Khảo sát mối tương quan giữa chỉ số kháng insulin Homa-ir với HbA1C và số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2

KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CHỈ SỐ KHÁNG INSULIN HOMA-IR

VỚI HbA1C VÀ SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ  Ở BỆNH NHÂN

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

BSCK2 Trần Văn Trung

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định

 ABSTRACT

Assessment on correalation between insulin resistance index HOMA-IR with  HbA1C and risk factors in type 2 diabetes patients

 Background: Some previous studies showed that  many complication will sonner especially have  insulin resistance in diabetes with many risk factors. The early detection of resistance insulin by the index  HOMA-IR are  very imfortant  for preventing and theraphy in type 2 diabetes patients. Subject and methods: A crocss-sectional analysis.We were performed asessment index. HOMA-IR and  investigatedthe risk factors in 151 type 2 diabetes patients. Results: In sudy, 151 patients ( 113 male, 38 female))  with  type 2 diabetes patients average age 73,52± 8,58 years, HOMA-IR was 12,21±7,57, HbA1C was 15,87%, cholesterol was 6,81±4,63 mmol/l, triglicerit was 4,23±2,25 mmol/l, HDL-C was 1,09±0,31 mmol/l, LDL-C was 3,69±0,81 mmol/l, insulin was 15,87±10,90, glucose was 12,09±4,79 mmol/l. There are  correlation  between HOMA-IR With HbA1C (r=0,446, p=0,000). BMI (r=0,385, p=0,000); LDL-C (r=0,117, p=0,005); glucose ( r=0,414 p=0,000). Inversely correlated with HDL-C : (r= -0,161, p =0,024). Conclustion:  In type 2 diabetes patients insulin resistance index HOMA-IR correlated  with HbA1C and many risk factors.

Key words: HOMA-IR, HbA1C, risk factors, type 2 diabetes, correlation

Chịu trách nhiệm chính: Trần Văn Trung

Ngày nhận bài:

Ngày phản biện khoa học:

Ngày duyệt bài:

 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Việc đánh giá đúng tình trạng kháng insulin góp phần quan trọng trong điều trị hiệu quả cho bệnh nhân đái tháo đường type 2. Kháng insulin là yếu tố nguy cơ chính trong một số bệnh lý bao gồm đái tháo đường type 2, béo phì, tăng huyết áp , rối loạn lipid máu và những bệnh lý tim  mạch khác. Để thuận lợi cho việc nghiên cứu về lâm sàng và dịch tể học, nhiều chỉ số gián tiếp và đơn giản đã được đề nghị để  xác định tình trạng kháng insulin, dựa vào nồng độ insulin lúc đói và sau khi kích thích tiết bằng glucose  được tính toán với những công thức toán học khác nhau. Phù họp với đòi hỏi này có chỉ số thăm dò mô hình hằng định nội môi của kháng insulin  HOMA-IR (homeostasis model assessment of insulin resistance) do Mathews đề xướng là một chỉ số được sử dụng rộng rãi  trong nghiên cứu lâm sàng hiện nay.

Trước đây người ta chỉ dùng HbA1C trong việc theo dõi điều trị đáp ứng của đái đường type 2. Từ năm 2010 cả WHO và ADA  đều đưa HbA1C  vào tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường, việc này rất thuận lợi và chính xác hơn vì xét nghiệm này có thể lấy máu bất kỳ thời điểm nào. Xuất phát từ những thực tiễn trên chúng tôi nghiên cứu đề tài “Khảo sát mối tương quan giữa chỉ số kháng insulin HOMA-IR  với HbA1C và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường tye 2 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định” với  2 mục tiêu sau:

  1. Xác định chỉ số HOMA-IR, HbA1C và một số yếu tố nguy cơ như huyết áp, BMI, bilan lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.
  2. Khảo sát mối tương quan giữa chỉ số HOMA-IR với HbA1C, huyết áp, BMI, bilan lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ2.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh:

– Có 151  bệnh nhân vào điều trị tại khoa Nội  bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định được chẩn đoán đái tháo đường dựa theo ADA 2015 [18] và WHO 1988.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

– Bệnh đái tháo đường có mắc các bệnh lý kèm theo như suy gan, các biến chứng khác như nhiễm toan lactic, hôm mê tăng áp lức thẩm thấu.

– Các bệnh không hợp tác nghiên cứu.

2.2.Phương pháp nghiên cứu:

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

2.2.2. Nội dung nghiên cứu:

– Xác định tỷ lệ  chỉ số HOMA-IR, HbA1C,  Cholesterol, triglycerit, HDL- C; LDL- C; Glucose máu

–  Đánh giá mối tương quan chỉ số HOMA-IR với HbA1C, huyết âp tâm thu, BIM, cholesterol, triglycerit, HDL-C, LDL-C qua phân tích hồi quy dơn biến và dự báo nguy cơ qua đánh giá ROC

2.2.3. Định lượng và đánh giá các thông số cận lâm sàng:

+Xét nghiệm insulin máu: Xét nghiệm được tiến hành trên huyết thanh, bệnh nhân nhịn ăn  8 h trước khi xét nghiệm máu. Sau khi lấy máu bệnh phẩm  cần tiến hành ly tâm ngay và bảo quản ở 4ºC khi chưa tiến hành được xét nghiệm định lượng được insulin máu.

Tiến hành định lượng kỷ thuật insulin bằng kỷ thuật phóng xạ miễn dịch hoặc miễn dịch enzyme (ELISA) . Gía trị bình thường: 6-17µUI/ mL

– Đánh giá đề kháng insulin: Dựa vào chỉ số HOMA-IR [14], [15]

Chỉ số HOMA-IR được tính theo công thức của Matthews:

HOMA-IR = [ Io (mU/l) x  Go (mmol/l)] / 22,5

Trong đó: Go là nông độ glucose máu lúc đói; Io nồng độ insulin lúc đói

+ Định lượng glucose máu tĩnh mạch lúc đói:

Bệnh nhân  nhịn đói qua đêm trước 8h. Mẫu lấy vào buổi sáng. Định lượng  glucose máu trên máy sinh hóa tự động AU hãng Olympus  của Nhật.

+ Định lượng HbA1C:

Phương pháp tiến hành máu được lấy vào buổi sáng cùng với mẫu làm glucose máu. Định lượng được thực hiện trên máy sinh hóa tự động AU hãng Olympus,Nhật.

2.3. Các tiêu chuẩn trong chẩn đoán

2.3.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường:  Dựa  theo WHO năm 1988 và ADA 2015

2.3.3. Chẩn đoán tăng huyết áp: Theo khuyến cáo ADA 2015.

2.3.4. Chẩn đoán rối loạn lipid máu: dựa theo khuyến cáo ESC/EAC 2013[19]

2.4. Phương tiện nghiên cứu:

– Máy xét nghiệm sinh hoá tự động AU – 400 và BIOLIS 24J.

2.5. Xử lý số liệu:

+ Các thông số nghiên cứu được ghi chép vào  lập trình phần mềm SPSS Vesion 18.0 for Windows.

– Đánh giá mối tương quan theo hệ số r:

+ Phân tích hồi quy đơn biến giữa chỉ số HOMA-IR với yếu tố nguy cơ .HOMA-IR là biến phụ thuộc. HbA1C, huyết áp tâm thu, BMI, cholesterol, triglycerit, HDL-C, LDL-C: là biến độc lập

+ Đánh giá diện tích dưới đường cong:

Đánh  giá  giá trị  dự báo nguy cơ  chỉ số kháng insulin HOMA-IR và tìm điểm cắt tới hạn của các yếu tố có ảnh hưởng bằng đường cong ROC (Receiver operating characterustic).

Trên đồ thị đường cong ROC, trục tung biểu thị tỉ  lệ dương tính thật (độ nhạy)  và trục hoành biểu thị tỷ lệ dương tính giả (1- độ đặc hiệu). Phân tích biều đồ ROC cũng được so sánh các giá trị chẩn đoán của các phương pháp bằng cách so sánh các diện tích dưới biều đồ  (AUC: Area under  the ROC cure)  được chương trình tính sẵn với  95% CI (Confidence niterval).

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu

 Bảng 3.1. Một số dặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu

Tuổi trung bình và  tỷ lệ huyết áp ≥ 140  tăng cao ở nhóm nghiên cứu

 Bảng 3.2.Phân bố giới tính

Nam chiếm tỷ lệ cao 74,8%

 Bảng 3.3.Một số đặc điểm cận lâm sàng

Các chỉ số  glucose, HbA1c, insulin , triglicerit tăng caoChỉ số HOMA-IR là 12,21±7,57

3.2. Mối tương quan chỉ spps HOMA-IR với HbA1c  và các yếu tố nguy cơ

 Bảng 3.4. Tương quan hồi quy đơn biến chỉ số HOMA-IR với HbA1c và các yếu tố nguy cơ

Kết quả phân tích hồi quy đơn biến cho thấy chỉ số HOMA-IR có:

Tương quan thuận với HbA1C, BMI, LDL-C, INSULIN, GLUCOSE.

Tương quan nghịch Tuổi, HDL-C.

3.2.1. Tương quan giữa chỉ số HOMA-IR  với HbA1c

 Đồ thị 3.1.Tương quan chỉ số HOMA-IR với HbA1c

 Có mối tương quan thuận  giữa chỉ số HOMA-IR với HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 với r=0,446;   p=0,000.  Phương trình hồi quy tuyến tính là:  y = 3,151  x HbA1c  +-18,460

3.2.2. Tương quan giữa chỉ số HOMA-IR  với BMI

 Đồ thị 3.2.Tương quan chỉ số HOMA-IR với BMI

 Có mối tương quan thuận  giữa chỉ số HOMA-IR với BMI ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 với r=0,385;   p=0,000 .Phương trình hồi quy tuyến tính là:  y = 3,891  x BMI  +-80,639.

 3.2.3. Tương quan giữa chỉ số HOMA-IR  với HDL-C

Đồ thị 3.3.Tương quan chỉ số HOMA-IR với HDL-C

Có mối tương quan nghịch  giữa chỉ số HOMA-IR với HDL-C ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 với r= -0,161;   p=0,024 Phương trình hồi quy tuyến tính là:  y = -8,881  x  HDL-C  +- 22,020

3.2.4. Tương quan giữa chỉ số HOMA-IR  với LDL-C

Đồ thị 3.4.Tương quan chỉ số HOMA-IR với LDL-C

Có mối tương quan thuận  giữa chỉ số HOMA-IR với LDL-C ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 với r= -0,117;   p=0,050. Phương trình hồi quy tuyến tính là:  y = 2,414  x  LDL-C  +- 3,414

3.2.5. Tương quan giữa chỉ số HOMA-IR  với GLUCOSE

Đồ thị 3.5.Tương quan chỉ số HOMA-IR với GLUCOSE

Có mối tương quan thuận  giữa chỉ số HOMA-IR với GLUCOSE ở bệnh nhân ĐTĐ  type 2 với r= 0,414;   p=0,000 Phương trình hồi quy tuyến tính là:  y = 1,515  x  GLUCOSE  +- 6,022

3.2.6. Tương quan giữa chỉ số HOMA-IR  với INSULIN

 Đồ thị 3.6.Tương quan chỉ số HOMA-IR với INSULIN máu

Có mối tương quan thuận  giữa chỉ số HOMA-IR với INSULIN máu ở bệnh nhân ĐTĐ  type 2 với r= 0,890;   p=0,000, Phương trình hồi quy tuyến tính là:  y = 0,602  x  INSULIN +- 0,253

3.2.7. Giá trị  dự báo tăng chỉ số  HOMA-IR với một số yếu tố nguy cơ

 Bảng 3.5. Diện tích dưới đường cong ROC giữa HbA1C với  HOMA-IR

Đồ thị 3.7. Đường cong ROC  giữa HbA1C với HOMA-IR

Khi HbA1C > 9,84 thì nguy cơ tăng chỉ số kháng INSULIN HOMA-IR với diện tích dưới đường cong là 69,8% 9(khoảng tin cậy 95% là 58,3%-81%, p=0,03) độ nhạy 54,3%,  độ đặc hiệu là 81,8%.

Bảng 3.6. Diện tích dưới đường cong ROC giữa BMI với  HOMA-IR

Đồ thị 3.8. Đường cong ROC  giữa BMI với HOMA-IR

Khi BMI  24,35 thì nguy cơ tăng chỉ số kháng INSULIN HOMA-IR với diện tích dưới đường cong là 60,0 % (khoảng tin cậy 95% là 47,3 %-72,7 %, p=0,02) độ nhạy 41,1%,  độ đặc hiệu là 72,7%.

 Bảng 3.7. Diện tích dưới đường cong ROC giữa GLUCOSE với  HOMA-IR

Đồ thị 3.9. Đường cong ROC  giữa GLUCOSE với HOMA-IR

Khi GLUCOSE >12,05 thì nguy cơ tăng chỉ số kháng INSULIN HOMA-IR với diện tích dưới đường cong là 79,2 % (khoảng tin cậy 95% là 68,6 %-89,7%, p=0,000) độ nhạy 39,5%,  độ đặc hiệu là 86,4%.

Bảng 3.8. Diện tích dưới đường cong ROC giữa INSULIN với  HOMA-IR

Đồ thị 3.10. Đường cong ROC  giữa INSULI N với HOMA-IR

Khi INSULIN  >12,48 thì nguy cơ tăng chỉ số kháng INSULIN HOMA-IR với diện tích dưới đường cong là 92,4% (khoảng tin cậy 95% là 88,1 %-96,7%, p=0,000) độ nhạy 86,7%,  độ đặc hiệu là 96,5%.

 4. BÀN LUẬN

Qua kết quả khảo sát mối tương quan chỉ số HOMA-IR với HbA1c và một số yếu tố nguy cơ ở 72 bệnh nhân ĐTĐ type 2  chúng tôi sơ bộ có nhận xét sau:

4.1. Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Độ tuổi trung bình là 73,52 ±8,58   tuổi  ≥ 60 chiếm 96%;  nam chiếm 74,8%   nữ chiếm 25,2%; HATT TB là 145,16 ± 22,68  HATT≥140 là 69,5%;  BMI là 23,89±1,73 BMI ≥23 là 75,5%; Cholesterol TB là 6,81 ± 4,63, Cholesterol≥5,6 là 84,1%; Triglicerit TB là 4,23±  2,25, Triglicerit≥1,7 là 85,4%; HDL-C TB là 1,09 ±0,31, HDL-C <1 là 51%;  LDL-C TB 3,69 ±0,81,   LDL-C ≥2,6 là 87,4%. Glucose TB là 12,09 ±4,79; Insulin  TB là 15,87±10,90; Chỉ số HOMA-IR là  12,21±7,57. HbA1c là 9,77±2,47.

Nguyễn Kim Lương [8 ] khi nghiên cứu 53 bệnh nhân ĐTĐ cho thấy nồng độ insulin là 13,27±2,20 so với bình thường là 4,27±0,6 (p<0,001), đối với bệnh nhân tăng huyết áp insulin TB là 10,23±1,59. Còn chúng tôi insulin TB là 15,87±10,90 cũng cho kết quả tương tự.

Do tình trạng kháng của tổ chức (đặc biệt là tổ chức mô cơ) đối với sự hấp thu glucose của insulin đã gây nên tình trạng iissulin tăng nhưng glucose vẫn không hấp thu và chuyển hóa. Trong một thời gian dài các tế bào của đảo Langerhans còn khả năng bù trừ, insulin tăng tiết do vậy dung nạp glucose được duy trì ở mức bình thường. Một khi tế bào suy giảm sẽ xuất hiện rối loạn dung nạp glucose và sau đó là ĐTĐ type 2.

Theo Trần Bá Thoại  [15] khi nghiên cứu mối tương quan giữa chỉ số HOMA-IR với HbA1c qua 152 bệnh nhân ĐTĐ thì chỉ số HOMAM-IR là 5,04±10,6.  Trần Vân Anh  [1] qua nghiên cứu 55 bệnh nhân ĐTĐ HOMA-IR TB là 3,40±1,57, nam chiếm 58,1%, nữ chiếm  41,82%. Theo Nguyễn Cảnh Toàn [3] khi nghiên cứu biến đổi nồng độ insulin và chỉ số kháng insulin ở bệnh nhân tăng huyết áp kịch phát là 14,75±5,62.  Lê Thanh Hải [6] khi nghiên cứu chỉ số kháng insulin ở bệnh nhân đột quỵ não HOMA-IR là 3,02±2,07.

Một nghiên cứu Trần Thừa Nguyên[11] khi nghiên cứu 197 phụ nữ mãn kinh thì chỉ số HOMA-IR là 4,57±1,29 so với phụ nữ không mãn kinh là 1,07±0,4 (p,0,01). Còn chúng tôi thì HOMA-IR là 12,21±7,57.

Kháng insulin là cơ chế bệnh sinh quan trọng của ĐTĐ type 2, nhiều nghiên cứu đã chứng minh kháng insulin thường đi trước sự xuất hiện các triệu chứng lâm sàng, nhiều nghiên cứu cũng các nhận rằng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 nhiều hơn so với tiền đái tháo đường.

Khi đái tháo đường xuất hiện, một vài yếu tố cấu thành thứ phát của kháng insulin thêm vào thì đã hiện diện từ tiền đái tháo đường. Có nhiều bằng chứng tăng glucose máu đóng vai trò chính. kháng  insulin cũng là yếu tố nguy cơ tim mạch, phát hiện sớm kháng insulin và cải thiện được độ nhạy của insulin có thể làm chậm cũng như giảm nguy cơ đái tháo đường…

4.2. Mối tương quan chỉ số HOMA-IR với HbA1c và các yếu tố nguy cơ:

Chỉ số HOMA-IR có tương quan thuận với:

– HbA1c  với r=0,446 (p=0,000): y= 3,151x HbA1c +-18,460.

– BMI với r=0,385 (p=0,000): y= 3,891 x BMI + -80,639.

– LDL-C với r=0,117 (p=0,05) : y=2,414 x LDL-C +- 3,414.

–  INSULIN  với r=0,890  (p=0,000), y=0,602  x  insulin  + – 0,253.

–  Glucose với r=0,414 , (p=0,00),  y= 1,515 x glucose +- 6,002.

Chỉ số HOMA-IR  có tương quan nghịch với:

– HDL-C với   r = -0,161 (p=024) y = – 8,818  x  HDL- C + -22,020

Theo nghiên  cứu của Trần Vân Anh [1] cho thấy chỉ số HOMA-IR có tương quan thuận  với HbA1c    r = 0,555 (p<0,05);  y= 1,0069 x  – 4,3657. Theo Trần Bá Thoại qua  155  bệnh nhân đái tháo đường thì HOMA-IR cũng có tương quan thuận với HbA1C với  r= 0,235 (p=0,003);    y=0,839 x  -2,237. Một nghiên cứu của  Nguyễn Đức Thọ [3] khi nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có rối loạn lipid máu thì chỉ số HOMA-IR có tương quan thuận không chặc với Triglicerit, HDL-C với r=0,3 p<0,05 và không có tương quan với cholesterol, LDL-C. Trần Thừa Nguyên[11] khi nhiên cứu 238 bệnh nhân cao tuổi không mắc bệnh ĐTĐ có béo phì  thì tỷ lệ kháng insulin là 34,2%. Có tương quan thuận HOMA-IR với vòng bụng (r=0,216, p<0,05), tương quan nghịch với cholesterol (r=-0,15,<0,05) và LDL-C (r=-0,141, p<0,05). Tại Huế Lê Thanh Hải và Hoàng Khánh  [7] nghiên cứu kháng insulin ở 82 bệnh nhân TBMNN cho thấy chỉ số kháng insulin HOMA-IR  ở nhóm NMN tăng cao hơn nhóm XHN (p<0,05) chỉ số HOMA-IR có giá trị  sử dụng trong đánh giá kháng insulin trong TBMMN. Còn đối với Hoàng Trung Vinh khi nghiên cứu kháng insulin ở 86 bệnh nhân đột quỵ não thì HOMA-IR là 4,7±0,76 và không có khác nhau ở bệnh nhân NMM và XHN. Theo Trần Hữu Dàng [5] nhóm phụ nữ mãn kinh mắc bệnh HCCH có tỷ lệ kháng insulin tăng cao hơn phụ nữ mãn kinh không mắc bệnh HCCH. Ele Ferrannini nghiên cứu 3000 người cho thấy có sự tương quan chỉ số kháng insulin với BMI và người béo phì có nguy cơ kháng insulin gấp 3 lần. Nghiên cứu chúng tôi chỉ số HOMA-IR tương quan thuận với HbA1c, BMI, insulin , glucose, và LDL-C tương quan nghịch với tuổi,  HDL-C  và không có tương quan cholesterol, triglicerit, HATT. Còn  nghiên cứu Trần Bá Thoại, Trần Văn Anh đều cho thấy  chỉ số HOMA-IR có tương quan thuận với HbA1C. Một nghiên cứu của Nguyễn Đức Ngọ cho thấy HOMA –IR tương quan thuận không chặt với triglycerit và không có tương quan với CT, HDL-C,LDL-C

Tăng nồng độ insulin và kháng insulin có liên quan đến tăng huyết áp. Trong nghiên cứu chúng tôi có tương quan  kháng insulin với HATT nhưng không có ý nghĩa thống kê.  Vấn đề kháng insulin với Huyết áp còn nhiều tranh luận chưa thống nhất, có lẽ ngoài vai trò của  insulin đối với cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp còn có sự tham gia của yếu tố môi trường, béo phì, di truyền. Chính vì vậy không phải tất cả người có tăng insulin là có tăng huyết áp, cũng không phải tất cả người tăng huyết áp đều có kháng insulin.

4.3. Giá trị dự báo tăng chỉ số  HOMA-IR với một số yếu tố nguy cơ:

Khi HbA1C >9,84 thì nguy cơ bị kháng insulin qua chỉ số HOMA-IR  với diện tích dưới đường cong (ROC)  là 69,8%( khoảng tin cậy 95%: 58,3-81% p=0,03) độ nhạy  54,3%, độ đặc hiệu 81,8%. Khi BMI >24,35 thì nguy cơ bị kháng insulin qua chỉ số HOMA-IR với diện tích dưới đường cong (ROC)  là 60,0%( khoảng tin cậy 95%: 47,3-72,7% p=0,03) độ nhạy  41,1%, độ đặc hiệu 72,7%. Khi GLUCOSE >12,05 thì nguy cơ bị kháng insulin qua chỉ số HOMA-IR  với diện tích dưới đường cong (ROC)  là 92,4% (khoảng tin cậy 95%: 88,1-96,7% p=0,000) độ nhạy  76,7%, độ đặc hiệu 92,4%. Khi INSULIN >12,48 thì nguy cơ bị kháng insulin qua chỉ số HOMA-IR  với diện tích dưới đường cong (ROC)  là 92,4%( khoảng tin cậy 95% : 88,1-96,7% p=0,000) độ nhạy  86,7%, độ đặc hiệu 96,5%. Kháng insulin là YTNC chính trong một số bệnh lý như ĐTĐ, béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tai biến mạch máu não. Việc kiểm soát đường huyết tốt sẽ góp phần giảm tình trạng kháng insulin góp phần vào việc điều trị hiệu quả hơn

5. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu Mối tương quan chỉ sốkháng insulin HOMA-IR với HbA1c và các yếu tố nguy cơ  ở 151 bệnh nhân ĐTĐ type 2 chúng tôi có kết luận sau:

  1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu:
  • Nam : 74,8%,nữ 25,2%
  • HOMA-IR là: 12,21±7,57; Insulin: 15,87±10,90; HbA1c:  9,77±2,47%
  • BMI≥23kg/m² chiếm 75,5%;  BMI  là: 23,89±1,73kg/m²
  • Huyết áp tâm thu tăng 69,5%; HATT TB : 145,15±22,68 mmHg
  • Glucose 12,09±4,79 mmol/l
  • Cholesterol ≥5,2: 84,1%; Cholesterol TP: 6,81±4,63 mmol/l
  • Triglicerit ≥1,7: 85,4%; Triglycerit: 4,23±2,25 mmol/l
  • HDL-C < 1: 51%; HDL-C: 1,09±0,31mmol/l
  • LDL-C ≥2,6: 87,4% ;  LDL-C : 3,69±0,81mmol/l
  1. Mối tương quan chỉ số HOMA-IR với HbA1c và các yếu tố nguy cơ:
  • HOMA-IR tương quan thuận với:

+  HbA1c  với  r=0,446, p=0,000;

y =  3,151 x  HbA1c  +  -18,460

+ BMI  với  r=0,385 , p=0,000 ;

y=  3,891 x  BMI  +  – 80,639

+  LDL-C với  r=0,117, p=0,05;

y=  2,414 x  LDL-C  +  – 3,414

+  GLUCOSE  với  r=0,414, p=0,000;

y = 1,515  x  Glucose  +  – 6,022

+ INSULIN  với  r=0,890, p= 0,000;

y=  0,602  x  Insulin  + – 0,253

  • HOMA-IR tương quan nghịch với:

+ HDL-C với  r=-0,161, p=0,024;

y=  – 8,818  x  HDL-C  +  – 22,020

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trần Thị Vân Anh (2010),  “Khảo sát tương quan giữa chỉ số HOMA và HbA1C ở bệnh nhân đái đường type 2  tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam” ykhoanet.com
  2. Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Thị Hương (2013), “ Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong lâm sàng”, tr 275-281, 360-363
  3. Nguyễn Đức Công (2006),  “Nghiên cứu biến đổi nồng độ insulin và chỉ số kháng insuiln ở bệnh nhân tăng huyết áp kịch phát”, Tạp chí  Y-Dược học Quân sự số 2- 2006
  4. Lê Văn Chi (2010), “ Đề  kháng insulin ở phụ nữ mãn kinh mắc và không mắc hội chứng chuyển hóa”. Tạp chí Nội khoa, 4,tr. 405-416.
  5. Trần Hữu Dàng (2010 ), “Nghiên cứu kháng insulin ở phụ nữ mãn kinh”, huemed-univ.edu.vn.
  6. Lê Thanh Hải (2011), “ Nghiên cứu giá trị các chỉ số gián tiếp HOMA-IR, QUIKI và McAULEY trong xác định kháng insulin ở bệnh nhân đột quỵ não”. ykhoanet.com
  7. Hoàng Khánh (2012), “Đề kháng insulin trong đột quỵ não”. Tạp chí Nội tiết và đái tháo đường”, số 7, tr 197-211 .
  8. Nguyễn Kim Lương (2010) “ Kháng  insulin ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 và bệnh nhân tăng huyết áp”. Tạp chí Nội khoa, 4, tr. 283-286.
  9. Hoàng Đăng Mịch (2012), “Nghiên cứu chỉ số HOMA-IR với các yếu tố của hội chứng chuyển hóa  ở bệnh nhân tăng huyết áp vô căn”.  Tạp chí Nội tiết đái tháo đường , 7, tr. 695- 705.
  10. Hoàng Đăng Mịch (2012), “Đề kháng insulin ở bệnh nhân tăng huyết áp vô căn”.  Tạp chí Nội tiết đái tháo đường , 7, tr. 720- 725
  11. Trần Thừa Nguyên (2010), “Cơ chế kháng insulin ở người béo phì”. Tạp chí Nội khoa, 4, tr. 128-133.
  12. Phạm Thị Nhuận (2012 ), “Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái đường type 2 tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Nguyên” ykhoanet.com.
  13. Trần Kim Sơn (2012 ). “Kháng insulin và suy tim”. Tạp chí Nội tiết và đái tháo đường”, số 7, tr. 185-196.
  14. Nguyễn Hải Thủy (2010 ), “Đặc điểm kháng insulin trong bệnh nhân đái tháo đường”, huemed-univ.edu.vn.
  15. Trần Bá Thoại (2010 ), “Tương quan giữa HOMA-IR với HbA1C ở bệnh nhân đái đường type 2 tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng ”, ykhoanet.com
  16. Hoàng Trung Vinh (2010), “Kháng insulin và chức năng tế bào beta ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp tính”. Tạp chí Nội khoa, 4, tr. 287- 292.
  17. Alireza Esteghamati, Haleh Ashral.  et al (2010), “ Optimal cut-off  homeostasis  model  assessment of insulin resistance (HÓM-IR) for the diagnosis of metabolic syndrome;  third  national surveillance of  risk factors  of non-communicable diseases in Iran”,   Nutrition & Metabolism 2010  7:26.
  18. American Diabetes Association  (2015), “ Standards of Medical care  in Diabetes  2015”, Diabetes care, 36(Supplent 1) S11- S50
  19. ESC/ESA: Gluidelines (2013), “The task force for the management of dyslipidaemias of the European Society cardiology and European Atherosclerosis Society”, European Heart  journal (2013), 32, 1769 -1818
  20. Hui-Qi Qu, Quan Li. Et al (2011), “The definition of insulin resistance  using  HOMA-IR for  Americans of  Mexican descent using machine learing”  PloS one 6(6): e21041,doi: 10.1371/ journal.pone.0021041.
  21. Salgado AL, Carvalho. et al (2010), “Insulin resistance index (HOMA-IR) in the differentiation of  patients with  non alcoholic fatty liver disease and healthy individuals”,  Arq Gastroenterol. 2010 Apri- jun; 47(2): 165-9.
  22. Tara M. Wallace, MD., Jonathan C. Levy, MD (2004), “Use and abuse of HOMA-IR modeling”, Diabetes  Care 27: 1487-1495. 2004

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …