ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP VÀ HẠ HUYẾT ÁP TƯ THẾ ĐỪNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐIỀU TRỊ TRÊN 5 NĂM
ThS.BS. Nguyễn Văn Vy Hậu, BSCK1. Lưu Văn Huân,TS. Nguyễn Đình Toàn
Huỳnh Thị Thu Thảo, CN.Từ Thị Xuân Trang
Bệnh viện Đa khoa Gia Đình Đà Nẵng
Abstract
Assessing the control blood pressure and orthostatic hypotension in the diabetic patient treatment over 5 years.
Background: Hypertension is a common disease in the world as well as in Vietnam, is a very big threat to human health, cause disability and death in leading elderly people. Objective: 1. To assess the risk factors in hypertensive patients at Family Danang Hospital. 2. Assess the patients knowledge about the risk factors of hypertension in Hospital Family Danang. 3. Compare the association between blood pressure control level with the level of awareness and the risk factors in patients with hypertension. Patients and methods: Includes 50 patients, irrespective of age, gender, are treated frequently with hypertension and to re-examination in Hospital Family Danang. Research methodology described interrupted, patients were measured anthropometric indicators, preclinical testing and evaluation of understanding of hypertension using the questionnaire was designed available. Results: Subjects with smoking habits was 22.00%, 30.00% drink beer. Group objects can exceed normal conditions is 74.00%. Percentage of subjects with waist circumference exceeds a certain level higher than that of subjects with normal waist circumference, the proportion of men who have occupied 57.90% ≥90cm waist circumference, percentage of women whose waist circumference accounting for 83.90% ≥80cm. There are 64.00% of the audience was informed about hypertension but only 22.00% are well informed. In the group of subjects with a BMI within the normal limits have controlled blood pressure levels well have the highest percentage rate. For those who have a good understanding, the level of blood pressure control achieved 81.80% good, and no adverse treatment outcomes. Conclusions: The risk factors and understanding of patients with hypertension have significant impact on controlling blood pressure problems.
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Văn Vy Hậu
Ngày nhận bài: 7.11.2016
Ngày phản biện khoa học: 20.11.2016
Ngày duyệt bài: 1.12.2016
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tăng huyết áp (THA) là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là mối đe dọa rất lớn đối với sức khỏe của con người, là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở người cao tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 1,5 tỉ người trên thế giới bị tăng huyết áp, 17,5 triệu người tử vong do tăng huyết áp và các biến chứng tim mạch mỗi năm, tăng huyết áp có tỷ lệ 4,5% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu [19].
Tỷ lệ tăng huyết áp rất cao và có xu hướng tăng rất nhanh không chỉ ở các nước có nền kinh tế đang phát triển mà ở cả các nước phát triển. Bệnh tăng huyết áp gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, suy tim, suy mạch vành, suy thận…phải điều trị lâu dài, chăm sóc thường xuyên và chi phí điều trị khá tốn kém. Chính vì thế, bệnh tăng huyết áp không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bản thân người mắc bệnh mà còn là gánh nặng của gia đình và xã hội. Hiện nay tăng huyết áp được xem là kẻ giết người thầm lặng. Thực tế cho thấy, có rất nhiều người không hề biết về tình trạng huyết áp của mình thậm chí có người cho dù biết mình bị tăng huyết áp nhưng vẫn không dùng thuốc đều đặn. Hơn nữa, hầu hết người dân có rất ít kiến thức về căn bệnh này. Theo thống kê tại Việt Nam, có 30% người trưởng thành bị tăng huyết áp, 77% người dân hiểu sai về bệnh tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ của bệnh, hơn 70% các trường hợp không biết cách phát hiện sớm và dự phòng bệnh tăng huyết áp [19]. Do đó, phổ biến kiến thức và điều trị tăng huyết áp là vấn đề thực sự cần lưu ý trong cộng đồng vì những hậu quả to lớn của nó.
Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá mức độ kiểm soát huyết áp và nhận thức của người bệnh tăng huyết áp về các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa Gia Đình Đà Nẵng” nhằm mục tiêu sau:
- Đánh giá các yếu tố nguy cơ trên người bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa Khoa Gia Đình Đà Nẵng.
- So sánh mối liên quan giữa mức độ kiểm soát huyết áp với trình độ nhận thức và các yếu tố nguy cơ trên người bệnh tăng huyết áp.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 50 người bệnh, không phân biệt tuổi, giới, đang được điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường thường xuyên và đến tái khám tại Bệnh viện Đa Khoa Gia Đình Đà Nẵng.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng
- Người bệnh được chẩn đoán là tăng huyết áp và đái tháo đường theo ADA 2016, AHA 2015, được điều trị thường xuyên.
- Người bệnh đồng ý tự nguyện tham gia vào nghiên cứu
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Người bệnh không đủ năng lực, hành vi tiếp xúc.
- Những người bệnh không đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 13/4/2016 đến 15/9/2016
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu
Đơn vị tim mạch- nội tiết- thần kinh- Bệnh viện Đa khoa Gia Đình Đà Nẵng
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang.
2.3.1. Phương pháp tiến hành
Tiến hành điều tra, phỏng vấn, thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng cho các đối tượng nghiên cứu bằng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn và qua hồ sơ bệnh án theo sơ đồ sau:
2.3.2. Tham số về một số yếu tố nguy cơ.
2.3.2.1. Tuổi
Người bệnh được chia thành 3 nhóm và tính tỉ lệ từng nhóm.
2.3.2.2. Giới: Phân làm hai nam và nữ trong quá trình nghiên cứu
2.3.2.3. Chỉ số khối cơ thể ( BMI)
2.3.2.4. Vòng bụng
2.3.2.5. Huyết áp động mạch
- Chỉ số huyết áp: Được đo ở các thời điểm: lần khám trước và lần tái khám tiếp theo.
- Cách đo huyết áp: Bằng ống nghe và huyết áp kế đồng hồ của Nhật Bản.
- Người bệnh được ngồi nghỉ 5 phút trước khi bắt đầu đo huyết áp.
- Đo huyết áp ở tư thế nằm và ngồi. Người bệnh cởi bỏ áo chật, cánh tay để tựa trên bàn ở mức ngang tim, thả lỏng tay và không nói chuyện trong khi đo.
- Đo huyết áp 2 lần, khoảng cách giữa hai lần đo cách nhau 1-2 phút, nếu 2 lần đo này quá khác biệt thì tiếp tục đo thêm và lần nữa.
- Dùng băng quấn tay đạt tiêu chuẩn, băng huyết áp ở trên mép khuỷu tay từ 2,5-3cm, đo huyết áp cả hai tay.
- Sau khi áp lực hơi trong băng quấn làm mất mạch quay, bơm hơi tiếp 30mmHg nữa và sau đó hạ cột thủy ngân từ từ (2mmHg/giây).
- Sử dụng âm thanh pha I và pha V của Korotkoff để xác định huyết áp tâm thu.
- Chọn huyết áp tâm trương thời điểm tiếng đập biến mất (pha V).
- Đo huyết áp cả hai tay trong lần đo đầu tiên để phát hiện sự khác biệt gây ra do bệnh lý mạch máu ngoại biên. Khi đó giá trị bên cao hơn được theo dõi sử dụng lâu dài sau này.
- Tính huyết áp dựa trên số trung bình của hai lần đo. Tính trị số huyết áp trung bình (HATB) theo công thức:
Trong đề tài này chúng tôi thực hiện phân loại tăng huyết áp theo WHO
2.3.2.6. Các thông số khác: Lipid máu, Glucose máu lúc đói, Creatinin, Điện tâm đồ, Hút thuốc lá, Uống rượu, bia, Ăn mặn, Lối sống tĩnh tại.
- Là hoạt động thể lực < 30 phút/ngày hoặc < 150 phút/tuần
2.2.3. Các nhóm thuốc huyết áp được sử dụng trong nghiên cứu
- Nhóm thuốc lợi tiểu: Apo-Hydro,Verospiron, Vinzix….
- Nhóm thuốc chẹn giao cảm Bêta: Atenolol, Bisoprolol, Metoprolol…
- Nhóm thuốc ức chế Calci: Amlodipin 5mg, 10mg, Nifedipine 10 mg…
- Nhóm thuốc ức chế men chuyển: Enalapril, Cotrupril, Lisinopril, Covesyl, Captopril…
- Nhóm thuốc ức chế thụ thể Angiotensine: losartan, irbesartan, candesartan…
- Phối hợp điều trị: Phối hợp từ hai nhóm thuốc trở lên hoặc gồm các thuốc: Coveram (gồm Perindopril và Amlodipin), Cozzar XQ ( Amlodipine và Losartan), Combizar ( Losartan và thiazide)…
2.2.4. Mức độ hiểu biết của bệnh nhân về các yếu tố nguy cơ
Bệnh nhân đánh vào bảng câu hỏi có sẵn về các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp:
- Bệnh nhân trả lời ≥ 3 đáp án đúng: hiểu biết tốt.
- Bệnh nhân trả lời < 3 đáp án đúng: hiểu biết vừa.
- Bệnh nhân trả lời “không rõ”: không có hiểu biết.
2.2.5. Mức độ kiểm soát huyết áp
Bệnh nhân đến tái khám huyết áp tâm thu đo được:
- <140mmHg: kiểm soát huyết áp tốt.
- 140 – 160mmHg: kiểm soát huyết áp khá.
- >160mmHg: kiểm soát huyết áp kém.
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý và phân tích số liệu theo phương pháp thống kê y học có sử dụng phần mềm SPSS 20.0
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khảo sát các yếu tố nguy cơ của đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Hút thuốc lá
Bảng 3.1. Hút thuốc lá phân theo giới
Có sự khác biệt về thói quen hút thuốc lá giữa nam và nữ
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Bảng 3.2.Hút thuốc lá phân theo tuổi
Nhóm 45-<60 tuổi có tỷ lệ hút thuốc cao 34,80%, nhóm ≥60 tuổi có tỷ lệ 11,10%.
Sự khác biệt náy có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
3.1.2. Tiền sử uống rượu, bia
Bảng 3.3.Tiền sử uống rượu bia chia theo giới
Có sự khác biệt về tiền sử uống rượu bia giữa 2 nhóm nam và nữ.
Sự khác biệt náy có ý nghĩa thống kê với p<0,05
Bảng 3.4.Tiền sử uống rượu bia phân theo tuổi
Nhóm 45-<60 tuổi có tỷ lệ uống rượu bia cao 52,20%, nhóm ≥60 tuổi có tỷ lệ 14,80%.Sự khác biệt náy có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
3.1.3. Phân loại chỉ số BMI nguy cơ theo giới
Bảng 3.5. Bảng phân loại chỉ số BMI theo giới
Nhìn chung nhóm đối tượng có thể trạng vượt mức bình thường có tỷ lệ cao, chiếm 74,00%.Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
3.1.4. Vòng bụng
Bảng 3.6. Phân loại vòng bụng theo giới
Tỷ lệ đối tượng có vòng bụng vượt ngưỡng cho phép cao hơn hẳn so với đối tượng có vòng bụng bình thường.Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
3.2. Mức độ nhận thức về bệnh tăng huyết áp
Bảng 3.7.Tỷ lệ người có kiến thức về bệnh tăng huyết áp
Có 64% bệnh nhân có kiến thức về bệnh tăng huyết áp nhưng chỉ có 22% bệnh nhân có kiến thức tốt.
3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và mức độ kiểm tra tăng huyết áp
Bảng 3.8.Mối liên quan giữa BMI và mức độ kiểm soát huyết áp
Ở nhóm đối tượng có BMI nằm trong giới hạn bình thường có mức độ kiểm soát huyết áp tốt chiếm tỷ lệ cao nhất (76,90%) và không có trường hợp nào kiểm soát kém.
Ở nhóm đối tượng có BMI bất thường có mức độ kiểm soát huyết áp tốt chiếm 51,40%, kiểm soát huyết áp kém chiếm 13,50%.Sự khác biệt trên có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Bảng 3.9.Mối liên hệ giữa vòng bụng và mức độ kiểm soát huyết áp
Nhóm đối tượng có chỉ số vòng bụng nằm trong giới hạn bình thường có hiểu quả điều trị tốt chiếm tỉ lệ 76,90%, cao hơn hẳn so với nhóm có chỉ số vòng bụng vượt mức cho phép (51,40%), và không có trường hợp nào điều trị kém, trong khi nhóm có chỉ số vòng bụng vượt mức cho phép có mức độ kiểm soát huyết áp kém chiếm 13,50%. Sự khác biệt trên có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
3.4. Mối liên quan giữa nhận thức người bệnh và hiệu mức độ kiểm soát huyết áp
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa nhận thức người bệnh về các yếu tố nguy cơ và mức độ kiểm soát huyết áp
Nhóm có hiểu biết tốt có mức độ kiểm soát huyết áp tốt có tỷ lệ cao nhất (81,80%), nhóm có hiểu biết vừa có tỷ lệ 81,00%, nhóm không có hiểu biết chỉ chiếm 16,70%.
Nhóm có hiểu biết tốt không có trường hợp điều trị kém nào, nhóm có hiểu biết vừa có mức độ kiểm soát huyết áp kém có tỷ lệ 9,50%, nhóm không có kiến thức chiếm 16,70%.
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
3.3. Tình trạng hạ huyết áp tư thế ở bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp
36,80% bệnh nhân nam, 41,9% bệnh nhân nữ đái tháo đường > 5 năm có hạ huyết áp tư thế. Tỷ lệ hạ huyết áp trong các đối tượng nghiên cứu là 40%
3.4. So sánh hạ huyết áp tư thế đứng với các YTNC lâm sàng
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thời gian mắc bệnh đái tháo đường với tình trạng hạ huyết áp tư thế.
Các yếu tố nguy cơ còn lại như BMI, VB, tuổi, hút thuốc lá chưa tìm thấy có sự khác biệt với hạ huyết áp tư thế.
3.4.3. Phân tích tương quan giữa các yếu tố nguy cơ với tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng.
Thời giân mắc bệnh đái tháo đường và tuổi có mối tương quan thuận mật thiết với tình trạng hạ huyết áp tư thế
3.5. So sánh các nhóm thuốc hạ huyết áp với tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng
Ức chế calci và phối hợp thuốc có sử dụng ức chế alci có tỷ lệ hạ huyết áp tư thế nhiều nhất, không thấy có sự khác biệt giữa các nhóm thuốc với tình trabf hạ huyết áp tư thế.
4. BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên 50 người bệnh được chẩn đoán tăng huyết áp đến khám và tái khám ghi nhận như sau:
4.1. Các yếu tố nguy cơ của đối tượng nghiên cứu
4.1.1. Hút thuốc lá
Về tiền sử hút thuốc lá, đối tượng tăng huyết áp có hút thuốc lá chiếm 22%, tương đồng với nghiên cứu của Chu Hồng Thắng (23,7%)[20]. Tiền sử hút thuốc là có sự khác biệt giữa nam và nữ.Ở nam giới: Đối tượng có thói quen hút thuốc lá chiếm 52,6%.Ở nữ giới: Đối tượng có thói quen hút thuốc lá chiếm 3,2%. Hơn nữa hút thuốc lá có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi, nhóm 45-<60 tuổi có tỷ lệ hút thuốc lá cao (72,7%), nhóm >60 tuổi có tỷ lệ hút thuốc lá chiếm 27,3%.Vậy nên, đối với nam giới tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ở độ tuổi trẻ cao hơn so với nữ giới, bởi ở lứa tuổi này tỷ lệ người có thói quen hút thuốc lá nhiều hơn.
4.1.2. Uống rượu bia
Thống kê cho hay, từ 5 tới 7% người tăng huyết áp đều tiêu thụ nhiều rượu các loại. Chỉ cần 3 oz là đủ để nâng áp suất mạch máu lên 3 mmHg [19].
Đối tượng tăng huyết áp của chúng tôi có thói quen uống rượu bia chiếm đến 30% cao hơn cả nghiên cứu của Đào Duy Khánh (22,4%)[15]. Điều đó có thể do mức sống ngày càng tăng, người dân có thói quen uống rượu ngày càng nhiều.
4.1.3. Thừa cân béo phì
Tỷ lệ đối tượng tăng huyết áp có thể trạng tiền béo phì và béo phì độ 1 chiếm tỷ lệ cao là 38,00% và 30,00%, béo phì độ 3 chiếm 6,00%, cao hơn với nghiên cứu của Vương Thị Hồng Hài (2007) với tỷ lệ đối tượng tiền béo phì và béo phì độ 1 là 31,70% và 21,00% và không thấy có đối tượng béo phì độ 2 [7]. Qua đây, chúng tôi cho rằng ngày nay đời sống vật chất ngày càng phát triển, con người ăn uống đầy đủ chất hơn, ăn uống nhiều dầu mỡ gây nên tình trạng thừa cân béo phì ngày càng tăng.
Theo nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ đối tượng có chỉ số vòng bụng vượt ngưỡng cho phép chiếm đến 74,00%. Điều này nói lên rằng những người có chỉ số vòng bụng vượt quá ngưỡng cho phép có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp rất cao.
4.2. Khảo sát mức độ hiểu biết của người bệnh về tăng huyết áp
Theo nghiên cứu, những đối tượng đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Gia Đình Đà Nẵng có 64,00% là có hiểu biết về bệnh tăng huyết áp nhưng chỉ có 22,00% là có hiểu biết tốt.
Mặc dù nhận thức và thái độ điều trị của người bệnh có chiều hướng cao hơn so với trước những vẫn cần phải tuyên truyền, giáo dục phòng chống bệnh tăng huyết áp trong cộng đồng nhiều hơn nữa, vì so với các nước khác tỷ lệ nhận thức và thái đồ điều trị của người bệnh tăng huyết áp ở nước ta còn rất thấp.
4.3. Khảo sát các mối liên quan giữa mức độ nhận thức và các yếu tố nguy cơ với mức độ kiểm soát huyết áp.
- Dựa vào nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, nhóm đối tượng có mức độ kiểm soát huyết áp tốt (người được điều trị huyết áp có mức huyết áp được kiểm soát <140/90mmHg) có tỷ lệ 58,00%, cao hơn so với thống kê của NHANES (National Health and Nutrition Examination Survey) (53,00%)[9]. Điều này chứng tỏ mức độ kiểm soát huyết áp huyết áp ngày càng được nâng cao hơn so với trước.
- Về mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và mức độ kiểm soát huyết áp, chúng tôi thấy rằng: Ở nhóm đối tượng có BMI nằm trong giới hạn bình thường có mức độ kiểm soát huyết áp tốt có tỷ lệ tỷ lệ cao nhất (76,90%) và không có trường hợp nào kiểm soát kém. Ở nhóm đối tượng có BMI bất thường có mức độ kiểm soát huyết áp tốt có tỷ lệ 51,40%, kiểm soát huyết áp kém có tỷ lệ đến 13,50%.
Nhóm đối tượng có chỉ số vòng bụng nằm trong giới hạn bình thường có hiểu quả điều trị tốt có tỷ lệ tỉ lệ 76,90%, cao hơn hẳn so với nhóm có chỉ số vòng bụng vượt mức cho phép (51,40%), và cũng không có trường hợp nào điều trị kém, trong khi nhóm có chỉ số vòng bụng vượt mức cho phép có mức độ kiểm soát huyết áp kém có tỷ lệ 13,50%.
- Về mối liên quan giữa nhận thức người bệnh và mức độ kiểm soát huyết áp, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy với những đối tượng có hiểu biết tốt thì mức độ kiểm soát huyết áp tốt đạt 81,80%, và không có kết quả điều trịkém nào. Với những đối tượng không có hiểu biết gì về bệnh đạt hiểu quả điều trị tốt rất thấp chỉ có tỷ lệ 16,90%, mức độ kiểm soát huyết áp khá 66,70% và mức độ kiểm soát huyết áp kémcó tỷ lệ 16,70%. Vậy nên, nhận thức của người bệnh về bệnh rất quan trọng trong điều trị bệnh tăng huyết áp, giúp đạt mức độ kiểm soát huyết áp tối ưu.
Như vậy chúng ta thấy bệnh tăng huyết áp đã nhanh chóng gia tăng theo thời gian ở nước ta. Bệnh tăng huyết áp là một thách thức y tế cộng đồng quan trọng, không những ở nước ta mà còn trên toàn thế giới, cần ưu tiên dự phòng, phát hiện và kiểm soát tăng huyết áp. Bên cạnh xác định tình trạng tăng huyết áp, đánh giá toàn diện các yếu tố nguy cơ và lựa chọn thuốc tối ưu nhằm kiểm soát huyết áp tốt, nhân viên y tế cần phải thực hiện tốt công tác giáo dục sức khoẻ cho người bệnh giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả nhất. Thực tiễn Việt Nam cho thấy tăng huyết áp và các biến chứng liên quan ngày càng tăng, tình trạng nhận biết và nhận thức tăng huyết áp còn khá hạn chế, cần sớm có chương trình kiểm soát tăng huyết áp mà một trong những trọng tâm là đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng.
Do đó, bệnh tăng huyết áp cần được tiếp tục nghiên cứu, nhất là đưa ra những mô hình can thiệp phòng chống, quản lý và điều trị bệnh tăng huyết áp ở cộng đồng càng sớm, càng tốt.
4.4. Phân tích tình trạng hạ huyết áp tư thế ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị bằng thuốc hạ huyết áp.
36,80% bệnh nhân nam, 41,9% bệnh nhân nữ đái tháo đường > 5 năm có hạ huyết áp tư thế. Tỷ lệ hạ huyết áp trong các đối tượng nghiên cứu là 40%
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thời gian mắc bệnh đái tháo đường với tình trạng hạ huyết áp tư thế.
Các yếu tố nguy cơ còn lại như BMI, VB, tuổi, hút thuốc lá chưa tìm thấy có sự khác biệt với hạ huyết áp tư thế.
Ức chế calci và phối hợp thuốc có sử dụng ức chế alci có tỷ lệ hạ huyết áp tư thế nhiều nhất, không thấy có sự khác biệt giữa các nhóm thuốc với tình trabf hạ huyết áp tư thế. Như vậy, các thuốc hạ huyết áp có ảnh hưởng đến hạ huyết áp tư thế cho bệnh nhân đái tháo đường, song sự khác bbieetj là chưa có ys nghĩa nhiều vì p > 0,05. Tuy nhiên hạ huyết ấp tư thế đứng laaij tương quan rất chặt với thời gian mắc bệnh lý đái tháo đường. Điều này cho thây rối loạn hệ thống thần kinh tự động đã diễn biến âm thầm và tác động đến tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng.
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên những người bệnh đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Gia Đình Đà Nẵng, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
5.1. Các yếu tố nguy cơ trên đối tượng nghiên cứu
- Về tiền sử hút thuốc lá, đối tượng tăng huyết áp có hút thuốc lá chiếm 22,00%.
- Đối tượng tăng huyết áp có thói quen uống rượu bia chiếm 30,00%.
- Nhóm đối tượng có thể trạng vượt mức bình thường có tỷ lệ cao, đạt 74,00%. Trong đó, đối tượng nghiên cứu có thể trạng tiền béo phì có tỷ lệ cao nhất, chiếm 38,00%, tiếp đến là béo phì độ 1, chiếm 30,00%.
- Tỷ lệ đối tượng có vòng bụng vượt ngưỡng cho phép cao hơn hẳn so với đối tượng có vòng bụng bình thường.
- Ở nam giới: Tỷ lệ người có vòng bụng ≥90cm chiếm 57,90%.
- Ở nữ giới: Tỷ lệ người có vòng bụng ≥80cm chiếm 83,90%.
5.2. Hiểu biết của người bệnh về các yếu tố ngy cơ
Có 64,00% đối tượng là có hiểu biết về bệnh tăng huyết áp nhưng chỉ có 22,00% là có hiểu biết tốt.
5.3. Mối liên quan giữa mức độ nhận thức và các yếu tố nguy cơ trên người bệnh tăng huyết áp với mức độ kiểm soát huyết áp
- Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và mức độ kiểm soát huyết áp
Ở nhóm đối tượng có BMI nằm trong giới hạn bình thường có mức độ kiểm soát huyết áp tốt có tỷ lệ tỷ lệ cao nhất (76,90%).
- Mối liên quan giữa nhận thức người bệnh với mức độ kiểm soát huyết áp
Với những đối tượng có hiểu biết tốt thì mức độ kiểm soát huyết áp tốt đạt 81,80%, và không có kết quả điều trị xấu nào.
5.4. Tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng có sự khác nhau giữa các nhóm thuốcc hạ huyết áp ( p> 0,05). Trong đó thời gian mắc bệnh lý đái tháo đường có liên quân đến hệ thống thần kinh tự động ảnh hướng đến việc theo dõi hạ huyết áp và sử dụng thuốc hạ huyết á hợp lý.
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh tăng huyết áp (THA) là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là mối đe dọa rất lớn đối với sức khỏe của con người, là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở người cao tuổi. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Đánh giá các yếu tố nguy cơ trên người bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa Khoa Gia Đình Đà Nẵng. 2. So sánh mối liên quan giữa mức độ kiểm soát huyết áp với mức độ nhận thức và các yếu tố nguy cơ trên người bệnh tăng huyết áp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 50 người bệnh, không phân biệt tuổi, giới, đang được điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường thường xuyên và đến tái khám tại Bệnh viện Đa Khoa Gia Đình Đà Nẵng. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, bệnh nhân được đo các chỉ số nhân trắc, làm xét nghiệm cận lâm sàng và đánh giá hiểu biết về bệnh tăng huyết áp qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Kết quả: Đối tượng có thói quen hút thuốc lá là 22,00%, uống rượu bia là 30,00%. Nhóm đối tượng có thể trạng vượt mức bình thường là 74,00%.Tỷ lệ đối tượng có vòng bụng vượt ngưỡng cho phép cao hơn hẳn so với đối tượng có vòng bụng bình thường, ở nam giới tỷ lệ người có vòng bụng ≥90cm chiếm 57,90%, ở nữ giới tỷ lệ người có vòng bụng ≥80cm chiếm 83,90%. Có 64,00% đối tượng là có hiểu biết về bệnh tăng huyết áp nhưng chỉ có 22,00% là có hiểu biết tốt. Ở nhóm đối tượng có BMI nằm trong giới hạn bình thường có mức độ kiểm soát huyết áp tốt có tỷ lệ tỷ lệ cao nhất. Với những đối tượng có hiểu biết tốt thì mức độ kiểm soát huyết áp tốt đạt 81,80%, và không có kết quả điều trị xấu nào. Kết luận: Các yếu tố nguy cơ và hiểu biết của bệnh nhân tăng huyết áp có ảnh hưởng lớn đến vấn đề kiểm soát huyết áp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
- Đào Duy An (2007), “Tăng huyết áp thầm lặng như thế nào”, Tạp chí tim mạch số 47, Tr446.
- Bộ Y Tế (2012). Điều dưỡng nội, tập 1, NXB Y học.
- Bộ Y tế (2010). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp,
- Nguyễn Huy Dung (2005). 22 bài giảng chọn lọc nội khoa tim mạch, NXB Y học.
- Vương Thị Hồng Hài (2007), “Nghiên cứu kết quả điều trị ngoại trú tăng huyết áp bằng thuốc Enalapril và Nifedipine tại Thành phố Thái Nguyên”, luận án thạc sỹ Y học.
- Võ Thị Hà Hoa (2014). Bài giảng Điều dưỡng lão khoa, Trường Đại học Duy Tân.
- Nguyễn Thanh Hiền, Huỳnh Thị Ngọc Thúy (2012). Chiến lược phối hợp thuốc trong điều trị tăng huyết áp,
- Hội tim mạch học Việt Nam. Đồng thuận của các chuyên gia về thuốc chẹn Bêta trong bệnh tim mạch và nội khoa, NXB Y học.
- Hội Tim Mạch học Việt Nam (2011).Khuyến cáo 2010 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, NXB Y học
- Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Đỗ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Bạch Yến (2000), “Đặc điểm dịch tể học bệnh tăng huyết áp tại Hà Nội”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 22.
- Phạm Gia Khải và cộng sự (2003), “Tần số tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam năm 2001-2002”, Tạp chí tim mạch học Việt Nam số 33.
- Đào Duy Khánh và cộng sự (2011), “Tình hình mắc bệnh tăng huyết áp và mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với bệnh tăng huyết áp của cán bộ trung cao tại 8 huyện, tỉnh Kon Tum”, đề tài nghiên cứu khoa học.
- Bùi Đức Long (2008), “Nghiên cứu tỉ lệ và các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp tại tỉnh Hải Dương”, luận án tiến sỹ Y học.
- Huỳnh Văn Minh và cộng sự (2014), “Khuyến cáo Chẩn đoán – Điều trị – Dự phòng tăng huyết”, Hội Tim Mạch học Việt Nam.
- Nguyễn Thị Thanh Nga, Võ Văn Tiến, Lý Lệ Thanh, Hồ Ngọc Điệp (2011), “Xác định tỉ lệ tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở người 25 tuổi trở lên tại 16 phường/xã tại thành phố Hồ Chí Minh”, đề tài nghiên cứu khoa học.
- Khai Tâm (2014), “ Nhiều yếu tố nguy cơ”,Tạp chí Health+, 07/2014: 20-21.
- Chu Hông Thắng (2008), “Nghiên cứu thực trạng bệnh tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa ở người tăng huyết áp tại xã Hóa Thượng huyện Đồng Hỷ-tỉnh Thái Nguyên”, luận án Thạc sỹ Y học.
- Trần Minh Trí (2010), “Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II và tăng huyết áp”, chuyên đề nghiên cứu khoa học.
- Trường Đại học Y Hà Nội (2009). Bệnh học nội khoa, NXB Y học.
- Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch (2011). Bệnh học nội khoa, NXB Y khoa PNT.
- Trường Đại học Y học Hà Nội – Sinh lý học, tập 1, NXB Y học 2006.
TIẾNG ANH
- Australian Institute of Health and Welfare (2010). High blood pressure, http://www.aihw.gov.au/high-blood-pressure/, xem 28/05/2015.
- National Institutes of Health (2010).Hypertension (High Blood Pressure), http:// report.nih.gov/nihfactsheets/Pdfs/Hypertension (HighBlood Pressure) (NHLBI).pdf, xem 28/2015. potent pressor response elicited by drinking water [letter] Lancet. 1999;353:723.
- MacLean AR, Allen EV. Orthostatic hypotension and orthostatic tachycardia: treatment with the “head-up” bed. JAMA. 1940;115:2162–2167.
- Ector H, Reybrouck T, Heidbüchel H, Gewillig M, Van de Werf F. Tilt training: a new treatment for recurrent neurocardiogenic syncope and severe orthostatic intolerance. Pacing Clin Electrophysiol. 1998;21:193–196. ]
- Bouvette CM, McPhee BR, Opfer-Gehrking TL, Low PA. Role of physical countermaneuvers in the management of orthostatic hypotension: efficacy and biofeedback augmentation. Mayo Clin Proc. 1996;71:847–853. ]
- Ten Harkel AD, van Lieshout JJ, Wieling W. Effects of leg muscle pumping and tensing on orthostatic arterial pressure: a study in normal subjects and patients with autonomic failure. Clin Sci (Lond) 1994;87:553–558.
- Low PA, Gilden JL, Freeman R, Sheng KN, McElligott MA. Efficacy of midodrine vs placebo in neurogenic orthostatic hypotension. A randomized, double-blind multicenter study.
- Midodrine Study Group. JAMA. 1997;277:1046–1051. 26. Jankovic J, Gilden JL, Hiner BC, et al. Neurogenic orthostatic hypotension: a double-blind, placebo-controlled study with midodrine. Am J Med. 1993;95:38–48. ]
- Fouad-Tarazi FM, Okabe M, Goren H. Alpha sympathomimetic treatment of autonomic insufficiency with orthostatic hypotension. Am J Med. 1995;99:604–610. ]
- Maule S, Papotti G, Naso D, Magnino C, Testa E, Veglio F. Orthostatic hypotension: evaluation and treatment. Cardiovasc Hematol Disord Drug Targets. 2007;7:63–70. ]
- Axelrod FB, Goldberg JD, Rolnitzky L, et al. Fludrocortisone in patients with familial dysautonomia—assessing effect on clinical parameters and gene expression. Clin Auton Res. 2005;15:284–291. ]
- Chobanian AV, Volicer L, Tifft CP, Gavras H, Liang CS, Faxon D. Mineralocorticoid-induced hypertension in patients with orthostatic hypotension. N Engl J Med. 1979;301:68–73. ]
- van Lieshout JJ, Ten Harkel AD, Wieling W. Fludrocortisone and sleeping in the head-up position limit the postural decrease in cardiac output in autonomic failure. Clin Auton Res. 2000;10:35–42. ]