Đánh giá kết quả liệu pháp insulin tăng cường trên bệnh nhân đái tháo đường type 2

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LIỆU PHÁP INSULIN TĂNG CƯỜNG

TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2

Hoàng Ngọc Thọ*, Nguyễn Hải Thủy**, Nguyễn Đình Toàn**

                               * BV Hoàn Mỹ Đà Nẵng, **Trường ĐHYD Huế

ABSTRACT

Efficacy of intensive insulin therapy in  type 2 diabetic patients

Objectives :Good glycemic control is the most important target in the management of diabetes. Many studies showed that intensive insulin therapy wereefficace for  type 2 diabetic patients with poor glycemic control after appling basal insulin in Vietnam. So, we conducted this study for applying the intensive insulin therapy in the treatment of T2DM and evaluate the efficacity of this treatment regimen for type 2 diabetic patients. Methods: A prospective short-term study of 66 T2DM were indicaded the intensive insulintherapy based on the criteria from 2015 ADA guidelines at Hoan My Da Nanggeneral hospital from Feb 2015 to August 2016. Results: intensive insulin therapy with 2 mixed injections was 45,5% (first 3 month) and 45,2% (last 3 month). The dose of Insulin per day in the first 3 month was  51,38±15,46U and the last 3 month was 47,98±18,63 U. A fasting blood glucose target of <7,2mmol/l (ADA 2015) was presented respectively in 47% and 45,2% of patients after 3 month and 6 month. The HbA1c targeted following ADA and AGS (2015) were 47,4% after 3 month and 33,3% after 6 month respectively. There was a positive correlation between daily insulin dose with the duration of diabetes (r = 0,244,p=0,05),  BMI (r = 0,275, p<0,05), renal glomerular filtration rate (r= -0,250, p<0,05) and HbA1c after 6 month (r=0,346, p<0,01). Conclusions: Intensive insulin therapy should applied to type 2 diabetic patients withpỏor glycemic control.

Chịu trách nhiệm chính: Hoàng Ngọc Thọ

Ngày nhận bài: 15.11.2016

Ngày phản biện khoa học: 20.11.2016

Ngày duyệt bài: 1.12.2016

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường(ĐTĐ)là bệnh lý phổ biến, (trong đó ĐTĐ týp 2 chiếm 90-95%)được xem là vấn đề cấp thiết của thời đại. Theo số liệu mới nhất của liên đoàn đái tháo đường quốc tế (IDF) năm 2013 trên toàn thế giới đã có 382 triệu người mắc đái tháo đường, vượt xa các dự đoán trước đó và vượt con số 552 triệu người vào năm 2030. Ở việt Nam, dự đoán trên toàn quốc hiện nay khoảng 5,4% dân số.

Kiểm soát tốt đường huyết là mục tiêu quan trọng nhất trong điều trị ĐTĐ. Điều trị ĐTĐ týp 2 ngoài chế độ tiết thực vận động thường phối hợp với các thuốc viên hạ ĐH trong giai đoạn đầu. 50% tế bào beta còn hoạt động ngay thời điểm phát hiện ĐTĐ và tiếp tục suy giảm sau đó thông qua diễn tiến tự nhiên như do tuổi tác, kháng insulin kéo dài, không kiểm soát lipid máu,kiểm soát đường máu kém dẫn đến phụ thuộc vào insulin.

Các nghiên cứu trong nước cũng như nước ngoài tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường được kiểm soát tốt đường huyết dựa vào HbA1c (< 7%) chỉ đạt được từ 30-50%. Thời gian trì hoãn sử dụng insulin trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tại nhiều trung tâm trung bình 7-8 năm. Theo các khuyến cáo của IDF 2013 và ADA 2015 đề nghị sử dụng insulin sớm trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 ngay từ giai đoạn 2 của phác đồ điều trị khi HbA1c không kiểm soát tốt. Trong các khuyến cáo của Hội Nội Tiết – Đái Tháo Đường Việt nam (VADE) 2013, ADA 2015,  ADA/EASD 2014 và IDF 2013 đều thống nhất mục tiêu kiểm soát đường máu dựa vào đường huyết lúc đói, mức đường huyết cao nhất sau ăn và HbA1c trong đó HbA1c là mục tiêu chính trong kiểm soát glucose máu do phản ảnh đường máu hồi cứu nhiều tháng, liên quan chặt chẽ đường máu sau ăn hơn là đường máu lúc đói và nhất là liên quan đến biến chứng mãn tính ĐTĐ.

Liệu pháp insulin tăng cường trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đã được áp dụng và có hiệu quả ở các báo cáo nước ngoài, ở trong nước còn ít nghiên cứu đề cập đến.

Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu sau:

  1. Áp dụng liệu pháp insulin tăng cường trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2.
  2. Đánh giá kết quả điều trị của liệu pháp insulin tăng cường và các yếu tố liên quan đến sự kiểm soát đường máu trên những bệnh nhân này.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ týp 2, được điều trị nội và ngoại trú tại Khoa Nội Tiết Bệnh Viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Nẵng. Chẩn đoán ĐTĐ theo ADA 2015. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 04/2015 đến tháng 08/2016.

Tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân nghiên cứu insulin tăng cường theo ADA 2015:

(1) Khi bệnh nhân đã sử dụng liệu pháp insulin nền nhưng đường huyết sau một hoặc nhiều bữa ăn không kiểm soát theo khuyến cáo cần tăng cường insulin nhanh hoặc insulin ngắn trước bữa ăn để kiểm soát tốt đường huyết sau ăn. Với HbA1c > 7% và hoặc Glucose náu đói ≥130 mg/dl (7.2 mmol/l) và hoặc Glucose máu sau ăn ≥180 mg/dl(10 mmol/l). (2) BN mới phát hiện ĐTĐ týp 2 lần đầu nhưng Glucose máu quá cao≥ 300-350 mg/dl (dl (16.7–19.4 mmol/l) và hoặc HbA1c ≥ 10-12%.

Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu theo dõi tiến cứu ngắn hạn đánh giá sau 3, 6 tháng.

Sơ đồ nghiên cứu:

                                                                 

Xử lý số liệu: trên máy vi tính bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0.

III. KẾT QUẢ

3.2. Liệu pháp Insulin tăng cường

Bảng 3.9: Các liệu pháp Insulin được sử dụng 3 tháng đầu và 3 tháng sau:

Bảng 3.10: Liều Insulin sử dụng trung bình trong 3 tháng đầu, 3 tháng sau:

Bảng 3.11: Glucose máu lúc đói, HbA1c trước và sau 3, 6 tháng

Bảng 3.12: Kiểm soát đường huyết theo ADA 2015

Bảng 3.13. Kiểm soát đường huyết  trên bệnh nhân người cao tuổi (>=65 tuổi) theo Hội Đái Tháo đường Hoa Kỳ và Hội Lão Khoa Hoa Kỳ  2015

Bảng 3.14. Các yếu tố liên quan đến sự kiểm soát đường huyết 3 tháng đầu và 3 tháng sau theo ADA 2015:

3.4. Tương quan giữa tổng liều Insulin/ngày với các biến số nghiên cứu

Bảng 3.15. Tương quan giữa tổng liều Insulin/ngày trung bình với các biến số nghiên cứu

IV. BÀN LUẬN

4.1. Liệu pháp Insulin Tăng cường

Các liệu pháp Insulin được sử dụng 3 tháng đầu: Insulin trộn sẵn (2 mũi sáng và tối) được áp dụng là 45,5%, thêm một mũi nhanh (insulin nền + insulin mũi nhanh/ngắn trước bữa ăn chính) là 31,8% và thêm 3 mũi nhanh (insulin nền + insulin nhanh/ngắn trước 3 bữa ăn) 22,7%.

Trong 3 tháng sau: Insulin trộn sẵn (2 mũi sáng và tối) được áp dụng là 45,2%, thêm một mũi insulin nhanh là 37,1%, thêm 3 mũi nhanh 17,7%.

Có 4 bệnh nhân được chuyển từ phác đồ một mũi nhanh và hai mũi hỗn hợp sang mũi nền + thuốc viên, ở những bệnh nhân được chuyển này do tính chất công việc đi lại thường xuyên trong ngày, không chấp hành được sử dụng liệu pháp nhiều mũi tiêm /ngày, hoặc nhờ con ở xa đến tiêm ngày chỉ 1 lần.

Liều Insulin sử dụng trung bình trong 3 tháng đầu, 3 tháng sau:

Trong 3 tháng đầu: Liều insulin / ngày là 51,38 ± 15,46 UI, cao nhất 105 UI, thấp nhất 25 UI/ngày. Liều insulin / cân nặng / ngày là 0,88 ± 0,26 UI.

Trong 3 tháng sau: Liều insulin/ngày là 47,98 ± 18,63 UI, cao nhất 105 UI, thấp nhất 15 UI/ngày. Liều insulin / cân nặng / ngày là 0,82 ± 0,31 UI.

Tương đương với liều insulin được tiết ra của người bình thường 0,8-1UI/kg trọng lượng/24 giờ.

Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi với thời gian mắc bệnh trung bình 11,10±6,19 năm, theo thời gian mắc bệnh tế bào beta tụy hủy hoại càng nhiều hơn kết hợp tình trạng đề kháng insulin làm cho bệnh nhân gần như thiếu hụt hoàn toàn insulin.  Theo nghiên cứu Nguyễn Thị Nhạn và Hồ Xuân Sơn (2008) ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 nhập viện Trung Ương Huế, liều insulin trung bình/ngày 52,21±10,2UI.

Nghiên cứu của chúng tôi liều điều trị trung bình cao hơn trong nghiên cứu của Phan Thị Kiều Diễm và Nguyễn Thị Nhạn (2007-2009) trên 56 BN ĐTĐ týp 2 được chỉ định insulin với liều trung bình 0,45±0,18 UI/kgP/ngày [10], ở nhóm điều trị insulin đơn thuần liều 0,63±0,09/kgP/ngày.

Nguyễn Hải Thủy (2004) liều insulin đơn độc đối với bệnh nhân ĐTĐ là 29,17±7,51. Nguyễn Thanh Mạnh, Nguyễn Hải Thủy (2008) liều insulin đơn độc đối với bệnh nhân ĐTĐ là 26,0± UI/ ngày, TGPHĐTĐ là 7,61±3,62 năm.

4.2. Kiểm soát đường huyết

Glucose máu lúc đói, HbA1c trước và sau 3, 6 tháng: G0 lần 1 là 10,26  ± 5,93, lần 2 là 7,67  ± 2,55, lần 3 là 7,77  ± 2,36 mmol/l, sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với p1-p2=0,0014, p1-p3=0,0019.HbA1c lần 1 là 8,89  ± 1,76, lần 2 là 7,88  ± 1,16 và lần 3 là 7,67  ± 2,55 %. Khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với p1-p2=0,0002, p1-p3=0,0001.

Kiểm soát đường huyết theo ADA 2015

G0 <7,2 mmol/l lần 1 là 27,3% là 27,3%, lần 2 là 47% và lần 3 là 45,2%

HbA1c <7% lần 1 là 6,1%, lần 2 là 19,7% và lần 3 là 33,9%

Hồ Thị Hoài Thương, Nguyễn Hải Thủy trên 98 bệnh nhân ĐTĐ týp 2, tỷ lệ đạt mục tiêu HbA1C < 7% là 11,2%, không đạt là 88,8%.

