Biến chứng loét bàn chân trên bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện Đại học Y Hải Phòng năm 2013 – 2014

BIẾN CHỨNG LOÉT BÀN CHÂN TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HẢI PHÒNG NĂM 2013- 2014

Đỗ Thị Tính, Ngô Thị Thu Thủy

BV Đại học Y Hải Phòng

ABSTRACT

THE FOOT ULCER  IN DIABETIC  PATIENTS AT HAI PHONG MEDICAL UNIVERSITY’S HOSPITAL 2013 – 2014

Background: The foot ulcer is a complications cary and dangerous for patients diabetes. It is the leading cause patients to amputation. Objectives: Determine the rate of foot ulcers in patients diabetes at Hai Phong Medical University hospital, describe the clinical characteristics, subclinical in patients diabetes have complications foot ulcer. Subjects and methods: descriptive study, the study on 284 patients diabetes. Results and Conclusions: The rate of foot ulcers in patients diabetes was 16,5%. Patients appear more prolonged ulcer than 4 weeks (68.1%), the proportion of ulcers grade 2 (48.9%), ulcer depth level 3, level 4 rate of 25.5%, the rate of atherosclerosis accounted for 86.8% leg veins, leg artery stenosis (34.2%). The percentage of arterial occlusion (10.5%). Ratio grows bacteria in ulcers (68.1%). Rate of successful treatment of foot ulcers 1 and level 2 (100%), foot ulcers grade 3 (87.5%), grade 4 foot ulcers (25%).

* Keywords: diabetes, foot ulcers.

TÓM TẮT

Loét bàn chân là biến chứng đáng sợ và nguy hiểm đối với người bệnh đái tháo đường. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân phải cắt cụt chi. Bằng phương pháp mô tả tiến cứu 284 bệnh nhân đái tháo đường nhằm: Xác định tỷ lệ loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường tại Khoa Nội Bệnh viện ĐHY Hải Phòng, mô tả đặc điểm tổn thương và vi khuẩn học tại ổ loét ở bệnh nhân đái tháo đường. Chúng tôi thu được kết quả như sau: Tỷ lệ loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường (16,5%). Số bệnh nhân xuất hiện tổn thương trên 4 tuần (68,1%),tỷ lệ loét độ 2(48,9%), loét độ sâu độ 3,độ 4 có tỷ lệ 25,5%, tỷ lệ xơ vữa động mạch chi dưới chiếm 86,8%, hẹp động mạch chi dưới (34,2%). Tỷ lệ tắc mạch (10,5%).Tỷ lệ mọc vi khuẩn tại vết loét (68,1%). TỶ lệ điều trị thành công loét độ 1và độ 2 (100%), loét độ 3 (87,5%), loét độ 4 ( 25%).

*Từ khóa: Đái tháo đường, loét bàn chân.

Chịu trách nhiệm chính: Đỗ Thị Tính

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Loét bàn chân là biến chứng đáng sợ và nguy hiểm đối với người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân phải cắt cụt chi. Cứ mỗi 30 giây, trên thế giới lại có một trường hợp cắt cụt chân do ĐTĐ, 85% các trường hợp cắt cụt khởi đầu bởi loét chân, phát hiện sớm có thể ngăn ngừa 40-85% các trường hợp cắt cụt chân.

Tuy nhiên loét bàn chân chưa được bệnh nhân đái tháo đường chú ý đúng mức. Phần lớn những tổn thương sớm không được điều trị đúng ngay từ đầu, nhiều bệnh nhân chỉ đến bệnh viện khi tổn thương đã nặng với muc đích cắt cụt chi. Thậm chí có người không đi khám vì cho rằng loét bàn chân không điều trị được.

Tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng, chúng tôi gặp khá nhiều bệnh nhân ĐTĐ biến chứng loét bàn chân ở các mức độ khác nhau, thời gian điều trị kéo dài, chi phí điều trị lớn. . Để góp phần nâng cao chất lượng điều trị và phòng chống loét bàn chân do ĐTĐ chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu biến chứng loét bàn chân do đái tháo đường tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng năm 2013 – 2014” nhằm mục tiêu:  Xác định tỷ lệ loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường tại khoa Nội Bệnh viện ĐHY Hải Phòng, mô tả đặc điểm tổn thương và vi khuẩn học tại vết loét ở bệnh nhân đái tháo đường.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tất cả 284 bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ nhập viện khoa Nội Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng từ tháng 12/2013 đến 3/2014.

+ Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: bệnh nhân được chẩn đoán xác định ĐTĐ theo tiêu chuẩn của ADA (2010).[2]

+ Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân không chấp nhận nghiên cứu, những trường hợp không thu thập đủ số liệu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

– Mô tả cắt ngang, tiến cứu.

– Chọn mẫu: chọn không xác suất tất cả bệnh nhận đủ tiêu chuẩn trong suốt thời gian nghiên cứu.

– Thu thập chỉ tiêu nghiên cứu:

+ Khám lâm sàng: tuổi, tiền sử ĐTĐ, thời gian xuất hiện vết loét bàn chân, khám đánh giá mức độ loét:

Phân độ loét bàn chân theo Wagner [1]:

Độ 0: Không có tổn thương, có biến dạng ngón hoặc viêm biểu mô da

Độ 1: Loét nông bề mặt một phần hoặc toàn bộ chiểu dày da

Độ 2: Loét lan rộng tới dây chằng nhưng chưa có áp xe hoặc viêm xương

Độ 3: Loét sâu tổn thương áp xe, viêm xương

Độ 4: Hoại tử khu trú một vùng ngón chân hoặc gót

Độ 5: Hoại tử lan rộng toàn bộ bàn chân

+ Cận lâm sàng: xét nghiệm glucose máu lúc đói, tỷ lệ HbA1c, phân lập vi khuẩn ổ loét, X-quang bàn chân, dopler động mạch chi dưới

+ Điều trị:

– Kiểm soát gluccose máu

– Kiểm soát nhiễm khuẩn

– Giảm áp lực chi

– Chăm sóc vết thương

+ Đánh giá kết quả điều trị:

– Tốt: vết loét khỏi, liền sẹo.

– Tiến triển tốt: vết loét sạch, miệng thu nhỏ, tổ chức hạt mọc tốt nhưng chưa liền sẹo.

– Thất bại: phải cắt cụt chi

2.3 Xử lý số liệu: bằng phần mềm thống kê y học SPSS 17.0

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Đặc điểm chung và kết quả xét nghiệm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi

Nhận xét: Loét bàn chân gặp nhiều nhất ở độ tuổi từ 60-79 tuổi(74,5%)

Bảng 3.2. Thời gian phát hiện ĐTĐ

Nhận xét: Loét bàn chân gặp ở tất cả các thời gian mắc bệnh của đái tháo đường.

Bảng 3.3. Chỉ số glucose máu lúc đói khi vào viện

 Nhận xét: Nồng độ glucose máu khi vào viện của nhóm bệnh nhân loét bàn chân cao hơn nhóm không loét (p < 0,05).

Bảng 3.4. Chỉ số HbA1c

Nhận xét: Chỉ số HbA1c của nhóm BN loét bàn chân cao hơn nhóm không loét

3.2. Đặc điểm tổn thương loét bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ

Bảng 3.5. Thời gian xuất hiện tổn thương

Nhận xét: Đa số bệnh nhân có thời gian xuất hiện tổn thương trên 4 tuần  68,1%.

Bảng 3.6. Phân độ ổ loét

Nhận xét: Gặp chủ yếu là loét độ 2(48,9%). Loét độ sâu độ 3,độ 4 có tỷ lệ 25,5%

Bảng 3.7. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn tại loét

Nhận xét: Tỷ lệ mọc vi khuẩn sau 4 – 7 ngày nuôi cấy là 68,1%

Bảng 3.8. Kết quả phân lập vi khuẩn

Nhận xét: Vi khuẩn gặp nhiều nhất là P. aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh) chiếm tỷ lệ 21,8%, Klpesiella gặp 18,8%

Bảng 3.9. Mức độ tổn thương động mạch chi dưới qua siêu âm Doppler

Chúng tôi tiến hành siêu âm Doppler động mạch chi dưới trên 38 bệnh nhân. Kết quả như sau:

Nhận xét: Tỷ lệ vữa xơ động mạch khá cao chiếm 86,8%, phần lớn là tổn thương xơ vữa lan tỏa. Tỷ lệ hẹp động mạch là 34,2%. Tỷ lệ tắc mạch hoàn toàn là 10,5%

Bảng 3.10. Vị trí tổn thương động mạch trên siêu âm

Nhận xét: Tỷ lệ hẹp tắc ở động mạch chày sau gặp nhiều nhất chiếm tỷ lệ 36,9%

Nhận xét: Tỷ lệ điều trị thành công ở nhóm bệnh nhân loét độ 1và độ 2 là 100%, . Tỷ lệ thành công ở nhóm loét độ 3 là 87,5%, tỷ lệ điều trị thành công ở nhóm loét độ 4là 25%.

Hình 1  Loét bàn chân Wagner độ 4

 

Hình 2 Loét bàn chân Wagner độ 3

 

Hình 3. Loét bàn chân Wagner độ 2

4. KẾT LUẬN

– Tỷ lệ loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường là 16,5%

– Số bệnh nhân có thời gian xuất hiện tổn thương trên 4 tuần là 68,1%

– Nồng độ glucose máu trung bình ở nhóm bệnh nhân loét bàn chân cao hơn nhóm không loét, tỷ lệ HbA1c ở nhóm loét bàn chân cũng cao hơn.

– Tỷ lệ loét độ 2(48,9%). Loét độ sâu độ 3,độ 4 có tỷ lệ 25,5%

– Kết quả siêu âm Doppler: Mảng xơ vữa chiếm 86,8%. Hẹp động mạch: 34,2%. Tắc mạch: 10,5%.

– Tỷ lệ mọc vi khuẩn sau nuôi cấy mủ là 68,1%

– Tỷ lệ điều trị thành công ở nhóm bệnh nhân loét độ 1và độ 2 là:100%,  loét độ 3 có tỷ lệ thành công là:87,5%, loét độ 4 có tỷ lệ thành công là 25%.

5. KHUYẾN NGHỊ

Loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường là một biến chứng nghiêm trọng. Tổn thương độ 1,2,3 có tỷ lệ lành thương cao, tổn thương mức độ nặng có tỷ lệ cắt cụt chi lớn. Bệnh nhân đái tháo đường cần được giáo dục nhiều hơn để có thể tự chăm sóc để phòng  và phát hiện, điều trị sớm tổn thương bàn chân giảm tỷ lệ cắt cụt chi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bệnh viện nội tiết – hội giáo dục người đái tháo đường (2008) “Có thể bạn chưa biết về bệnh đái tháo đường”, báo sức khỏe đời sống ngày 13-3-2008.
  2. Tạ Văn Bình (2004) “Phòng và điều trị bệnh đái tháo đường”, nhà xuất bản Y học, tr 20 – 45.
  3. Amstrong DG (2005), “Evalution of iremovabe cast walker in the healing of diabetic foot wounds”, diabes care 28: 551- 554
  4. Frykberg R.G., Armstrong D.G., Giurini J., et al. (2000), “Diabetic foot disorders: a clinical practice guideline. American College of Foot and Ankle Surgeons”, J Foot Ankle Surg, 39(5 Suppl), p. S1-60.
  5. Peter Sheehan (2004),“Peripheral arterial disease in people with diabetes: Consensus statement recomands screening”, Clinical diabetes 22, pp179-180.
  6. Robert G.FryKberg (2002), “Diabetes foot ulcers: Phathogenesis and management”, American Family Physician, vol.66, number 9, pp 1655-1662.
  7. William van Houtum (2005),“Diabetes causes most foot amputations”, Foot health new, pp 1-10.
  8. Maria Flopes Virella và Gabriel Virella. Diabetes and Atherosclerosis diabetes and cardiovascular disease. Humana Press. 2005.pp 225-258.
  9. Steven P.Marso et al (2006), “Peripheral arterial disease patients with diabetes”, J Am Coll Cardiol, pp921-929.
  10. Toru Yoshimura et al (2006), “Low blood flow estimates in lower- leg arteries predict cardiovascular events in Japanese patients with typ 2 diabetes with normal ankle- brachial Indexes”, Diabetes Care 29, ADA, pp 1884-1890.
  11. Rooh-Ul-Muqim et al (2007), “Evaluation and management of diabetic foot according to Wagner’s classification a study of100 cases”, pp1-5.
Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …