết sáng đói: 100mg/dl hay 110 – 125mg/dl: Rối loạn dung nạp sáng đói.
Đường huyết 2 giờ sau uống 75 g đường: 140-199 mg/dl :Rối loạn dung nạp glucose.
HbA1c : 5.7-6.4%.
Để đánh giá sự hiệu quả của phương pháp ngăn chặn bệnh ĐTĐ người ta thường dựa vào kết quả của việc ngăn chặn RLDN chuyển sang ĐTĐ.
B. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Khi bệnh nhân có ít nhất một trong những tiêu chuẩn sau :ĐH sáng đói ≥126mg/dl , ĐH sau ăn ≥200mg/dl , HbA1c >6.5%.Nếu bệnh nhân không có biểu lô rõ của triệu chứng tăng ĐH các thử nghiệm này cần lập lại.(1) (4). Trên thực tế lâm sàng bệnh nhân thường không biểu lộ rõ triệu chứng tăng ĐH , đó là lý do tại sao nhiều bện nhân ĐTĐ bị bỏ xót chẩn đoán như ở Hoa Kỳ khoảng 50% và ở Việt Nam 60% .Vì vậy chúng tôi thường chẩn đoán dựa vào 2 trong 3 tiêu chuẩn trên, hoặc 2 tiêu chuẩn sáng đói hoăc 2 tiểu chuẩn sau ăn được ,những thử nghiệm sáng đói và sau ăn này có thể thực hiện vào một ngày khác.
IV. LỢI ÍCH CỦA TẬP THỂ DỤC
A. TRONG NGĂN CHẶN BỆNH ĐTĐ
Cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên ngăn chặn bệnh ĐTĐ, người ta có thể tiết chế vả tập thể duc hoặc dùng thuốc.Người ta nhận thấy những công trình tiết chế tập thể dục như ở Phần Lan, Trung Quốc,Mỹ đều hiệu quả hơn dùng thuốc.
Đặc biệt công trình nghiên cứu lớn ở Mỹ Diabetes Prevention Program (DPP) thực hiện trên 3324 bệnh nhân có RLDN tiết chế và tập thể dục 30 phút mỗi ngày , và đảm bảo 150 phút mỗi tuần .
Sau theo dõi trung bình 2,8 năm đã ngăn chặn 58% RLDN chuyển sang ĐTĐ, trong khi dùng thuốc Metformin 850mg ngày dùng hai lần hiệu quả kém hơn chỉ đạt 31%.Công trình The STOP-NIDDM thực hiện với thuốc Acarbose 100mg ngày dùng 3lần chỉ đạt được 25% ngăn chặn RLDN chuyển sang ĐTĐ.(2)(3)(5)(7)(8)
B. PHƯƠNG PHÁP TẬP THỂ DỤC MỚI
Lợi ich của thể dục cho đến nay đã khá rõ, và không có gì mới, người ta vẫn đi bộ với vận tốc nhanh vừa phải. Điểm mới là thời điểm tập thể dục 30 sau ăn, thời điểm ĐH tăng cao cần sự tiết insuline, càn sự nhậy cảm của insuline đối với mô ngoại biên giúp đường được đưa vào các mô xử dụng cũng như dự trữ ở gan và làm đường trong máu giảm.
Gần đây một số nhà nghiên cứu Mỹ thực hiện nghiên cứu trên 10 người it hoạt động ≥60 năm tuổi có rối loạn dung nạp đường huyết sáng đói:
So sánh đường huyết giữa giữa nhóm tập thể dục sau mỗi bữa ăn 30 phút trong 15 và các nhóm tập thể dục 45 phút sáng và 45 phút chiều. Họ nhận thấy ĐH ở nhóm tập thể dục 15 phút sau ba bữa ăn cải thiện ĐH tốt hơn ở nhóm tập thể dục 45 phút buổi sáng hay buổi chiều.(6)
Điều này có thể giải thích ở những người lớn tuổi khi ăn vào ĐH thường tăng cao do tế bào tuyến tụy suy yếu không tiết insulin kịp thời để đưa đường vào cơ hay dự trữ ở gan .Việc tập thể dục sau ăn giúp các mô ngoại biên nhậy cảm với insulin hơn giúp cải thiện ĐH tốt hơn.
V. KẾT LUẬN
Tiết chế và tập thể dục là phương pháp tốt và hiểu quả trong việc kiểm soát ĐH ngăn chặn bệnh ĐTĐ hiệu quả hơn hẳn cả dùng thuốc.
Việc tập thể dục 30 phút sau ăn ,mỗi lần 15 phút giúp cải thiện ĐH tốt hơn, điều này rất rất phù hợp với cơ chế bệnh sinh.
Cẩn tích cực thực hiện để ngăn chặn bệnh ĐTĐ và ngay cả ở bệnh nhân ĐTĐ ngoài việc dùng thuốc cần tập thể dục và đặc biệt tập dục sau ăn sẽ giúp ĐH được kiểm soát dễ đạt mục tiêu hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American Diabetes Association. Standards of Medical care in Diabetes-2010 Diabetes care,Volume 33,Supplement 1, Janury 2010
2. Chiasson JL, et al for The STOP-NIDDM Trial Reasearch Group. Acarbose for prevention of type 2 diabetes mellitus: the STOP_NIDDM randomised trial.Lancet 2002: 359: 2072-77.
3. Chistopher D.Saudeck,MD and Rita Rastogi Kallyani,MD,MHS. Key studies in Diabetes Care: Prevention and Glycemic Control. Diabetes Guide, Treatment and Management of Diabetes,2012 Edition. P 12.
4. Derr.R. Prediabetes or categories of increased risk for diabetes Diabetes Guide,Treatment and Management of Diabetes,2012 Edition. P 117.
5. Knowler WC, et al for The Diabetes Prevention Program Research Group. Reduction in the incidence of type 2 diabetes with lifestyle intervention or metformine. . N Engl J Med 2002; 346: 393-403.
6. Loretta.D, Andrei.J, Michelle.S, Larry.F, William.R. Three 15-Min Bout of Moderate Postmeal Walking Significantly Improves 24-h Glycemic Control in Older People at Risk for Impaired Glucose Tolerance. Diabetes Care Publish Ahead of Print,publish online June 11, 2013. care.diabetesjournal.org
7. Pan XR,Li GW,Hu YH,et al. Effect of diet and exercise in preventing NIDDMin people with impered glucose tolerance :The Da Qing IGT ang Diabetes Study .Diabetes Care 1997;20:537-44.
8. Tuomilehto J,Lindstrom J,Eriksson JG, et al. Prevention of type 2 diabetes mellitus by changes lifestyle among subjets with impaired glucose tolerence.N Engl J Med 2001;344:1343-50.
9. Vague.P (1990).Physiopathologie du diabeøte non insulinodeùpendant In Traité De Diabetologie, éditions Pradel, Chap.35,P:339-343.
10. Gerstein HC. Glycosylated hemoglobin:
finally ready for prime time as a cardiovascular risk factor. Ann InternMed 2004; 141:475–476
11. Khaw K-T, Wareham N, Luben R, et al.Glycated haemoglobin, diabetes, and mortality in men in Norfolk cohort of European prospective investigation of cancer and nutrition (EPIC-Norfolk). BMJ 2001;322: 15–18
12. Saydah SH, Loria CM, Eberhardt MS,
Brancati FL. Subclinical states of glucose
intolerance and risk of death in the U.S.
Diabetes Care 2001;24:447–453
13. Barrett-Connor E, Ferrara A. Isolated
postchallenge hyperglycemia and the risk
of fatal cardiovascular disease in older men and women. The Rancho Bernardo Study. Diabetes Care 1998;21:1236– 1239
14. DECODE study group. Consequences of
the new diagnostic criteria for diabetes in
older men and women. DECODE Study
Diabetes Care 1999;22:1667–1671