Võ Thị Quỳnh Như và cộng sự trên ĐTĐ týp 2 ghi nhận HbA1C trung bình là 7,6 ± 1,49% và tỷ lệ đạt HbA1C < 7% là 35,9%, không đạt là 64,1%

Các yếu tố liên quan đến sự kiểm soát đường huyết 3 tháng đầu và 3 tháng sau theo ADA 2015:

3 tháng đầu:

HbA1C < 7% có độ tuổi 57,54 ± 19,20 năm, ít bệnh kèm, 100% bệnh nhân sử dụng liệu pháp insulin tích cực thường xuyên, có điều kiện kinh tế tốt là 50%. Số mũi tiêm 3,15±0,8/ngày, tổng liều insulin hàng ngày là 49,38 ±12,86 UI, liều insulin/kgP/ngày là 0,81 ± 0,24UI, G0 là 6,67± 1,11mmol/l, HbA1 là 6,39 ± 0,59%.

HbA1c ≥7% có độ tuổi 64,21±14,07 năm (khác biệt so với tuổi của nhóm có HbA1c <7%, với p<0,05);Số mũi tiêm2,68 ± 0,78/ngày, có khác biệt với nhóm HbA1c<7%(p<0,05), tổng liều insulin hàng ngày là52,19 ±16,36 UI,insulin/kgP/ngàylà 0,88 ± 0,28 UI, G0 là 7,91 ±2,75 mmol/l, có HbA1c 8,25 ± 0,95%.

3 tháng sau:

Độ tuổi tương tự nhau ở cả hai nhóm kiểm soát đường máu tốt và không tốt.HbA1c<7% ở đối tượng có điều kiện kinh tế tốt là 47,6%, có số mũi tiêm 3,15±0,80/ngày, 95,2% bệnh nhân sử dụng liệu pháp insulin tích cực thường xuyên, tổng liều insulin hàng ngày ở nhóm có là 49,38 ± 12,86 UI, liều insulin/kgP/ngày là 0,81 ± 0,24UI,G0 trung bình 6,67 ±1,11 mmol/l, và HbA1c là 6,39 ± 0,59%.

HbA1c≥7% chỉ có 56,1% bệnh nhân sử dụng liệu pháp insulin tích cực thường xuyên, có điều kiện kinh tế tốt là 24,4%, 2,68 ± 0,78 mũi tiêm /ngày, liều insulin là 52,19±16,36 UI, liều insulin trên cân nặng là 0,88±0,28UI (p<0,05), G0 là 7,91±2,75 mmol/l, HbA1c là 8,25 ± 0,95% (với p<0,05).

Sự kiểm soát đường huyết phụ thuộc vào việc tuân thủ chế độ tiết thực tốt, dùng thuốc đều đặn, điều kiện kinh tế tốt, liều insulin và số lần tiêm hàng ngày.

Kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân người cao tuổi (>=65 tuổi) của Hội Đái Tháo đường Hoa Kỳ và Hội Lão Khoa Hoa Kỳ  2015:

Với độ tuổi ≥65 mức kiểm soát đường huyết mục tiêu với HbA1c từ 7-8,4% lần 1 là 35,7 lần 2 là 46,4 và lần 3 là 33,3%. Với đối tượng có nhiều bệnh kèm theo HbA1c từ 7-8,4% sau 3 và sau 6 tháng lần lượt là 55,82% và 42,3%.

Với thời gian mắc bệnh ĐTĐ≥10 năm HbA1c từ 7-8,4% sau 3 và sau 6 tháng lần lượt là 60,5% và 48,8%. Khi gộp các tiêu chí: BN ĐTĐ týp 2 tuổi ≥65 và có nhiều bệnh kèm theo, thời gian mắc ĐTĐ kéo dài mức HbA1c từ 7-8,4% sau 3 và sau 6 tháng lần lượt là 47,4 % và 33,3%; mức HbA1c < 7%sau 3 và 6 tháng là 15,8%, 27,8%.

Từ trước đến nay, vấn đề kiểm soát glucose máu luôn được quan tâm hàng đầu, nhằm hạn chế các biến chứng trên bệnh nhân ĐTĐ đã gây áp lực lớn không chỉ đối với bản thân người bệnh mà còn đối với chính các bác sĩ điều trị. Tuy nhiên, gần đây các khuyến cáo cần cá nhân hóa trong điều trị ĐTĐ type 2.

Với độ tuổi trên 65 tuổi, thời gian mắc bệnh kéo dài và có bệnh phối hợp, sa sút trí tuệ, bệnh tim mạch, suy thận… cần áp dụng theo khuyến cáo của ADA 2015 và Hội người Cao tuổi Hoa Kỳ(AGS).

Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 28 trường hợp trên 65 tuổi, kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu với HbA1c từ 7-8,4% là 47,4% sau 3 tháng và  33,3% sau 6 tháng sử dụng liệu pháp insulin tích cực. Bên cạnh đó có tỷ lệ khá lớn đạt dưới mức mục tiêu HbA1c <7% với lần lượt sau 3 và 6 tháng là 15,8 và 27,8%.

Theo Nguyễn Thanh Mạnh và Nguyễn Hải Thủy (2008) n=122 ĐTĐ người cao tuổi trong đó 35 bệnh nhân sử dụng insulin tỷ lệ kiểm soát đường máu tốt 31,42%. Điều này cho thấy kiểm soát đường huyết là một thử thách khó khăn ở người cao tuổi.

4.4. Tương quan giữa liều Insulin với các biến số nghiên cứu

Tổng liều Insulin/ngày tương quan thuận với TGPH ĐTĐ, có phương trình hồi quy tuyến tính y = 0,1253x + 5,0871 và
r = 0,377(p<0,01).

Tổng liều Insulin/ngày tương quan thuận với với BMI, có phương trình hồi quy tuyến tính y = 0,0536x + 21,791và
r = 0,275 (p<0,05).

Tổng liều Insulin/ngày trung bình trong 3 tháng đầu liên quan  nghịch với MLCT, có phương trình hồi quy tuyến tính y = -0,305x + 97,943 và r = -0,250, p<0,01

Tổng liều Insulin/ngày trung bình trong 3 tháng cuối tương quan thuận với với HbA1c sau 6 tháng, có phương trình hồi quy tuyến tính là y = 0,0262x + 6,4964 và
r =0,346 (p<0,01).

Tổng liều Insulin/ngày tương quan thuận với số mũi insulin/ngày, có phương trình hồi quy tuyến tính y = 0,0181x + 1,8448 và r = 0,349  (p<0,01).

V. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu trên 66 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có chỉ định liệu pháp Insulin tăng cường chúng tôi ghi nhận kết quả như sau:

2. Liệu pháp insulin tăng cường

2.1. Kết quả điều trị của liệu pháp insulin tăng cường:

Trong 3 tháng đầu liệu pháp sử dụng thêm một mũi insulin nhanh là 31,8%, thêm 2 mũi (dạng insulin hổn hợp là 45,5% và thêm 3 mũi nhanh là 22,7%. 3 tháng tiếp theo thêm một mũi insulin nhanh là 34,8%, thêm 2 mũi hổn hợp là 42,4%, thêm 3 mũi nhanh 16,7% và Insulin nền là 6,1%

Tổng liều Insulin sử dụng/ngày trung bình trong 3 tháng đầu là 51,38 ± 15,46UI, cao nhất 105 UI/ngày, thấp nhất 25 UI/ngày; trong 3 tháng tiếp theo là 47,98 ± 18,63 UI.

Liều insulin trung bình 0,88 ± 0,26 UI/kg cân nặng/ngày trong 3 tháng đầu và 3 tháng tiếp theo là 0,82 ± 0,31 UI/kg cân nặng/ngày.

Kiểm soát đường huyết tốt theo khuyến cáo ADA-2015 tăng dần theo thời gian trong đó khi bắt đầu nghiên cứu, sau 3 tháng và sau 6 tháng tương ứng lần lượt với glucose máu lúc đói là 27,3%, 47,0% và 45,2% với HbA1c lần lượt là 6,1%, 19,7% và 33,9%.

Kiểm soát đường huyết theo khuyến cáo của Hiệp Hội ĐTĐ Hoa Kỳ và Hiệp hội Người Cao Tuổi Hoa Kỳ (2015) đạt mục tiêu 47,4% sau 3 tháng và 33,3% sau 6 tháng. Nhóm cao tuổi có HbA1c <7% với lần lượt sau 3 và 6 tháng là 15,8 và 27,8%.

2.2. Các yếu tố liên quan đến sự kiểm soát đường huyết:

Nhóm bệnh nhân sử dụng liệu pháp insulin thêm ≥2 mũi nhanh tỉ lệ đạt đường huyết mục tiêu tốt hơn nhóm dưới 2 mũi tiêm (p<0,05). Sự kiểm soát đường huyết liên quan vào việc tuân thủ chế độ tiết thực tốt, dùng thuốc đều đặn, số lần tiêm trong ngày và liều insulin.

Có sự tương quan giữa tổng liều insulin/ngày với thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ (r=0,244, p=0,05), với BMI
(r = 0,275, p<0,05), với MLCT (r= -0,250, p<0,05), với số mũi SD/ngày (r=0,349, p<0,01), với HbA1c sau 6 tháng (r=0,346, p<0,01) và với tổng liều/P/ngày (r=0,786, p<0,01).

VI. KIẾN NGHỊ

  • Liệu pháp insulin tăng cường sớm cần khuyến cáo cho bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
  • Nên áp dụng khuyến cáo về kiểm soát đường huyết theo Hiệp Hội ĐTĐ Hoa Kỳ và Hiệp hội Người Cao Tuổi Hoa Kỳ cho các bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi.

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính không lây. Kiểm soát tốt đường huyết là mục tiêu quan trọng nhất trong điều trị ĐTĐ.50% tế bào beta còn hoạt động ngay thời điểm phát hiện ĐTĐ và tiếp tục suy giảm dẫn đến phụ thuộc vào insulin.Liệu pháp insulin tăng cường trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đã được áp dụng và có hiệu quả ở các báo cáo nước ngoài, còn trong nước còn ít nghiên cứu đề cập đến. Mục tiêu: Áp dụng liệu pháp insulin tăng cường trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Đánh giá kết quả điều trị và các yếu tố liên quan đến sự kiểm soát đường máu trên những bệnh nhân này. Đối tượng nghiên cứu: 66 bệnh nhân ĐTĐ2 có chỉ định liệu pháp Insulin tăng cường, điều trị nội và ngoại trú tại BVĐK Hoàn Mỹ Đà Nẵng từ tháng 2/2015-8/2016. Phương pháp nghiên cứu: Theo dõi tiến cứu ngắn hạn đánh giá kết quả sau 3, 6 tháng. Kết quả và bàn luận: Liệu pháp 2 mũi hổn hợp được lựa chọn nhiều nhất với 45,5%(3 tháng đầu) và 42,4% (3 tháng sau).Liều Insulin/ngày trong 3 tháng đầu là 51,38±15,46UI, trong 3 tháng sau là 47,98±18,63 UI. Liều insulin/P/ngày (3 tháng đầu) là 0,88±0,26 UI và 0,82±0,31 UI (3 tháng sau). Kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu (ADA-2015) sau 3 tháng và sau 6 tháng với G0 là 47,0% và 45,2% với HbA1c là 19,7% và 33,9%. Kiểm soát đường huyết theo ADA và AGS (2015) là 47,4% sau 3 tháng và 33,3% sau 6 tháng; Có sự tương quan giữa tổng liều insulin/ngày với TGPH ĐTĐ (r = 0,244,p=0,05),  BMI (r = 0,275, p<0,05) với MLCT (r= -0,250, p<0,05), với số mũi SD/ngày (r=0,349, p<0,01), với HbA1c sau 6 tháng (r=0,346, p<0,01), với tổng liều/P/ngày (r=0,786, p<0,01). Kết luận: Liệu pháp insulin tăng cường sớm cần khuyến cáo cho bệnh nhân ĐTĐ2. Nên áp dụng khuyến cáo ADA và AGS (2015) cho BN ĐTĐ cao tuổi. Giáo dục sử dụng insulin và các biện pháp liên quan hạ đường huyết cho BN và thân nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trần Hữu Dàng (2008), “Đái tháo đường”, Giáo trình sau đại học Chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 221-244.
  2. Đào Thị Dừa, Nguyễn Tá Đông, Cao Văn Minh (2009). “Đánh giá một số yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân Đái tháo đường”. Tạp chí Nội tiết Đái tháo đường, Kỹ yếu toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị Nội tiết và Đái tháo đường Toàn Quốc lần thứ VI, Quyển II, tr. 600-05.
  3. Nguyễn Thanh Mạnh, Nguyễn Hải Thủy (2008)”Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường người cao tuổi”, Y học thực hành, Kỹ yếu toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị Đái tháo đường – Nội tiết và Rối loạn chuyển hóa Miền trung lần thứ VI, 15-16/9/2008,(28),tr.254-66.
  4. Trần Quang Nam. Lựa chọn điều trị tăng cường insulin cho đái tháo đường typ 2: cơ sở và bằng chứng. Vietnam Novo Nordisk Diabetes Update – VNDU 6th. Đà Lạt, 18 – 19/6/2016
  5. Nguyễn Thị Nhạn, Hồ Xuân Sơn (2008), “Chỉ định điều trị Insulin ở bệnh nhân Đái tháo đường týp 2 nhập viện tại khoa Nội tiết Bệnh viện Trung Ương Huế”, Y học thực hành, Kỹ yếu toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị Đái tháo đường – Nội tiết và Rối loạn chuyển hóa Miền trung lần thứ VI, 15-16/9/2008,(30),tr.274-81.
  6. Nguyễn Hải Thủy (2015), “Cập nhật liệu pháp Insulin trong điều trị Đái tháo đường týp 2”, Tạp chí Nội tiết Đái tháo đường, số 16, tr.10-22.
  7. Allison Petznick (2011). Insulin Management of Type 2 Diabetes Mellitus. American Family Physicians. 84( 2):183-90
  8. American Diabetes Association (2015). Glycemic Targets. Diabetes Care 2015. Vol 38(1): 33-40
  9. American Diabetes Association (2015), Approaches to Glycemic Treatment: Pharmacological Therapy for Type 2 Diabetes. Diabetes Care. Vol 38(1): 41-48
  10. American Diabetes Association (2016). Approaches to Glycemic Treatment: Pharmacological Therapy for Type 2 Diabetes. Diabetes Care 2016. Vol 38(1): 52-59
  11. American Diabetes Association (2015). Initial Evaluation and Diabetes Management Planning. Diabetes Care. Vol 38(1): s17-s19
  12. Freemantle N., Kawamori R. et al (2012). Factors influencing initial choice of insulin therapy in a large international non-interventional study of people with type 2 diabetes. Diabetes, Obesity and Metabolism 14:901-9
  13. ISTEP-D. (2015).Diabetes and the Older Adult. Diabetes Care.
  14. Khunti K, et al (2016).Clinical inertia with regard to intensifying therapy in people with type 2 diabetes treated with basal nsulin.Diabetes, Obesity and Metabolism 18: 401–409.
  15. Luigi F. Meneghini (2009). Early Insulin Treatment in Type 2 Diabetes. Diabetes Care, 32( 2)
  16. Mashitisho B.G., (2016). Early Insulin therapy in patients with type 2 diabetes mellitus. Journal of Endocrinology, Metabolism and Diabetes of South Africa. 21(1):13-15
  17. Riddle M.C et al (2014). Randomized, 1-year comparision of three ways to initiate and advance insulin for type 2 diabetes: twice-daily premixed insulin versus basal insulin with either basal-plus one prandial insulin or basal-bolus up to three prandial injections. Diabetes, Obesity and Metabolism 16: 396-402

Shubrook J.H. (2014) Insulin for type 2 diabetes: How and When to get started. J Fam Pract. 63(2):76-81.

Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …