Hiệu quả chương trình giáo dục sức khỏe nâng cao khả năng tự quản lý của người bệnh đái tháo đường típ 2

HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE NÂNG CAO KHẢ NĂNG TỰ QUẢN LÝ CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2

Nguyễn Thị Gái1, Nguyễn Thị Bích Đào2, Kathy Fitzsimmons3

1 Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu, BVĐK Quốc tế Vinmec Central Park

2Viện tim Tâm Đức  TP. Hồ Chí Minh

3 USC Upstate Mary Black School of Nursing

DOI: 10.47122/vjde.2021.46.18

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả chương trình giáo dục sức khỏe về tự quản lý cho người bệnh đái tháo đường típ 2 đang được điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu và Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ. Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 đến điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Bạc Liêu và Bệnh viện Đa Khoa Thanh Vũ từ tháng 02/2017 đến tháng 7/2017. Phương pháp nghiên cứu: 140 người bệnh đái tháo đường típ 2 được phân ngẫu nhiên vào 2 nhóm: nhóm can thiệp (giáo dục sức khỏe cá nhân) và nhóm chứng. Nhóm can thiệp sẽ được giáo dục sức khỏe với hình thức cá nhân về tự quản lý bệnh đái tháo đường. Can thiệp giáo dục sức khỏe này không áp dụng cho nhóm chứng. Sau 4 tuần, 2 nhóm sẽ được khảo sát lại lần nữa. Điểm số trung bình về kiến thức, hành vi, niềm tin vào khả năng bản thân tự quản lý của bệnh đái tháo đường típ 2 được đánh giá, so sánh trước và sau giáo dục sức khỏe. Kết quả nghiên cứu: Đánh giá tổng điểm kiến thức, niềm tin vào bản thân, mức độ hành vi tự quản lý của người bệnh đái tháo đường típ 2 ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng phản ánh được hiệu quả bước đầu của chương trình giáo dục sức khỏe. Sự khác biệt đường huyết lúc đói có ý nghĩa trước và sau giáo dục khỏe ở nhóm chứng (p=0,027), nhóm can thiệp (p<0,001). Kết luận: Giáo dục sức khỏe có hiệu quả đóng vai trò đáng kể trong việc điều trị, theo dõi và chăm sóc của người bệnh đái tháo đường típ 2, đặc biệt là đối tượng ngoại trú.

Từ khóa: đái tháo đường típ 2, tự quản lý, giáo dục người bệnh đái tháo đường tự quản lý..

ABSTRACT

Effectiveness of health education program enhance self – management ability of patients with type 2 diabetes

Nguyen Thi Gai1, Nguyen Thi Bich Dao2,

Kathy Fitzsimmons3 1Bac Lieu Medical College, International Hospital Vinmec Central Park

2Tam Duc Heart Hospital

3USC Upstate Mary Black School of Nursing

Objectives: Evaluate the effectiveness of health education program on self-management for type 2 diabetes are being treated as outpatients at Bac Lieu and Thanh Vu general hospital. Design: randomized controlled trial. Participants: Outpatients with type 2 diabetes in Bac lieu and Thanh Vu General Hospita from 02/2017 to 07/2017. Methods: 140 patients with type 2 diabetes was randomly assigned to 2 groups: intervention group (personal health education) and the control group. The intervention group will be health education with individual forms of self- management of diabetes. Health education interventions are not applied to the control group. After 4 weeks, 2 groups was surveyed again. The average score of knowledge, behavior, sefl – efficacy to self-management of type 2 diabetes was assessed, comparing before and after health education. Results: Assessed of the total score of knowledge, sefl – efficacy and self-management behavior of type 2 diabetes patients in the intervention group was higher than control group that reflected the first effectiveness of health education program. The difference in fasting blood sugar was significant before and after healthy education in the control group (p = 0.027), and the intervention group (p <0.001).

Conclusions: Especially outpatients, effective health education plays a significant role in the treatment, monitoring and caring of people with type 2 diabetes.

Key words: Diabetes type 2 ,Self – managemen, Self – managemen education.

Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Gái Ngày nhận bài: 09/01/2021

Ngày phản biện khoa học: 09/02/2021 Ngày duyệt bài: 01/04/2021

Email: [email protected] Điện thoại: 0939696390

1.  ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mãn tính, không lây. Tỷ lệ người bệnh ĐTĐ đang ngày càng gia tăng trên thế giới cũng như ở nước ta, và ngày càng phát triển theo chiều hướng phức tạp [1]. Chi phí chăm sóc người bệnh đái tháo đường thì cao và ngày càng tăng trên toàn thế giới [4], [6], [9].

Tự quản lý đề cập đến khả năng của một cá nhân để quản lý các triệu chứng, điều trị, thể chất, tâm lý xã hội và thay đổi lối sống vốn có để thích ứng với tình trạng bệnh mãn tính. Khái niệm tự quản lý được hiểu như là hai quá trình giáo dục và tự quản lý. Nó trang bị cho người bệnh những điều kiện, kỹ năng cần thiết để giảm các tác động tiêu cực của bệnh, có hoặc không có sự cộng tác với đội ngũ y tế. Hành vi tự quản lý của một cá nhân có ảnh hưởng đến chăm sóc bệnh tiểu đường hằng ngày và kết quả lâm sàng và chuyển hóa. Nền tảng của kết quả thành công trong ĐTĐ là tự quản lý, chăm sóc hiệu quả [7].

Giáo dục tự quản lý đái tháo đường cải thiện lâm sàng và chất lượng cuộc sống của người bệnh ĐTĐ ít nhất là trong thời gian ngắn. Cụ thể, giáo dục tự quản lý đái tháo đường giúp cải thiện về kiến thức, hành  vi, các kết cục điều trị của người bệnh ĐTĐ cả  típ 1 và 2, đặc biệt là kiểm soát đường huyết, ổn định chỉ số HbA1C, huyết áp, BMI, cholesterol [4], [6]. Ngoài ra, nó còn quả hiệu quả kinh tế, giúp người bệnh tiết kiệm chi phí nhập viện bằng cách phòng ngừa để hạn chế việc nhập viện và vào cấp cứu.

Ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói

riêng, có rất nhiều nghiên cứu về điều trị, chăm sóc bệnh ĐTĐ đặc biệt là ĐTĐ típ 2, có rất ít nghiên cứu về thực trạng, hành vi bệnh nhân tự quản lý bệnh ĐTĐ. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm bước đầu đánh giá hiệu quả của chương trình tư vấn, giáo dục sức khỏe về tự quản lý cho những người bệnh đái tháo đường típ 2 đang điều trị tại bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu và bệnh viện Đa Khoa Thanh Vũ với các mục tiêu sau:

  1. Xác định sự thay đổi về kiến thức, hành vi, niềm tin vào khả năng bản thân tự quản lý của người bệnh đái tháo đường típ 2 trước và sau khi giáo dục sức khỏe.
  2. Xác định sự thay đổi đường huyết của người bệnh đái tháo đường típ 2 trước và sau khi giáo dục sức khỏe.

2.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 2/2017 đến tháng 7/2017

2.2. Thiết kế nghiên cứu: Thực nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng.

2.3. Đối tượng nghiên cứu:

Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 đến điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Bạc Liêu và Bệnh viện Đa Khoa Thanh Vũ từ tháng 02/2017 đến tháng 7/2017.

Tiêu chí đưa vào:

  • Người bệnh được chẩn đoán ĐTĐ típ 2 (theo tiêu chuẩn chẩn đoán của hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ 2015) đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu và Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ từ tháng 02/2017 đến tháng 7/2017.
  • Trên 18 tuổi
  • Đồng ý tham gia nghiên cứu

Tiêu chí loại trừ:

  • Người bệnh bị tâm thần, đang mang thai
  • Người bệnh có các bệnh cấp tính nặng (đột quỵ, nhồi máu cơ tim cấp tính, viêm gan cấp, suy thận cấp, viêm phổi nặng …)
  • Người bệnh câm, điếc, không có khả năng giao tiếp
  • Người bệnh không có đầy đủ các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết.
  • Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu

– Người bệnh là nhân viên y tế.

2.4. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu

Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn, áp dụng công thức tính cỡ mẫu:

độ lệch chuẩn 1 độ lệch chuẩn 2

: trung bình 1

: trung bình 2

Với    = 0,05,   à   = 1,96

= 0,2,  à = 0,845

Trong nghiên cứu của Nazli (2008) [9]:

= 3,2 là độ lệch chuẩn về điểm hành vi tự chăm sóc của người bệnh sau GDSK

= 4 là độ lệch chuẩn điểm hành vi tự chăm sóc của người bệnh trước GDSK

=    21,9 điểm trung bình hành vi tự chăm sóc của người bệnh sau GDSK

= 20 là điểm trung bình hành vi tự chăm sóc của người bệnh trước GDSK

Thay vào công thức ta được n= 57,1 người

. Vậy cỡ mẫu tối thiểu là n = 58 người/ nhóm.

Dự trù mất mẫu 10%: 12 người. Vậy tổng mẫu của nghiên cứu là :

58 x 2+12 = 128 người

160 người bệnh ĐTĐ típ 2 đã được máy tính chọn ngẫu nhiên (sử dụng hàm Random trong Exel) từ danh sách người bệnh ĐTĐ đến khám tại Khoa khám bệnh – Bệnh viện Đa Khoa Bạc Liêu và Bệnh viện Đa Khoa Thanh Vũ. Có 140 người bệnh đáp ứng đúng, đủ tiêu chí chọn vào và đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

Phân nhóm ngẫu nhiên bằng cách: có 140 mảnh giấy được đánh số từ 1 đến 140 và xếp lại vào phong bì (người đánh số sẽ  không tham gia vào bất cứ khâu nào của nghiên cứu nữa). Điều tra viên sẽ đưa cho họ 1 phong bì bất kỳ. Nếu trong phong bì là số lẻ, người bệnh được phân vào nhóm can thiệp, số chẵn thì người bệnh sẽ được phân vào nhóm chứng.

2.5. Công cụ thu thập số liệu

Chúng tôi sử dụng Bộ câu hỏi được dịch từ

phiên bản gốc tiếng Anh sang tiếng Việt với sự cho phép sử dụng của tác giả. Các chuyên gia ngoại ngữ và bác sĩ nội tiết dịch xuôi và dịch ngược bộ câu hỏi giữa tiếng Anh và tiếng Việt theo qui trình của WHO để đảm bảo về ngữ nghĩa và tính chuyên môn của bộ câu hỏi trong quá trình chuyển ngữ.

Cấu trúc bộ câu hỏi gồm 4 phần:

  • Phần 1 bao gồm các câu hỏi đánh giá các đặc điểm nhân khẩu học
  • Phần 2 gồm 16 câu hỏi kiến chung về bệnh đái tháo đường [4], [hu]
  • Phần 3 gồm 12 câu hỏi đánh giá các hoạt động tự chăm sóc của bệnh nhân ĐTĐ típ 2 trong thời gian 7 ngày (1 tuần) vừa qua (C – SDSCA).
  • Phần 4 gồm Gồm 16 câu hỏi đánh giá Niềm tin vào khả năng bản thân của người bệnh ĐTĐ típ 2 trong việc quản lý bệnh (C- DMSES).

Các phần 2,3,4, của bộ câu hỏi được tính điểm trung bình và so sánh trước sau can thiệp.

Đồng thời, bộ câu hỏi được đánh giá độ tinh cậy Cronbach alpha bằng cách khảo sát thử trên 30 đối tượng.

2.6. Phương pháp thu thập số liệu

Phỏng vấn trực tiếp

2.7. Xử lý và phân tích số liệu:

Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.

Thống kê mô tả: tần số, tỉ lệ % được sử dụng để mô tả các đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu và các biến định tính, điểm trung bình và độ lệch chuẩn được sử dụng để mô tả cho các biến định lượng.

Thống kê phân tích: độ tin cậy hằng định bên trong bộ câu hỏi được xác định bởi hệ số Cronbach’s alpha, sự khác biệt về điểm trung bình về kiến thức, hành vi, niềm tin vào khả năng bản thân trong nội tại nhóm can thiệp hoặc nhóm chứng trước vào sau giáo dục sức khỏe được xác định bằng phép kiểm T-test bắt cặp, giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp được xác định bằng phép kiểm T-test không bắt cặp tất cả phép kiểm ở mức ý nghĩa a = 0,05. Nếu các biến số không thỏa điều kện T test sử dụng phép kiểm Mann-Whitney.

2.8. Các biến số:

Biến số nền: tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân,..

Biến số đọc lập: kiến thức, niềm tin, hành vi tự quản lý của người bệnh ĐTĐ típ 2 trước giáo dục sức khỏe

Biến số phụ thuộc: kiến thức, niềm tin,

hành vi tự quản lý của người bệnh ĐTĐ típ 2 sau giáo dục sức khỏe

2.9. Đạo đức trong nghiên cứu:

Nghiên cứu này được tiến hành sau khi được sự chấp thuận của hội đồng y đức Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh.

3.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh ĐTĐ típ 2

a: Trung bình ± ĐLC                       * Phép kiểm Chi bình phương

** Phép kiểm chính xác Fisher       *** Phép kiểm T test không bắt cặp

Nhận xét: Qua kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu giữa 2 nhóm cũng như giữa 2 cơ sở điều trị trước và sau can thiệp.

3.2. Hiệu quả chương trình giáo dục sức khỏe

Bảng 3.2. So sánh kiến thức chung về bệnh ĐTĐ giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp trước và sau giáo dục sức khỏe

**  Phép kiểm Mann – Whithney     * Phép kiểm phi tham số Wilcoxon

Nhận xét:

Trước giáo dục sức khỏe: Sự khác biệt về kiến thức chung về bệnh ĐTĐ giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng không có ý nghĩa thống kê (p = 0,052).

  • Sau giáo dục sức khỏe: Sự khác biệt về kiến thức chung về bệnh ĐTĐ giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
  • Sự khác biệt về kiến thức chung về bệnh ĐTĐ ở nhóm chứng trước và sau giáo dục sức khỏe có ý nghĩa thống kê (p = 0,016).
  • Sự khác biệt về kiến thức chung về bệnh ĐTĐ ở nhóm can thiệp trước và sau giáo dục sức khỏe có ý nghĩa thống kê (p< 0,001).

3.2.1.  Niềm tin vào khả năng bản thân tự quản lý bệnh ĐTD típ 2 của đối tượng nghiên cứu:

Bảng 3.3. So sánh niềm tin vào khả năng bản thân tự quản lý bệnh ĐTĐ típ 2 giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng trước và sau giáo dục sức khỏe

** Phép kiểm Wilcoxon                  *Phép kiểm Mann – Whithney

Nhận xét:

  • Trước giáo dục sức khỏe: Sự khác biệt niềm tin vào khả năng bản thân tự quản lý bệnh ĐTĐ típ 2 giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng không có ý nghĩa thống kê (p = 0,564).
  • Sau giáo dục sức khỏe: Sự khác biệt về niềm tin vào khả năng bản thân tự quản lý bệnh ĐTĐ típ 2 giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p <0,001).
  • Sự khác biệt về niềm tin vào khả năng bản thân tự quản lý bệnh ĐTĐ típ 2 ở nhóm can thiệp trước và sau giáo dục sức khỏe có ý nghĩa thống kê (p< 0,001).
  • Sự khác biệt về niềm tin vào khả năng bản thân tự quản lý bệnh ĐTĐ típ 2 ở nhóm chứng trước và sau giáo dục sức khỏe không có ý nghĩa thống kê (p = 0,510).

3.2.2. Mức độ hành vi tự quản lý bệnh ĐTĐ típ 2 trước và sau giáo dục sức khỏe:

Bảng 3.3. So sánh hành vi tự quản lý bệnh ĐTĐ típ 2 giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng trước và sau khi giáo dục sức khỏe

**Phép kiểm phi tham số Wilcoxon            *Phép kiểm Mann – Whithney

Nhận xét:

  • Trước giáo dục sức khỏe: Sự khác biệt về mức độ hành vi tự quản lý bệnh ĐTĐ típ 2 giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng không có ý nghĩa thống kê (p = 0,632).
  • Sau giáo dục sức khỏe: Sự khác biệt về mức độ hành vi tự quản lý bệnh ĐTĐ típ 2 giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p <0,001).
  • Sự khác biệt về mức độ hành vi tự quản lý bệnh ĐTĐ típ 2 ở nhóm can thiệp trước và sau giáo dục sức khỏe có ý nghĩa thống kê (p< 0,001).
  • Sự khác biệt về mức độ hành vi tự quản lý bệnh ĐTĐ típ 2 ở nhóm chứng trước và sau giáo dục sức khỏe không có ý nghĩa thống kê (p = 0,646).

3.3. Đường huyết của người bệnh ĐTĐ típ 2 trước và sau giáo dục sức khỏe:

Bảng 3.5. So sánh đường huyết của người bệnh ĐTĐ típ 2 giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng

** Phép kiểm phi tham số Wilcoxon * Phép kiểm Mann – Whithney

Nhận xét:

  • Trước giáo dục sức khỏe: Sự khác biệt về trung bình đường huyết giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng không có ý nghĩa thống kê (p = 0,401).
  • Sau giáo dục sức khỏe: Sự khác biệt về về trung bình đường huyết giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng không có ý nghĩa thống kê (p = 0,776).
  • Sự khác biệt về trung bình đường huyết ở nhóm can thiệp trước và sau giáo dục sức khỏe có ý nghĩa thống kê (p = 0,001).
  • Sự khác biệt về trung bình đường huyết ở nhóm chứng trước và sau giáo dục sức khỏe có ý nghĩa thống kê (p = 0,027).

4.  BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Trong số người bệnh ĐTĐ típ 2 được phỏng vấn trước và sau can thiệp có 67,7% là nữ. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước. Nghiên cứu của Mai Yến

Linh (2015) cho thấy có đến 65,74% người bệnh ĐTĐ là nữ, Nguyễn Văn Lành (79,5% ) [8]. Các báo cáo toàn cầu cũng cho thấy rằng trong vài thập niên của thế kỷ trước, nữ là đối tượng chính mắc ĐTĐ típ 2 với số mắc cao hơn so với nam.

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học nhận thấy có sự dịch chuyển nhẹ về tỷ lệ mắc ĐTĐ típ 2 từ nữ sang nam.

Tuổi trung bình của người bệnh ĐTĐ típ 2 trong nghiên cứu của chúng tôi là 60,58 ± 8,66, nhỏ nhất là 39 tuổi và lớn nhất là 82  tuổi. Kết quả này tương tự với  các  nghiên cứu khác ở trong và ngoài nước.  Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Chi (65,9±10,3) [6]. Nguyên nhân của sự chênh lệch này có thể do hiện nay bệnh ĐTĐ típ 2 đang trẻ hóa đối tượng mắc trên toàn cầu  cũng như ở nước ta. Từ đó dẫn đến độ tuổi trung bình của người bệnh ĐTĐ típ 2 trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với một số nghiên cứu trước đây.

4.2.  Hiệu quả chương trình giáo dục sức khỏe nâng cao khả năng tự quản lý bệnh ĐTĐ típ 2:

4.2.1. Kiến thức:

Chương trình tư vấn, giáo dục sức khỏe đã có hiệu quả nâng cao kiến thức của  người bệnh ĐTĐ típ 2, thể hiện rõ ở sự khác biệt về điểm trung vị kiến thức của nhóm can thiệp (13,5 điểm) và nhóm chứng (9 điểm), (p<0,001)–bảng 3.2. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Nguyễn Thị Thu Thảo [4], Bradshaw [6]. Đây là nền tảng của sự thay đổi trong việc tự quản lý bệnh ở người bệnh nói chung và người bệnh ĐTĐ típ 2 nói riêng. Đồng thời là cơ sở để tiến hành và duy trì GDSK tốt hơn bởi vì GDSK không những được tiến hành cho mọi người và vì lợi ích của mọi người trong cộng đồng xã hội, mà còn được mọi người tham gia thực hiện. Mọi người vừa là đối tượng của giáo dục sức khỏe vừa là người tiến hành giáo dục sức khỏe.

4.2.2. Niềm tin vào khả năng bản thân tự quản lý của nguời bệnh

Trong nghiên cứu này cho thấy sau GDSK mức độ niềm tin vào khả năng tự quản lý của người bệnh ĐTĐ típ 2 cao hơn (65 điểm) so với trước khi được giáo dục sức khỏe (46,5 điểm) – bảng 3.3. Từ đây, cho ta thấy chương trình giáo dục sức khỏe có tác động tích cực đến niềm tin vào khả năng bản thân tự quản lý của người bệnh ĐTĐ típ 2. Điều này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Jone &

cộng sự và Odgers-Jewell sau giáo dục, nhận thức, cũng như sự tự tin của người bệnh sẽ tăng lên theo hướng tích cực .

4.2.3.   Mức độ hành vi tự quản lý của nguời bệnh

Mức độ hành vi tự quản lý của người bệnh ĐTĐ típ 2 trong nghiên cứu này nhìn chung  có sự khác biệt trước và sau giáo dục (p<0,001). Nhưng hành vi tự theo dõi đường huyết thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p= 1). Cũng có thể nói chương trình giáo dục sức khỏe này chưa có tác dụng rõ rệt lên hành vi tự theo dõi đường huyết của người bệnh ĐTĐ típ 2. Điều này có thể lý giải do đa phần đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp là nông dân (chiếm 32,3%) và người cao tuổi (chiếm 28,5%), trình độ học vấn chưa cao (≤ cấp 1 chiếm 51,5 %) – Bảng 3.1 nên mặc dù có sự thay đổi kiến thức, nhưng trong  một thời gian ngắn (2 tháng) thì chưa làm thay đổi được hành vi.

Đây có thể là những rào cản cũng như thách thức cho việc thiết kế, triển khai sao  cho chương trình GDSK thật sự phù hợp, có hiệu quả với các đối tượng khác nhau. Theo tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Chi (2014), giữa niềm tin vào khả năng bản thân và hoạt động tự chăm sóc có mối liên quan thuận, có ý nghĩa thống kê (r= 0,67, 0 <0,001). Niềm tin vào khả năng càng lớn thì hoạt động tự chăm sóc càng cao [6], tương tự như tác  giả  Sharoni (2012) cũng cho rằng niềm tin và  hoạt động tự chăm sóc có mối liên quan với nhau tỷ lệ thuận với nhau. Vậy nguyên nhân có thể do niềm tin tự điều chỉnh đường huyết của người bệnh ĐTĐ típ 2 chưa thay đổi sau giáo dục (p= 0,909) nên dẫn đến chưa thay  đổi hành vi.

Thực tế, thông qua phỏng vấn, một số người bệnh mặc dù có máy thử đường huyết tại nhà vẫn ít tin rằng họ có thể chủ động  kiểm tra và thực hiện thao tác đúng để theo dõi chính xác lượng đường trong máu.

Theo tác giả Ong, sự lo lắng khi phải sử dụng kim tiêm và đau đớn khi kiểm tra đường huyết có thể làm giảm niềm tin từ đó dẫn đến giảm hành vi của người bệnh. Từ đó cho thấy tầm quan trọng của việc củng cố niềm tin của người bệnh, từ đó cải thiện hành vi tự chăm sóc. Vì vậy, nhân viên y tế phải cân nhắc đến những vấn đề này trong quá trình tư vấn cho người bệnh.

Người bệnh nên được thuyết phục rằng họ có thể vượt qua mọi khó khăn và nên được hướng dẫn về kỹ thuật trích tay ít đau và có thể luân phiên thay đổi vị trí lấy máu như  cánh tay, bụng hay đùi để cho ngón tay được nghỉ ngơi

4.2.4.   Hiệu quả của chương trình can thiệp đối với đường huyết của người bệnh ĐTĐ típ 2:

Ở Bảng 3.5 Sau giáo dục sức khỏe đường huyết lúc đói của nhóm can thiêp và nhóm chứng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p= 0,776).

Nhưng sự khác biệt đường huyết có ý  nghĩa thống kê ở nhóm can thiệp trước và sau giáo dục sức khỏe (p= 0,001). Mặc dù, chưa khẳng định được sự ảnh hưởng tích cực của giáo dục sức khỏe lên đường huyết của nhóm can thiệp so với nhóm chứng, nhưng trong nghiên cứu này, kết quả cũng cho thấy sự cải thiện của đường huyết trong nhóm người bệnh được giáo dục sức khỏe so với lúc đầu.

Điều này có thể được lý giải vì các nguyên do sau: Thứ nhất, có lẽ do thời gian theo dõi ngắn (8 tuần) chưa đủ để đánh giá chính xác được sự thay đổi của đường huyết. Thứ hai, trong nhóm can thiệp, người bệnh được giáo dục, hướng dẫn, về các nội dung tự quản lý bệnh ĐTĐ típ 2 trong đó có phần tự theo dõi đường huyết, ổn định đường huyết bằng cách dùng thuốc, thực hiện chế độ ăn, tập thể dục,… nên đã tác động làm tăng kiến thức, niềm tin của người bệnh.

Từ đó, tạo được sự thay đổi các hành vi tự chăm sóc. Từ các hành vi tự chăm sóc được thay đổi tốt đó, tạo nên hiệu quả tác động trên đường huyết lúc đói.

Nhưng do thời gian theo dõi ngắn (8 tuần) nên tác động này chỉ tạo được sự cải thiện trong nội bộ nhóm can thiệp so với trước giáo dục sức khỏe, mà chưa làm nổi bật rõ sự cải thiện so với nhóm chứng.

Nghiên cứu của Bradshaw (2015) [6] cũng cho thấy thời gian là cần thiết để khảo sát tác dụng của chương trình can thiệp cũng như sự thay đổi của chỉ số đường huyết.

5.  KẾT LUẬN

5.1. So sánh điểm trung vị kiến thức, niềm tin vào khả năng bản thân và hành vi tự quản lý bệnh ĐTĐ típ 2 trước và sau giáo đục sức khỏe:

Ở nhóm can thiệp, sau giáo dục sức khỏe điểm trung vị kiến thức (13,5 (10 – 15)), niềm tin vào khả năng bản thân (133 (115 – 142)) và hành vi tự quản lý của người bệnh ĐTĐ típ 2 (65 (58,5 – 71,7)) cao hơn so với trước khi giáo dục sức khỏe (8 (6-9)), (99 (82 – 126),

(50 (43 – 54)).

Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê ở nhóm chứng. Sau giáo dục sức khỏe, nhóm can thiệp có điểm trung vị kiến thức (13,5 (10 – 15), niềm tin vào khả năng bản thân (133 (115 – 142), và hành vi tự quản lý bệnh ĐTĐ típ 2 (65 (58,5 – 71,7), cao hơn

nhóm chứng (9 (8 – 11)), (93 (76,7 – 113,5)),

(46,5 (37 – 54)). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p <0.001).

5.2.  So sánh điểm trung vị đường huyết của người bệnh ĐTĐ típ 2 trước và sau giáo dục sức khỏe:

Ở nhóm can thiệp, sau giáo dục sức khỏe điểm trung vị đường huyết lúc đói của người bệnh ĐTĐ típ 2 (7,2 (6,42 – 8,5)) thấp hơn so với trước khi giáo dục sức khỏe (7,8 (6,9 – 9,47)), (p= 0,001). Ở nhóm chứng sự khác biệt này cũng có ý nghĩa thống kê (p=0,027).

Sau giáo dục sức khỏe, điểm trung vị đường huyết lúc đói của người  bệnh ĐTĐ típ 2 ở nhóm can thiệp (7,2 (6,42 – 8,5)) thấp hơn so với nhóm chứng (7,3 (6,5 – 9,0)). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p=0,776).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Y tế (2015) Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015 – 2025. Bộ Y tế.
  2. Mai Yến Linh (2015) Rào cản kiểm soát đường huyết và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân Đái tháo đường type 2 cao tuổi tại bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức năm 2013-2014, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, tr 64.
  1. Nguyễn Thị Quỳnh Chi (2014) Niềm tin vào khả năng bản thân và hoạt động tự chăm sóc của người bệnh Đái tháo đường típ 2 Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng, Khoa Kỹ thuật – Điều dưỡng Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh tr
  2. Nguyễn Thị Thu Thảo, Nguyễn Thanh Minh (2009) “Đánh giá ảnh hưởng truyền thông giáo dục về kiến thức, thái độ thực hành & các chỉ số kiểm soát trên bệnh nhân đái tháo đường típ II”. Y Hoc TP. Ho Chi Minh 13 (6), tr 71 –
  3. Nguyễn Văn Lành (2014) Thực trạng bệnh đái tháo đường ở người Khmer tỉnh Hậu Giang và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp, Luận văn tiến sĩ y học, Viện vệ sinh dịch tễ trung ương, tr 66.
  4. Bradshaw RD (2015) Diabetes Self- Management Education for Adults With Type 2 Diabetes Mellitus, Doctoral studies, Walden University, pp 47 – 49
  1. Hu J, Gruber K. J, Garcia A A (2013) “Diabetes knowledge among older adults with diabetes in Beijing, China”. Journal of Clinical Nursing, 22 (1-2), 51-60
  2. Min Y (2013) Effects of self-management education on diabetic control among patients with type 2 diabetes : a systematic review, Degree of Master of Public Health Project, School of Public Health, The University of Hong Kong, pages 11 – 12.
  3. Nazli A (2008) “The effect of education on knowledge, self management behaviours and self effcacy of patients with type 2 diabetes”. AUSTRALIAN JOURNAL OF ADVANCED NURSING 26 (2), pp 66 – Odgers-Jewell K, Ball LE, Kelly JT, Isenring AE, Reidlinger DP, Thomas R (2017) “Effectiveness of group-based self-management education for individuals with Type 2 diabetes: a systematic review with meta-analyses and meta-regression”. Diabet Med., 34 (8), pp 1027-1039.
Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …