Cảnh báo tăng huyết áp và béo phì ở sinh viên đại học

CẢNH BÁO TĂNG HUYẾT ÁP VÀ BÉO PHÌ Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC

Nguyễn Song Hiếu, Huỳnh Lê Thái Bão1

1Trường Đại học Duy Tân

DOI: 10.47122/vjde.2021.47.20

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Tăng huyết áp và béo phì là hai tình trạng bệnh lý ngày càng phổ biến ở nước ta cũng như trên thế giới, mặc dù vậy tại Việt Nam những người trẻ đặc biệt là sinh viên thường ít quan tâm đến những chỉ số sức khoẻ của mình, điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh và dẫn đến khả năng trầm trọng hơn khi tuổi tác tăng dần. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sinh viên năm nhất khoá K26 hệ đại học chính quy thuộc Trường Đại học Duy Tân. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu nhiều giai đoạn. Cỡ mẫu thu được: 1873 sinh viên. Phương pháp thu thập số liệu: Dựa vào số liệu khám lâm sàng. Kết quả: Tỉ lệ thừa cân béo phì trong Tân sinh viên của trường Đại học Duy Tân là 8.8%, tỉ lệ tăng huyết áp là 4.4%. Chúng tôi đã tìm thấy mối liên quan giữa giới tính với thừa cân, béo phì và tăng huyết áp. Đồng thời các sinh viên thừa cân béo phì có nguy cơ mắc tăng huyết áp cao gấp 4.34 lần so với các sinh viên khác. Kiến nghị: Nhà trường và gia đình cần phối hợp trong việc khuyến khích sinh viên dự phòng tăng huyết áp và thừa cân béo phì thông qua việc cân đối thời gian học tập, nghỉ ngơi, rèn luyện thể dục thể thao và ăn uống. Giới trẻ cần theo dõi thường xuyên các chỉ số cơ thể và khám sức khoẻ định kì để hạn chế các ảnh hưởng xấu của bệnh sau này.

Từ khoá: Tăng huyết áp, thừa cân, béo phì, sinh viên, giới trẻ

ABSTRACT

Obesity and hypertension among university students

Nguyen Song Hieu, Huynh Le Thai Bao1

1Duy Tan university

Problem: Hypertension and obesity are two diseases that are increasingly common in our country as well as in the world. However, in Vietnam,   young  people,  especially  students, often pay little attention to them. This negligence increases the risk of disease and might leads to more severe exacerbations as age increases. Objectives: First year students from full-time undergraduate program course K26 of Duy Tan University. Methods: Multi- stage sampling. Sample size obtained: 1873 students. Data collection was based on clinical data. Result: The rate of overweight and obesity among the first-year students of Duy Tan University is 8.8%, the rate of hypertension is 4.4%. We found an association between sex and overweight, obesity, and increased blood pressure. At the same time overweight and obese students have 4.34 times higher risk of hypertension than  other students. Recommendation: The university and families need to coordinate in encouraging students to prevent hypertension and overweight obesity through the balance of study time, rest, exercise and food. Young people need to regularly monitor their body indexes and have regular physical exams to limit the adverse effects of the disease in the future.

Keywords:     Hypertension,    overweight, obesity, students, young people

Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Song Hiếu

Ngày nhận bài: 09/01/2021

Ngày phản biện khoa học: 09/02/2021 Ngày duyệt bài: 01/04/2021

Email: [email protected] Điện thoại: 0362391391

1.  ĐẶT VẤN ĐỀ

Tăng huyết áp và béo phì là hai tình trạng bệnh lý ngày càng phổ biến ở nước ta cũng như trên thế giới, sự gia tăng làm tăng gánh nặng cho ngân sách y tế. Theo số liệu nghiên cứu năm 2000 có khoảng 26.4% dân số trên thế giới mắc bệnh tăng huyết áp và dự kiến đến năm 2025 con số này sẽ đạt 29.2% thế nhưng đến năm 2010 tỉ lệ này đã chạm mốc 31.1%. Rõ ràng tăng huyết áp đang tăng với tốc độ rất nhanh và thậm chí vượt ra ngoài dự đoán của chúng ta nhiều lần. Bên cạnh đó tỉ lệ người thuộc các nước có thu nhập thấp và trung bình (31.5%) cao hơn các nước có thu nhập cao (28.5%). Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh càng tăng tỉ lệ hiểu biết về điều trị và kiểm soát tăng huyết áp lại rất thấp đặc biệt ở các nước thu nhập trung bình và thấp. Các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp gồm có: ăn nhiều natri, ít kali, béo phì, sử dụng đồ uống có cồn, hạn chế vận động và chế độ ăn uống không lành mạnh [11][12]. Năm 2008 tại Việt Nam ước tính có khoảng 20% dân số trên 25 tuổi mắc tăng huyết áp, đến năm 2015 trong bản báo cáo tóm tắt Điều tra quốc gia các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm tỉ lệ tăng huyết áp ở người Việt Nam trong độ tuổi 30-69 là 30.6% [4][7]. Không những ở người trưởng thành tăng huyết áp đang có dấu hiệu trẻ hoá, trong một nghiên cứu ở các trường từ tiểu học đến trung họ phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh tỉ lệ tăng huyết áp ở học sinh là 15,4%, nam cao hơn nữ và ở nhóm 10-18 tuổi cao hơn so với 6-9 tuổi[3]. Tăng huyết áp có liên quan mật thiết đến tình trạng thừa cân, béo phì. Béo phì và đặc biệt là sự phân bố quá mức chất béo nội tạng làm thay đổi những yếu tố về nội tiết. Những thay đổi này góp phần vào sự thay đổi hoạt động sinh lí của cơ thể làm tăng khả năng mắc các bệnh tim mạch và đặc biệt là tăng huyết áp [10].Tại Việt Nam có khoảng 29.8% người thừa cân béo phì mắc tăng huyết áp [2] Riêng với đối tượng học sinh, những em thừa cân béo phì có nguy cơ tăng huyết áp gần 2  lần so với những em không thừa cân béo phì[3].

Tăng huyết áp và béo phì cũng được xem như là hai trong các yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh rối loạn chuyển hoá, đặc biệt là tiểu đường[9]. Mặc dù vậy chúng tôi nhận thấy rằng người trẻ tại Việt Nam đặc biệt là sinh viên thường ít quan tâm đến những chỉ số sức khoẻ của mình, điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh và dẫn đến khả năng trầm trọng hơn khi tuổi tác tăng dần.

2.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU

Sinh viên năm nhất khoá K26 hệ đại học chính quy đang học tập tại Trường ĐH. Duy Tân.

Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu nhiều giai đoạn.

Giai đoạn 1: Chia sinh viên thành 4 nhóm ngành: Kĩ thuật – Công nghệ, Kinh tế, Xã hội nhân văn – ngoại ngữ, Khoa học sức khoẻ

Giai đoạn 2: Mỗi nhóm ngành chọn ngẫu nhiều 4 chuyên ngành

Giai đoạn 3: Chọn toàn bộ sinh viên của các chuyên ngành được chọn tham gia nghiên cứu.

Cỡ mẫu thu được: 1873 sinh viên.

Phương pháp thu thập số liệu: Dự vào số liệu khám lâm sàng. Chẩn đoán Tăng huyết áp dựa vào phân loại tăng huyết áp tại phòng khám của Hội tim mạch học quốc gia Việt Nam. Chẩn đoán béo phì dựa vào kết quả BMI theo phân loại của WHO.

Xử lí số liệu: xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0

3. KẾT QUẢ

Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét:

Số lượng sinh viên nam và nữ không chênh lệnh nhau nhiều. Tỉ lệ sinh viên ở mốc 19 tuổi chiếm đa số (87%) vì đối tượng nghiên cứu chủ yếu là sinh viên năm nhất, các sinh viên lớn tuổi hơn có thể do học chậm hoặc thi lại đặc biệt là ở khối khoa học sức khoẻ. Số lượng sinh viên cũng tương đồng ở các ngành học khác nhau.

Bảng 2. Các chỉ số thể trạng của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét:

Có sự chênh lệch rõ rệt chiều cao và cân nặng rõ rệt giữa nam và nữ. Đặc biệt là cân nặng của nam có xu hướng giao động nhiều hơn so với cân nặng của nữ.

Bảng 3. Tỷ lệ đối tượng thừa cân béo phì

Nhận xét:
Đa phần sinh viên có chỉ số thể trạng BMI bình thường, tuy nhiên có đến 1/3 số sinh viên trong tình trạng gầy và 8.8% sinh viên thừa cân béo phì.

Bảng 4. Tỷ lệ đối tượng tăng huyết áp

Nhận xét:
Tỉ lệ tăng huyết áp trong sinh viên ở mức 4.4% và hầu hết thuộc nhóm sinh viên nam.

Bảng 5. Mối liên quan giữa thừa cân béo phì và giới

Nhận xét:
Giới tính có liên quan đến thể trạng bị thừa cân béo phì. Cụ thể các sinh viên Nam có nguy cơ thừa cân béo phì cao gấp 2.2 lần so với sinh viên Nữ. (p<0.05)

Bảng 6. Mối liên quan giữa tăng huyết áp và giới

Nhận xét: Giới tính có liên quan đến tình trạng mắc tăng huyết áp, các sinh viên Nam có nguy cơ tăng huyết áp cao gấp 4.68 lần so với sinh viên Nữ. (p<0.05)

Bảng 7. Mối liên quan giữa tăng huyết áp với thừa cân béo phì

Nhận xét: Các sinh viên bị thừa cân béo phì có nguy cơ mắc tăng huyết áp cao gấp 4.34 lần so với sinh viên không thừa cân béo phì.

4. BÀN LUẬN

Về đặc điểm nhân khẩu học của tượng nghiên cứu tỉ lệ nam/nữ = 88.2/100 thấp hơn so với tỉ lệ giới tính nam/nữ của Việt Nam năm 2019 tại thành thị là 99.1/100 [1] giải thích cho điều này có thể là do tỉ lệ đậu vào đại học của hai giới khác biệt nhau nên tạo ra sự chênh lệch về tỉ lệ. Đa phần sinh viên năm nhất đều là lần đầu học đại học sau khi thi kì thi THPT Quốc gia nên chủ yếu tập trung ở độ tuổi 19, các sinh viên có độ tuổi cao hơn chủ yếu tập trung trong nhóm ngành khoa học sức khoẻ vì đây là khối ngành các thí sinh có xu hướng thi lại nhiều lần.

Về chiều cao, sinh viên nam có chiều cao trung bình là 169.62 và sinh viên nữ là 156.92 cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Ian Langtree về chiều cao của thanh niên Việt Nam trong độ tuổi 20-25 năm 2017 là 165.7 (nam) và 155.2 (nữ) [8]. Con số này cũng cao hơn nhiều so với thống kê chiều cao của người Việt Nam năm 2006 của Viện Dinh dưỡng quốc gia là 162.8 (nam) và 152.61 (nữ) [6]. Về cân nặng, ở nam trung bình nặng 59.72kg và nữ là 49.10kg cũng cao hơn so với thống kê về cân nặng trung bình năm 2006 của Viện Dinh dưỡng quôc gia, với nam là 54.20kg và nữ là 47.10kg [6]. Mặc dù vậy chỉ số BMI trung bình trong nghiên cứu này lại thấp hơn so với BMI trong thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia (20.3 so với 21.3)[6]. Như vậy sinh viên nhập học trường Đại học Duy Tân có điều kiện phát triển về thể chất khá tốt, đây có thể là thành quả của sự phát triển của kinh tế cũng như y tế của Việt Nam trong những thập kỉ qua.

Về tình trạng thừa cân, mặc dù phần đông sinh viên (59.5%) có thể trạng cân đối nhưng cũng có đến 31.7% sinh viên có thể trạng gầy và thừa cân, béo phì là 8.8%, tỉ lệ thừa cân béo phì ở Nam cao hơn ở nữ. So sánh với kết quả của Trần Thị Minh Hạnh ở đối tượng học sinh [3] thì thấp hơn (41.4%) Đồng thời khi so sánh mức độ tăng huyết áp của nghiên cứu này và nghiên cứu của Trần Thị Minh Hạnh tỉ lệ tăng huyết áp cũng thấp hơn (15.4% so với 4.4%) sự khác biệt có thể là do độ tuổi và điều kiện kinh tế ở nơi thực hiện nghiên cứu. Mặc dù vậy cả hai nghiên cứu đều cho thấy rằng có sự liên quan giữa giới tính với thừa cân béo phì và tăng huyết áp. Cụ thể trong nghiên cứu của chúng tôi các sinh viên nam có nguy cơ thừa cân béo phì gấp 2.2 lần sinh viên nữ và nguy cơ tăng huyết áp gấp 4.68 lần sinh viên nữ. Mối liên quan này cũng được củng cố thông qua các nghiên cứu của Đỗ Thái Hoà [2],Trần Văn Hoà[5].

Chúng tôi cũng tìm thấy mối liên hệ giữa thể trạng và tình trạng mắc tăng huyết áp, cụ thể các sinh viên thừa cân béo phì có nguy cơ mắc tăng huyết áp cao hơn 4.34 lần so với sinh viên không bị.

5. KẾT LUẬN

Tỉ lệ béo phì trong Tân sinh viên ở trường Đại học Duy Tân là 8.8%, tỉ lệ tăng huyết áp là 4.4%. Sinh viên nam có nguy cơ thừa cân béo phì gấp 2.2 lần sinh viên nữ và nguy cơ tăng huyết áp gấp 4.68 lần sinh viên nữ. Sinh viên có thể trạng thừa cân béo phì có nguy cơ tăng huyết áp gấp 4.34 lần so với sinh viên có thể trạng bình thường hoặc gầy.

6. KIẾN NGHỊ

Nhà trường và gia đình cần phối hợp trong việc khuyến khích sinh viên dự phòng bệnh thông qua các chương trình, lớp học cung cấp kiến thức, tăng cường các hoạt động thể dục thể thao trong trường học; cân đối các chương trình học và hoạt động ngoại khoá đặc biệt là các hoạt động rèn luyện cho sinh viên. Giới trẻ không nên chủ quan với tăng huyết áp và đái tháo đường nên thường xuyên theo dõi các chỉ số sức khoẻ, khám sức khoẻ định kì để hạn chế các biến chứng nặng của bệnh sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương (2019), Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019 – Tổ chức thực hiện và kết quả sơ bộ, Nhà xuất bản thống kê.
  2. Đỗ Thái Hoà và cộng sự (2013), Tỉ lệ hiện mắc tăng huyết áp, tăng đường huyết và một số yếu tổ liên quan ở nhóm tuổi trung tại huyện Đông Sơn, Thanh Hoá năm 2013, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIV, Số 8, Trang 30-36.
  3. Trần Thị Minh Hạnh và cộng sự (2016), Cảnh báo thừa cân, béo phì và tăng huyết áp ở trẻ tuổi học đường thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, Tập 12, số
  4. Tổng cục thống kê (2015), Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm 2015, Website Viện dinh dưỡng quốc gia, truy       cập       ngày                10/3/2021 (http://viendinhduong.vn/FileUpload/Doc uments/TLTT%20BKLN/Dieu%20tra%2 0quoc%20gia%20yeu%20to%20nguy%2 0co%20KLN%202015.pdf)
  1. Trần Văn Hoà và cộng sự (2020), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại khoa nội – bệnh viện quốc tế Thái Nguyên, TNU Journal of Science and Technology, số 225, trang 466-471.
  2. Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, Tình trạng dinh dưỡng người trưởng thành và các yếu tố         liên      quan, (http://chuyentrang.viendinhduong.vn/vi/s o-lieu-thong-ke/ket-qua-dieu-tra-thua-can—beo-phi-va-mot-so-yeu-to-lien- quan-o-nguoi-viet-nam-25–64-tuoi.html) Truy cập ngày 10/3/2021
  3. Viện Tim Mạch Việt Nam (2008), Tài liệu giáo dục và tuyên truyền về dự phòng và quản lý bệnh tăng huyết áp dành cho người dân, Nhà xuất bản Y học.
  4. Ian Tree (2017), Height Chart of Men and Women in Different Countries, Disabled World, truy      cập               ngày   10/3/2021 (https://www.disabled- world.com/calculators-charts/height- chart.php)
  5. Wojciechowska và cộng sự (2016), Diabetes and Cancer: a Review of Current Knowledge, Experimental and Clinical Endocrinology & Diabetes, Vol 124, p.263-275
  6. Gino Seravalle và Guido Grassi (2017), Obesity and      hypertension, Pharmacological Research, Vol 122, p.1-7
  7. Katherin Mills, Andrei Stefanescu và Jiang He (2016), The global epidemiology of hypertension, Nature Reviews Nepherology, vol 16, p.223-237
  8. M. Kearney và cộng sự (2005), Global burden of hypertension: analysis of worldwide data, Lancet, vol.365, no.9455, p.217-223.
Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …