Đánh giá chỉ số cổ chân-cánh tay, vận tốc sóng mạch ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp

ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ CỔ CHÂN-CÁNH TAY, VẬN TỐC SÓNG MẠCH

Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 CÓ TĂNG HUYẾT ÁP

Cao Trường Sinh, Nguyễn Thị Nga

Đại học Y khoa Vinh

ABSTRACT

To research ankle-branchial index, pulse wave velocity in patiens with type 2 diabetes with hypertension

Objectives: 1. Determin the rate of  peripheral arterial disease by Assessement of Ankle- branchial index and pulse wave velocity in patients with typ 2 diabetes with hypertention by VP 1000 plus. 2. Identify association, correlation between Ankle-branchial Index,  Pulse wave velocity and cardiovascular risk factors. Subjects and methods: 106 patients, 61 males, 45 females from 34 to 83 years old    (53 patients with type 2 diabetes have hypertention and 53 patient with hypertention). All this patients were clinically examined and measured ankle-branchial Index, branchial-ankle Pulse Velocity by the Vp 1000 plus. The type 2 diabetes have hypertension group was para-clinical tested such as lipid blood test and fasting plasma glucose. Result: Ratio of patients with ABI ≤ 0.90 in patients with type 2 diabetes have hypertension is 15,1%. ABI was positively associated with duration of diabetes [OR 11,6 (2,0-67,8] as well as age (72,8 ± 9,3 so với  63,8 ± 9,4, in subjects with ABI ≤ 0.90 và ABI 0.91-1,30, respectively, p<0,05). ABI in diabetes ptients with hypertension, was the same as in hypertention patients without diabetes. Ratio of baPWV ≥ 1450 cm/s ( the ratio of cardiovascular risk) in patients with type 2 diabetes have hypertetion is 96,2%. baPWV  was positively associated with duration of diabetes ( 1901,7± 324,4  vs. 2244,1± 410,0 cm/s  in subjects with duration of diabetes < 10 years and ≥ 10 years, respectively, p<0,05) as well as fasting plasma glucose ( 1652,3± 436,5 vs. 2029,0 ± 338,3 cm/s in subjects with fasting plasma glucose level <7 mmol/l and ≥ 7 mmol/l, respectively, p<0,05). baPWV correlated significantly with age ( r=0,31, p<0,05), branchial systolic blood pressure ( r=0,41, p<0,01) and branchial diastolic blood pressure (r=0,31,p<0,05). baPWV was higher in diabetes patients with hypertention than in hypertention patients without diabetes (1979,3± 371,0 vs. 1757,1 ± 328,0 cm/s, p=0,002). Conclusion: In clinical pactice, it is necessary to measure ABI and baPWV to detect peripheral artery disease, monitor and evaluate the result of treatment for diabetes and hypertention. To lessen risk cardiovascular event in patients with type 2 diabetes have hypertention, blood glucose, blood pressure, dyslipidemia, waist size need  to be controlled.

Keywords: Ankle-branchial Index, branchial-ankle Pulse Velocity

TÓM TẮT

Mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ bệnh động mạch ngoại biên thông qua đánh giá chỉ số cổ chân-cánh tay, vận tốc sóng  mạch ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tăng huyết áp. 2. Xác định mối liên quan, tương quan giữa chỉ số cổ chân-cánh tay, vận tốc sóng mạch với một số yếu tố nguy cơ tim mạch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 106 bệnh nhân; 61 nam và 45 nữ từ 34 đến 83 tuổi (53 bênh nhân đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp và 53 bệnh nhân tăng huyết áp đơn thuần). Tất cả được đo chỉ số cổ chân-cánh tay, vận tốc sóng mạch bằng máy VP 1000 plus. Nhóm đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp được làm xét nghiệm bilan lipid máu và glucose huyết tương lúc đói. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có ABI ≤ 0.90 ( tỷ lệ bệnh động mạch ngoại biên ) ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp là 15,1 %. ABI có mối liên quan với thời gian phát hiện đái tháo đường và tuổi với p<0,05). Tỷ lệ bệnh nhân có ABI <0,9 ở nhóm đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp tương đương với nhóm tăng huyết áp đơn thuần (>0,05). Tỷ lệ bệnh nhân có baPWV ≥ 1450 cm/s (tỷ lệ nguy cơ tim mạch) ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp là 96,2%. baPWV có liên quan với thời gian phát hiện bênh đái tháo đường ( 1901,7± 324,4 cm/s so với 2244,1± 410,0 cm/s, tương ứng với thời gian phát hiện < 10 năm và ≥10 năm với p<0,05)  và có liên quan với glucose máu tĩnh mạch lúc đói (1652,3± 436,5 so với 2029,0± 338,3, tương ứng với glucose tĩnh mạch lúc dói <7 mmol/l và  ≥7mmol/l, p<0,05). baPWV có tương quan với tuổi ( r=0,31, p<0,05), huyết áp tâm thu cánh tay (r=0,41, p<0,01) và huyết áp tâm trương cánh tay (r=0,31, p<0,05). baPWV  ở  bệnh nhân đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp tăng có ý nghĩa so với tăng huyết áp đơn thuần (1979,3± 371,0 cm/s so với 1757,1 ± 328,0 cm/s với p=0,002). Kết luận: Trong thực hành lâm sàng cần thiết phải đo chỉ số cổ chân-cánh tay, vận tốc sóng mạch để phát hiện động mạch ngoại biên để phát hiện biến chứng và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân đái tháo đường.

Chịu trách nhiệm chính: Cao Trường Sinh

Ngày nhận bài: 1/10/2017

Ngày phản biện khoa học: 01/11/2017

Ngày duyệt bài: 07/11/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường và Tăng huyết áp là  hai bệnh lý mạn tính không chỉ chiếm tỷ lệ khá cao mà còn đang gia tăng với tốc độ nhanh chóng trên toàn cầu. Thống kê của Liên đoàn đái tháo đường thế giới năm 2013 cho thấy có 382 triệu người mắc đái tháo đường và ước tính sẽ tăng đến 592 triệu người vào năm 2035 [1]. Tương tự, tăng huyết áp cũng gia tăng từ 972 triệu người mắc bệnh năm 2000 (26%) lên đến 1,56 tỷ người vào năm 2025 (29%) [2]. Kết hợp đái tháo đường và tăng huyết áp đẩy nhanh biến cứng tim mạch như : mạch vành, mạch não và động.

Có nhiều phương pháp phát hiện sớm bệnh đông mạch ngoại biên ngoại biên như siêu âm Doppler, chụp động mạch có cản quang, chụp cắt lớp vi tính đa dãy mạch máu, chụp cộng hưởng từ,…Tuy nhiên do yêu cầu máy móc, người làm có kinh nghiêm, chi phí cao,..

Do đó trong thực hành lâm sàng cần có một phương tiện không xâm lấn, đơn giản, nhanh chóng cho kết quả chính xác chẩn đoán sớm bệnh động mạch ngoại biên và dự báo biến cố tim mạch trong tương lai. Phương pháp đo chỉ số cổ chân-cánh tay, vận tốc sóng mạch bằng máy vp 1000 plus (Omron). Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “ Đánh giá chỉ số cổ chân- cánh tay, vận tốc sóng mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng huyết áp.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng

Nghiên cứu trên 106 bệnh nhân gồm 61 nam và 45 nữ, độ tuổi từ 34 đến 83 ( 53 bệnh nhân đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp, 53 bệnh nhân tăng huyết áp đơn thuần ). Chẩn đoán đái tháo đường theo ADA 2016 và tăng huyết áp theo ESC/ESH 2013.

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Sau khi được chẩn đoán đái tháo đương và tăng huyết áp, tất cả bệnh nhân được đo chỉ số cổ chân-cánh tay (ABI: Ankle-branchial Index), vận tốc sóng mạch cánh tay-cổ chân (baPWV: branchial-ankle Pulse Velocity bằng máy VP 1000 plus của hãng Omron, Nhật bản.  Số liệu được xử lý trên phần mền SPSS 20.0 Chỉ số cổ chân-cánh tay (ABI) được tính bằng huyết áp tâm thu cổ chân/huyết áp tâm thu cánh tay. Tiêu chuẩn chỉ số ABI theo ADA 2004 [3]. Theo hướng dẫn của hội tim mạch châu âu baPWV ≥ 1450 cm/s là yếu tố  nguy cơ tim mạch độc lập[4].

III. KẾT QUẢ

3.1. Tỷ lệ bệnh động mạch ngoại biên ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 có THA

Bảng 3.1. Tỷ lệ bệnh động mạch ngoại biên ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 có THA

Tỷ lệ ABI ≤ 0.90 ở bệnh nhân ĐTĐ type  có THA  khi đo bằng máy Vp-1000 plus là 15,1%.

3.2 Tỷ lệ nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ  type 2 có THA dựa vào baPWV  

Bảng 3.2. Tỷ lệ nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ  type 2 có THA dựa vào baPWV

Tỷ lệ nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 có THA  theo ESC/ESH 2007 là  96,2%

3.3 So sánh ABI và baPWV giữa nhóm ĐTĐ type 2 có THA và THA đơn thuần

Bảng 3.3. So sánh ABI giữa nhóm ĐTĐ type 2 có THA và THA đơn thuần

Không có sự khác biệt giữa  ABI trung bình cả 2 bên giữa nhóm ĐTĐ có THA và nhóm THA đơn thuần với p>0,05.

Bảng 3.4. So sánh tỷ lệ ABI giữa nhóm ĐTĐ có THA và THA đơn thuần


Bảng 3.5.
So sánh baPWV giữa ĐTĐ type 2 có THA và THA  đơn thuần

Vận tốc sóng mạch cánh tay-cổ chân trên nhóm ĐTĐ type 2 có THA tăng hơn có ý nghĩa thông kê so với nhóm THA đơn thuần với p=0,002.

3.5 Mối liên quan, tương quan giữa ABI với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở đaí tháo đường type 2 có tăng huyết áp

Bảng 3.6. Mối liên quan giữa ABI và một số yếu tố nguy cơ tim mạch

Tuổi trung bình ở bệnh nhân bị PAD cao hơn so với bệnh nhân không có PAD với p <0,05. Thời gian phát hiện ĐTĐ  ≥10 năm làm tăng nguy cơ bị PAD gấp 11,6 lần so với thời gian phát hiện ĐTĐ <10 năm có ý nghĩa với p < 0,05.

3.6. Mối liên quan, tương quan giữa baPWV với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở đái tháo đường có tăng huyết áp

Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa tuổi và vận tốc sóng mạch cánh tay-cổ chân bên trái

Nhận thấy có mối tương quan thuận mức độ vừa giữa vận tốc sóng mạch cổ chân cánh tay bên trái và tuổi (r= 0,31, p<0,05) trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 có THA.

Biểu đồ 3.4. Tương quan giữa HATT cánh tay  và baPWV

Huyết áp tâm thu cánh tay và vận tốc sóng mạch  cánh tay-cổ chân  có mối tương quan thuận mức độ vừa với r=0,41, p<0,01

Biểu đồ 3.5. Tương quan baPWV và huyết áp tâm trương cánh tay trái

Huyết áp tâm trương cánh tay và vận tốc sóng mạch cánh tay-cổ chân có mối tương quan thuận mức độ vừa với r=0,31, p<0,05

Bảng 3.7.  Mối liên quan giữa baPWV với một số yếu tố nguy cơ tim mạch

Vận tốc sóng mạch  cánh tay-cổ chân giữa số năm ĐTĐ ≥ 10 năm cao hơn có ý nghĩa so với số năm ĐTĐ < 10 năm với p<10 năm. Glucose TM lúc đói ≥ 7 mmol/l có vận tốc sóng mạch cổ chân-cánh tay cao hơn có ý nghĩa so với glucose TM lúc đói <7 mmol/l với p<0,05

IV. BÀN  LUẬN

4.1 Tỷ lệ bệnh động mạch ngoại biên ở đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp.

Về vấn đề này đã có một số nghiên cứu như nghiên cứu của David Rosenbaum và cộng sự trên 157 người tuổi trung bình 59,1 trong đó có 56,8% số người bị tăng huyết áp, 22,3% đái tháo đường, 17,6%  hiện có hút thuốc thấy rằng tỷ lệ PAD  được đĩnh nghĩa bởi ABI≤ 0.90  hoặc  ABI > 1.3 là 15,7% [5]. Nghiên cứu của Lê Hoàng Bảo, Nguyến Thị Bích trên 153 bệnh nhân ĐTĐ type 2 có tỷ lệ PAD khi tầm soát bằng ABI <0.91 là 23,5 % [6].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thể hiện (bảng 3.1) tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp bị bệnh động mạch ngoại biên dựa vào tiêu chuẩn ADA 2004 khi đo bằng máy Vp-1000 plus là 15,1%.

4.2 Tỷ lệ nguy cơ tim mạch dựa vào baPWV

Vận tốc sóng mạch ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 có THA cao hơn có ý nghĩa so với nhóm THA đơn thuần (1979,3± 371,0 so với 1757,1 ± 328,0 với  p=0,002). Nghiên cứu của Yhong Cheng và cộng sự ở 1000 bệnh nhân ĐTĐ type 2 (562 người THA và 438 người không có THA). Kết quả cho thấy baPWV ở bệnh nhân ĐTĐ có THA cao hơn so với ĐTĐ không có THA (1779 ± 341 so với 1691± 342, p< 0,0001) [7].

4.3.Mối liên quan, tương quan giữa ABI và các yếu tố nguy cơ tim mạch

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng tuổi trung bình của bệnh nhân bị PAD cao hơn có ý nghĩa thống kê so với bệnh nhân không bị PAD (72,8± 9,3 so với 63,8 ± 9,4, p>0,05). Nghiên cứu của Lê Hoàng Bảo, Nguyễn Thị Bích thấy rằng tuổi trung bình của nhóm PAD cao hơn nhóm không bệnh (70,7±12,3 so với 64,5±11,5, p=0,006) [6].

Thời gian phát hiện ĐTĐ  ≥10 năm làm tăng nguy cơ bị PAD gấp 11,6 lần so với thời gian phát hiện ĐTĐ <10 năm có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của Lê Hoàng Bảo, Nguyễn Thị Bích thấy rằng thời gian trung bình mắc bệnh ĐTĐ giữa nhóm có và không có bệnh động mạch ngoại biên lần lượt là 9,4± 6,7 và 6,8±5,8, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

4.4 Mối liên quan, tương quan baPWV với các yếu tố nguy cơ tim mạch

Nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng baPWV có mối liên quan với thời gian phát hiện ĐTĐ  type 2  (1901,7±324,4 so với 2244,1±410,0 ở đối tượng thời gian phát hiện ĐTĐ < 10 năm và ≥ 10 năm với p < 0,05). Thời gian ĐTĐ càng dài thì càng tăng độ cứng động mạch, khi đó nguy cơ biến chứng tim mạch càng cao. Nghiên cứu của Yhong Cheng và cộng sự ở bệnh nhân ĐTĐ và THA cho thấy baPWV có mối liên quan với thời gian phát hiện ĐTĐ ( 1671± 342 so với 1791± 313 so với 1861± 338, ở đối tượng với thời gian phát hiện ĐTĐ <5 năm, 5-10 năm và >10 năm, p<0,05) [7].

Nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng baPWV có mối liên quan với đường huyết tĩnh mạch lúc đói (1652,3±436,5 so với 2029,0±338,3, tương ứng với glucose TM <7 mmol/l và  ≥7mmol/l, p<0,05). ). Nghiên cứu của Hirofumi Ohnishi và cộng sự trên 232 người dân tại hai vùng nông thôn ở Nhật Bản thấy giá trị baPWV tăng với mức độ tăng của đường huyết tĩnh mạch lúc đói (1518 cm/s so với 1771cm/s, p<0.0001) [9]. Tăng glucose máu làm tăng protein C kinase, tăng phản ứng oxy hóa làm giảm NO, tăng angiotensin II làm tăng xơ vữa động mạch, tăng dần độ cứng động mạch.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng baPWV có tương quan thuận với tuổi (r=0,31, p<0,05). Tuổi càng cao thì độ cứng động mạch càng tăng. baPWV tương quan thuận với huyết áp tâm thu ở cánh tay (r=0,41, p<0,05)  và huyết áp tâm trương ở cánh tay (r=0,31, p<0,05). Nghiên cứu của Nakaruma và cộng sự trên 97 bệnh nhân thấy rằng baPWV tương quan với tuổi (r2=0,625, p<0,0001), tương quan với huyết áp tâm thu (r2=0,64, p<0,0001) và huyết áp tâm trương (r2=0,397, p<0,0001) [8].

V. KẾT LUẬN

  1. Tỷ lệ ABI ≤ 0,9 chiếm 15,1%. ABI có mối liên quan với thời gian mắc bệnh ĐTĐ, tuổi.
  2. Tỷ lệ baPWV ≥ 1450cm/s là 96,2%. baPWV ở bệnh nhân ĐTĐ có THA cao hơn có ý nghĩa so với bệnh nhân THA đơn thuần. baPWV có mối liên quan với thời gian mắc bệnh ĐTĐ, glucose huyết tương lúc đói và tương quan với tuổi, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương động mạch cánh tay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Cho Nam Han, Whiting D., Guariguata L., et al (2013), The sixth edition of the IDF Diabetes Atlas, International Diabetes Federation Committee, Sixth edition, pp. 11-37.
  2. Chokshi N.P., Grossman E., Messerli F.H., et al (2013), Blood Pressure and Diabetes, Heart, 99(8), pp. 577-585.
  3. American Diabetes Association, Peripheral Arterial Disease in People With Diabetes, Diabetes Care2003 Dec; 26(12): 3333-3341
  4. Hirofumi Tanaka, Masanori Munakata (2009), ‘‘Coparison between carotid-femoral and branchial-ankle pulse wave velocity as measures of arterial stiffness’’, Journal of Hypertension,Vol 27 No 00
  5. Rosenbaum et al (2012), Accuracy of the Ankle- brachial index using the SCVL, an arm and ankle automated device with synchronized cuffs, in a population with increased cardiovascular risk, Vascular health and Risk Management: 8, 239-246.
  6. Lê Hoàng Bảo và Nguyễn Thị Bích, ‘‘Nghiên cứu tỷ lệ bệnh động mạch ngoại biên chi dưới trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 xác định bằng chỉ số cổ chân – cánh tay và các yếu tố có liên quan’’, Tạp chí đái tháo đường, tập 2 (số 7)/2012, tr 507- 512
  7. Yuhong Chen, Yun Huang, Xiaoying Li, Min Xu, Yufang Bi, Yu Zhang, Weiqiong Gu, Guang Ning (2009), “Association of arterial stiffness with HbA1c in 1,000 type 2 diabetic patients with or without hypertension
  8. Nakamura U, Iwase M, Nohara S, Kanai H, Ichikawa k, Lida M, “Usefullness of Branchial-Ankle Pulse Wave Velocity measurement: Correlation with Abdominal Aortic Calcification” Hypertens Res.2003 Feb;26(2):163-7
  9. Hirofumi Ohnishi (2003), “Pulse Wave Velocity as an indicator atherosclerosis in impaired fasting glucose”, Diabetes care 26:437-440.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …