KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ SỐ DẪN TRUYỀN THẦN KINH CHI DƯỚI Ở 126 BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
Phạm Thúy Hường, Phạm Tuấn Phương
Bệnh viện Nội tiết Trung ương
DOI: 10.47122/vjde.2021.50.22
ABSTRACT
Survey results of some parameters nerve conduction of low extremelity in 126 type 2 diabetes mellitus
Nerve conduction parameters are crucial indexes to determine the nerve damage in patients with Typ2 Diabetes Miletus. Objective: Identify the abnormalities in nerve conduction parameters of lower extremities in typ2 Diabetes Miletus patients. Methodology: 126 patients at National Hospital of Endocrinology, using electromyography namely Viking Quest. Results: There is no statically differences between right and left common peroneal nerve: onset latency: 10,53 ± 1,3 (ms) (left) 10,42 ± 1,25 (ms) (right); response amplitude: 3,95 ± 1,94 (mV) (left) 3,92 ± 1,69 (mV) (right); nerve conduction velocity: 44,19 ± 4,05 (m/s) (left) 44,77 ± 3,63 (m/s) (right), . There is no statically differences between right and left tibial nerve with p>0,05: onset latency: 12,56 ± 1,61 (ms) (left) 12,39 ± 1,61(ms) (right); response amplitude: 9,67 ± 6,8 (mV) (left) 8.84 ± 5.71 (mV) (right); nerve conduction velocity: 43,26 ± 4,69 (m/s) (left) 42,85 ± 4,06 (m/s) (right). There is no statically differences between right and left sural nerve with p > 0,05: onset latency: 2,46 ± 0,48 (ms) (left) 2,43 ± 0,49 (ms) (right); response amplitude: 13,76 ± 7,72 (µV) (left) 11,59 ± 5,44 (µV) (right); nerve conduction velocity: 53,49 ± 6,7 (m/s) (left) 53,35 ± 5,3 (m/s) (right) .There is no statically differences between right and left superficial peroneal nerve with p> 0,05: onset latency: 2,15 ± 0.5 (ms) (left) 2,12 ± 0.38 (ms) (right); response amplitude: 10,76 ± 5,5 (µV) (left) 9,82 ± 4,68 (µV) (right); nerve conduction velocity: 55,10 ± 5,57 (m/s) (left) 55,78 ± 5,06 (m/s) (right). Conclusion: 100 percent of diabetes mellitus patients have abnormal nerve conduction parameters of lower extremities; however, these parameters show no dissimilarities between left and right lower extremities.
Keyword: parameters nerve conduction
TÓM TẮT
Chỉ số dẫn truyền thần kinh là 1 trong các chỉ số để đánh giá tổn thương dây thần kinh ở bệnh nhân ĐTĐ type 2. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định bất thường về chỉ số dẫn truyền thần kinh chi dưới ở bệnh nhân ĐTĐ type 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 126 bệnh nhân ĐTĐ type 2 đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương . Sử dụng máy dẫn truyền thần kinh Viking Quest. Kết quả nghiên cứu: Dây thần kinh hông kheo ngoài: thời gian tiềm tàng 10,53 ± 1,3 (ms) (bên trái) 10,42 ± 1,25 (ms) (bên phải); biên độ đáp ứng: 3,95 ± 1,94 (mV) (bên trái) 3,92 ± 1,69 (mV) (bên phải) và tốc độ dẫn truyền: 44,19 ± 4,05 (m/s) (bên trái) 44,77 ± 3,63 (m/s) (bên phải), không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa bên phải và bên trái. Dây thần kinh hông kheo trong: thời gian tiềm tàng: 12,56 ± 1,61 (ms) (bên trái) 12,39 ± 1,69 (ms) (bên phải); biên độ đáp ứng: 9,67 ± 6,8 (mV) (bên trái) 8,84 ± 5,71 (mV) (bên phải); tốc độ dẫn truyền: 43,26 ± 4,69 (m/s) (bên trái) 42,85 ± 4,06 (m/s) (bên phải) không có sự khác biệt giữa bên phải và bên trái với p > 0,05. Dây thần kinh bì bắp chân: thời gian tiềm tàng: 2,43 ± 0,49 (ms) (bên phải) 2,46 ± 0,48 (ms) (bên trái); biên độ đáp ứng: 11,59 ± 5,44 (µV) (bên phải) 13,76 ± 7,72 (µV) (bên trái); tốc độ dẫn truyền 53,49 ± 6,70 (m/s) (bên trái) 53,35 ± 5,3 (m/s) (bên phải) và không có sự khác biệt giữa bên phải và bên trái với p>0,05. Dây thần kinh mác nông: thời gian tiềm: 2,15 ± 0,5 (ms) (bên phải) 2,12 ± 0,38 (ms) (bên trái); biên độ 10,76 ± 5,5 (µV) (bên trái) 9,82 ± 4,68 (µV) (bên phải) lớn; vận tốc 55,78 ± 5,06 (m/s) (bên phải) 55,10 ± 5,57 (m/s) (bên trái) và không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa bên phải và bên trái với p > 0,05. Kết luận: 100% các đối tượng nghiên cứu có bất thường về dẫn truyền thần kinh của dây thần kinh chi dưới không có sự khác biệt giữa bên phải và bên trái.
Từ khóa: dẫn truyền thần kinh
Tác giả liên hệ: Phạm Tuấn Phương Email: [email protected] Ngày nhận bài: 1/11/2021
Ngày phản biện khoa học: 10/11/2021 Ngày duyệt bài: 15/12/2021
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý thần kinh ĐTĐ được đặc trưng bằng sự suy giảm chức năng sợi thần kinh có triệu chứng (như đau, cảm giác kim châm, tê bì …) hoặc không triệu chứng (sau khi đã loại trừ các nguyên nhân khác) [1], [2].
Bệnh ĐTĐ đã trở thành một trong những vấn đề chăm sóc sức khỏe lớn nhất toàn cầu trong thế kỷ 21. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, tỷ lệ dân số mắc bệnh đái tháo đường ở Mỹ đang đạt gần 10% và tăng 5% mỗi năm. Bệnh thần kinh ĐTĐ là biến chứng phổ biến nhất liên quan đến ĐTĐ. Bệnh ĐTĐ gây ra một loạt các biến chứng thần kinh, bao gồm các dạng cấp tính và mạn tính ảnh hưởng đến từng cấp độ của dây thần kinh ngoại biên, từ gốc đến sợi trục xa [3].
Tổn thương thần kinh được xem là có vai trò quan trọng bậc nhất trong bệnh lý bàn chân của bệnh đái tháo đường. Đa số người ĐTĐ mất cảm giác do tổn thương đa dây thần kinh. Những bệnh nhân mất cảm giác ở chân có nguy cơ bị loét bàn chân cao hơn gấp 7 lần những bệnh nhân không có biến chứng thần kinh ngoại vi.
Bệnh động mạch tắc nghẽn ngoại vi là nguyên nhân quan trong thứ hai của loét bàn chân trong ĐTĐ. Các yếu tố nguy cơ khác của loét bàn chân là các biến dạng bàn chân. Dự phòng biến chứng bàn chân ĐTĐ chính là dự phòng biến chứng thần kinh, biến chứng mạch máu ngoại vi và chấn thương bàn chân. Tránh chấn thương bàn chân có vai trò rất quan trọng và được thực hiện bằng cách chăm sóc đúng bàn chân thường ngày, đi giày dép thích hợp, bao gồm cả dày dép chỉnh hình khi cần thiết. Giáo dục cho các bệnh nhân này biết cách tự chăm sóc bàn chân là điểm mấu chốt trong dự phòng loét bàn chân.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng và cỡ mẫu nghiên cứu: 126 Bệnh nhân mắc ĐTĐ type2 đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu:
+ Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 có độ tuổi ≥ 30 tuổi và ≤ 80 tuổi bao gồm cả 2 giới nam và nữ.
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu.
+ Có đầy đủ các thông tin cần thiết đáp ứng cho nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu:
+ Các bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đã có các biến chứng bàn chân (từ loét độ 3 trở lên và đã bị cắt cụt chi).
+ Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Các kỹ thuật dùng trong nghiên cứu:
- Phỏng vấn, hỏi tiền sử, khám lâm sàng; đo HA; đo chiều cao cân nặng; tính
- Xét nghiệm sinh hóa thường quy để loại trừ: Glucose máu; HbA1c; chức năng gan; chức năng thân; lipid máu.
- Sử dụng máy đo dẫn truyền thần kinh Viking Quest được thực hiện tại Labo Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. (các chỉ số đo: thời gian tiềm tàng; tốc đọ dẫn truyền; biên độ đáp ứng của các dây thần kinh hông kheo trong; hông kheo ngoài; mác nông và dây thần kinh bì bắp chân).
Hình 2.4. Máy đo dẫn truyền thần kinh và phòng đo
3. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu có tuổi trung bình 54,19 ± 9,60 tuổi, chỉ số HbA1c cao 9,49± 4,34 %.
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng theo yếu tố nguy cơ và giới của nhóm bệnh (n=126)
- Thời gian phát hiện bệnh > 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất, THA chiếm tỷ lệ 33,3 %, RLLP máu chiếm 80,9%, nam và nữ tương đương
3.2. Sự thay đổi một số chỉ số dẫn truyền thần kinh chi dưới
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo bất thường dẫn truyền của dây thần kinh chi dưới (n=126)
Đối tượng nghiên cứu đều có bất thường dẫn truyền thần kinh vận động và thần kinh cảm giác chi dưới, không có sự khác biệt giữa bên phải và bên trái.
Bảng 3.4. Chỉ số dẫn truyền thần kinh hông kheo ngoài
Không có sự khác biệt các chỉ số dẫn truyền vận động như thời gian tiềm tàng, biên độ đáp ứng và tốc độ dẫn truyền của dây thần kinh hông kheo ngoài giữa bên phải và bên trái có ý nghĩa với p> 0,05.
Bảng 3.5. Chỉ số dẫn truyền thần kinh hông kheo trong
Thời gian tiềm tàng, biên độ đáp ứng và tốc độ dẫn truyền ở dây thần kinh hông kheo trong hai bên không có sự khác biệt với p>0,05.
Bảng 3.6. Chỉ số dẫn truyền thần kinh cảm giác bì bắp chân
Các chỉ số dẫn truyền cảm giác của dây thần kinh bì bắp chân thời gian tiềm tàng và biên độ đáp ứng ở bên trái và bên phải khác nhau nhưng sự khác biệt là không có ý nghĩa với p > 0,05.
Bảng 3.7. Chỉ số dẫn truyền thần kinh cảm giác mác nông
Các chỉ số dẫn truyền cảm giác của dây thần kinh mác nông thời gian tiềm tàng và tốc độ dẫn truyền ở bên phải cao hơn bên trái nhưng không có sự khác biệt giữa 2 bên với p > 0,05.
4. BÀN LUẬN
Bệnh thần kinh ĐTĐ là biến chứng phổ biến nhất liên quan đến ĐTĐ. Biến chứng thần kinh xuất hiện từ rất sớm ngày từ giai đoạn tiền ĐTĐ. Khoảng 25% đến 62% bệnh nhân bị bệnh thần kinh ngoại vi vô căn được báo cáo là phát hiện ra tiền ĐTĐ và trong số bệnh nhân tiền ĐTĐ có 11% đến 25% được phát hiện bệnh thần kinh ngoại biên và 13% đến 21% bị đau thần kinh [7].
Khi đánh giá kết của nghiên cứu của chúng tôi với một số nghiên cứu khác như sau:
Năm 1997, Abdulsalam A.A. và cộng sự nghiên cứu kết quả điện sinh lý thần kinh ở bệnh nhân ĐTĐ mới được chẩn đoán, đây là nghiên cứu tiến cứu, được thực hiện ở trường đại học Kinh Fahd của Ả rập Saudi đã thu nhận 29 bệnh nhân (22 nam và 7 nữ tuổi trung bình 47 tuổi và 37 tuổi), kết quả nghiên cứu thời gian tiềm tàng của dây thần kinh chày 4,8 ± 1,02 (ms); dây thần kinh mác 6,0 ± 1,08 (ms) [8]. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả cao hơn do đối tượng nghiên cứu có tuổi trung bình thấp hơn và chủ yếu là các bệnh nhân mới được chẩn đoán ĐTĐ và số lượng bệnh nhân ít.
Năm 2012, Tôn Thất Kha và cộng sự nghiên cứu tổn thương nhiều dây thần kinh ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 bằng thăm dò điện sinh lý thần kinh ngoại vi với 84 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tham gia vào nghiên cứu kết quả: dây thần kinh hông kheo ngoài tốc độ dẫn truyền: 45,74 ± 5,5 (m/s) và biên độ đáp ứng: 2,97 ± 1,96 (mV) giảm so với nhóm chứng; thời gian tiềm tàng 10,08 ± 1,07 (ms) kéo dài so với nhóm chứng, ở dây thần kinh hông kheo trong tốc độ dẫn truyền: 42,24 ± 4,5 (m/s) và biên độ đáp ứng: 5,90 ± 3,82 (mV) giảm so với nhóm chứng; thời gian tiềm tàng:12,62 ± 1,96 (ms), kéo dài so với nhóm chứng [4]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự.
Năm 2013, Weisman A. và cộng sự nghiên cứu xác định và dự báo bệnh đau dây thần kinh sử dụng các thông tin các nhân và các thông số dẫn truyền thần kinh, nghiên cứu thu nhận 406 bệnh nhân (61 bệnh nhân ĐTĐ týp 1 và 345 bệnh nhân mắc ĐTĐ týp 2) cho kết quả ở dây thần kinh bì bắp chân: biên độ đáp ứng: 2,61 ± 2,23 (µV); tốc độ dẫn truyền: 39,4 ± 5,51 (m/s); ở dây thần kinh mác: biên độ đáp ứng: 2,6 ± 2,05 (mV); tốc độ dẫn truyền: 36,6 ± 5,21 (m/s); ở dây thần kinh chày: biên độ đáp ứng: 4,23 ± 3,37 (mV), tốc độ dẫn truyền: 36,4 ± 5,37 (m/s) [9]. Kết quả nghiên cứu này thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi do đối tượng nghiên cứu của Weisman, Bril V thu nhận bao gồm cả bệnh nhân ĐTĐ týp 1.
Năm 2015, Muthuselvi K., và cộng sự thực hiện nghiên cứu so sánh dẫn truyền thần kinh ở người lớn tuổi mắc ĐTĐ và người bình thường, 30 bệnh nhân nam giới mắc ĐTĐ týp 2 đã được thu nhận với tuổi trung bình từ 60 – 80 tuổi và 30 nam giới bình thường làm nhóm chứng cho kết quả biên độ đáp ứng thần kinh cảm giác chi dưới bên phải 3,5 ± 4,4 (µV); bên trái 3,0 ± 3,95 (µV); vận tốc dẫn truyền thần kinh cảm giác chi dưới bên phải: 20,2 ± 9,31 (m/s); bên trái 19,1 ± 9,51 (m/s) như vậy cho thấy cả biên độ và vận tốc dẫn truyền thần kinh của dây thần kinh cảm giác chi dưới ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ đều giảm so với nhóm không mắc ĐTĐ [10]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận sự giảm biện độ và vận tốc của dây thần kinh cảm giác chi dưới ở bệnh nhân mắc ĐTĐ týp 2.
Năm 2016, Lương Thanh Điền nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số bất thường điện sinh lý thần kinh ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 với 194 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cho thấy thời gian tiềm vận động của dây thần kinh chày: 5,95 ± 0,34 (ms); dây thần kinh mác: 6,1 ± 0,64 (ms); biên độ đáp ứng của dây thần kinh chày: 3,6 ± 2,2 (mV); tốc độ dẫn truyền của dây thần kinh chày: 39,30 ± 2,9 (m/s); của dây thần kinh mác: 38,8 ± 1,9 (m/s) đều thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi [6]. Đây có thể là do đối tượng nghiên cứu của Lương Thanh Điền có số bệnh nhân lớn hơn, các bệnh nhân đều có các triệu chứng của bệnh lý thần kinh ngoại biên và thời gian phát hiện bệnh cao hơn nghiên cứu của chúng tôi.
Năm 2016, Phạm Công Trường và cộng sự nghiên cứu đặc điểm lâm sàng tổn thương thần kinh ngoại biên, chỉ số thần kinh cơ ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2, nghiên cứu đã thu nhận 85 đối tượng chia làm 2 nhóm (53 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thuộc nhóm nghiên cứu và 32 người khỏe mạnh thuộc nhóm chứng) cho thấy ở dây thần kinh chày: thời gian tiềm tàng bên trái 11,7 ± 2,9 (ms); bên phải 12,0 ± 3,1 (ms); biên độ đáp ứng bên trái 8,1 ± 4,7 (mV); bên phải 8,3 ± 4,8 (mV); tốc độ dẫn truyền bên trái 42,3 m/s; bên phải 42,9 ± 11,6 (m/s) [5]. Kết quả nghiên cứu này cũng tương đương với nghiên cứu của chúng tôi.
Năm 2016, Aruna B.M.K. và cộng sự nghiên cứu vai trò của điện sinh lý thần kinh trong chẩn đoán sớm bệnh thần kinh ĐTĐ, đây là nghiên cứu bệnh chứng, thu nhận 60 đối tượng (30 bệnh nhân mắc ĐTĐ có tuổi trung bình từ 40 đến 60 tuổi, thời gian phát hiện bệnh 21,02 ± 17,65 (năm) và 30 đối tượng khỏe mạnh) cho kết quả ở dây thần kinh chày (biên độ đáp ứng: 6,89 ± 518 (mV); tốc độ dẫn truyền: 38,5 ± 14,3 (m/s) ở dây thần kinh mác (biên độ đáp ứng: 3,35 ± 3,31 (mV); tốc độ dẫn truyền: 36,9 ± 16,6 (m/s) [11]. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi do quần thể nghiên cứu của Aruna B.M.K. khác và có thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ dài hơn.
Tóm lại sự thay đổi chỉ số dẫn truyền thần kinh chi dưới ở bệnh nhân ĐTĐ trong nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tương đương với một số nghiên cứu và phù hợp với sự phát triển của bệnh.
5. KẾT LUẬN
- 100% các đối tượng nghiên cứu có bất thường về dẫn truyền thần kinh của dây thần kinh không kheo ngoài; dây thần kinh hông kheo trong; dây thần kinh bì bắp chân và dây thần kinh mác nông.
- Bất thường về dẫn truyền thần kinh của dây thần kinh không kheo ngoài; dây thần kinh hông kheo trong; dây thần kinh bì bắp chân và dây thần kinh mác nông không có sự khác biệt giữa bên phải và bên trái.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Vũ Bích Nga, Hoàng Trung Vinh và cs (2018). Biến chứng thần kinh đái tháo đường. Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường. Nhà xuất bản y học, Hà Nội. 94 –
- Busui R. , Albers J. W., Feldman L. E. (2014). Peripheral neuropathy in diabetes. Therapy for diabetes mellitus and related disorder. Sixth edition: 793 – 833.
- Switlyk K.J., Smith G. (2016). Update in diabetic peripheral neuropathy. F1000 Research. 5: 1-7.
- Tôn Thất Kha, Nguyễn Trọng Hưng (2012). Nghiên cứu tổn thương nhiều dây thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 bằng thăm dò điện sinh lý thần kinh ngoại vi. Tạp chí Nội tiết và Đái tháo đường. 6: 90 – 99.
- Phạm Công Trường, Hoàng Trung Vinh (2016). Đặc điểm lâm sàng tổn thương thần kinh ngoại biên, chỉ số điện thần kinh cơ ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Tạp chí Nội tiết – Đái tháo đường. 21: 299 – 306.
- Lương Thanh Điền (2016). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số bất thường điện sinh lý thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
- Papanas N., Vinik I., Ziegler D. et al (2011). Neuropathy in prediabetes: does the clock start ticking early. Endocrinology nature reviews. 7: 682 – 690.
- Abdulsalam A.A., Ismail H.M., Al-Sultan A.I. (1997). Electrophysiological Findings in newly diagnosed non insulin-dependent diabetics: a prospective study. Annals of Saudi Medicine. 17(4): 399-401.
- Weisman , Brill V., Ngo M., Lovblom E.M. et al. (2013). Indentification and prediction of diabetic sensorimotor polyneuropathy using individual and simple combinations of nerve conduction study paramaters. DSP and Nerve Conduction Studies. 8(3): e 58783.
- , Shanthi M., Ethiya N. (2015). Comparision of Nerve Conduction Studies in Geriatric Normal and Diabetic Subjects. IJSR. 4(4): 1084- 1086.
- Arunan B.M.K., Haragopal R. (2016). Role of Electrodiagnostic Nerve Conduction Studies in the Early Diagnosis of Diabetic Neuropathy: A Case-Control International Journal of Scientifc Study. 4(3): 143 – 146.