NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ MỠ CƠ THỂ TRÊN ĐỐI TƯỢNG
CÓ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA TIM
Nguyễn Hải Thủy, Nguyễn Thị Màng
Trường Đại học Y Dược Huế
ABSTRACT
Body fat percentage (BFP) and visceral fat level(VFL) in subjects with cardiometabolic syndrome.
Objectives: the aim is this study was to investigate the body fat percentage (BFP) and visceral fat level(VFL) in subjects with cardiometabolic syndrome. Patients and methods: 292 patients were asked history, clinical examination, waist circumference and were examined the BMI, BFP, VFL. Results: In group CMS, there are 70,55% (103/146) patients with high BFP, 69,18%(101/146) patientswith high VFL.The average of elements in group CMS is higher than group no CMS. There are the differences between group with high BFP and normal BFP about the elements in CMS. There were correlation between BFP, VFL and elements: BFP in men (LDL-C r=0,558), VFL in men (BMI, VB, TG r= 0,798). BFP in women (VB, TG, LDL-C r=0,813), VFL in women (BMI, VB, TG, LDL-C r= 0,812). The sensitivity and the specificity of BFP, VFL are (83,6% và 73,3%), (86,5% và 87,0%), area under the ROC curve of BFP and VFL are 75,2%, 89,3% in men. The sensitivity and the specificity of BFP, VFL are (74,5% và 95,7%), (73,4% và 97,1%), area under the ROC curve of BFP and VFL are 89,5%, 86,2% in women.
Conclusions: BFP, VFL are considered as new risk factor in CMS. VFL is more sensitive than BMI.
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hội chứng chuyển hóa tim (HCCHT) là yếu tố nguy cơ liên quan đến sự phát triển của bệnh lí tim mạch và đái tháo đường type 2. Tuy nhiên HCCHT chưa được đề cập nhiều đến trong y văn Việt Nam. Chỉ số mỡ có liên quan đến các yếu tố cấu thành nên hội chứng chuyển hóa tim, nhưng nghiên cứu của nó chưa nhiều ở nước ta. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các chỉ số mỡ thông qua máy đo trở kháng điện sinh học trên đối tượng có hội chứng chuyển hóa tim.Khảo sát mối liên quan các chỉ số này với chỉ số nhân trắc, một số yếu tố nguy cơ tim mạch và rối loạn chuyển hóa trên đối tượng này. Phương pháp: mô tả cắt ngang ở 292 bệnh nhân được chia làm 2 nhóm: nhóm bệnh (n=146), nhóm chứng ( n= 146). Sử dụng máy đo HBF-362 để tiến hành đo đạc chỉ số mỡ trên đối tượng này. Kết quả: Trong nhóm có HCCHT thì có tỷ lệ mỡ cơ thể cao và rất cao chiếm 70,55% và mức mỡ nội tạng cao và rất cao chiếm 69,18%. Trung bình của các thành tố ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng. Có sự tương quan giữa BFP,VFL với các thành tố: BFP ở nam( LDL-C r=0,558), VFL ở nam ( BMI, VB, TG r= 0,798). BFP ở nữ (VB, TG, LDL-C r=0,813), VFL ở nữ ( BMI, VB, TG, LDL-C r= 0,812). Ở nam: điểm cắt, độ nhạy và độ đặc hiệu của BFP, VFL lần lượt là (19,95, 83,6%, 73,3%), (6,50, 86,5% và 87,0%), diện tích dưới đường cong ROC của BFP, VFL lần lượt là 75,2%, 89,3%. Ở nữ: điểm cắt, độ nhạy và độ đặc hiệu của BFP, VFL lần lượt là (30,00, 74,5% và 95.7%), (9,50, 73,4% và 97,1%), diện tích dưới đường cong ROC của BFP, VFL lần lượt là 89,5%, 86,2%.Chỉ số mỡ là yếu tố nguy cơ trong HCCHT. Nhạy hơn BMI.
Từ khóa: hội chứng chuyển hóa tim, tỷ lệ mỡ cơ thể, mức mỡ nội tạng, CMS, BFP, VFL.
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Hải Thủy
Ngày nhận bài: 3/7/2017
Ngày phản biện khoa học: 16/7/2017
Ngày duyệt bài: 31/7/2017
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng chuyển hóa tim (Cardiometabolic syndrome – CMS) bao gồm hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome-MS), kèm các yếu tố nguy cơ về tim mạch. CMS là nhóm yếu tố nguy cơ liên quan đến sự phát triển của bệnh lí tim mạch và đái tháo đường type 2 [7],[9]. Những thay đổi điều kiện kinh tế xã hội trên thế giới đã dẫn đến sự gia tăng đáng báo động về tỷ lệ mắc HCCHT. Điều này đã gây ảnh hưởng đến tài chính, kinh tế của nhiều quốc gia. Chỉ số mỡ có liên quan đến HCCHT, tuy nhiên không có nhiều nghiên cứu về chỉ số mỡ, từ đó để làm rõ mối liên quan của chỉ số mỡ với chỉ số nhân trắc, rối loạn chuyển hóa chưa được biết nhiều, vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định một số các chỉ số mỡ thông qua máy đo trở kháng điện sinh học trên đối tượng có hội chứng chuyển hóa tim.
- Khảo sát mối liên quan các chỉ số này với chỉ số nhân trắc kinh điển, một số yếu tố nguy cơ tim mạch và rối loạn chuyển hóa trên đối tượng này.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Đối tượng nghiên cứu:
1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh.
Nhóm bệnh: Chọn bệnh nhân có HCCHT ở bệnh viện trường DHYD Huế và bệnh viện TW Huế từ tháng 05/2016-12/2016.
Nhóm chứng: những bệnh nhân không có HCCHT.
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.
– Bệnh nhân đang điều trị corticoid, thuốc lợi tiểu,đang có bệnh lí nhiễm khuẩn, phù.
– Bệnh nhân đang ở trong một số hoàn cảnh như mang thai, hoạt động thể lực nặng.
– Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu:
2.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: tháng 05/2016-12/2016 ở bệnh viên trường ĐH Y dược Huế và Bệnh viện TW Huế.
2.3. Cách chọn mẫu:
Mỗi bệnh nhân được khảo sát theo phiếu nghiên cứu theo quy trình sau: hỏi tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng, đo VB, huyết áp, chiều cao. Nếu không thuộc tiêu chuẩn loại trừ thì cho làm các xét nghiệm.
Những bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn vào mẫu nghiên cứu, tiếp tục cho đo chỉ số mỡ bằng máy Omron loại HBF-362.
2.4. Các thành tố liên quan đến HCHHT
Các thành tố trong hội chứng chuyển hóa gồm: vòng bụng(VB) cm, Triglyceride(TG) mmol/l, HDL-Cholestero (HDL-C) mmol/l, huyết áp tâm thu(HATT) mmHg, huyết áp tâm trương(HATTg) mmHg, glucose máu tĩnh mạch lúc đói(Gm) mmol/l theo tiêu chuẩn của IDF(2005), kèm khảo sát một số yếu tố nguy cơ tim mạch gồm: chỉ số khối cơ thể BMI(kg/m2) theo tiêu chuẩn Châu Á Thái Bình Dương theo TCYTTG, LDL-cholesterol(LDL-C) mmol/l theo tiêu chuẩn của AHA( 2007),Crp-hs(mg/l)theo tiêu chuẩn của AHA (2003).
2.5. Chỉ số mỡ: đo bằng máy trở kháng điện sinh học HBF-362 bao gồm:
- Trọng lượng cơ thể(BW), Tỷ lệ % mỡ cơ thể (BFP), Mức mỡ nội tạng(VFL), Chuyển hóa cơ bản (BMR), Chỉ số khối cơ thể (BMI).
- Theo tiêu chuẩn của Omron (2006) [3].
- Cách đo: Ấn nút nhập dữ liệu tuổi, giới, chiều cao. Khi màn hình hiển thị 0,0 kg, bước cả hai chân lên hai điện cực, hai tay nắm hai điện cực (nắm tay theo rãnh của điện cực). Khi màn hình hiển thị trọng lượng cơ thể và thông báo sẵn sàng đo.
Nắm chặt hai tay lại và đầu, lưng, hai đầu gối thẳng, hai cánh tay thẳng làm một góc 900 với cơ thể, nhìn thẳng về phía trước. Trong 5 giây máy tự động đo và màn hình hiển thị chỉ số BFP, VFL, mỡ dưới da, việc đo hoàn tất. Tiếp tục ấn nút thiết lập, sau 3 giây màn hình hiển thị BMI, BMR,BW.
Việc đo hoàn tất,bước xuống khỏi điện cực, cân tự động tắt nguồn. Đối tượng khi đo trước đó không uống rượu, không uống nhiều nước, không tắm, không sốt hoặc cảm lạnh.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1.Kết quả nghiên cứu:
1.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu và các chỉ số mỡ bằng máy đo HBF-362.
Nghiên cứu trên 292 bệnh nhân được phân thành 2 nhóm: nhóm bệnh(n=146), nhóm chứng (n=146).
Bảng 1. Trung bình của các thành tố trong HCCHT theo nhóm bệnh và nhóm chứng.
Bảng 2. Phân bố tỷ lệ mỡ cơ thể theo giới.
Bảng 3. Phân bố mỡ nội tạng theo giớI
1.2. Mối liên quan, tương quan giữa chỉ số mỡ với các thành tố trong HCCHT.
Bảng 4. Trung bình các thành tố theo mức tỷ lệ mỡ cơ thể ở nhóm HCCHT.
Bảng 5. Trung bình các thành tố theo mức mỡ nội tạng ở nhóm HCCHT
Bảng 6.Tương quan giữa BFP với các thành tố trong HCCHT.
Bảng 7.Tương quan giữa VFL với các thành tố trong HCCHT.
Bảng 8. So sánh HCCHT với chỉ số mỡ và BMI.
1.3Độ nhạy, độ đặc hiệu của BFP, VFL.
Bảng 9. Độ nhạy, độ đặc hiệu của BFP, VFL ở nam giới.
Biểu đồ 1. Đường cong ROC của BFP, VFL ở nam giới.
Bảng 10. Độ nhạy, độ đặc hiệu của BFP, VFL ở nữ giới.
Biểu đồ 2. Đường cong ROC của BFP, VFL ở nữ giới.
Bảng 11. Độ nhạy, độ đặc hiệu của BFP, VFL ở 2 giới.
Biểu đồ 3. Đường cong ROC của BFP, VFL ở 2 giới.
2. Bàn luận:
2.1. Chỉ số mỡ trên đối tượng có hội chứng chuyển hóa tim.
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành đo các chỉ số mỡ bằng máy Omron loại HBF-362. Đánh giá các chỉ số mỡ theo tiêu chuẩn của Lohman (1986) và Nagamine (1972) [3]. Qua nghiên cứu chúng tôi nghi nhận kết quả phân bố tỷ lệ mỡ cơ thể theo giới thể hiện ở bàng 2 cho thấy ở nhóm có HCCHT thì tỷ lệ mỡ cơ thể cao và rất cao chiếm 70,55% (103/146) cao hơn ở tỷ lệ mỡ cơ thể thấp và bình thường 29,45% (43/146), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Và trung bình của tỷ lệ mỡ cơ thể ở nhóm bệnh (27,73±7,58) cao hơn hẳn nhóm chứng (19,19±5,22), sự khác biệt về trung bình có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Về mức mỡ nội tạng chúng tôi cũng ghi nhận trong nhóm có HCCHT có 69,18% (101/146) bệnh nhân có mức mỡ nội tạng cao và rất cao, và chỉ có 30,82% (46/146) bệnh nhân có mức mỡ nội tạng thấp và bình thường. Ngoài ra trung bình mức mỡ nội tạng của nhóm bệnh (10,51±4,24) cao hơn hẳn nhóm chứng (4,84±0,19). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
Đồng thuận với kết quả nghiên cứu của chúng tôi có nghiên cứu của Vũ Thị Tường Vi(2016)[6] với tỷ lệ mỡ cơ thể trung bình nhóm bệnh (29,02±8,94) cao hơn nhóm chứng (23,44±7,13). Mức mỡ nội tạng trung bình nhóm bệnh (7,41±3,55) cao hơn nhóm chứng (4,37±2,17). Nghiên cứu Nguyễn Lan Anh (2010) [1] nghiên cứu trên 550 phụ nữ trên 45 tuổi có hội chứng chuyển hóa ở thành phố Đà Nẵng: nhóm tỷ lệ mỡ cơ thể cao chiếm 73,2% và nhóm tỷ lệ mỡ cơ thể rất cao chiếm 18,1%.
Ngoài ra còn có sự động thuận của các nghiên cứu khác trong và ngoài nước[5], [10], [11]. Chỉ số mỡ có ý nghĩa trong việc phát hiện hội chứng chuyển hóa tim, tuy nhiên đối với các nước phát triển việc đo chỉ số mỡ bằng hấp thụ năng lượng bằng tia X chính xác hơn, song điều kiện kinh tế ở nước ta để đo chỉ số mỡ trong cộng đồng dân cư một cách nhanh, tiện lợi thì việc lựa chọn máy đo chỉ số mỡ bằng điện trở kháng sinh học là có thể chấp nhận được.
2.2. Mối liên quan và tương quan giữa chỉ số mỡ với chỉ số nhân trắc kinh điển, một số yếu tố nguy cơ tim mạch và rối loạn chuyển hóa.
Qua nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có trung bình của các thành tố BMI, VB, HATT, HATTg, TG, LDL-C và Gm, Crp-hs ở bảng 1 nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng, và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Đồng thuận với nghiên cứu Lê Thị Thu Trang (2012)[4] ghi nhận giá trị trung bình VB của nhóm có hội chứng chuyển hóa là 93,62± 5,74 cm. Nghiên cứu của Trần Nguyên Hồng (2013) nghiên cứu trên 280 bệnh nhân hội chứng chuyển hóa với kết quả VB trung bình nhóm bệnh là 94,11±7,8 cm và nhóm chứng 86,4±4,7cm.
Chúng tôi khảo sát trong nhóm có HCCHT cũng ghi nhận rằng: về tỷ lệ mỡ cơ thể thì ở nam có giá trị trung bình của BMI, VB, HATT, HDL-C và LDL-C có sự khác biệt giữa nhóm BFP thấp, bình thường và nhóm BFP cao, rất cao(p< 0,05), đối với nữ thì giá trị trung bình của BMI,VB, HATTg, TG, LDL-C có sự khác biệt giữa nhóm BFP thấp, bình thường và nhóm BFP cao, rất cao(p< 0,05). Tương tự với mức mỡ nội tạng, ở nam chúng tôi cũng ghi nhận giá trị trung bình của BMI, VB, HDL-C, LDL-C có sự khác biệt giữa nhóm VFL cao, rất cao và nhóm VFL bình thường(p<0,05). Điều này cho thấy mức độ cao, thấp chỉ số mỡ có mối liên quan đến sự khác biệt của các giá trị trong thành tố HCCHT.
Về mối tương quan, trong hồi quy tuyến tính đơn biến thì chúng tôi nhận thấy rằng đa phần các thành tố trong HCCHT đều có mối tương quan với chỉ số mỡ ở cả 2 giới, cụ thể là BFP ở nam: BMI (r= 0,442, p<0,05), VB (r=0,373, p< 0,05), LDL-C (r=0,445, p<0,05), VFL ở nam: BMI (r=0,662, p<0,05), VB(r=0,692, p<0,05), HATTg (r= 0,613, p <0,05, TG (r= 0,499, p< 0,05) và BFP ở nữ : BMI (r=0,563, p<0,05), VB (r=0,777, p< 0,05), TG (r=0,574, p <0,05), LDL-C (r= 0,398, p<0,05). VFL ở nữ: BMI (r=0,696, p<0,05), VB(r=0,752, p<0,05), HATTg (r= 0,465, p<0,05, TG(r=0,516, p< 0,05).
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Lan (2013) [2] cũng cho kết quả tương tự chỉ số mỡ có tương quan thuận với BMI. BFP tương quan với BMI với r=0,574 ở nam, và r=0,68 ở nữ (p< 0,01). VFL tương quan chặt với BMI với r=0,947 ở nam, và r=0,915 ở nữ (p< 0,05). BFP tương quan với VB với r=0,635 ở nam và r=0,55 ở nữ, VFL tương quan thuận với VB với r= 0,407 ở nam và r=0,665 ở nữ.
Theo nghiên cứu của Kobayyashi J, Murano S, Kawamura và cộng sự (2006) [8] thì BFP có sự tương quan thuận với BMI với với r= 0,813 ở nam, và r= 0,888 ở nữ (p< 0,001). Tuy nhiên khi xét trên hồi quy tuyến tính đa biến thì chúng tôi khi nhận ghi nhận rằng tỷ lệ mỡ cơ thể ở nam chỉ còn có mối tương quan thuận khá chặt chẽ với LDL-C (r=0,558, p<0,05) còn các thành tố khác sự tương quan không có ý nghĩa thống kê. Còn đối với mức mỡ nội tạng ở nam thì còn mối tương quan thuận chặt chẽ với BMI, VB, TG (r=0,798, p<0,05). ở nữ giới thì BFP có mối tương quan thuận chặt chẽ với VB, TG, LDL-C (r= 0,813, p< 0,05). Còn đối với mức mỡ nội tạng thì VFL chỉ còn tương quan thuận chặt chẽ với BMI (r= 0,812, p< 0,05). Độ mạnh của hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy các thành tố tác động mạnh mẽ đến chỉ số mỡ đã được ghi nhận như trên.
Qua bảng 8 khi so sánh chỉ số mỡ, BMI và hội chứng chuyển hóa tim thì chúng tôi nhận thấy rằng chỉ số VFL nhạy hơn BMI. Cụ thể là VFL ≥ 10 có khả năng phát hiện ra HCCHT với 93,97%, trong khi BMI ≥ 23 thì khả năng phát hiện HCCHT là 92,55%.
2.3. Độ nhạy, độ đặc hiệu của BFP, VFL.
Qua nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận độ nhạy, độ đặc hiệu của việc phát hiện HCCHT qua máy đo HBF-362được ghi nhận ở bảng 9, 10, 11 là khá cao với BFP (điểm cắt 19,95, độ nhạy 83,6%, độ đặc hiệu 73,3% ở nam, điểm cắt 30,00, độ nhạy 74,5%, độ đặc hiệu 95,7% ở nữ), VFL (điểm cắt 6,5, độ nhạy 86,5%, độ đặc hiệu 87,0% ở nam, điểm cắt 9,5, độ nhạy 73,4%, độ đặc hiệu 97,1% ở nữ), diện tích dưới đường cong ROC cả hai đều >70%. Chúng tôi chưa có nghiên cứu nào so sánh độ nhạy và độ đặc hiệu của chỉ số mỡ trong việc phát hiện HCCHT, với kết quả chúng tôi ghi nhận được. Với độ nhạy và độ đặc hiểu như trên thì việc ứng dụng vào cộng đồng để phát hiện bệnh được đặt ra. Điều này cho thấy giá trị của VFL trong việc chẩn đoán HCCHT.
IV. KẾT LUẬN
Trong nhóm có HCCHT thì có tỷ lệ mỡ cơ thể cao và rất cao chiếm 70,55% và mức mỡ nội tạng cao và rất cao chiếm 69,18%.
Trung bình của các thành tố ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng.
Trung bình của các thành tố trong nhóm BFP, VFL thấp và bình thường và nhóm BFP, VFL cao và rất cao có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê: BFP ở nam (BMI, VB, HATT, HDL-C, LDL-C), VFL ở nam (BMI, VB, HDL-C, LDL-C), BFP ở nữ (BMI, VB, HATTg, TG, LDL-C), VFL ở nữ (BMI, VB, HATTg, HDL-C, LDL-C).
Có sự tương quan giữa BFP,VFL với các thành tố: BFP ở nam (LDL-C r=0,558), VFL ở nam (BMI, VB, TG r= 0,798). BFP ở nữ (VB, TG, LDL-C r=0,813), VFL ở nữ (BMI, VB, TG, LDL-C r=0,812).
Ở nam: điểm cắt, độ nhạy và độ đặc hiệu của BFP, VFL lần lượt là (19,95, 83,6%, 73,3%), (6,5, 86,5% và 87,0%), diện tích dưới đường cong ROC của BFP, VFL lần lượt là 75,2%, 89,3%.
Ở nữ: điểm cắt, độ nhạy và độ đặc hiệu của BFP, VFL lần lượt là (30,00, 74,5% và 95.7%), (9,5, 73,4% và 97,1%), diện tích dưới đường cong ROC của BFP, VFL lần lượt là 89,5%, 86,2%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nguyễn Lan Anh, Nguyễn Hải Thủy, Võ Văn Thắng (2010), “Yếu tố liên quan, tỷ lệ mỡ cơ thể và mức mỡ nội tạng ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi ở thành phố Đà Nẵng”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị nội tiết- Đái Tháo Đường- Rối loạn chuyển hóa Miền Trụng và Tây nguyên mở rộng lần thứ VII, Tạp chí nội khoa(4),850-862.
- Lê Thị Ngọc Lan (2013), “Nghiên cứu tỷ lệ mỡ và mức mỡ nội tạng ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa”, Luận án chuyên kha cấp II, Trường Đại Học Y Dược Huế.
- Omron (2006), Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy đo mỡ cơ thể HBF-362, Omron healthcare Co.,LTD.,Japan.
- Lê Thị Thu Trang, Nguyễn Hải Thủy (2012), “Liên quan giữa mức độ gan nhiễm mỡ và các thành tố hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân gan nhiễm mỡ có hội chứng chuyển hóa”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa hoc, Hội nghị nội tiết- đái tháo đường- rối loạn chuyển hóa miền Trung mở rộng lần thứ VIII, Tạp chí Nội Tiết – Đái tháo đường, số 8, tr.447-460.
- Nguyễn Hải Quý Trâm, Hoàng Khánh Hằng (2011), “So sánh giá trị tỷ lệ mỡ cơ thể và mức mỡ nội tạng với MBI, vòng bụng và một số nguy cơ tim mạch”, Tạp chí y dược học số 2- Trường đại học Y dược Huế,131-139.
- Vũ Thị Tường Vi (2016), “Khảo sát chỉ số mỡ ở bệnh nhân có nguy cơ tim mạch và rối loạn chuyển hóa”, luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, tr.27.
- Heval M Kelli et al ( 2015), “Cardio Metabolic Syndrome: A Global Epidemic”, Jounary Diabetes Metab.Vol 6, pp.1-14.
- Kobayashi J., Murano S., Kawamura I., et al ( 2006), “The relationship of percent body fat by bioelectrical impedance analysis with blood pressure and glucose and lipid parameters”, Joural of Atheroclerosis and Thrombosis Vol.13, No.5, pp.221-226.
- Longjian Liu et al (2010), “Cardiometabolic Syndrome and Its Association With Education, Smoking, Diet, Physical Activity, and Social Support: Findings From the Pennsylvania 2007 BRFSS Survey”, The journal of clinical hypertension, 12(7),556-564.
- Unno M., Furusyo N., Mukae H., et al (2011), “The Utility of Visceral Fat Level by Bioelectrical impedance analysis in the screening of Metabolic syndrome”, Joural of Atherosclerosis and Thrombosis Vol.19, No.5, pp.462-470.
- Yamshita K., Kondo T., Osugi S., et al (2012), “The significance of measuring body fat percentage determinedined by bioelectrical impedance analysis for detecting subjects with cardiovascular disease risk factors”, Circulation Journal Vol. 76, pp.2436-2442.