Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bướu giáp ở trẻ em

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BƯỚU GIÁP

Ở TRẺ EM

Nguyễn Thị Thúy Hằng*, Hoàng Thị Thủy Yên**, Nguyễn Thị Diễm Chi ***

*Khoa Y Đại học Tây Nguyên,

**Đại học Y Dược Huế,

***Bệnh viện Trung ương Huế

 ASTRACT

Background:  Diffusegoitreactually  is  not rare in children, but if not recognized and treated it can seriously interfere with growth , development and puberty. Objective:  To determine the clinical and paraclinical  characteristics of diffuse goitrein pediatric patients. Methods: The method conducted was a cross-sectional survey. In total, 45 cases were diagnosed. The autoimmune thyroid disease was diagnosed with anti-TPO positivity. Results: The mean age at diagnosis was 12 ± 2,49 years. Goitre disease in the family was present in 44,4% of the children. At diagnosis,38 cas (84,4%), patients were autoimmune thyroid disease22/ 38 ( 57,9%) cas was Grave’s disease, 23,7%  (9/38) was Hashimoto’s thyroiditis Hashimoto and  24% was euthyroid goitre. Group non-autoimmune goitre: 1 case hyperthyroid goitre, 6 cases simple goitre. Conclusion: The antibodies TPOAb, TgAb and concentration TSH, FT4  has an important  role in diagnosis of diffuse goitre in children.

 TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Bướu giáp không còn là bệnh hiếm gặp ở trẻ em, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng  nghiêm trọng đến phát triển, tăng trưởng và dậy thì của trẻ. Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng xét nghiệm của bướu giáp ở trẻ em. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 45 trường hợp. Tiêu chuẩn chọn bệnh: bệnh nhi bướu giáp lan tỏa. Kết quả: Tuổi trung bình là 12 ± 2,49 tuổi. tỷ lệ nữ/ nam là 5,43:1. Tiền sử gia đình có bệnh lý tuyến giáp là 44,4%.  Bướu giáp tự miễn là 38 cas (84,4%), bướu giáp không tự miễn là 7 cas (15,6%). Có22/ 38 (57,9%) cas được chẩn đoán bệnh Basedow, 23,7% (9/38)viêm giáp Hashimoto, 18,4% (7/38)cas là bướu giáp tự miễn bình giáp.Nồng độ các kháng thể kháng giáp: Nồng độ TPOAb và TGAb tăng trong cả 3 typ bệnh tự miễn tuyến giáp và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3 loại bệnh tự miễn tuyến giáp (p>0,05). Nhóm bướu giáp không tự miễn có 1 cas bướu giáp cường giáp, 6 cas là bướu giáp đơn. Kết luận: Bệnh nhi có bướu giáp cần được xét nghiệm các kháng thể kháng giáp  và hormon TSH, FT4 để chẩn đoán đúng bệnh lý của trẻ.

Chịu trách nhiệm chính:

Ngày nhận bài:

Ngày phản biện khoa học:

Ngày duyệt bài:

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bướu giáp  ở trẻ em thường được hiểu chung là bướu giáp đơn thuần, tuy nhiên bướu giáp tự miễn không còn hiếm gặp ở trẻ em. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp nhất gây rối loạn chức năng tuyến giáp ở trẻ em,  có diễn tiến và điều trị kéo dài, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất, tinh thần, quá trình học tập của trẻ. Tuy nhiên có nhiều bệnh nhi chỉ biểu hiện bướu giáp bình giápvà nếu không có các xét nghiệm kháng thể kháng giáp thì dễ chẩn đoán nhầm với bệnh bướu giáp đơn thuần. Do đó, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bướu giáp trẻ em ” được tiến hành với  mục tiêu:Mô tả các  triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bướu giáp  ở trẻ em.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Gồm các bệnh nhi được chẩn đoán  bướu giáp  điều trị nội trú và ngoại trú tại khoa Nhi Tổng Hợp 2, Trung tâm Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế và khoa Nhi, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.

2.1.1.Tiêu chuẩn chọn bệnh

Tất cả bệnh nhi được chẩn đoán là bướu giáp.

-Lâm sàng : Bệnh nhi có bướu giáp lớn.

Bệnh tuyến giáp giáp tự miễn : bệnh nhi có các tiêu chuẩn lâm sàng và xét nghiệm sau:

+ Có bướu giáp lan tỏa

+ Kháng thể kháng giáp TPOAb dương tính (> 34 IU/ml) [1], [8].

-Chẩn đoán Basedow: Bướu giáp tự miễn tuyến giáp kết hợp các dấu hiệu của cường giáp: và nồng độ TSH trong huyết thanh giảm (< 0,05 µIU/ml) FT4 trong huyết thanh tăng (> 21 pmol/l) [2], [8].

– Chẩn đoán viêm giáp Hashimoto:  bướu giáp tự miễn  kết hợp có thể có các dấu hiệu suy giáp và TSH  huyết thanh tăng (> 10 µIU/ml), FT4 huyết thanh giảm (< 9 pmol/l) [8].

Chẩn đoán bướu giáp tự miễn bình giáp: bướu giáp tự miễn tuyến giáp mà không có các biểu hiện của suy giáp hay cường giáp và nồng độ TSH  huyết thanh bình thường (0,5 – 5 µIU/ml) hoặc  tăng nhẹ 5 < TSH ≤ 10 µIU/ml), hoặc giảm (0,05 ≤ TSH < 0,5 µIU/ml) với nồng độ FT4 trong huyết thanh bình thường (9 – 20 pmol/l) [8].

Bướu giáp đơn thuần : Bướu giáp bình giáp và kháng thể kháng giáp TPOAb âm tính [8].

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

– Bệnh nhân có bướu giáp do viêm cấp – bán cấp, áp-xe tuyến giáp, ung thư giáp.

– Siêu âm có hình ảnh nhân giáp.

2.2. Thời gian nghiên cứu:

Thời gian nghiên cứu từ tháng 03/2017 đến tháng 08/2018

2.3. Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Cỡ mẫu thuận tiện: Có 45 bệnh nhi đủ tiêu chuẩn chọn bệnh.

3. KẾT QUẢ

3.1. Đặc điểm chung

3.1.2. Tuổi

Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi

3.1.1. Giới

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới

Nhận xét: Nữ chiếm ưu thế hơn nam với tỷ lệ nữ/ nam là 5,43:1

3.1.3. Địa dư

Bảng 3.2. Đặc điểm địa dư của nhóm nghiên cứu

3.1.4. Tiền sử bản thân và gia đình

  • Tiền sử bản thân: Không ghi nhận mắc các bệnh lý tự miễn khác.

 Bảng 3.3. Tiền sử gia đình có bệnh lý tuyến giáp

3.2. Đặc điểm lâm sàng

3.2.1. Phân loại bệnh lý bướu giáp

Biểu đồ 3.2. Phân loại bệnh lý bướu giáp

3.2.2. Phân loại bệnh bướu giáp theo chức năng tuyến giáp

Biểu đồ 3.3. Phân loại bướu giáp theo chức năng tuyến giáp

 

Bảng 3.6. Đặc điểm bướu giáp theo phân loại chức năng giáp

Bảng 3.7. Triệu chứng lúc khởi bệnh theo phân loại chức năng tuyến giáp

3.2.3. Đặc điểm bướu giáp theo phân loại miễn dịch 

Bảng 3.8. Độ lớn bướu giáp theo phân loại miễn dịch

Bảng 3.9. Phân loại bướu giáp tự miễn theo chức năng tuyến giáp.

3.3. Đặc điểm cận lâm sàng

Bảng 3.10. Đặc điểm nhu mô tuyến giáp qua siêu âmtheo phân loại chức năng

Bảng 3.11. Đặc điểm tăng sinh mạch máu qua siêu âm theo phân loại chức năng giáp

 

Bảng 3.12. Đặc điểm tuyến giáp qua siêu âm theo phân loại miễn dịch

Bảng 3.13. Nồng độ TPOAb theo phân loại  bướu giáp tự miễn

4. BÀN LUẬN

4.1. Nhận xét về đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

4.1.1. Nhận xét về tuổi và giới

Bảng 3.1 cho thấy nhóm tuổi hay gặp nhất là nhóm 12-15 tuổi, chiếm 57,8% và nhóm 7-11 tuổi chiếm 40%, tương đồng với nghiên cứu của Đặng Mỹ Nhi 51,2% trẻ ≥10 tuổi, và cũng tương đồng với Trần Lê Duy Cường 65,2% từ 12-15 tuổi và các nghiên cứu nước ngoài[3], [5], [9], [10].

Biểu đồ 3.1 cho thấy nữ chiếm ưu thế hơn nam ở bệnh bướu giáp với tỷ lệ nữ: nam= 5,43:1. Tỷ lệ này tương đồng với các nghiên cứu trong và ngoài nước khác [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9].

Sở dĩ nữ mắc bướu giáp nhiều hơn nam có thể do nữ dậy thì sớm hơn, và trong giai đoạn này do sự phát triển về thể chất và nội tiết đặc biệt là Estrogen, có thể làm cho chuyển hóa iod và bài tiết hormone bị thay đổi.

4.1.2. Nhận xét về địa dư

Phân bố địa dư của bệnh bướu giáp không đồng đều với tỷ lệ bệnh nhân ở nông thôn là 64,4%, cao hơn tỷ lệ bệnh nhân ở thành phố 35,6%.Dân số nước ta sống ở nông thôn với tỷ lệ cao hơn thành phố và bệnh nhi ở nông thôn thường lựa chọn bệnh viện tuyến trên là nơi khám chữa bệnh đầu tiên, trong khi trẻ em ở thành phố thường có lựa chọn đến phòng khám tư của các chuyên gia nội tiết.

4.1.4. Nhận xét về tiền sử bản thân và gia đình

Trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận có 44,4% trẻ mắc bệnh bướu giáp có tiền sử gia đình liên quan đến bệnh tuyến giáp trong đó có 24,44% người thân mắc bệnh tự miễn và 2,22% không tự miễn, 17,78% còn lại có tiền sử bệnh giáp không rõ. Trong các nghiên cứu cũng đề cập đến sự liên quan giữa bệnh và tiền sử gia đình[5], [6], [9], [10], [11].

4.2. Nhận xét về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bướu giáp trẻ em

4.2.1. Nhận xét về phân loại bệnh bướu giáp theo miễn dịch

Biểu đồ 3.2 bướu giáp tự miễn chiếm tỷ lệ cao (84,4%) trong khi bướu không tự miễn chiếm (15,6%).Tỷ lệ bướu giáp tự miễn gặp nhiều trong nghiên cứu có thể do đề tài tiến hành tại bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Đại học Y dược Huế là hai bệnh viện thuộc tuyến trên nên các bệnh nhi đến khám tại tuyến dưới nghi ngờ bệnh lý tự miễn  nên chuyển lên, những trường hợp bệnh lý không tự miễn đến khám là bệnh nhân sinh sống tại thành phố Huế hoặc có bố mẹ đang học tập tại Huế đến khám bệnh trực tiếp.

4.2.2. Nhận xét về phân loại bệnh bướu giáp theo chức năng tuyến giáp

Biểu đồ 3.3.Cho thấy trong phân loại theo chức năng thì bướu giáp cường giáp chiếm tỷ lệ cao nhất (51,1%), tiếp đến và bình giáp (28,9%) và suy giáp (20%). Bệnh nhi  bướu giáp cường giáp có tỷ lệ cao có lẽ do bướu giáp cường giáp biểu hiện triệu chứng rõ rệt nên bệnh nhân vào viện. Bướu giáp bình giáp và suy giáp hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng nên việc phát hiện ra bệnh khó hơn, hoặc chỉ phát hiện bướu giáp mà chưa thể hiện triệu chứng rõ ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhi nên việc đưa trẻ đến các cơ sở y tế ít hơn.

Đặc điểm bướu giáp theo phân loại chức năng

Bảng 3.6 cho thấy không có sự khác biệt giữa phân độ bướu giáp, mật độ bướu và tiếng thổi tại bướu với phân loại bướu giáp theo chức năng.

Trong 45 trường hợp tỷ lệ bệnh nhân có bướu giáp độ II chiếm tỷ lệ cao nhất 25/45 (55,6%), bướu giáp độ III 15/45 (33,3%) và bướu giáp độ I 5/45 (11,1%). Đặc điểm này cũng chứng tỏ bệnh nhân vào bệnh viện trong giai đoạn khá muộn, hoặc do tuyến dưới điều trị hoặc do bệnh đến muộn.

Mật độ của bướu giáp trong nghiên cứu ghi nhận được có đến 42/45 (95,7%) có mật độ mềm, nằm ở tất cả các nhóm cường giáp, bình giáp, suy giáp. Một tỷ lệ rất nhỏ bướu giáp có mật độ chắc 4,3% phân bố trong bướu giáp cường giáp , gặp 7,7% bướu giáp bình giáp  và bướu giáp suy giáp (11,1%).

Tiếng thổi tại bướu chỉ xảy ra ở nhóm bướu giáp cường giáp, tần suất xuất hiện tiếng thổi thấp 3/45 (6,67%). Tiếng thổi ở bướu là một đặc điểm  phù hợp với tính chất bướu mạch trong bướu giáp cường giáp đặc biệt là bệnh Basedow [4], [6], [7].

Triệu chứng lúc khởi bệnh theo phân loại chức năng tuyến giáp

Theo bảng 3.7. đa số các trường hợp bệnh nhi đến khám đều có triệu chứng lúc khởi bệnh 28/45 (62,22%), nhóm bệnh nhi không có triệu chứng chiếm 17/45 (37,78%).Bướu giáp cường giáp 100% các trường hợp có triệu chứng ban đầu. Bướu giáp suy giáp và bình giáp hầu như không có triệu chứng khởi bệnh. Điều này phù hợp với các nghiên cứu khác, do bướu giáp cường giáp thể hiện rõ triệu chứng lâm sàng thúc đẩy bệnh nhi đến cơ sở y tế còn bướu giáp bình giáp và suy giáp các triệu chứng không có hoặc mờ nhạt, bệnh nhi chỉ đến khám tình cờ hoặc chỉ vì bướu cổ lớn [6], [7], [11].

4.2.3. Nhận xét về đặc điểm bướu giáp theo phân loại bệnh tự miễn tuyến giáp

– Phân loại độ lớn bướu giáp trên lâm sàng

Bảng 3.8. không có sự khác biệt độ lớn bướu giáp giữa nhóm tự miễn và không tự miễn, bướu giáp ở cả 2 nhóm tự miễn và không tự miễn đều tập trung chủ yếu bướu to độ II.

Chức năng tuyến giáp theo phân loại bướu giáp tự miễn

Bảng 3.9. Có sự liên quan chặt chẽ giữa phân loại bướu giáp tự miễn và chức năng tuyến giáp.

Có 22/23 (95,65%) bệnh nhân có biểu hiện cường giáp là bướu giáp tự miễn, có 1 cas bướu giáp cường giáp mà không phải bệnh lý tự miễn. Bướu giáp không tự miễn có biểu hiện cường giáp có thể do sự tăng phản ứng tại các hạch giao cảm và chế độ dùng muối iod thừa sai (dùng quá nhiều muối iod và các chế phẩm có chứa iod) làm cho tuyến giáp gia tăng hoạt động sản xuất hormon giáp hơn so với mức bình thường. Các trường hợp bướu giáp suy giáp đều là bướu giáp tự miễn.

Trong nhóm bướu giáp bình giáp có 7/13 (53,84%) bệnh nhi bị bướu giáp không tự miễn và 6/13 (46,15%) bị bướu giáp tự miễn.

Kết quả này cho thấy có nhóm bệnh nhi bướu giáp có các xét nghiệm  chức năng giáp bình thường là bệnh tự miễn tuyến giáp mà không phải là bướu giáp đơn thuần. Do đó, xét nghiệm các kháng thể kháng giáp là cần thiết dù bệnh nhi là bướu giáp bình giáp [11].

4.3. Đặc điểm các xét nghiệm cận lâm sàng

4.3.1. Đặc điểm tuyến giáp trên siêu âm

– Đặc điểm nhu mô giáp qua siêu âm theo phân loại chức năng

Bảng 3.10. có sự khác biệt về đặc điểm nhu mô tuyến giáp qua siêu âm theophân loại chức năng giáp. Bướu giáp cường giáp và suy giáp nhu mô không đồng nhất chiểm tỷ lệ cao. Bướu giáp cường giáp (87%), bướu giáp suy giáp (100%). Tỷ lệ này tương đồng với Trần Lê Duy Cường.nhu mô không đồng nhất ở nhóm bướu giáp cường giáp 60% và nhóm suy giáp 90,6%[3]. Theo Đặng Mỹ Nhi trong bướu giáp đơn thuần nhu mô 100% đồng nhất, Hashimoto 100% kém đồng nhất và Basedow 60% kém đồng nhất [5].

Trong bướu giáp suy giáp mà ở trẻ em hay gặp nhất là bệnh Hashimoto tuyến giáp bị phá hủy nên nhu mô giáp kém đồng nhất, còn trong bướu giáp cường giáp nhu mô giáp có thể bị phá hủy trong viêm giáp Hashimoto giai đoạn cường giáp và tăng sinh mạch máu trong bệnh Basedow, còn 1 số trường hợp cường giáp do sử dụng thừa iod tuyến giáp có mật độ còn đồng nhất nên trong bướu giáp cường giáp nhu mô kém đồng nhất có tỷ lệ thấp hơn bướu giáp suy giáp. Bướu giáp bình giáp nhu mô có thể đồng nhất hoặc không đồng nhất [6], [10].

– Đặc điểm tăng sinh mạch máu qua siêu âmtheo phân loại chức năng giáp

Bảng 3.11cho thấy tăng sinh mạch máu chiếm tỷ lệ cao ở nhóm cường giáp và suy giáp, nhóm bình giáp chiếm tăng sinh mạch máu chiếm tỷ lệ ít hơn và không có sự khác biệt tăng sinh mạch máu theo phân loại chức năng tuyến giáp. Ở bệnh nhân bướu giáp cường giáp, có hiện tượng tăng sinh mạch máu toàn bộ tuyến giáp do gia tăng hoạt động tuyến giáp, còn ở bướu giáp suy giáp mà trẻ em hay gặp là bệnh Hashimoto có sự phá hủy tế bào nang giáp do phản ứng viêm miễn dịch nên những vùng viêm có sự tăng sinh mạch máu [5], [8]. Nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Quyên với 50% Basedow và 17% viêm giáp Hashimoto có tăng sinh mạch máu [7].

– Đặc điểm nhu mô giáp theo phân loại miễn dịch qua siêu âm

Bảng 3.12. Có sự khác biệt rõ về nhu mô giáp qua siêu âm theo phân loại miễn dịch. Nhu mô giáp không đồng nhất chủ yếu ở nhóm bướu giáp tự miễn 33/37 (89,5%), nhóm bướu giáp không tự miễn 100% nhu mô đồng nhất. Điều này phù hợp với các tài liệu và công trình nghiên cứu. Trong bệnh bướu giáp suy giáp (thường gặp viêm giáp Hashimoto) tuyến giáp bị phá hủy làm nhu mô tổn thương, cấu trúc không đồng nhất, trong bướu giáp cường giáp (thường gặp bệnh Basedow) tuyến giáp tăng sinh mạch máu làm nhu mô cũng có tình trạng kém đồng nhất. Bướu giáp không tự miễn nhu mô giáp hầu như không bị phá hủy nên đa phần là đồng nhất.

4.3.2. Nồng độ kháng thể kháng giáp  trong bướu giáp trẻ em

  • Nồng độ TPOAb theo phân loại bướu giáp tự miễn

Bảng 3.13. Cho thấy có sự khác biệt về nồng độ TPOAb ở nhóm bệnh bướu giáp tự miễn và nhóm bướu giáp không tự miễn. Nồng độ TPOAb ở nhóm bướu giáp tự miễn tăng cao tứ phân vị 25th: 75th tương ứng 256,58: 1000. Và ở giới hạn bình thường với nhóm bướu giáp không tự miễn tứ phân vị 25th:75th tương ứng 7,75:18,32.

Kháng thể kháng giáp TPOAb có giá trị trong chẩn đoán bệnh bướu giáp tự miễn, nồng độ này tăng cao trong bướu giáp tự miễn, đặc biệt tăng rất cao trong Hashimoto. Bướu giáp không tự miễn giá trị kháng thể này trong giới hạn bình thường.

 

5. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh bướu giáp ở trẻ em trên 45 trẻ em có độ tuổi từ  5 – 15 tuổi, nghiên cứu này có một số kết luận như sau:

  1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng theo phân loại chức năng

1.1. Đặc điểm lâm sàng

– Bướu giáp chủ yếu mật độ mềm, lớn độ II, III.

– Có sự khác biệt về sự xuất hiện triệu chứng lúc với bệnh theo chức năng tuyến giáp. Bướu giáp cường giáp 100% các trường hợp có triệu chứng ban đầu, bướu giáp suy giáp có 44,4 % có tiệu chứng và bướu giáp bình giáp 6,7% có triệu chứng.

1.2. Đặc điểm cận lâm sàng

– Có sự khác biệt về đặc điểm nhu mô giáp qua siêu âm với phân loại chức năng tuyến giáp. Bướu giáp cường giáp và bướu giáp suy giáp chủ yếu là nhu mô giáp không đồng nhất  qua siêu âm.

Có sự khác biệt rõ về nhu mô giáp qua siêu âm theo phân loại miễn dịch. Nhu mô giáp không đồng nhất chủ yếu ở nhóm bướu giáp tự miễn.

– Nhóm bướu giáp tự miễn có tỷ lệ tăng sinh mạch máu thường gặp hơn nhóm không tự miễn.

– Có sự khác biệt về nồng độ TPOAb ở nhóm bệnh bướu giáp tự miễn và nhóm bướu giáp không tự miễn.

 KIẾN NGHỊ

Bệnh nhi có bướu giáp cần được xét nghiệm các kháng thể kháng giáp để phát hiện bệnh lý tuyến giáp tự miễn kể cả nhóm bướu giáp bình giáp để điều trị và theo dõi.

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Y tế (2010), “Bệnh lý tuyến giáp”, Bệnh nội tiết chuyển hóa, Nhà xuất bản giáo dục pp. 142-236.
  2. Bộ Y tế (2015), “Cường chức năng tuyến giáp”, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết chuyển hóa, Nhà xuất bản Y học, pp. 51-71.
  3. Trần Lê Duy Cường (2013), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng và siêu âm tuyến giáp trong bệnh cường giáp trẻ em, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế, tr35-46.
  4. Võ Thị Thuỳ Nga , Hoàng Thị Thu Hương (2007), Nghiên cứu nồng độ hai tự kháng thể TPOAb và TgAb bệnh nhân Basedow, Bệnh viện Trung ương Huế – Trường Đại học Y Dược Huế, tr 34-50.
  5. Đặng Mỹ Nhi (2007), Đặc điểm bệnh lý bướu giáp ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1 và 2, Luận văn bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược TP HCM, tr 51-84.
  6. Trần Như Phụng (2015), Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của bướu giáp cường giáp ở trẻ em, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trường Đại Học Y dược Huế, tr18-27.
  7. Phạm Thị Ngọc Quyên (2012), “Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tự miễn tuyến giáp tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, Nghiên cứu Y học.
  8. Mai Thế Trạch , Nguyễn Thy Khê (2003), “Những kiến thức cơ bản về tuyến giáp”, “Cường giáp”, “”Suy giáp”,”Bướu giáp đơn thuần”,, Nội tiết học đại cương, Nhà xuất bản Y học, tr. 131-188.
  9. Jaiswal B. , Kumar D. (2017), “Study of thyroid diseases in Pediatrics patients, International Journal of Medical and Health Research. Volume 3; Issue 11; November 2017,pp. 149-151.
  10. Yue-Rong Yan (2015), “The association between thyroid autoantibodies in serum and abnormal function and structure of the thyroid, Journal of International Medical Research.
  11. Zak T. (2005), “Chronic autoimmune thyroid disease in children and adolescents in the years 1999-2004 in Lower Silesia, Poland, Hormones, 4(1),pp. 45-48.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …