Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ăn qua sonde tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĂN QUA SONDE TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2022

Nguyễn Thị Cẩm Luyến

Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Tiền Giang

DOI: 10.47122/VJDE.2023.60.4

ABSTRACT

Assessment the nutritional status of patients eating through sonde at department of critical care and clinical toxicology, Tien Giang Hospital in 2022 Background. Malnutrition is a common phenomenon of critically ill patients in the ICU, which can increase complications for the disease, increase medical costs, and increase mortality. Identifying people at high risk who need active nutritional support will help reduce costs and length of hospital stay, thereby finding appropriate nutritional measures to improve quality of life and prolong survival. of the patient.In the past time, the Ministry of Health has paid attention to direct the assessment of nutritional status for patients in Article 7, Chapter II, Circular No. 07/2011/TT-BYT on guiding nursing work on care Taking care of patients in hospitals and Circular No. 18/2020/TT-BYT on nutrition activities in hospitals. Objective: Evaluation of nutritional status of critically ill patients who need to eat sonde at the Intensive Care Unit of Tien Giang Hospital in 2022. Method: All 127 patients were admitted to the Intensive Care Unit of Tien Giang Hospital and were fed according to the hospital’s routine regime of eating through a sonde (food prepared by the hospital) in combination with the epidemic. intravenous infusion from March 2022 to July 2022. Results. Assessing the nutritional status by the method of using BMI, the study subjects had a malnourished status of 61.42%.The study showed that 54.33% of patients were at moderate/mild nutritional risk, 40.94% were malnourished according to the adjusted SGA subjective overall assessment method. Keywords: malnutrition, patients eating through catheters,…

TÓM TẮT

Đặt vấn đề.

Suy dinh dưỡng là một hiện tượng phổ biến của người bệnh nặng tại khoa Hồi sức tích cực, có thể làm tăng biến chứng đối với bệnh, tăng chi phí y tế, tăng tỷ lệ tử vong. Việc xác định những người có nguy cơ cao cần hỗ trợ dinh dưỡng tích cực, sẽ giúp giảm chi phí và thời gian nằm viện, từ đó tìm biện pháp dinh dưỡng hợp lý nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài thời gian sống của người bệnh. Trong thời gian qua Bộ Y tế đã quan tâm chỉ đạo công tác đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh trong điều 7, chương II, Thông tư số 07/2011/TTBYT về việc Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện và Thông tư số 18/2020/TT-BYT Quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện. Mục tiêu nghiên cứu. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh nặng phải ăn sonde tại khoa Hòi sức tích cực của Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Tiền Giang năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Tất cả 127 người bệnh nhập viện vào khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Đa khoa TỉnhTiền Giang và được nuôi ăn theo chế độ thường quy của bệnh viện là ăn qua sonde (thức ăn Bệnh viện chế biến) phối hợp với dịch truyền tĩnh mạch từ tháng 3 năm 2022 đến tháng 07 năm 2022. Kết quả: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo phương pháp dùng chỉ số BMI thì đối tượng nghiên cứu có tình trạng suy dinh dưỡng là 61,42%. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 54,33% người bệnh có nguy cơ dinh dưỡng vừa/ nhẹ, 40,94% bị suy dinh dưỡng theo phương pháp đánh giá tổng thể chủ quan SGA có hiệu chỉnh.

Từ khóa: Suy dinh dưỡng, người bệnh ăn qua sonde,…

Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Cẩm Luyến

Email: [email protected]

Ngày nhận bài: 20/3/2023

Ngày phản biện khoa học: 23/3/2023

Ngày duyệt bài: 25/3/2023

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Dinh dưỡng điều trị là một bộ phận không thể thiếu trong các biện pháp điều trị tổng hợp cho người bệnh. Chế độ ăn điều trị còn nhằm nâng cao sức đề kháng chung của cơ thể chống lại bệnh tật. Do đó, người bệnh có chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp ngăn ngừa suy dinh dưỡng cũng như nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Nghiên cứu của Chu Thị Tuyết tại bệnh viện Bạch Mai (2015) cho thấy hiệu quả rõ rệt của việc nuôi ăn: giúp nâng cao miễn dịch, cải thiện tình trạng prealbumin, albumin huyết thanh, dự phòng và phục hồi suy dinh dưỡng, góp phần giảm biến chứng và giảm tỉ lệ tái phát bệnh, giảm tỉ lệ tử vong. Dinh dưỡng hỗ trợ sớm đã giảm tỉ lệ biến chứng ở bệnh nhân bỏng (41,5% so với 65% ở nhóm đối chứng), ngoài ra dinh dưỡng hợp lý đã giúp cải thiện nồng độ prealbumin từ 20 lên 35g/L, đồng thời rút ngắn thời gian nằm viện của bệnh nhân còn 8,3 ngày so với 10,1 ngày ở nhóm đối chứng. Trong thời gian qua Bộ Y tế đã quan tâm chỉ đạo công tác đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh trong điều 7, chương II, Thông tư số 07/2011/TT-BYT về việc Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện và Thông tư số 18/2020/TT-BYT Quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc suy dinh dưỡng của người bệnh tại bệnh viện dao động khác nhau tùy theo loại bệnh lý, phụ thuộc vào các ngưỡng giá trị của công cụ đánh giá.

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Việt Nam có tới 60% người bệnh ở Việt Nam bị suy dinh dưỡng khi nằm viện. Đặc biệt, nghiên cứu tại bệnh viện Bạch Mai, trong 308 người điều trị tại khoa Tiêu hóa và khoa Nội tiết, thì có đến 71.9% bị suy dinh dưỡng. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Lâm (2013), khoảng 50% người bệnh có biểu hiện suy dinh dưỡng ngay khi nhập viện nhưng chỉ có 12.5% người bệnh được phát hiện. Suy dinh dưỡng là một hiện tượng phổ biến của người bệnh nặng tại khoa Hồi sức tích cực, có thể làm tăng biến chứng đối với bệnh, tăng chi phí y tế, tăng tỷ lệ tử vong. Việc xác định những người có nguy cơ cao cần hỗ trợ dinh dưỡng tích cực, sẽ giúp giảm chi phí và thời gian nằm viện, từ đó tìm biện pháp dinh dưỡng hợp lý nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài thời gian sống của người bệnh.

Tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2022 chưa có nghiên cứu nào để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ăn qua sonde tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Tiền Giang. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ăn qua sonde tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Tiền Giang năm 2022” từ đó có những khuyến nghị, đánh giá để tìm ra giải pháp nâng cao hoạt động chăm sóc dinh dưỡng để chất lượng cuộc sống của người bệnh tốt hơn, giảm chi phí điều trị, thời gian nằm viện và người bệnh hài lòng hơn, tạo uy tín cho bệnh viện.

2. MỤC TIÊU

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh nặng phải ăn sonde tại khoa Hòi sức tích cực của Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Tiền Giang năm 2022.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Tất cả các bệnh nhân nặng nhập viện vào khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Tiền Giang từ tháng 3 năm 2022 đến tháng 07 năm 2022. Các bệnh nhân được nuôi ăn theo chế độ thường quy của bệnh viện là ăn qua sonde (thức ăn Bệnh viện chế biến) phối hợp với dịch truyền tĩnh mạch.

3.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu

Người bệnh ăn qua sonde nhập viện tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Tiền Giang. Đại diện của người bệnh đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

3.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

Đại diện của người bệnh không đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

3.2.1 Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành:từ tháng 03/2022 đến tháng 07/2022. Thời gian thu thập số liệu: từ tháng 03/2022 đến tháng 07/2022.

3.2.2 Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu: khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Tiền Giang. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

3.3 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

3.3.1 Cách tính cỡ mẫu

Người bệnh ăn qua sonde nhập viện tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Tiền Giang từ tháng 03/2022 cho đến tháng 07/2022

3.3.2 Kỹ thuật chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu thuận tiện, lấy tất cả bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn nghiên cứu từ tháng 03/2022 cho đến tháng 07/2022.

3.4 Phương pháp thu thập số liệu

Phiếu đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân nhập viện của bệnh viện Đa khoa Tỉnh Tiền Giang, kết hợp với một số thông tin về kết quả cận lâm sàng được lấy từ hồ sơ bệnh án của người bệnh. Sử dụng Bộ công cụ được xây dựng sẵn.

3.5 Các biến số nghiên cứu

Biến số về hành chánh: họ và tên, tuổi, giới tính. Biến số liên quan đến bệnh sử: thay đổi cân nặng, thay đổi về ăn uống, bệnh lý nền, chiều cao, cân nặng

3.6 Thước đo, tiêu chuẩn đánh giá

Phương pháp tổng thể chủ quan SGA (Subjective Global Assessment) đã hiệu chỉnh: là công cụ đánh giá dinh dưỡng có giá trị, được hiệu chỉnh để đánh giá suy dinh dưỡng và xác định những đối tượng cần được chăm sóc dinh dưỡng. Phương pháp đánh giá này dựa trên tiền sử sụt cân, tiền sử thay đổi chế độ ăn, các triệu chứng về tiêu hóa ảnh hưởng đến khẩu phần ăn và mức độ stress của bệnh lý mắc phải, khám lâm sàng các triệu chứng dinh dưỡng Theo khuyến nghị bởi Hội Dinh dưỡng lâm sàng Thành phố Hồ Chí Minh (HoSPEN) năm 2019: kết quả đánh giá theo 3 mức độ: A. Tình trạng DD bình thường; B. Nguy cơ dinh dưỡng nhẹ đến vừa hoặc nghi ngờ; C. Suy dinh dưỡng nặng.

3.7 Phương pháp phân tích số liệu:

Phần mềm Microsoft Excel.

3.8 Y đức nghiên cứu

Nghiên cứu được thông qua Hội đồng khoa học kỹ thuật của Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Tiền Giang (Quyết định số 329A/QĐ- BVĐKTG ngày 15/4/2022). Nghiên cứu được sự đồng ý của Ban lãnh đạo khoa Dinh Dưỡng, khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Tiền Giang.

Đối tượng người bệnh được chọn tham gia nghiên cứu được giải thích rõ ràng về mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu và tự nguyện tham gia nghiên cứu. Các thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Khách quan, trung thực, trong đánh giá và xử lý số liệu

4. KẾT QUẢ
Bảng 4.1
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu dưới 60 tuổi chiếm 23,62% và trên 60 tuổi chiếm 76, 38%, nam giới chiếm 55,12% và nữ giới chiếm 44,88%. Tuổi trung bình là 71,95 tuổi, tuổi ít nhất là 18 tuổi và nhiều nhất là 107 tuổi.

Bảng 4.2 Tình trạng dinh dưỡng được đánh giá theo phương pháp BMI

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo các phương pháp khác nhau ta thấy người bệnh bị suy dinh dưỡng theo phương pháp BMI là 61,42%.
Bảng 4.3 Tình trạng dinh dưỡng được đánh giá theo phương pháp SGA

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 54,33% người bệnh có nguy cơ dinh dưỡng vừa/ nhẹ, 40,94% bị suy dinh dưỡng theo phương pháp đánh giá tổng thể chủ quan SGA có hiệu chỉnh.

5. BÀN LUẬN

Qua nghiên cứu 127 người bệnh ăn qua sone tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Tiền Giang chúng tôi nhận thấy các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng khác nhau cho kết quả về tỷ lệ suy dinh dưỡng không giống nhau cụ thể như sau: Theo phương pháp SGA có hiệu chỉnh là 54,33% người bệnh có nguy cơ dinh dưỡng vừa/ nhẹ, 40,94% bị suy dinh dưỡng.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo phương pháp BMI là 61,42%.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện, Thông tư 07/2011/TT-BYT .
  1. Bộ Y tế (2020), Quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện, Thông tư 18/2020/TT-BYT.
  2. Chương trình đào tạo Chăm sóc người bệnh toàn diện của Bộ Y tế 2013.
  3. Phạm Thị Thanh Hoa (2019), Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa có hóa trị tại bệnh viện K năm 2018, Luận văn thạc sỹ Dinh dưỡng, Đại học Y Hà Nội.
  4. Lưu Ngân Tâm (2013), Tổng quan suy dinh dưỡng bệnh nhân trong bệnh viện.
  5. Nguyễn Thị Thư, Nguyễn Thị Thu Hiền, Trương Việt Dũng, Nguyễn Đình Phú (2017), Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân nặng tại khoa Hồi sức truyền nhiễm Bệnh viện Trung ương quân đội 108.

 

About dacdien

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …