Đánh giá mối tương quan giữa nồng độ lioprotein gắn phospholipase A2 huyết tương với bilan lipid, hs-CRP ở bệnh nhân đang lọc màng bụng liên tục ngoại trú

ĐÁNH GIÁ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ LIPOPROTEIN GẮN PHOSPHOLIPASE A2  HUYẾT TƯƠNG VỚI BILAN LIPID, hs-CRP

Ở BỆNH NHÂN ĐANG LỌC MÀNG BỤNG LIÊN TỤC NGOẠI TRÚ

     Trần Đức Minh*­, Hoàng Viết Thắng**, Trần Thừa Nguyên*

* Bệnh viện Trung ương Huế, ** Trường Đại học Y dược Huế

ABSTRACT

Assessment the correlation between lipoprotein associated phospholipase A2 plasma and bilanlipid, HS-CRP in Out-patients with continuous ampulatory peritioneal dialysis

Backgrounds: Chronic renal failure caused many complications, in which, the percentage of cardiovascular complications was high. Many new studies indicated that, the higher lipoprotein associated phospholipase A2 (Lp-PLA2) concentration in plasma, the higher risk of cardiovascular heart disease and strokes. Objectives: To assess the correlation between the concentration of Lp-PLA2 and bilan lipid, hs- CRP in out-patients with continuous ampulatory peritoneal dialysis. Subjects and methods: A cross- sectional descriptive study on 40 patients with chronic renal failure, who were being conducted continuous ambulatory peritoneal dialysis at Hue Central Hospital. Blood sample were taken to determine concentration of ure, creatinin, Lp-PLA2, bilan lipid and hs-CRP. Data were analysed by SPSS 16.0 for Windows software. Results: There were positive correlation between LP-PLA2 concentration in plasma with CT, TG,  LDL-C and  hs-CRP: r = 0.533; 0.569; 0.645 (p <0.001) and 0.335 (p <0,05), respectively.There was a inversely correlation between Lp-PLA2 concentration in plasma with HDL-C: r = – 0.592, p <0.001. Conclusions: There were a correlation between the concentration of LP-PLA2 and some cardiovascular risk factor in out-patients with continuous ampulatory peritoneal dialysis.

Key words: lipoprotein associated phospholipase A2 (Lp-PLA2), bilan lipid, hs- CRP, continuous ampulatory peritoneal dialysis.

Chịu trách nhiệm chính: Trần Đức Minh

Ngày nhận bài: 12.11.2016

Ngày phản biện khoa học: 24.11.2016

Ngày duyệt bài: 1.12.2016

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Suy thận mạn (STM) là tình trạng suy giảm chức năng thận một cách thường xuyên, liên tục, không hồi phục, nặng dần và có thể dẫn đến tử vong nếu không được sử dụng các phương pháp điều trị thay thế thận [2], [3], [5].

STM gây ra nhiều biến chứng, trong đó, biến chứng tim mạch chiếm tỷ lệ cao và là nguyên nhân tử vong chính (40%-60%) ở nhóm bệnh nhân suy thận mạn điều trị lọc máu ngoài cơ thể, nguy cơ của nhóm này cao hơn nhiều so với quần thể dân số bình thường [2], [3], [5]. Trong các biến chứng này có các biến chứng về bệnh mạch vành. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Tân và Lê Đức Thắng thì tỉ lệ BN thiếu máu cơ tim trên điện tim chiếm 41,9%  mà nguyên nhân chủ yếu là do rối loạn lipid máu [4].

Nhiều nghiên cứu mới chỉ ra rằng, ngay cả khi không có các yếu tố nguy cơ, nồng độ lipoprotein gắn phospholipase A2 (Lp-PLA2) trong máu cao thì nguy cơ bệnh mạch tim mạch và đột quỵ vẫn có thể cao hơn bình thường. Lp-PLA2 là chỉ điểm rất đặc hiệu cho tổn thương mạch máu mà nó không ảnh hưởng bởi nhiễm trùng thông thường và bệnh viêm khớp, có biến động sinh học thấp và đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có liên quan đến xơ vữa mạch máu và có khả năng dự báo độc lập nguy cơ bệnh tim mạch [1], [8], [9].

Định lượng nồng độ Lp-PLA2 máu là một xét nghiệm có độ chính xác cao. Từ đó giúp cho chúng ta có biện pháp để dự phòng được một trong những nguyên nhân gây ra các biến chứng về tim mạch. Điều này có ý nghĩa dự phòng tiên phát và thứ phát bệnh tim mạch trong STM [1], [8], [9]. Hiện nay ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu về nồng độ Lp-PLA2 ở bệnh nhân suy thận mạn đang lọc màng bụng.Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằmmục tiêu: Đánh giá mối tương quan giữa nồng độ Lp-PLA2 huyết tương với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đang lọc màng bụng liên tục ngoại trú.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu: gồm 40 bệnh nhân suy thận mạn đang lọc màng bụng liên tục ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Huế

2.2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.

– Tất cả các bệnh nhân được lấy máu tiến hành làm xét nghiệm: ure, creatinin, Lp-PLA2, bilan lipid, hs-CRP

– Mẫu thử Lp-PLA2: Mẫu máu được lấy vào buổi sáng không cần nhịn đói trong 5 ngày đầu, sau đó giữ trong 30 phút, mẫu máu được quay ly tâm 3000 vòng trong 5 phút, tách huyết thanh và giữ ở -800C cho đến khi phân tích. Lp-PLA2 toàn phần được định lượng theo phương pháp:  hấp phụ miễn dịch gắn enzym (ELISA: Enzyme-Liked ImmunoSorbent –Assay) trên máy miễn dịch tự động ELISA Evolis Twin Plus do Đức sản xuất, hóa chất của hãng DRG (Mỹ sản xuất).

-Xử lý số liệu:bằng phần mềm SPSS 16.0 for Windows

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Tương quan giữa Lp-PLA2 với Cholesterol toàn phần (CT)

Bảng 1: Kết quả tương quan giữa Lp-PLA2 với CT

Nghiên cứu của chúng tôi CT > 5,2: LP – PLA2 > 200 ng/ml chiếm tỷ lệ cao 96,8%; nồng độ LP-PLA2 trung bình: 366,50 ± 103,56 ng/ml cao hơn khi CT ≤ 5,2: LP – PLA2 > 200ng/ml chiếm tỷ lệ 55,6%, LP-PLA2 trung bình: 246,28 ± 110,90 ng/ml. Nồng độ LP-PLA2 khác biệt nhau giữa các mức rối loạn CT có ý nghĩa thống kê, p < 0,01. CT có mối tương quan thuận khá chặc với Lp-PLA2: r = 0,533, p < 0,001.

Nghiên cứu của Phạm Thị Minh Thiên: Khi CT tăng > 5,2; nồng độ  Lp-PLA2 TB = 280,7 ± 102,06 cao hơn nhiều khi nồng độ CT  ≤ 5,2 (179,97 ± 83,18 ng/ml; p < 0,01) và tỷ lệ Lp-PLA2 > 200 ng/ml cũng vậy (68,8% so với 39,1%), p< 0,01. Tương quan giữa nồng độ CT và nồng độ Lp-PLA2 là tương quan thuận trung bình r  = 0, 415 [7].

Nghiên cứu của chúng tôi tương tự như nghiên cứu của Phạm Thị Minh Thiên là có sự khác biệt về nồng độ Lp-PLA2 ở các mức rối loạn CT, và có mối tương quan thuận giữa nồng độ Lp-PLA2 với CT. Riêng tỷ lệ nhóm có Lp-PLA2 > 200ng/ml khi CT > 5,2mmol/l chiếm tỷ lệ (96,8%) cao hơn hẳn so với nghiên cứu của Phạm Thị Minh Thiên (68,8%) có thể là do các nhóm đối tượng nghiên cứu khác nhau, của tôi là các bệnh nhân STM giai đoạn cuối còn ở tác giả trên là tất cả các giai đoạn của suy thận mạn.

3.2. Tương quan giữa Lp-PLA2 với triglyceride (TG):

Bảng 2: Kết quả tương quan giữa Lp-PLA2 với TG

TG > 1,7mmol/l: Lp-PLA2 >200ng/ml chiếm tỷ lệ 93,9%, Lp-PLA2 TB 369,68 ± 99,35ng/ml cao hơn khi TG ≤ 1,7mmol/l: Lp-PLA2 > 200ng/ml chiếm tỷ lệ 57,1%, Lp– PLA2 TB 214,14 ± 96,15ng/ml.Nồng độ LP-PLA2 khác biệt nhau giữa các mức rối loạn TG có ý nghĩa thống kê, p < 0,01. Tương quan giữa nồng độ TG và nồng độ Lp-PLA2 là tương quan thuận khá chặc r = 0,569, p < 0,001.

Nghiên cứu của Phạm Thị Minh Thiên: khi TG>1,7 mmol/l có Lp-PLA2 >200 ng/ml chiếm tỷ lệ 61,9%, Lp-PLA2 TB245,63 ± 105,1 ng/ml cao hơn đáng kể khi TG ≤ 1,7 mmol/l (32,4%;183,98 ± 90,99). Tương quan giữa nồng độ TG và nồng độ Lp-PLA2 là tương quan thuận trung bình r =  0, 471; p < 0,05 [7].

Ngiên cứu của chúng tôi cũng giống nghiên cứu của tác giả trên nhóm đối tượng bệnh nhận suy thận mạn điều trị bảo tồn là đều có mối tương quan thuận giữa nồng độ LP-PLA2 và nồng độ TG.

3.3. Tương quan giữa Lp-PLA2 với LDL-C:

Bảng 3: Kết quả tương quan giữa Lp-PLA2 với LDL-C

Nghiên cứu của chúng tôi: LDL-C > 3,4 mmol/l: Lp-PLA2 > 200 ng/ml chiếm tỷ lệ 95,5%, Lp-PLA2 TB 378,06 ± 107,20 ng/ml cao hơn LDL-C ≤ 3,4 mmol/l: Lp-PLA2 > 200 ng/ml chiếm tỷ lệ 77,8%, Lp-PLA2 TB 303,11 ± 111,85 ng/ml. Nồng độ LP-PLA2 khác biệt nhau giữa các mức độ rối loạn LDL-C có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. Tương quan giữa nồng độ LDL-C và nồng độ Lp-PLA2 là tương quan thuận khá chặc với r = 0,645, p < 0,001.

Nghiên cứu của Phạm Thị Minh Thiên:Khi LDL-C > 3,4 mmol/l có Lp-PLA2 > 200 ng/ml chiếm tỷ lệ 75,9%, Lp-PLA2 TB = 277,5 ± 96,2 cao hơn đáng kể khi LDL-C ≤ 3,4 mmol/l 7,7%, 172,4 ± 83,9 ng/ml; p < 0,01. Nồng độ LP-PLA2 khác biệt nhau giữa các mức độ rối loạn LDL-C có ý nghĩa thống kê, p < 0,001. Tương quan giữa nồng độ LDL-C và nồng độ  Lp-PLA2 là tương quan thuận khá chặc r = 0,648, p < 0,001 [7].

Nhìn chung nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự nghiên cứu của Phạm Thị Minh Thiên là đều có mối thuận khá chặt chẽ giữa nồng độ LP-PLA2 và LDL-C, và sự khác biệt về nồng độ LP-PLA2 giữa các mức rối loạn LDL-C là có ý nghĩa thống kê.

3.4. Tương quan giữa Lp-PLA2 với HDL-C:

Bảng 4: Kết quả tương quan giữa Lp-PLA2 với HDL-C

HDL-C < 1mmol/l: Lp-PLA2 > 200 ng/ml chiếm tỷ lệ 100 %, Lp-PLA2 TB 398,77 ± 107,68 ng/ml cao hơn khi HDL-C ≥ 1 mmol/: Lp-PLA2> 200 ng/ml chiếm tỷ lệ 77,3%, Lp-PLA2 TB296,39± 100,03 ng/ml. Nồng độ Lp-PLA2 khác biệt nhau giữa các mức độ rối loạn HDL-C có ý nghĩa thống kê, p < 0,01. Tương quan giữa nồng độ HDL-C và nồng độ Lp-PLA2 là tương quan nghịch khá chặc r = – 0,592, p < 0,001.

Nghiên cứu của Phạm Thị Minh Thiên: Khi HDL-C < 1mmol/l có Lp-PLA2 > 200 ng/ml chiếm tỷ lệ 69%, Lp-PLA2 TB257,7 ± 21,3 cao hơn khi HDL-C  ≥ 1 mmol/l (42,3, 182,3 ± 73,3 ng/ml). Tương quan giữa nồng độ HDL-C và nồng độ Lp-PLA2 là tương quan nghịch trung bình r = – 0,466, p < 0,001. [7].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như nghiên cứu của Phạm Thị Minh Thiên là có mối tương quan nghịch giữa nồng độ HDL-C và Lp-PLA2.

3.5. Tương quan giữa Lp-PLA2 với hs-CRP:

Bảng 5: Kết quả  tương quan giữa
Lp-PLA2 với hs-CRP

Nghiên cứu của chúng tôi: hs-CRP > 3 mg/l: Lp-PLA2 > 200 ng/ml chiếm tỷ lệ 100%, Lp-PLA2 TB là 400,56 ± 86,87 ng/ml cao hơn khi hs-CRP ≤ 3 mg/ml chiếm tỷ lệ 66,7%, Lp-PLA2 TB là 245,62 ± 86,54 ng/ml. Nồng độ Lp-PLA2 khác biệt nhau giữa hai mức rối loạn hs-CRP là có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Tương quan giữa hs-CRP với Lp-PLA2 là tương quan thuận trung bình với r = 0,335; p < 0,05. Nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với nghiên cứu của Lê Văn Tâm, Hoàng Khánh, Lê Thị Yến, Nguyễn Duy Thăng ở nhóm BN nhồi máu não là có mối tương quan thuận giữa nồng độ hs-CRP với nồng độ Lp-PLA2[6]. 

4. KẾT LUẬN:

Qua nghiên cứu trên40 bệnh nhân suy thận mạn đang lọc màng bụng liên tục ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Huế, chúng tôi có nhận xét:

– Có mối tương quan thuận giữa nồng độ Lp-PLA2 huyết tương với CT, TG, LDL-C và hs-CRP với hệ số tương quan lần lượt là: r = 0,533; 0,569; 0,645 (p < 0,001) và 0,335(p< 0,05).  Có mối tương quan nghịchgiữa nồng độ Lp-PLA2 huyết tương với HDL-C: r = – 0,592, p < 0,001.

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Suy thận mạn gây ra nhiều biến chứng, trong đó các biến chứng về tim mạch chiếm tỷ lệ cao. Nhiều nghiên cứu mới chỉ ra rằng, nồng độ lipoprotein gắn phospholipase A2 (Lp-PLA2) trong máu cao thì nguy cơ bệnh mạch tim mạch và đột quỵ vẫn có thể cao hơn bình thường. Mục tiêu: Đánh giá mối tương quan giữa nồng độ Lp- PLA2 với bilan lipid, hs- CRP ở bệnh nhân suy thận mạn đang lọc màng bụng liên tục ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Huế.Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 40 bệnh nhân suy thận mạn (STM) đang lọc màng bụng liên tục ngoại trú (LMBLTNT) tại Bệnh viện Trung ương Huế. Tất cả các bệnh nhân được lấy máu tiến hành làm xét nghiệm: ure, creatinin, Lp-PLA2, bilan lipid, hs-CRP. Xử lý số liệubằng phần mềm SPSS 16.0 for Windows. Kết quả: Có mối tương quan thuận giữa nồng độ Lp-PLA2 huyết tương với CT, TG, LDL-C và hs-CRP với hệ số tương quan lần lượt là: r = 0,533; 0,569; 0,645 (p < 0,001) và 0,335(p< 0,05). Có mối tương quan nghịchgiữa nồng độ Lp-PLA2 huyết tương với HDL-C: r = – 0,592, p < 0,001.Kết luận: Có mối liên quan giữa Lp-PLA2 với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân suy thận mạn được lọc màng bụng liên tục ngoại trú.

Từ khóa:lipoprotein gắn phospholipase A2,bilan lipid, hs- CRP, suy thận mạn đang lọc màng bụng liên tục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Đồng Ngọc Khanh (2009), Lp-PLA2 trong dự báo nguy cơ bệnh mạch vành và đột quỵ,  Kỷ yếu Hội nghị khoa học Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ TpHCM, tr.1-5.
  2. Hà Hoàng Kiệm (2010), “Cơ chế tiến triển của suy thận mạn”, Thận học lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, tr.750-779.
  3. Hoàng Viết Thắng (2002), Lọc màng bụng trong điều trị suy thận mạn, Tổng hội Y học Việt Nam, tr. 118-124.
  4. Nguyễn Văn Tân, Lê Đức Thắng (2010), “Các biểu hiện tim mạch ở bệnh nhân suy thận mạn lớn tuổi chưa lọc máu chu kỳ”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 14(1), tr. 1859-17.
  5. Võ Tam (2012), “Suy thận mạn”, Giáo trình Nội khoa Sau đại học Bệnh thận – tiết niệu, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 298– 317.
  6. Lê Văn Tâm, Hoàng Khánh, Lê Thị Yến, Nguyễn Duy Thăng (2012), Khảo sát nồng độ Lipoprotein Associated PhospholipaseA2 ở bệnh nhân nhồi máu não cấp, Y học thực hành, 811– 812, tr. 120– 125.
  7. Phạm Thị Minh Thiên (2013), Nghiên cứu nồng độ Lp-PLA2 huyết tương trên bệnh nhân bệnh thận mạn điều trị bảo tồn tại bệnh viện Trung ương Huế, Luận văn Thạc sỹ Y học, tr.35– 71.
  8. AHA (2012), “Lipoprotein-Associated Phospholipase A2 and Cardiovascular Risk State of the Evidence and Future Directions”, Journal of the American Heart Association, 26(1), pp.5-6.
  9. Marshall A Corson (2008), “Review of the Evidence for the Clinical Utility of Lipoprotein – Associated Phospholipase A2 as a Cardiovascular Risk Marker”, Am J Cardiol, 28, pp.41 -50.
Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …