Đánh giá liên quan rối loạn lipid máu với glucose máu, BMI, vòng eo, huyết áp, HpA1C trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 phát hiện lần đầu

ĐÁNH GIÁ LIÊN QUAN RỐI LOẠN LIPID MÁU VỚI GLUCOSE MÁU, BMI,

VÒNG EO, HUYẾT ÁP, HbA1C TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

TYPE 2 PHÁT HIỆN LẦN ĐẦU

Vũ Thị Quyến, Hồ Văn Hiệu, Nguyễn Thị Bảo Yến và CS

Bệnh viện Nội tiết Nghệ An

ABSTRACT

The research is carried out in order to realize the propotion of the confusion in blood lipid ( RLLPM) in type 2 diabetes mellitus patients who have been first- time diagnosed and the relationship among RLLPM and blood glucose when being hungry, BMI, waist, blood pressure, HbAlc. The result: they carry out the research in 150 type 2 diabetes mellitus patients. The propotion is 33,4%. The confusion in blood lipid: Cholesterol to 30%, Triglycerid to 42,7 %, LDL- c to 74%, HDL – c down to 22,7%. The confusion in blood lipid ( RLLPM) at group of those who increase in waist is higher than group of those who not increase in waist. The value difference has p < 0,05 at Triglycerid increase. RLLPM in group of BMI decrease is higher than RLLPM in group of BMI increase. The valuable difference p< 0,05% at LDL- c, this can be explained that patients who have diagnosed are becoming thinner and thinner.

The average value of Cholesterol, Triglycerid, LDL- c, HDL- c tend to increase to glucose when being hungry. The average value of Cholesterol, Triglycerid, LDL- c, HDL- c tend to increase according to HbAlc. The invaluable difference p< 0,05% at LDL- c.

TÓM TẮT

Nghiên cứu mô tả được tiến hành nhằm xác định tỉ lệ rối loạn lipid máu(RLLPM) ở bệnh nhân đái tháo đường typ2 phát hiện lần đầu và liên quan RLLPM với Glucose máu đói, BMI, Vòng eo, Huyết áp, HbA1c . Kết quả : 150 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 được phát hiện lần đầu được đưa vào nghiên cứu. Tỉ l ệ RLPPM là 33,4%.  Rối loạn thành phần lipid máu: tăng Cholesterol là 30%, tăng Triglycerid là 42,7%, tăng LDL – c là 74%, giảm HDL – c là 22,7%. Rối loạn lipid máu (RLLPM) ở nhóm có tăng vòng eo cao so với nhóm không tăng vòng eo.Khác biệt có giá trị p < 0,05 ở thành phần tăng Triglycerid. Ở nhóm RLLPM có tăng HATT, HATTr cao hơn so với nhóm không RLLPM. Khác biệt có giá trị p < 0,05 ở thành phần tăng LDL – c . RLLPM ở nhóm giảm BMI cao hơn nhóm tăng BMI.Khác biệt có giá trị p < 0,05 ở thành phần tăng LDL – c, điều này được giải thích do bệnh nhân đến khám phát hiện bệnh đa số có triệu chứng gầy sút cân. Giá trị trung bình của Cholesterol, Triglycerid, LDL – c, HDL – c có xu hướng tăng theo Glucose máu lúc đói . Khác biệt không có giá trị p > 0,05. Giá trị trung bình của Cholesterol, Triglycerid, LDL – c, HDL – c có xu hướng tăng theo HbA1c. Khác biệt không có giá trị p > 0,05 ở thành phần tăng LDL – c.

Chịu trách nhiệm chính: Vũ Thị Quyến

Ngày nhận bài: 1/10/2017

Ngày phản biện khoa học: 01/11/2017

Ngày duyệt bài: 07/11/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

“Thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh nội tiết có rối loạn chuyển hóa”. Dự báo của các chuyên gia y tế từ những năm 90 của thế kỷ trước đã và đang trở thành hiện thực.

Bệnh Đái tháo đường đã, đang và sẽ là gánh nặng cho nền kinh tế, xã hội của cả thế giới và mỗi quốc gia vào thế kỷ 21.

Rối loạn lipid máu là tình trạng rối loạn và/hoặc tăng nồng độ các thành phần lipid, hậu quả là sự tạo thành các mảng xơ vữa gây tắc mạch, làm gia tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và đột quỵ, tăng các biến chứng mạch máu khác.

Hậu quả nặng nề nhất là gây tử vong hoặc tàn phế.

Các nghiên cứu trên thế giới đều nhận thấy rối loạn lipid máu trở nên trầm trọng hơn ở bệnh nhân đái tháo đường không được kiểm soát Glucose máu tốt và mục tiêu của điều rị đái tháo đường cần kiểm soát tốt Glucose máu lẫn bilan lipid máu để hạn chế các biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường. Bệnh nhân ĐTĐ phát hiện lần đầu là những đối tượng không được kiểm soát đường huyết. Vì vậy chúng tôi đưa ra đề tài“đánh giá liên quan rối loạn lipid máu và glucose máu đói, huyết áp, BMI, HbA1c trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 phát hiện lần đầu với 2 mục tiêu:

  1. Khảo sát tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ÐTÐ typ 2 phát hiện bệnh lần đầu
  2. Liên quan rối loạn lipid máu với một số yếu tố: Glucose máu đói, vòng eo, BMI, huyết áp, HbA1c.

II. ÐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

– Những bệnh nhân ÐTÐ typ 2 phát hiện lần đầu tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An

– Thời gian: từ tháng 01 đến tháng 10  nãm 2013.

2.2.Tiêu chuẩn loại trừ

– Phụ nữ có thai

– Bệnh nhân đang dùng các thuốc: Corticoid, nhóm chẹn β trong 03 tháng

– Bệnh nhân có kèm các bệnh nội tiết khác: Basedow, hội chứng thận hý, to ðầu chi, suy thận, suy gan…

– Bệnh nhân có tiền sử RLLPM đã điều trị

– Tiền sử uống rượu

2.3. Phương pháp nghiên cứu

– Nghiên cứu mô tả, cắt ngang

Cỡ mẫu nghiên cứu: 150 bệnh nhân được chẩn đoán ÐTÐ typ 2 phát hiện lần đầu tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An trong thời gian từ tháng 01 đến tháng 10 năm 2013.

2.4. Thu thập số liệu

–  Phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi

– Khám lâm sàng: Các chỉ số nhân trắc (BMI, vòng eo), HATT,HHTr

– Xét nghiệm hoá sinh máu: Glucose máu lúc đói, HbA1c Lipid máu lúc đói

2.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán ÐTÐ typ 2 theo ADA

Chẩn đoán xác định ĐTĐ nếu có một trong ba tiêu chuẩn dưới đây và phải có ít nhất hai lần xét nghiệm ở hai thời điểm khác nhau:

  1. Glucose huyết tương bất kỳ trong ngày ≥ 200 mg/dl (≥ 11,1 mmol/l)
  2. Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (≥ 7 mmol/l) (đói có nghĩa là trong vòng 8 giờ không được cung cấp đường).
  3. Glucose huyết tương hai giờ sau uống 75g glucose ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l) khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống

 2.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu: Dựa theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam

2.7. Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì: chỉ số BIM (23/or VB/VM > 0.9 đối với nam và >0.8 đối với nữ)

2.8. Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp dựa theo phân loại của JNC VI

2.9. Xử lý số liệu

– Sử dụng phần mềm SPSS 10.05

– Sử dụng các thuật toán thống kê trong y sinh học.

– Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,0

III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Ðặc điểm nhóm nghiên cứu

Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới

Nhận xét: Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là 55,6 ± 12 thấp nhất 32 tuổi, cao nhất 85 tuổi, trong đó nam chiếm tỉ lệ 42,7%  trung bình 54,3 ± 12, nữ chiếm tỉ lệ 57,3 trung bình 56,6 ± 12. Theo Tạ Văn Bình: Nam  45,3%; Nữ 54,7

Biểu đồ 2: Tỷ lệ tăng vòng eo

Nhận xét: 40% bệnh nhân có tăng vòng eo. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Lương Kim – Thái Hồng Quang 39,6%

Biểu đồ 3: tỷ lệ tãng BMI

Nhận xét: 39,3% có tăng BMI. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Lương Kim – Thái Hồng Quang là 33,8%

Bảng 2: Ðặc điểm huyết áp

Nhận xét: Giá trị trung bình HATT là 130 ± 20,8 mmHg HATTr là 78 ± 11,7 mmHg, trong đó tỉ lệ tăng huyết áp chiếm 35,3%. Nghiên cứu của tác giả Nhật Bản: tăng HA 33,4%

Bảng 3: Ðặc điểm Glucose máu lúc đói

Bảng 4: Ðặc điểm HbA1c

Nhận xét: Dưạ vào bảng 3 và bảng 4: Giá trị trung bình Glucose máu đói là 12,5 ± 4,5 mmol/l, trong đó glucose máu ≥ 10 chiếm tỉ lệ 61,3%. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hải Thủy:  11,2  ±  4,3  mmol/

