Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh Basedow trẻ em

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG

BỆNH BASEDOW TRẺ EM

Hoàng Thị Thủy Yên *, Nguyễn Thị Diễm Chi **

* Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược Huế, **Trung tâm Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế

ASTRACT 

Clinical and biological aspects of Grave’s  disease in children

Backgrounds:  Graves’ disease (GD) actually  is  not rare in children, but if not recognized and treated it can seriously interfere with growth , development and puberty. Objectives: To determine the natural history, and clinical and paraclinical  characteristics of Grave’s diseasein pediatric patients. Methods: The method conducted was a cross-sectional survey. In total, 36 cases were diagnosed. Children with anti-TPO positivity and goiter with TSH > 10 µUI/ml , FT4   < 9 pmol/l ) were summoned for detailed examinations. Results: The mean age at diagnosis was 10,94 ± 3,47years. Grave’s disease in the family was present in 25% of the children. At diagnosis, decreased levels of TSH  (0,011 ± 0,005 µUI/ml )was observed in all children. The most frequent and permanent clinical symptoms at diagnosis were goiter IIer degree (44,44%) and IIIer degree(38,89%) and tachycardia ( 66,67%). Antithyroid drug treatment was always proposed at first line. Conclusions: Grave’sdisease is an important cause of hyperthyroidism in children that has a variable clinical course. The diagnosis may be complicated, as presenting features sometimes exhibit significant overlap with other disease with goiter. The antibodies TPOAb, TgAb has an important role in diagnosis and disease surveillance.

Chịu trách nhiệm chính: Hoàng Thị Thủy Yên

Ngày nhận bài: 6.11.2016

Ngày phản biện khoa học: 19.11.2016

Ngày duyệt bài: 1.12.2016

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, bệnh Basedow không phải là bệnh hiếm gặp chiếm 12,22% trong các bệnh nội tiết trẻ em. Ở trẻ em, bệnh Basedow không chỉ là nguyên nhân hàng đầu gây cường giáp  mà còn ảnh hưởng  nghiêm trọng đến quá trình phát triển, tăng trưởng và dậy thì của trẻ  nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời [1], [7], [11].Bệnh diễn tiến lâu dài, phải điều trị nhiều năm lại hay tái phát nên ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, học tập của các cháu, và công sức của gia đình.

Mục tiêu của nghiên cứu:

  1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàngbệnh Basedow trẻ em.
  2. Xác định mối liên quan giữa một số đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của bệnh Basedow ở trẻ em.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu:  Các  bệnh nhi được chẩn đoán bệnh Basedow tại Trung tâm Nhi, bệnh viện Trung ương Huế và Khoa Nhi, Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế .

Phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Cỡmẫu thuận tiện, chọn tất cả bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chọn bệnh.

Nghiên cứu có 36 bệnh nhi đạt tiêu chuẩn.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

  • Thời gian: từ tháng 01/2014 đến tháng 10/2015.
  • Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế.
  • khoa Nhi bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.

Tiêu chuẩn chọn bệnh

Tất cả bệnh nhi được chẩn đoán xác định bệnh Basedow theo tiêu chuẩn sau :

-Tiêu chuẩn lâm sàng có bướu giáp lan tỏa.

-Tiêu chuẩn xét nghiệm : Nồng độ TSH: < 0,05 µIU/ml, Nồng độ hormon FT4 ≥ 25 pmol/l, và nồng độ các  kháng thể kháng giáp dương tính: kháng thể  TPOAb (+)

Xử lý số liệu: Medcalc version 11.1, Microsoft Excel 2010.

3. KẾT QUẢ.

3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

Bảng 3.1. Phân bố theo giới

  • Trong nhóm nghiên cứu, giới nữ chiếm đa số 75%.
  • Tỷ lệ nữ/nam là 3/1.

Bảng 3.2. Phân bố theo tuổi

  • Nhóm tuổi hay gặp nhất là >10 tuổi, chiếm 63,89%.
  • Nhóm tuổi ít gặp là ≤ 5 tuổi, chiếm 11,11%.
  • Tuổi trung bình là 10,94 ± 3,47
  • Tuổi thấp nhất là 3 tuổi, cao nhất là
    15 tuổi

Bảng 3.3. Đặc điểm phân bố địa dư

  • Bệnh nhân ở thành thị chiếm 38,89%.
  • Bệnh nhân ở nông thôn chiếm tỉ lệ cao hơn 61,11%.

Bảng 3.4. Tiền sử sử dụng muối iode

  • Có 25% trường hợp dùng muối iode đúng cách.
  • Tất cả các trường hợp sử dụng sai muối iode (75%) đều sử dụng sai thừa và hoặc sai thiếu .

Bảng 3.5. Tiền sử gia đình về bệnh tuyến giáp

3.2. Đặc điểm lầm sang và cận lâm sàng

3.2.1. Đặc điểm lâm sàng

Bảng 3.6. Lý do vào viện

  • Các triệu chứng được bệnh nhân phát hiện đầu tiên thường gặp là bướu cổ (75%), lồi mắt (22,22%).
  • Các triệu chứng khởi bệnh đầu tiên ít gặp là giảm cân (2,78%), khó ngủ (2,78%).

Bảng 3.7. Độ lớn bướu giáp theo WHO

  • Bướu giáp lớn độ II, III chiếm đa số 83,30%.
  • Bướu giáp lớn độ I chiếm tỷ lệ thấp nhất 16,67%.
    • Tính cht bướu giáp

Bảng 3.8. Tính chất của bướu giáp

Mật độ bướu giáp mềm chiếm đa số 91,67%. Có 4 bệnh nhi có tiếng thổi ở bướu chiếm 11,11%

3.2.1.1.Các triệu chứng tim mạch

Bảng 3.9. Triệu chứng tim mạch

  • Trong các triệu chứng tim mạch, thường gặp là triệu chứng tần số mạch nhanh (66,67%), hồi hộp đánh trống ngực (55,56%).
  • Triệu chứng tăng huyết áp gặp với tỉ lệ 27,78%.

3.2.1.3.Dấu hiệu lồi mắt

Bảng 3.10. Dấu hiệu lồi mắt

3.2.1.4.Triệu chứng lâm sàng khác

Bảng 3.11. Các triệu chứng lâm sàng khác

  • Triệu chứng thường gặp là lòng bàn tay ẩm (63,89%), giảm cân (50%), run tay (44,44%).
  • Triệu chứng ít gặp là khó ngủ (13,89%), ăn nhiều (16,67%), tiêu chảy (16,67%).

3.2.2. Đặc điểm xét nghiệm cận lâm sàng

Bảng 3.12. Thể tích tuyến giáp theo phân độ lâm sàng

Nhận xét: sự khác biệt giữa thể tích trung bình của 3 nhóm phân theo độ lớn của bướu giáp dựa trên lâm sàng có ý nghĩa thống kê p<0,05.

Bảng 3.13. Đặc điểm tăng sinh mạch máu qua siêu âm

Có 26 trường hợp phát hiện tăng sinh mạch máu qua siêu âm, chiếm 72,22%. Trong đó, nhóm tăng sinh mạch máu nhẹ chiếm đa số 50%.

Bảng 3.14. Nồng độ các hormon trục tuyến yên – tuyến giáp

  • Nồng độ trung bình của TSH là 0,011 ± 0,005 µUI/ml
  • Nồng độ trung bình của FT4 là 34,09 ± 8,61 pmol/l

Bảng 3.15. Nồng độ các tự kháng thể

  • Nồng độ TOPAb tăng cao,giá trị trung vị của TOPAb là 175,80 IU/ml.
  • Nồng độ TgAb tăng cao, giá trị trung vị của TgAb là 281,72 IU/ml.

3.3. Tương quan giữa một số triệu chứng lâm sang và xét nghiệm cận lâm sang bướu giáp Basedow ở trẻ em

Bảng 3.16. Tương quan giữa độ lớn bướu giáp trên lâm sàng với thể tích tuyến giáp qua siêu âm

  • Có sự tương quan thuận, mức độ trung bình giữa độ lớn bướu giáp trên lâm sàng với thể tích tuyến giáp qua siêu âm, p < 0,05.

Bảng 3.17. Tương quan giữa độ lớn bướu giáp trên lâm sàng và nồng độ hormon trục tuyến yên – tuyến giáp

  • Có sự tương quan nghịch, mức độ trung bình giữa độ lớn bướu giáp với nồng độ TSH, p<0,05.
  • Có sự tương quan thuận, mức độ trung bình giữa độ lớn bướu giáp với nồng độ FT4, p<0,05.

Bảng 3.18. Tương quan giữa độ lớn bướu giáp và nồng độ TOPAb và TgAb

Có sự tương quan thuận ở mức độ trung bình giữa độ lớn bướu giáp  với nồng độ TPOAb và TgAb và có ý nghĩa thống kê
(p<0,05).

Bảng 3.19. Tương quan giữa biểu hiện lồi mắt và nồng độ TPOAb, TgAb

Có sự tương quan thuận, mức độ trung bình giữa biểu hiện lồi mắt với nồng độ TPOAb, TgAb, p<0,05.

4. BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu

4.1.1.Giới, địa dư:

Theo kết quả nghiên cứu, bệnh Basedow gặp ở nữ (75%) nhiều hơn so với nam (25%). Tỷ lệ nữ/nam = 3/1 ( Bảng 3.1). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thảo Trinh,  trên 44 bệnh nhi bị Basedow  cũng có tỷ lệ nữ/nam là 5.25/1 [1]. Các nghiên cứu khác cùng chung nhận xét này [3],[4], [5],[6],[7],[9],[10].

Theo bảng 3.2, tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 10,94 ± 3,47 và bướu giáp Basedow ở trẻ em hay hặp ở nhóm >10 tuổi (chiếm 63,89%),. Nghiên cứu của Nguyễn Thiện Thuật trên 107 bệnh nhi bị Basedow có kết luận lứa tuổi hay gặp là từ 11-15 tuổi (58,88%) [3]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thảo Trinh tuổi trung bình là 10,63 ± 2,91, lứa tuổi  10-15 tuổi chiếm 59,09% [1].

Bệnh nhi nhỏ tuổi nhất trong nghiên cứu này là 3 tuổi, có 2 trường hợp (chiếm 5,56%) và nồng độ kháng thể kháng giáp TPOAb, TgAb rất cao. Một số nghiên cứu trên thế giới cũng đã báo cáo về trường hợp bệnh nhi nhỏ hơn 5 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 2,8 tuổi [7].Một số nghiên cứu nhận thấy bệnh Basedow do ảnh hưởng giữa yếu tố gen, môi trường và miễn dịch nên khi có yếu tố thuận lợi rất dễ bộc phát bệnh trên những người có cơ địa [7],[11].

Bệnh tuyến giáp là phổ biến hơn ở trẻ gái đặc biệt là tuổi dậy thì do hoạt động của hormon sinh dục nữ estrogen [1]. Những nghiên cứu gần đây cho thấy vai trò của estrogen trong cơ chế bệnh sinh của bệnh tuyến giáp. Estrogen có tác dụng tăng kết hợp các  thyroxine với  các globulin [9].  Có bằng chứng rằng estrogen có thể có hoạt động động trực tiếp trong các tế bào tuyến giáp bằng các thụ thể tiếp nhận estrogen, tham gia vào quá trình phát triển nhu mô  và chức năng tuyến giáp [9],[10].

Theo bảng 3.3, bướu giáp Basedow ở trẻ em gặp nhiều ở nông thôn (61,11%) hơn so với thành phố (38,89%). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thảo Trinh có 81,81% bệnh nhi mắc Basedow ở nông thôn [22]. Như vậy, hai nghiên cứu có kết quả khá tương đồng về phân bố địa dư.

Tại sao bướu giáp Basedow hay gặp ở nông thôn? Theo Nguyễn Thiện Thuật các bệnh nhân ở nông thôn đều sử dụng muối iod nhưng họ sử dụng muối iod chưa đúng cách [3].

Theo bảng3.4.. Tiền sử dùng muối iode: nghiên cứu này có 75% trường hợp sử dụng sai muối iod, trong đó bao gồm cả dùng dư (sai thừa) và hoặc sai thiếu ( không đủ) . Việc sử dụng muối iode không đúng cách cũng là một nguyên nhân gây bướu giáp ở trẻ em, đặc biệt bướu giáp Basedow liên quan đến thừa iode. Ngoài việc dùng muối iod để chế biến thức ăn, họ còn dùng iod như một thức ăn phụ nên rất dễ thừa iod. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho bướu giáp Basedow thường gặp ở nông thôn [1_ENREF_17],[3].Mặt khác, bệnh nhi ở nông thôn thường được cha mẹ lựa chọn bệnh viện tuyến Trung ương là nơi đầu tiên để khám và chữa bệnh, trong khi trẻ em ở thành phố thường đến phòng mạch tư của các chuyên gia nội tiết nhiều hơn. Tuy nhiên một nghiên cứu ở Hồng Koong, Trung Quốc cho thấy sự dư thừa Iod không phải là yếu tố làm tăng tỷ lệ bệnh Basedow trong cộng đồng [12].

  • Nhận xét về tiền sử gia đình

Kết quả nghiên cứu này cho thấy trong số 36 bệnh nhi có 9 trường hợp có tiền sử gia đình mắc bệnh Basedow, chiếm 25%. Như vậy các nghiên cứu trên có kết quả gần giống nhau. Basedow là bệnh có liên quan đến yếu tố gen, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh thường di truyền về phía mẹ [18],[ 33]. Bệnh đã được ghi nhận hay gặp ở nhóm HLA-B8 và DR3 ở người da trắng,  HLA BW 35 ở người châu Á, đặc biệt ở Trung Quốc, tỷ lệ bệnh gặp cao hơn [13],[ 16]. Có thể yếu tố thừa Iod ảnh hưởng đến các cá thể có các yếu tố thuận lợi về cơ địa  để làm bộc phát bệnh [4],[5].

  • Nhận xét đặc điểm lầm sàng và xét nghiệm cận lâm sang bướu giáp cường giáp ở trẻ em

4.2.1.Đặc điểm lâm sàng

Nhận xét lý do vào viện

Theo bảng 3.6, lý do vào viện thường gặp là bướu giáp 75%, lồi mắt 22,22% . Đây là những triệu chứng có biểu hiện rõ ,dễ nhận biết nên được bệnh nhi và gia đình phát hiện đầu tiên và đưa trẻ đi khám. Ghi nhận này cũng tương đương với  các nghiên cứu khác [1],[3].

Nhận xét về đặc điểm bướu giáp

Độ lớn của bướu: ở bảng 3.7. đa số bệnh nhi có bướu lớn độ II (44,44%) và độ III (38,89%), bướu giáp độ I chiếm tỉ lệ thấp (16,67%). Tỷ lệ này cũng tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thảo Trinh, Nguyễn Thiện Thuật[1], [3].

Bướu giáp độ II và III chiếm tỷ lệ rất cao, có thể giải thích là do ở nước ta, đặc biệt ở vùng nông thôn khi kinh tế còn khó khăn , bố mẹ ít quan tâm đến sức khỏe của con em, điều kiện tiếp xúc với y tế còn hạn chế nên chỉ khi nào bướu giáp lớn thật sự, quan sát được bằng mắt thường hay có triệu chứng lâm sàng rõ rệt thì họ mới  đưa trẻ đi khám.

Tính chất của bướu: theo bảng 3.8 thì bướu mềm, lan tỏa  chiếm 91,67%, bướu chắc chiếm 8,33%. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thiện Thuật 98,14% bướu giáp mềm, lan tỏa [3] và nghiên cứu của  Nguyễn Thị Thảo Trinh có 90,90% bướu giáp mềm lan tỏa [1_ENREF_22].Tiếng thổi tâm thu ở bướu:  có 4 bệnh nhân có tiếng thổi tâm thu ở bướu (chiếm 11,11%).Nghiên cứu của Nguyễn Thiện Thuật là 40,63% [3], của Nguyễn Thị Thảo Trinh là 25%. Tiếng thổi tại bướu thể hiện tính chất tăng sinh mạch của bướu giáp cường giáp trong bệnh Basedow.

Nhận xét về biểu hiện tim mạch hay gặp: Tần số mạch nhanh: theo kết quả nghiên cứu có 66,67% bệnh nhi có dấu hiệu tần số mạch nhanh. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thảo Trinh là 95,45%. Các nghiên cứu khác cũng ghi nhận đặc điểm tần số mạch nhanh chiếm đại đa số bệnh nhi Basedow [4],[6],[7],[11]. Tần số mạch tăng là do hormon giáp làm tăng nồng độ thụ thể β adrenergic và nồng độ của protein G. Vì thế hormon giáp có tác dụng tăng nhịp tim trong cường giáp [11].

Tăng huyết áp:ở nghiên cứu này, tỷ lệ bệnh nhi bị tăng huyết áp chiếm 27,78%.  Nghiên cứu của Nguyễn Thiện Thuật là 22,70% , của Nguyễn Thị Thảo Trinh là 13,64% [1],[3].  Các nghiên cứu nước ngoài cũng có nhận xét tương tự [4],[6],[7],[11].

Lồi mắt: là triệu chứng đặc thù của bệnh Basedow, triệu chứng này là do yếu tố miễn dịch gây tăng sinh cơ hốc mắt.  Tuy nhiên trong bệnh lý Basedow ở trẻ em, tỷ lệ lồi mắt chiếm tỷ lệ dao động khác nhau tùy thao tác giả, có thể do đối tượng mắc bệnh khá khác nhau về tuổi, giới, thời gian mắc bệnh [2_ENREF_3],[4],[6],[7],[11]. Ở nghiên cứu này 36,11% có biểu hiện lồi mắt (bảng 3.10).

Nhận xét về các triệu chứng lâm
sàng khác

Ăn nhiều và giảm cân: theo bảng 3.11 có 16,67% bệnh nhi có triệu chứng ăn nhiều và 50% bệnh nhi có triệu chứng giảm cân. Nghiên cứu của Nguyễn Thiện Thuật ăn nhiều (83,18%), giảm cân (92,50%) [3]. Ăn nhiều là do hormon giáp làm tăng sự ngon miệng và kích thích tiết dịch tiêu hóa. Giảm cân là do hormon giáp có tác dụng tăng dị hóa, chuyển hóa năng lượng  tăng cao so với bình thường [3_ENREF_2],[11].

Tiêu chảy:Hormon giáp làm tăng nhu động ruột và gây nên triệu chứng này. Ở nghiên cứu này, tiêu chảy gặp với  tỷ lệ 16,67%, tương đương với với nghiên cứu của Segni M[11].

Thay đổi tính tình: là do nồng độ cao của hormon giáp tác động lên hệ thần kinh trung ương kích thích lên receptor hậu synap của hệ α và β adrenergic hoặc làm tăng nồng độ serotonin máu [1],[4].

Khó ngủ: theo kết quả nghiên cứu có 13,89% bệnh nhân có triệu chứng này. Kết quả này khá phù hợp với các nghiên cứu khác. Triệu chứng này được giải thích là do tác dụng kích thích của hormon giáp trên synap thần kinh gây nên khó ngủ [4],[6],[7].

Run tay: là một biểu hiện khác của cường giáp, theo kết quả nghiên cứu có 44,44% bệnh nhi có biểu hiện run tay. Biểu hiện này thường nhẹ nhàng, kín đáo, ít ảnh hưởng đến sinh hoạt của các trẻ. Nghiên cứu của Nguyễn Thiện Thuật run tay chiếm 85,98% [2]. Hiện tượng này được giải thích là do gia tăng phản ứng của synap thần kinh trong những vùng của tủy sống phụ trách trương lực cơ [11]

Lòng bàn tay ẩm, da nóng ẩm: theo kết quả nghiên cứu có 63,89% bệnh nhi có triệu chứng lòng bàn tay ẩm và  27,78% bệnh nhi có triệu chứng da nóng ẩm. Kết quả này tương đương với các nghiên cứu khác, [3], [5], [7], [11]. Những triệu chứng này phản ánh sự tác động của hormon giáp lên chuyển hóa cơ bản của cơ thể, sự tăng cao của hormon này làm tăng chuyển hóa cơ bản của toàn cơ thể, tăng sinh nhiệt làm da nóng ẩm, làm ra mồ hôi nhiều, lòng bàn tay ẩm ướt.

4.2.2.Đặc điểm xét nghiệm cận lâm sàng

Nhận xét về đặc điểm tuyến giáp trên siêu âm

Theo bảng 3.12, kết quả siêu âm thể tích trung bình tuyến giáp theo phân độ lâm sàng cho thấy thể tích trung bình bướu giáp độ I là 9,67 ± 2,54 ml; độ II là 14,74 ± 3,54 ml; độ III là 19,8 ± 3,7 ml. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê  với p<0,05. Ngoài sự tăng về thể tích, hình ảnh điển hình của bướu giáp cường giáp là tăng sinh mạch máu [1_ENREF_18],[3],[7]. Nghiên cứu này có 26/36, chiếm 72,22% trường hợp tăng sinh mạch máu. Trong đó, tăng sinh mạch máu rõ chiếm 22,22%, tăng sinh mạch máu nhẹ chiếm tỷ lệ cao hơn 50%. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Segni M về tăng sinh mạch trong bướu giáp cường giáp [11].

Nhận xét về nồng độ hormon trục tuyến yên – tuyến giáp

Ở nghiên cứu này,  nồng độ TSH giảm rất  thấp 0,011 ± 0,005 µIU/ml và nồng độ FT4 cao 34,087 ± 8,61 pmol/l. Tương tự các nghiên cứu khác về bệnh Basedow, tăng nồng độ hormon giáp ngoại vi FT4, và giảm hormon TSH của thùy trước tuyến yên phản ánh mức độ cường giáp nặng nề [4], [5], [6].

Nhận xét về nồng độ kháng thể kháng tuyến giáp

Theo bảng 3.15, nhóm nghiên cứu có giá trị trung vị của TPOAb là 175,80 U/ml, giá trị trung vị của TgAb là 281,72 IU/ml. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Võ Thị Thùy Nga [3], Guihem I [8]. Theo  các nghiên cứu thì TPOAb là một kháng nguyên bào tương. Ở những bệnh nhân có TPOAb cao thì đưa đến phản ứng kháng nguyên kháng thể tại tế bào tuyến giáp. Tuyến giáp bị kích thích liên tục bởi kháng thể kháng giáp và một số kháng thể khác cũng gắn vào các thụ thể TSH gây kích thích tăng trưởng tuyến giáp. Ngoài ra, kháng thể TPOAb, TgAb đều có liên quan đến cơ chế gây độc tế bào, làm tổn thương tế bào nang giáp gây kích thích sản xuất hormon giáp [3],[8],[11].

4.3. Nhận xét về mối tương quan giữa một số triệu chứng lân sang và xét nghiệm cận lâm sàng

  • Tương quan giữa độ lớn bướu giáp trên lâm sàng và thể tích tuyến giáp qua
    siêu âm

Theo kết quả bảng 3.16 cho thấy giữa độ lớn tuyến giáp trên lâm sàng với thể tích tuyến giáp trên siêu âm có sự liên quan thuận mức độ trung bình (rs = 0,69). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của  Nguyễn Thị Thảo Trinh [1].. Như vậy để đánh giá được độ lớn tuyến giáp thì cả lâm sàng và siêu âm đều có giá trị chẩn đoán khá phù hợp với nhau.

4.3.2.Tương quan giữa độ lớn bướu giáp và nồng độ hormon TSH, FT4

Theo bảng 3.17, có sự tương quan nghịch mức độ trung bình giữa độ lớn bướu giáp với nồng độ TSH và tương quan thuận mức độ trung bình giữa độ lớn bướu giáp với nồng độ FT4 (rs lần lượt là – 0,41 và 0,48). Sự quan này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu khác  [1], [7].Bình thường tuyến giáp có chức năng sản xuất hormon giáp dưới sự điều hòa của hormon TSH. Trong nhóm bướu giáp cường giáp do bệnh Basedow, dưới sự kích thích của các kháng thể kháng giáp, tuyến giáp phì đại, tăng sản xuất hormon giáp. Nồng độ hormon giáp FT4 cao có tác dụng ức chế ngược trở lại sự tiết hormon TSH, làm nồng độ TSH thấp. Đó là lý do tại sao có sự tương quan thuận giữa nồng độ giữa độ lớn bướu giáp với nồng độ FT4 và tương quan nghịch giữa độ lớn bướu giáp với nồng độ TSH trong nghiên cứu này.

4.3.3.Tương quan giữa độ lớn bướu giáp và nồng độ TOPAb và TGAb

Theo bảng 3.18, độ lớn bướu giáp có sự tương quan thuận mức độ trung bình với  nồng độ TPOAb, TgAb ( rs lần lượt là 0,59 và 0,46). Sự tương quan này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

4.3.4.Tương quan giữa biểu hiện lồi mắt và nồng độ TPOAb, TgAb

Theo bảng 3.19, có sự tương quan thuận mức độ trung bình giữa biểu hiệu lồi mắt và  nồng độ kháng thể TPOAb, TgAb (rs lần lượt là 0,77 và 0,67). Sự tương quan này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nghiên cứu của Vũ Bích Nga trên bệnh nhân Basedow ở người lớn cũng có nhận xét tương tự [2]. Nghiên cứu của các tác giả khác cũng cho rằng nguy cơ lồi mắt cao hơn ở bệnh nhân có sự kết hợp nồng độ cao của kháng thể TPOAb và nồng độ TSI cao [8_ENREF_32],[11].

Người ta đã xác định được cơ chế lồi mắt trong Basedow là do cơ chế miễn dịch: sự lắng động các phức hợp Thyroglobin, kháng thể kháng Thyroglobin (TgAb)  và yếu tố gây lồi mắt Exophthalmos-Producing-Factor (EPF) qua đường máu hay bạch huyết ở các màng cơ hốc mắt gây ra viêm cơ là cơ sở cho biểu hiện lồi mắt trong Basedow [3],[7],[8].

Mặt khác kháng thể TPOAb, TgAb là do các tế bào lympho tại tuyến giáp sản xuất. Người ta cũng nhận thấy có sự tẩm nhuận tế bào lympho tại hốc mắt của bệnh nhân Basedow. Đó cũng là lý do có sự tương quan thuận giữa nồng độ TPOAb, TgAb với dấu hiệu lồi mắt [7],[8],[11].

5.KẾT LUẬN

5.1. Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng

5.1.1. Đặc điểm lâm sàng

  • Bướu giáp: bướu giáp độ II, III chiếm đa số 83,33%. Bướu giáp mật độ mềm là chủ yếu chiếm 91,67%.
  • Lồi mắt: (36,11%).
  • Các triệu chứng tim mạch xuất hiện với tỷ lệ: tần số mạch nhanh (66,67%), hồi hộp đánh trống ngực (55,56%), tăng huyết áp (27,78%).
  • Các dấu hiệu cường giáp hay gặp khác là: lòng bàn tay ẩm (63,89%), giảm cân (50%), run tay (44,44%).
  • Tiền sử sử dụng muối iode: có 75% trường hợp sử dụng sai muối iode.

5.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng

  • Nồng độ của TSH giảm thấp với giá trị trung bình là 0,011 ± 0,005 µUI/ml và nồng độ FT4 tăng với giá trị trung bình là 34,09 ± 8,61 pmol/l.
  • Nồng độ TPOAb, TgAb tăng với giá trị trung vị của TPOAb là 175,80 IU/ml và TgAb là 281,72 IU/ml.
  • Siêu âm tuyến giáp: sự khác biệt về thể tích trung bình theo phân độ lớn của bướu giáp trên lâm sàng có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tăng sinh mạch máu phát hiện qua siêu âm chiếm tỷ lệ 72,22%.

5.2. Tương quan có ý nghĩa giữa dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng

  • Có sự tương quan thuận, mức độ trung bình giữa độ lớn bướu giáp với thể tích tuyến giáp qua siêu âm với rs = 0,69 và p <0,05.
  • Độ lớn bướu giáp có sự tương quan nghịch, mức độ trung bình với nồng độ hormon TSH (rs = -0,41; p<0,05) và có tương quan thuận, mức độ trung bình với nồng độ hormon FT4 (rs= 0,48; p<0,05).
  • Có sự tương quan thuận, mức độ trung bình giữa độ lớn bướu giáp với nồng độ TPOAb, TgAb với rs lần lượt là 0,59,và 0,46 (p<0,05).
  • Có sự tương quan thuận, mức độ trung bình giữa triệu chứng lồi mắt với nồng độ TOPAg, TgAb với rs lần lượt là 0,77 và 0,67 (p<0,05).

KIẾN NGHỊ:Bệnh nhi có BG lớn cần được làmcác XN định lượng TSH, FT4 đểchẩn đoán loại bướu giáp :  suy giáp, bìnhgiáp hay cường giáp.

Cần làm XN định lượng TPOAb,TgAb ở những bệnh nhi bướu giáp cường giápđể chẩn đoán xác định bệnh Basedow hoặc bệnh lý tuyến giáp cường giáp khác

TÓM TẮT

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh Basedow ở trẻ em

Đặt vấn đề: Bệnh Basedow không còn là bệnh hiếm gặp ở trẻ em, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển, tăng trưởng và dậy thì của trẻ. Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng và  cận lâm sàng xét nghiệm của bệnh Basedow ở trẻ em.. Xác định mối liên quan giữa một số biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm của bệnh Basedow ở trẻ em.Phương pháp nghiên cứu:Mô tả cắt ngang. Kết quả: Đặc điểm lâm sàng:Các triệu chứng được phát hiện đầu tiên hay gặp là: bướu giáp (75%), lồi mắt (22,22%). Các triệu chứng tim mạch: tần số mạch nhanh (66,67%), hồi hộp đánh trống ngực (55,56%), tăng huyết áp (27,78%).Các dấu hiệu Basedow hay gặp khác là: lòng bàn tay ẩm (63,89%), giảm cân (50%), run tay (44,44%).Đặc điểm cận lâm sàng: Nồng độ của TSH giảm thấp với giá trị trung bình là 0,011 ± 0,005 µUI/ml và nồng độ FT4 tăng với giá trị trung bình là 34,09 ± 8,61 pmol/l. Nồng độ TPOAb, TgAb tăng với giá trị trung vị của TPOAb là 175,80 IU/ml và TgAb là 281,72 IU/ml. Siêu âm tuyến giáp: sự khác biệt về thể tích trung bình theo phân  độ lớn của bướu giáp trên lâm sàng có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tăng sinh mạch máu phát hiện qua siêu âm chiếm tỷ lệ 72,22%. Kết luận: Các dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm bệnh Basedow trẻ em có tương quan với nhau có ý nghĩa. Kháng thể TPOAb tăng cao trong bệnh Basedow trẻ em.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Thị Thảo Trinh, Hoàng Thị Thủy Yên ( 2012), Tiến triên của một số dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm trong điều trị bệnh Basedow trẻ em, Tạp chí Nội tiết Đái tháo đường, số 6, tr: 931-937.
  2. Võ Thị Thùy Nga, Hoàng Thị Thu Phương, Lê Thị Phương Anh, Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Bạch Oanh (2008), “Nghiên cứu nồng độ hai tự kháng thể TPOAb, TgAb bệnh nhân Basedow”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học tại Hội nghị Đái tháo đường, nội tiết và rối loạn chuyển hóa miền Trung lần thứ VI, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 422-423.
  3. Nguyễn Thiện Thuật (2002), “Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến Basedow trạng tại Viện Nhi”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Hà Nội.
  4. Allahabadina A, Daykin J, Holder RL, Sheppard MC, Gough SCL, Franklyn .J A. (2000), “Age and Gender Predict the Outcome of Treatment for Graves’ Hyperthyroidism”, The Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism, 85(3), pp. 1038-1041.
  5. Barnes HV, Blizzard RM (1977), “Antithyroid drug therapy for toxic diffuse goiter (Graves disease): Thirty years expeience in children and adolescents”, The Journal of Pediatrics, 91(2), pp. 313-320.
  6. Bossowski A.T., Reddy V., Perry L.A., Johnston L.B., Banerjee K., Blair J.C., Savage M.O. (2007), “Clinical and endocrine features and long term outcome of Graves’ disease in early childhood”, Journal Endocinal Invest, 30(5), pp. 388-392.
  1. Calkovsky V, Hajtman A (2009), “Thyroid diseases in children and adolescents”, Bratisl Lek Listy, 110(1), pp. 31-34.
  2. Guihem I, Massart C, Poirier J.Y, Maugendre D (2006), “Changes in serum thyrotropin – receptor and antithyroid peroxidase antibodies in patients with hyperthyroidism caused by Graves’ disease”, Clinical Thyoidology, 19(1), pp. 1345-1357.
  3. N. Heldring, A. Pike, S. Andersson et al ( 2007)., “Estrogen receptors: how do they signal and what are their targets,” Physiological Reviews, vol. 87, no. 3, pp. 905–931, 2007.
  4. Manole, B. Schildknecht, B. Gosnell, E. Adams, and M. Derwahl ( 2001), “Estrogen promotes growth of human thyroid tumor cells by different molecular mechanisms,” Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism, vol. 86, no. 3, pp. 1072–1077, 2001.
  5. Segni MLeonardi EMazzoncini BPucarelli IPasquino AM (1999), “Special features of Graves’ disease in Early  childhood ”,  Thyroid, 9 (9), 871-877.
  6. Yang F, Shan Z, Teng X, Li Y, Guan H, Chong W, Teng D, Yu X, Fan C, Dai H, Yu Y, Yang R, Li J, Chen Y, Zhao D, Mao J, Teng W ( 2007).” Chronic iodine excess does not increase the incidence of hyperthyroidism: a prospective community-based epidemiological survey in China” , Eur J Endocrinol 2007, 156, pp :403-408.

 

Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …