ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BAN ĐẦU PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT NỘI SOI TUYẾN GIÁP 1 THÙY LÀNH TÍNH TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT NGHỆ AN
Nguyễn Thanh Hải, Dương Văn Tú, Lê Thị Thủy
Bệnh viện Nội tiết Nghệ An
ABSTRACT
Objective: to evaluate of the initial results of endoscopic thyroidectomy for a benign thyroid gland. Subjects and Methods: A cross-sectional descriptive study. In the first deployment of new technology, from March 2017 to August 2017 we have surgery to endoscopic 40 cases of a benign thyroid node. Results: 39 women (97.5%), 1 men (2.5%). The highest average age group is 30 – 39. Average size of nodule : 1.6 ± 0.3 cm (1 – 2.8 cm). Average surgery time is 90 ± 17 minutes (90-150 minutes). Average blood loss: 18 ± 5ml (10 – 40ml). Complications: change to open thyroidectomy (2.5%), two temporary hoarseness (5%). There are no cases of hoarseness and hypocalcimie after 3 months. Conclusion: Endoscopic thyroidectomy is a new method, highly effective and aesthetic method that can be performed with all thyroid diseases.
Keywords: endoscopic thyroidectomy
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả ban đầu của phương pháp phẫu thuật nội soi 1 thuỳ tuyến giáp lành tính. Đối tượng và phương pháp : Nghiên cứu mô tả tiến cứu. Trong bước đầu triển khai kỹ thuật mới, từ tháng 3/2017 đến tháng 8/2017 chúng tôi đã phẫu thuật nội soi 40 trường hợp bướu giáp nhân 1 thùy lành tính. Kết quả: Nam chiếm 2,5%( 01 ca) so với nữ là 97,5% (39ca). Nhóm tuổi trung bình cao nhất là 30 – 39. Kích thước nhân trung bình: 1,6±0,3 cm(1 – 2,8 cm). Thời gian phẫu thuật trung bình là: 90±17phút (90- 150 phút). Lượng máu mất trung bình: 18±5ml( 10 – 40ml). Các biến chứng: chuyển mổ mở 01 ca(2,5%), 02 ca nói khàn tạm thời(5%). Không có trường hợp nào nói khàn và hạ suy cận giáp vĩnh viễn. Kết luận: Phẫu thuật nội soi tuyến giáp là một phương pháp mới, mang lại hiệu quả và tính thẩm mĩ cao, có thể thực hiện với tất cả các bệnh lý tuyến giáp.
Từ khóa: Phẫu thuật nội soi tuyến giáp
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thanh Hải
Ngày nhận bài: 1/10/2017
Ngày phản biện khoa học: 01/11/2017
Ngày duyệt bài: 07/11/2017
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bướu giáp nhân là một bệnh tương đối phổ biến. Theo các nghiên cứu công bố thì tỷ lệ của bệnh này từ 4 đến 7,2 % dân số toàn cầu. Còn theo WHO công bố năm 1995 tỷ lệ này là 5%.
Phẫu thuật điều trị các bệnh lý tuyến giáp được chỉ định với những trường hợp khối u kích thước >1 cm, có kèm hoặc không triệu chứng nuốt vướng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, điều trị nội khoa không hiệu quả(với bệnh basedow có kèm nhân hoặc không), nghi ngờ ung thư ( với khối u kích thước < 1cm).[1][2]
Phương pháp phẫu thuật tuyến giáp truyền thống được Theodor Kocher thực hiện từ thế kỉ 19 với đường rạch 1 cm trên hõm ức . Tuy nhiên, sau mổ người bệnh sẽ phải chịu 1 vết sẹo ở vùng cổ trước, vết mổ này ảnh hưởng đến thẩm mĩ, đặc biệt với phụ nữ và những người có công việc phải giao tiếp thường xuyên, gây ảnh hưởng đến tâm lí và hiệu quả công việc của chính người bệnh. [2]
Năm 1997, phẫu thuật nội soi tuyến cận giáp đầu tiên được tiến hành bởi Gagner. Sau đó, phẫu thuật nội soi tuyến giáp được triển khai ở nhiều cơ sở y tế trên thế giới: Ý, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… với nhiều cách tiếp cận khác nhau: Nội soi hỗ trợ, khung nâng da, nội soi toàn phần có sử dụng khí CO2, nội soi qua lỗ đường miệng, nội soi qua đường sau tai.
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp ra đời đã mang lại nhiều lợi ích cho người mắc các bệnh lý tuyến giáp. Sau phẫu thuật, người bệnh không để lại sẹo vùng cổ, sớm trở lại làm việc mà không lo lắng gì về mặt thẩm mỹ.[1][2]
Tại bệnh viện Nội Tiết Trung ương, nội soi tuyến giáp bắt đầu từ 2003 với phương pháp nội soi toàn bộ có sử dụng khí CO2. [2]
Từ năm 2016 đến đầu năm 2017, Bệnh viện Nội tiết TW đã chuyển giao thành công kỹ thuật mổ nội soi cho Bệnh viện nội tiết Nghệ An.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân được chẩn đoán bướu nhân 1 thùy tuyến giáp lành tính và được điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện nội tiết Nghệ An từ tháng 03 năm 2017 đến tháng 08 năm 2017
Các bệnh nhân được làm đầy đủ xét nghiệm trước mổ: bình giáp, các xét nghiệm cơ bản trong giới hạn cho phép, chụp X – quang tim phổi không có hình ảnh bướu thòng. Loại trừ: mổ mở cũ, bướu quá lớn, ung thư di căn hạch cổ và các bệnh lý đi kèm có chống chỉ định phẫu thuật nội soi. Bệnh nhân được tư vấn trước mổ và lựa chọn phương pháp phẫu thuật.
2.2 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu
Thu thập số liệu theo mục tiêu, xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm chung :
Biểu đồ 1 : Tỷ lệ giới tính của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi, giới tính nữ chiếm đa số (97,5%)
Bảng 1 : Kích thước nhân tuyến giáp trước mổ theo siêu âm.
Kích thước nhân lớn nhất theo siêu âm là 2,8cm, trung bình là 1,6±0,3cm
3.2. Đánh giá hiệu quả của phương pháp phẫu thuật nội soi 1 thùy tuyến giáp
Bảng 2 : Thời gian phẫu thuật (phút)
Thời gian phẫu thuật ngắn nhất là 60 phút, trung bình 90±17 phút
Bảng 3 : Lượng máu mất trong mổ(ml)
Lượng máu mất trung bình đo được là 18±5 ml, ít nhất là 10 ml ,nhiều nhất là 40 ml
Bảng 4 : Dịch dẫn lưu sau mổ(ml):
Theo dõi dịch dẫn lưu sau mổ 2 ngày, trung bình 17±3 ml
Đánh giá biến chứng trong và sau mổ:
Chuyển mổ mở 1 ca(2,5%), chảy máu sau mổ 0 ca(0 %), nói khàn tạm thời 2 ca(2,5%). Không có trường hợp nào nói khàn và hạ suy cận giáp vĩnh viễn. Sau3 tháng theo dõi, không có bệnh nhân suy giáp.
IV. BÀN LUẬN
Bệnh lý tuyến giáp có thể gặp ở mọi lứa tuổi . đặc biệt bệnh bướu giáp nhân gặp tăng dần theo tuổi.Theo Gharib thấy tỷ lệ bướu giáp nhân ở lứa tuổi trước 50 là 50%. Theo Cupta tỷ lệ chung của bướu giáp nhân từ 1-5 % tùy theo vùng địa lý.Nếu tính ở những người trên 40 tuổi thì tỷ lệ này từ 6- 10 %.Theo Mengistu tuổi trung bình phát hiện bệnh bướu giáp là 32,8 ±10 năm.Theo nghiên cứu của Thạc sỹ Phan Hoàng Hiệp Bệnh viện Nội tiết TW tuổi trung bình ở 2 nhóm nghiên cứu đều mắc bệnh lý bướu giáp nhân là 32 và 37 tuổi.Và lớp tuổi gặp nhiều nhất là 31 đến 50 tuổi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm tuổi gặp nhiều nhất là 30 – 39, và 20 – 29. Điều này mốt phần do tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân cỡ mẫu. Và nhóm tuổi này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu khác.
Về giới tính: bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam đặc biệt là lứa tuổi tiền mãn kinh. Theo Serra đièu tra 5834 người thì tỷ lệ bướu giáp nhân là 0,33%, trong số này nữ chiếm 88,7% nam chiếm 11,3 %, tỷ lệ nam/nữ là 1/8. Theo mengistu tỷ lệ nam/nữ là 0,14/7,21..
Nếu ở cùng lứa tuổi 45 thì Michael và Tunbrige thấy tỷ lệ nam/nữ là 1/5. Nếu ở lứa tuổi ngoài 70 thì tỷ lệ mắc bệnh của nam/nữ là 1/9.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ nam chiếm 7%, nữ chiếm 93%.
Những nhận xét về tuổi và giới trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với những nghiên cứu của các tác giả khác.
Bệnh nhân phát hiện bướu lần đâu có 13/40 trường hợp, còn lại phần lớn các bệnh nhân thường phát hiện bướu cổ 1 đến 2 năm sau đó điều trị nội khoa thất bại mới quay trở lại khám và xin phẫu thuật
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bướu cổ độ IB chiếm tới 65%.
Do khoa Ngoại Bệnh viện Nội tiết bước đầu triển khai phẫu thuật nội soi do đó đối tượng bệnh nhân được lựa chọn. Ưu tiên chỉ định cho những bệnh nhân có bướu độ IB, bướu độ II ( di động, ranh giới rõ) , không có những trường hợp bướu to độ III. Do đó kết quả của chúng tôi không tương đương với các tác giả khác.
Trên siêu âm trung bình kích thước nhân là 2,77 ± 0,88 cm, phần lớn các bệnh nhân có nhân lớn từ khảng 2cm đến 3cm, có bệnh nhân kích thước nhân chỉ có 0,9cm, nhưng do số lượng nhân nhiều nên vẫn gây triệu chứng chèn ép, bệnh nhân vẫn nuốt vướng nghẹn.
Với phương pháp nội soi toàn bộ theo đường ngực nách, tiếp cận tuyến giáp theo đường bên, chúng tôi đã thực hiện 40 nội soi bướu nhân 1 thùy tuyến giáp lành tính. Thời gian phẫu thuật trung bình là: 90±17 phút. Ngắn nhất là 60 phút, dài nhất là 150 phút ( gặp trong trường hợp nhân mủn, hoặc nang viêm dính). Nghiên cứu của Shailesh[10], thời gian phẫu thuật trung bình là 85 phút (60-130 phút), , lượng máu mất trung bình 20ml(10 – 50ml). Trong nghiên cứu của chúng tôi, lượng máu mất trung bình ( xác định qua lượng dịch trong máy hút – lượng nước muối đưa vào) là 18±5 ml.
Có 01 trường hợp phải chuyển mổ mở, và 01 ca có tai biên bỏng da chiếm 2.5%( nguyên nhân do không có kinh nghiệm phẫu thuật trên bệnh nhân thể trạng béo, với lớp mỡ dưới da dày, cổ ngắn).
Bệnh nhân được đặt dẫn lưu áp lực âm, sau 2 ngày rút, lượng dịch đo được ít, trung bình 17±3 ml.
Sau 3 ngày sau mổ, bệnh nhân được xét nghiệm lại Hormon thì 100% bệnh nhân có xét nghiệm bình thường.
Số ngày điều trị trung bình là 8+1 ngày, dài nhất là 10 ngày.
Có 2 ca khàn tiếng tạm thời(2.5%), sau 3 tháng khám lại, bệnh nhân nói bình thường. Không có trường hợp nào nói khàn tiếng vĩnh viễn, hạ canxi tạm thời, hạ canxi vĩnh viễn.
Khám lại sau 03 tháng, 100% bệnh nhân có sẹo mổ khô sạch, hormon đạt bình giáp. Không có trường hợp nào suy giáp.
V. KẾT LUẬN
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường ngực nách, tiếp cận tuyến giáp theo đường bên có nhiều thuận lợi: phẫu trường rộng, dễ xác định các cấu trúc giải phẫu, xử lý tổn thương thuận lợi, và đặc biệt là yếu tố thẩm mỹ sau mổ. Kỹ thuật này có thể áp dụng để điều trị tất cả các bệnh lý tuyến giáp có chỉ định phẫu thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Trần Ngọc Lương (2006): Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi đế điều trị bướu giáp thể nhân lành tính. Luận án tiến sĩ y học . Hà Nội 2006
- Trần Ngọc Lương (2008) : Một số nhận xét về kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp bằng đường thành ngực trước và đường nách : qua 200 trường hợp bướu nhân ở 1 thùy. Tạp chí y học thực hành 2005, số 8 Tr38-44.
- Trịnh Minh Tranh, Trần Thanh Vỹ, Nguyễn Hoài Nam, Đỗ Đình Công
(2006), “Sử dụng khung nâng da trong phẫu thuât nội soi tuyến giáp”. Tạp
chí Y học Việt Nam, tập 319, tr.392- 399. - Phan Hoàng Hiệp (2010): “Ứng dụng đường mở dọc cơ ức giáp trong phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp điều trị bướu đa nhân 2 thùy”. Luận văn thạc sỹ y học. Đại học y Hà Nội, tr.20-28
- Akira O, Shuji S, Masayuki O (2002), “ Endoscopic neck surgery: current status for thyroid and parathyroid diseases”, Biomed Pharmacother, pp. 56: 48–52.
- American Association of Clinical Endocrin and American Endocrinlogy Collge of AACE(1996), “Clinical Practice guidelines for dianosis and
management of thyroid nodules”. 122–6 - Bellantone R, Lombardi CP, Rubino F (2001), “Arterial PCO2 and
cardiovascular function during endoscopic neck surgery with carbon dioxide
insufflations”, Arch Surg, Jul; 136(7), pp. 822–7.