Giá trị trung bình HbA1c là 9,9 ± 2,9 mmol/l, trong đó HbA1c ≥ 7,5% chiếm tỉ lệ 76%. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hải Thủy:  9,8  ±  0,3 mmol/l

Đa số các bệnh nhân trong đối tượng nghiên cứu khi đến viện đều có triệu chứng lâm sàng rõ, xét nghiệm Glucose máu đói và Hb

3.2. Tỉ lệ rối loạn lipid máu

Bảng 5: Tỉ lệ rối loạn lipid máu

Nhận xét: Giá trị trung bình TC l à 5,8 ± 1,3 mmol/l, TG là 1,9  ± 3,4mmol/l, LDL – c là 3,8  ± 1,1 mmol/l, HDL –c là 1,1 ± 0,4mmol/l.

Biểu đồ 4. Tỉ lệ rối loạn các thành phần lipid máu

Nhận xét: Rối loạn thành phần lipid máu: tăng Cholesterol là 30%, tăng Triglycerid là 42,7%, tăng LDL – c là 74%, giảm HDL – c là 22,7%. Nghiên cứu của tác giả Tạ Văn Bình: Tăng TG là 54,7%; giảm HDL – c: 21,8%

3.3. Liên quan giữa lipid máu với: Vòng eo, HA, BMI, Glucose máu lúc đói, HbA1c

Bảng 6. Liên quan giữa lipid máu và vòng eo

Nhận xét: Rối loạn lipid máu (RLLPM) ở nhóm có tăng vòng eo cao so với nhóm không tăng vòng eo. Khác biệt có giá trị p < 0,05 ở thành phần tăng Triglycerid.

Bảng 7: Liên quan giữa Lipid máu và HA

Nhận xét: Ở nhóm RLLPM có tăng HATT, HATTr cao hơn so với nhóm không RLLPM. Khác biệt có giá trị p < 0,05 ở thành phần tăng LDL – c

Bảng 8: Liên quan giữa Lipid máu và BMI

Nhận xét: RLLPM ở nhóm giảm BMI cao hơn nhóm tăng BMI.Khác biệt có giá trị p < 0,05 ở thành phần tăng LDL – c, điều này được giải thích do bệnh nhân đến khám phát hiện bệnh đa số có triệu chứng gầy sút cân

Bảng 9: Liên quan giữa glucose máu lúc đói và lipid      

Nhận xét: Giá trị trung bình của Cholesterol, Triglycerid, LDL – c,        HDL – c có xu hướng tăng theo Glucose máu lúc đói. Khác biệt không có giá trị  p > 0,05

Bảng 10: Liên quan giữa RLLPM và HbA1c

Nhận xét: Giá trị trung bình của Cholesterol, Triglycerid, LDL – c, HDL – c có xu hướng tăng theo HbA1c. Khác biệt không có giá trị p > 0,05 ở thành phần tăng LDL – c.

Ghi chú: *Không có ý nghĩa thống kê p>0,05

IV. KẾT LUẬN

Nghiên cứu trên 150 bệnh nhân tuổi trung bình là 55,6 ± 11,8, tỉ lệ nam chiếm 42,7%, tỉ lệ nữ chiếm 57,3% kết quả cho thấy:

4.1. Đặc điểm rối loạn lipid máu

– Tỉ lệ rối loạn lipid máu 34,4%. Giá trị trung bình TC l à 5,8 ± 1,3 mmol/l, TG là 1,9  ± 3,4mmol/l, LDL – c là 3,8  ± 1,1 mmol/l, HDL –c là 1,1 ± 0,4mmol/l.

– Rối loạn thành phần lipid máu: tăng Cholesterol là 30%, tăng Triglycerid là 42,7%, tăng LDL – c là 74%, giảm HDL – c là 22,7%.

4.2. Liên quan giữa lipid máu với: Vòng eo, HA, BMI, Glucose máu lúc đói, HbA1c

– Rối loạn lipid máu (RLLPM) ở nhóm có tăng vòng eo cao so với nhóm không tăng vòng eo.Khác biệt có giá trị p < 0,05 ở thành phần tăng Triglycerid

– RLLPM ở nhóm giảm BMI cao hơn nhóm tăng BMI, điều này được giải thích do bệnh nhân đến khám phát hiện bệnh đa số có triệu chứng gầy sút cân

– Ở nhóm RLLPM có tăng HATT, HATTr cao hơn so với nhóm không RLLPM

– Giá trị trung bình của Cholesterol, Triglycerid, LDL – c, HDL – c có xu hướng tăng theo HbA1c.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …