Dự báo nguy cơ bệnh mạch vành trong 10 năm tới theo thang điểm Frammingham-2011 ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

DỰ BÁO NGUY CƠ BỆNH MẠCH VÀNH TRONG 10 NĂM TỚI THEO THANG ĐIỂM FRAMMINGHAM-2011 Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH

Lê Đình Tuân *, Phạm Thị Lan**, Nguyễn Thị Phi Nga*, Trần Thị Thanh Hóa***, Nguyễn Tiến Sơn*, Ngô Văn Mạnh**

* Học viện Quân Y , ** Đại học Y Dược Thái Bình, *** Bệnh viện Nội tiết Trung ương

DOI: 10.47122/vjde.2022.52.14

ABSTRACT

Predicting the risk for coronary artery disease in the next 10 years by Frammingham-2011 score in patients with type 2 diabetes mellitus at Thai Binh Provincial General Hospital

Objective: To predict the risk of coronary artery disease in the next 10 years using the Framingham-2011 scale and related factors in patients with type 2 diabetes mellitus. Methodolgy: A cross-sectional and descriptive study on 270 patients with type 2 diabetes mellitus at Thai Binh Provincial General Hospital. Results: The average risk score for coronary artery disease in the next 10 years according to Framingham-2011 is 13.21 ± 3.68%. The proportion of patients in the moderate-risk group was 53.0%, the high-risk group was 25.5%, and the low-risk group was 21.5%. The mean risk score for coronary artery disease for men (14.04 ± 3.03%) was significantly higher than that of women (12.18 ± 4.15%), (p <0.001). The rate of coronary artery disease in the high-risk group of men (30.7%) was statistically significantly higher than that of women (19.2%), (p <0.01). Whilst Framingham score was inversely correlated with waist circumference (r = -0.144), waist circumference (r = -0,258), and concentration of HDL-C (r = -0.3); it positively correlated with age (r = 0.7), time to detect diabetes (r = 0.46), cholesterol (r = 0.177), blood glucose (r =  0.301),  and  HbA1c  (r  =  0.233)  ).  In  a multivariate model, increased cholesterol levels, decreased HDL-C, increased LDL-C, and increased fasting blood glucose increases the risk of coronary artery disease in the next 10 years. Conclusion: In patients with type 2 diabetes mellitus, the mean risk score for coronary artery disease over the next 10 years according to Framingham-2011 is 13.21 ± 3.68%. The proportion of patients at moderate-risk is 53.0%, and at high-risk is 25.5%. Increased cholesterol levels, decreased HDL-C, increased LDL-C, and increased fasting blood glucose increase the risk of coronary artery disease in the next 10 years.

Keywords: Type 2 diabetes mellitus, the Framingham-2011 score, coronary artery disease

TÓM TẮT

Mục tiêu: Dự báo nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm tới theo thang điểm Framingham-2011 và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 270 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Kết quả: Điểm nguy cơ mắc bệnh mạch vành trung bình trong 10 năm tới theo Framingham- 2011 là 13,21 ± 3,68%. Tỷ lệ BN thuộc nhóm có nguy cơ trung bình là 53,0%, nhóm nguy cơ cao là 25,5%, nguy cơ thấp là 21,5%. Điểm nguy cơ mắc bệnh mạch vành trung bình của nam (14,04 ± 3,03%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nữ (12,18 ± 4,15%), (p<0,001). Tỷ lệ nguy cơ mắc BMV ở nhóm nguy cơ cao của nam (30,7%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nữ (19,2%), (p<0,01). Điểm Framingham tương quan nghịch với vòng bụng (r = -0,144), tỷ lệ vòng bụng/vòng mông (r = -0,258), nồng độ HDL-C (r = -0,3); tương quan thuận với tuổi (r = 0,7), thời gian phát hiện đái tháo đường (r = 0,46), cholesterol (r = 0,1777), glucose máu (r = 0,301) và HbA1c (r = 0,233). Khi phân tích đa biến nồng độ cholesterol tăng, HDL-C giảm, LDL-C tăng, glucose máu khi đói tăng làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm tới. Kết luận: Ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, điểm nguy cơ mắc bệnh mạch vành trung bình trong 10 năm tới theo Framingham-2011 là 13,21 ± 3,68%, tỷ lệ bệnh nhân nguy cơ trung bình là 53,0%, nguy cơ cao là 25,5%. Nồng độ cholesterol tăng, HDL-C giảm, LDL-C tăng, glucose máu khi đói tăng làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm tới.

Từ khóa: đái tháo đường týp 2, điểm Framingham-2011, bệnh mạch vành.

Tác giả liên hệ: TS.Lê đình Tuân

Email: [email protected]

Ngày nhận bài: 01/03/2022

Ngày phản biện khoa học: 15/03/2022

Ngày duyệt bài: 30/03/2022

1.  ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh đái tháo đường týp 2 là bệnh Nội tiết chuyển hóa có tốc độ phát triển nhanh, là một gánh nặng cho nền kinh tế – xã hội của các nước bởi chi phí điều trị lớn và ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh [3].

Đa số bệnh nhân đái tháo đường có thiếu máu cơ tim nhưng không có triệu chứng đau ngực hoặc triệu chứng lâm sàng rất mờ nhạt, đó đó người bệnh dễ bỏ qua các triệu chứng lâm sàng và được chẩn đoán bệnh muộn, thậm chí chỉ khi có biến chứng nguy hiểm mới phát hiện được bệnh như: cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim cấp, nhồi máu não [6], [7]… Biến chứng bệnh mạch vành do đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của bệnh lý tim mạch. Với sự gia tăng nhanh chóng của bệnh đái tháo đường gây những hậu quả tim mạch nặng nề đặc biệt là bệnh mạch vành, thúc đẩy chúng ta cần nhiều hơn nữa sự quan tâm nghiên cứu dự báo nguy cơ bệnh mạch mành trong tương lai [5].

Hiện nay, có nhiều thang điểm đánh giá nguy cơ bệnh mạch vành, tuy nhiên, thang điểm Framingham-2011 của Hội Tim mạch học Việt Nam được sử dụng khá rộng rãi vì dễ thực hiện và có giá trị chẩn đoán cao [6].

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình là bệnh viện hạng 1, mỗi ngày khám và điều trị cho khá đông bệnh nhân đái tháo đường týp 2 trên địa bàn tỉnh Thái Bình, để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và góp phần xây dựng hoạch định chính sách y tế cho người bệnh đái tháo đường týp 2 đặc biệt là dự báo nguy cơ bệnh mạch vành tại địa phương,

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu: khảo sát dự báo nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm tới theo thang điểm Framingham và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.

2.  ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Gồm bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2, tại khoa Nội tiết và phòng khám Nội tiết Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, từ 1/2020 đến 05/2021.

*  Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng NC:

  • Đã được chẩn đoán xác định bệnh ĐTĐ týp
  • Có tinh thần hợp tác và đồng ý tham gia nghiên cứu

*  Tiêu chuẩn loại khỏi nghiên cứu

  • ĐTĐ týp 1, ĐTĐ có nguyên nhân: viêm tụy mạn, u tụy, u tuyến yên, cường tuyến thượng thận…
  • Hôn mê, tiền hôn mê, hạ glucose máu, cơn tăng huyết áp kịch phát.
  • Các bệnh nhiễm trùng: lao và nhiễm trùng da, nhiễm trùng bàn chân, HIV, viêm gan cấp, viêm phổi – phế quản, viêm thận bể thận.
  • Xơ gan mất bù, suy tim mất bù (giai đoạn 3, 4), suy thận nặng (giai đoạn 3, 4), bệnh lý cầu thận không liên quan đến ĐTĐ (viêm cầu thận, bệnh thận tăng HA).
  • Các BN RLLP có tính gia đình: có cholesterol > 10,3 mmol/L (hoặc < 2,6 mmol/L), HDL-C > 4,0 mmol/L (hoặc < 0, 8mmol/L), cơn tăng huyết áp kịch phát (HA tối đa > 200 mmHg (hoặc < 90 mmHg).
  • BN già yếu, suy kiệt nặng, rối loạn tâm thần, ung thư, nghiện rượu.
  • BN không được thu thập đủ chỉ tiêu nghiên cứu.

2.2.  Phương pháp nghiên cứu

  • Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả cắt ngang.
  • Cỡ mẫu: theo công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả một tỷ lệ

– Trong đó: n: cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu

Z(1 – α/2): hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95% thì Z(1 – α/2) = 1,96.

p: là tỷ lệ ước tính = 0,272 theo nghiên cứu Hoàng Đình Tuấn [27].

d: là độ chính xác tuyệt đối mong muốn chọn d = 0,051.

= > n = 265 BN ĐTĐ týp 2, kết quả thu thập được 270 BN nghiên cứu.

* Chọn mẫu: theo phương pháp thuận tiện

* Nội dung nghiên cứu: tất cả đối tượng nghiên cứu được hỏi, thăm khám lâm sàng tỉ mỉ, làm các xét nghiệm cận lâm sàng.

  • Hỏi bệnh sử, thăm khám tổng quát cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu…
  • Chẩn đoán ĐTĐ týp 2 dựa vào ADA 2015 [5].
  • Đánh giá hoạt động thể lực, hút thuốc lá theo WHO (1999) [10].
  • Phân loại tăng huyết áp dựa vào tiêu chuẩn JNC VII (2003) [3].
  • Định lượng glucose máu lúc đói, HbA1c, các thành phần lipid máu, hemoglobin.
  • Tính điểm dự báo nguy cơ bệnh mạch vành (BMV) theo thang điểm Framingham dựa theo chương trình phần mềm “Thang điểm Framingham – 2011” do Hội Tim Mạch Học Việt Nam thực hiện dưới sự hỗ trợ của AstraZeneca Việt Nam dự đoán nguy cơ bị BMV trong 10 tới.

Dựa trên % nguy cơ của đối tượng để phân tầng mức độ nguy cơ: nguy cơ thấp: < 10%; nguy cơ trung bình: 10 – 20%; nguy cơ cao: > 20% [6].

2.3. Xử lý số liệu: bằng phần mềm 16.0

3.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: tỷ lệ BN nam cao hơn nữ, tuổi trung bình là 60,13 ± 12,31 năm.

Bảng 2. Nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm tới và phân tầng mức độ nguy cơ theo FRS-2011

Nhận xét: điểm nguy cơ mắc BMV trung bình trong 10 năm tới theo Framingham chung là 13,21 ± 3,68%. Tỷ lệ BN thuộc nhóm có nguy cơ trung bình cao nhất (53,0%), nhóm nguy cơ cao là 25,5%. Điểm nguy cơ mắc BMV của nam cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nữ (p<0,001). Tỷ lệ nguy cơ mắc BMV ở nhóm nguy cơ cao của nam (30.7%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nữ (19,2%), (p<0,01).

Bảng 3. Mối tương quan giữa điểm Framingham với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng

Nhận xét: điểm Framingham tương quan nghịch với vòng bụng (r = -0,144), tỷ lệ vòng bụng/vòng mông (r = -0,258), nồng độ của HDL-C (r = -0,3); tương quan thuận với tuổi (r = 0,7), thời gian phát hiện ĐTĐ (r = 0,46), cholesterol (r = 0,1777), glucose máu (r = 0,301) và  HbA1c (r = 0,233).

Bảng 4. Mô hình hôi quy đa biến xác định mối liên quan giữa rối loạn lipid máu, glucose, hemoglobin, tuổi, BMI, vòng bụng với nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm tới theo thang điểm FRS

Nhận xét: nồng độ cholesterol tăng, HDL-C giảm, LDL-C tăng, glucose máu khi đói tăng, tuổi càng cao, vòng bụng càng cao làm tăng nguy cơ mắc BMV trong 10 năm tới.

Bảng 5. Mô hình hôi quy đa biến xác định mối liên quan giữa các yếu tố với điểm Framingham ở nhóm có nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm tới cao

Nhận xét: nồng độ cholesterol tăng, HDL-C giảm, LDL-C tăng, HA tâm trương tăng, thời gian phát hiện ĐTĐ càng dài làm tăng nguy cơ mắc BMV trong 10 năm tới.

4.  BÀN LUẬN

Kết quả nghiên cứu này cho thấy điểm nguy cơ mắc BMV trung bình trong 10 năm tới theo Framingham là 13,21 ± 3,68%. Tỷ lệ BN thuộc nhóm có nguy cơ trung bình cao nhất (53,0%), nhóm nguy cơ cao là 25,5%.

Các nghiên cứu sử dụng cùng thang điểm để đánh giá nguy cơ mắc BMV tại Việt Nam và thế giới cho thấy: nghiên cứu của Lê Trọng Chuyên (2018) dự báo nguy cơ mắc BMV ở BN gout cho thấy điểm nguy cơ mắc BMV chung cho cả nhóm là 17,43 ± 8,75%, nhóm có nguy cơ trung bình là 43,0%, nhóm nguy cơ cao là 33,0%, nhóm nguy cơ thấp là 24,0% [1].

Hoàng Đình Tuấn (2012) dự báo nguy cơ BMV trên BN ĐTĐ týp 2 là 13,46 ± 10,14% (của nam là 18,61±9,23% và của nữ là 6,88 ± 6,99%), đối tượng nguy cơ cao là 27,2% [4]. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Phương (2015) dự báo nguy cơ mắc BMV trên BN khám nội tại Bệnh viện Quân y 103, điểm % nguy cơ chung cả nhóm là 8,89 ± 8,84%, nguy cơ thấp 63,33%, nguy cơ trung bình 21%, nguy cơ cao 15,67% [2].

Deepali R Damkondwar và cộng sự (2012), nghiên cứu 1248 BN ĐTĐ týp 2, thấy có 830 (66,5%) BN có nguy cơ mắc bệnh mạch mạch thấp trong 10 năm và 418 (33,5%) có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao [7].

Asher Fawwad (2016), nghiên cứu trên 315 BN có rối loạn dung nạp glucose sử dụng thang điểm framingham để đánh giá nguy cơ BMV thấy nguy cơ thấp 68,6%, nguy cơ trung bình 26,3%, nguy cơ cao 5,1% [8]. Như vậy kết quả dự báo nguy cơ mắc BMV trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự Hoàng Đình Tuấn khi nghiên cứu trên cùng đối tượng BN ĐTĐ týp 2.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy điểm nguy cơ mắc BMV trung bình trong 10 năm tới theo Framingham của nam cao hơn so với nữ, (p<0,001). Tỷ lệ nguy cơ mắc BMV ở nhóm nguy cơ cao của nam (30,7%) cao hơn so với nữ (19,2%), (p<0,01).

Bình thường đối với nam giới sẽ phơi nhiễm với nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch hơn so với nữ giới như: nam giới sử dụng cồn nhiều hơn, sử dụng thuốc lá nhiều hơn, chế độ ăn nhiều mỡ hơn, chế độ luyện tập thể dục không thường xuyên… Ở Hoa Kỳ, vào thời điểm 60 tuổi chỉ có 1/7 phụ nữ là có biến cố BMV trong khi nam giới là 1/5 [6].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự các nghiên cứu của Nguyễn Minh Phương, Hoàng Đình Tuấn, Lê Trọng Chuyên và Deepali R Damkondwar và cộng sự đều cho thấy nguy cơ mắc BMV tăng cao ở nam so với nữ giới… Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy, điểm nguy cơ BMV trung bình tăng có ý nghĩa thống kê ở các nhóm tuổi tăng dần. Tỷ lệ BN ở nhóm nguy cơ BMV cao tăng dần khi tuổi càng cao, có mối tương quan thuận, mức độ chặt giữa tuổi với điểm Framingham  (r = 0,7; p< 0,001).

Nghiên cứu của Hoàng Đình Tuấn thấy tuổi càng cao thì tỷ lệ gặp người có nguy cơ mắc BMV ở mức cao càng nhiều và ngược lại ở nhón tuổi trẻ chủ yếu gặp người có nguy cơ BMV ở mức thấp [4].

Kết quả nghiên cứu này cho thấy có mối tương quan thuận, mức độ vừa giữa thời gian phát hiện ĐTĐ với điểm Framingham (r = 0,46; p < 0,001). Yếu tố thời gian tỷ lệ thuận với các biến chứng có tính chất hệ thống trên các cơ quan, tổ chức của BN ĐTĐ,  người bệnh mắc ĐTĐ týp 2 có thời gian càng dài, tình trạng kháng insulin càng nặng, tổn thương mạch máu và thần kinh càng sâu sắc, gây nhiều biến chứng [3].

Đối tượng trong nghiên cứu này là những BN đã mắc BN ĐTĐ týp 2 nhiều năm  có nhiều BN có thời gian phát hiện bệnh trên 20 năm, vì vậy, việc kiểm soát đa yếu tố của BN là rất cần thiết, nhằm ngăn chặn các biến chứng mạch máu trong đó có BMV. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự nghiên cứu của Hoàng Đình Tuấn [4].

Caroline S Fox và cộng sự (2004) nghiên cứu 558 BN ĐTĐ týp 2 thấy, sau khi điều chỉnh theo tuổi, giới và các yếu tố nguy cơ BMV thì nguy cơ BMV cao hơn 1,38 lần cho mỗi lần gia tăng thời gian mắc bệnh ĐTĐ trong 10 năm (95% CI; 0,99-1,92) và nguy cơ tử vong do BMV cao hơn 1,86 lần (95% CI; 1,17-2,93) cho cùng một sự gia tăng thời gian mắc bệnh ĐTĐ nói trên [9]. Như vậy, trên lâm sàng cần quan tâm hơn nữa đến thời gian mắc bệnh ĐTĐ để có thái độ đúng đắn trong việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ BMV của BN.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy, nồng độ của HDL-C tương quan nghịch mức độ vừa với điểm FRS (r = -0,30; p < 0,001). Khi phân tích đa biến thấy, cholesterol tăng, HDL-C giảm, LDL-C tăng, glucose máu khi đói tăng làm tăng nguy cơ mắc BMV trong 10 năm tới.

Theo Hoàng Đình Tuấn thì nguy cơ BMV ở nhóm có rối loạn lipid máu cao hơn nhóm  không có rối loạn: nguy cơ BMV ở nhóm có tăng cholesterol toàn phần, tăng triglcerid, tăng LDL-C, giảm HDL-C cao hơn nhóm không bị rối loạn (p < 0,01) [4].

Nguyễn Minh Phương và cộng sự cho thấy điểm nguy cơ BMV ở nhóm có tăng cholesterol toàn phần là 10,18 ± 8,8% cao hơn nhóm không tăng cholesterol toàn phần là 7,23

± 8,63% có ý nghĩa thống kê (p < 0,05); nguy cơ BMV ở nhóm có giảm HDL-C là 11,39 ± 10,47 cao hơn nhóm có HDL-C bình thường là 7,96 ± 7,98 có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) [2]. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với kết luận của nghiên cứu PROCAM cho thấy HDL-C và triglyceride là các yếu tố nguy cơ độc lập đối với BMV, giảm HDL-C và tăng triglycerid làm tăng nguy cơ BMV ở tất các mức nồng độ LDL-C, càng nhiều yếu tố lipid bất thường thì nguy cơ BMV càng cao [6].

Trong số các biến chứng do bệnh ĐTĐ gây nên, biến chứng tim mạch là phổ biến nhất. Nguyên nhân tử vong do căn nguyên tim mạch chiếm tới 70% ở các bệnh nhân ĐTĐ. Bệnh nhân ĐTĐ thì nguy cơ mắc BMV gấp 2-4 lần so với bệnh nhân không ĐTĐ [3].

Tuy nhiên sự gia tăng nguy cơ BMV ở bệnh nhân ĐTĐ không hoàn toàn chỉ do tăng glucose máu mà còn do phối hợp nhiều yếu tố khác như: tăng huyết áp, rối loạn lipid máu: giảm HDL-C, tăng LDL- C nhỏ đậm đặc, hút thuốc lá, béo trung tâm [6]…

Kết quả nghiên cứu này cho thấy điểm Framingham tương quan thuận với glucose máu và HbA1c. Kết quả nghiên cứu của Hoàng Đình Tuấn [4] cho thấy, nguy cơ BMV trung bình theo FRS giữa nhóm kiểm soát glucose máu tốt thấp hơn so với nhóm kiểm soát kém, tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu lâu dài nghiên cứu UKPDS sau khi kết thúc cho thấy rằng kiểm soát sớm mức HbA1C < 7% trong vòng năm đầu ngay sau khi chẩn đoán làm giảm nguy cơ biến chứng mạch máu lớn có ý nghĩa thống kê [8].

5.  KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 270 bệnh nhân bị đái tháo đường týp 2 đang điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

Điểm nguy cơ mắc BMV trung bình trong 10 năm tới theo Framingham-2011 là 13,21 ± 3,68%. Tỷ lệ BN thuộc nhóm có nguy cơ  trung bình là 53,0%, nhóm nguy cơ cao là 25,5%, nguy cơ thấp là 21,5%. Điểm nguy cơ mắc BMV trung bình trong 10 năm tới theo Framingham của nam (14,04 ± 3,03%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nữ (12,18 ± 4,15%), (p<0,001). Tỷ lệ nguy cơ mắc BMV ở nhóm nguy cơ cao của nam (30,7%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nữ (19,2%), (p<0,01).

Điểm Framingham tương quan nghịch với vòng bụng (r = -0,144), tỷ lệ vòng bụng/vòng mông (r = -0,258), nồng độ HDL-C (r = -0,3); tương quan thuận với tuổi (r = 0,7), thời gian phát hiện ĐTĐ (r = 0,46), cholesterol (r = 0,1777), glucose máu (r = 0,301) và HbA1c (r

= 0,233). Khi phân tích đa biến nồng độ cholesterol tăng, HDL-C giảm, LDL-C tăng, glucose máu khi đói tăng làm tăng nguy cơ mắc BMV trong 10 năm tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Lê Trọng Chuyên (2018) Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ tim mạch, dự báo nguy cơ mắc BMV trong 10 năm tới theo thang điểm Framingham ở BN gút, Luận văn Chuyên khoa 2, Học viện Quân
  2. Nguyễn Minh Phương, Lê Thị Ngọc Hân, Nguyễn Duy Toàn, Nguyễn Oanh Oanh (2015).”Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ tim mạch và dự báo nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm tới theo thang điểm Framinghamở bệnh nhân nội tại Bệnh Viện 103″. Tạp chí Y- Dược hoc quân sự. Số 1-2015 62-69.
  3. Đỗ Trung Quân (2015), Bệnh nội tiết và chuyển hóa, Hà Nội, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, pp. 268 –
  4. Hoàng Đình Tuấn (2012), “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ tim mạch và dự báo nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm tới ở BN ĐTĐ týp 2 theo thang điểm Framingham”, Luận văn Thạc sĩ Y học. Học viện Quân y.
  5. American diabetes association (ADA) (2015), “Standards of Medical Care in Diabetes “.
  6. Bitton A. (2010), “The Framingham Heart Study’s impact on global risk assessment”, Prog Cardiovasc Dis. 53 (1), pp. 68-78.
  7. Deepali R Damkondwar, Rajiv Raman et al (2012) “Assessing Framingham cardiovascular risk scores in subjects with diabetes and their correlation with, diabetic retinopathy”; Indian J Jan-Feb; 60(1): 45-48.
  8. Fawwad A, Moin H, Siddiqui IA, Hydrie MZ, Basit A. “Framingham risk score in impaired glucose tolerant population: A sub analysis of Diabetes Prevention and Awareness Program of Pakistan”. Pak J Med Sci. 2016;32(5):1121-1125. doi:10.12669/pjms.325.10448.
  9. Fox CS, Sullivan L, D’Agostino et al (2004); “The significant effect of diabetes duration on coronary heart disease mortality: the Framingham Heart Study”. Diabetes Care. Mar; 27(3):704-8. doi: 10.2337/diacare.27.3.704. PMID:
  10. WHO (1999), Comparative Quantification of Health Risks: Global and Regional Burden of Disease Attribution to Selected Major Risk
Print Friendly, PDF & Email

About Huỳnh Tâm Nguyện

Học Y đa khoa tại trường Đại học Tây Nguyên

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …