Khảo sát sự hiểu biết của bệnh nhân về một số nội dung liên quan với bệnh đái tháo đường typ 2

KHẢO SÁT SỰ HIỂU BIẾT CỦA BỆNH NHÂN VỀ MỘT SỐ NỘI DUNG

LIÊN QUAN VỚI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2

CNĐD. Lê Thị Hoa1, TS.BS. Nguyễn Thu Hương2

[1]. Khoa khám bệnh, BV Trung ương Thái Nguyên

2. Trưởng khoa Khám bệnh, BV Trung ương Thái Nguyên.

 ABSTRACT

Assessment of patient’s knowledge about some relation contentsto type 2 diabetes mellitus

 Objectives: To assess of patient’s knowledge about relation contents to treatment and complications in type II diabetes mellitus. Subjects and methods: CrossSectional Study was conducted on 200 patients with type 2 diabetic mellitus currently managed treatment at the Diabetes Clinic Room of Department of Medical Examination, Thai Nguyen National General Hospital. Results: Rates of patients understanding knowledge about blood glucose index and knowing how to treat hypoglycemia was 92.5% and 90.5% respectively; The highest knowledge of the patients was the complications of retinopathy and cardiovascular disease and other complications accounted for 85%, 82% and 75-80% respectively; 75% of patients complied with their diets. Conclusion: Diabetes mellitus it can be controlled if the patient’s knowledge is fully updated knowledge and know how to closely monitor the course of the disease, that minimizes associated complicationsofdiabetic mellitus. Top of Form

Bottom of Form

Key words: Diabetes mellitus, knowledge, risk of complications.

Chịu trách nhiệm chính:

Ngày nhận bài:

Ngày phản biện khoa học:

Ngày duyệt bài:

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay bệnh đái tháo đường đang gia tăng ở các quốc gia. Bệnh diễn biến âm thầm nhưng khi nặng lại nhanh chóng gây ra những biến chứng nặng nề như: mù lòa, cắt cụt chi, suy thận, tai biến mạch máu não và bệnh lý tim mạch… đó là do đường huyết tăng cao kéo dài trong một thời gian tại các cơ quan đích như: mắt, thận, tim, phổi, xương khớp, mạch máu và thần kinh. Chính vì những biến chứng nguy hiểm nêu trên, mà bệnh đái tháo đường được coi là căn bệnh “gặm mòn” sức khỏe của con người thầm lặng. Hiện nay, với nền y học hiện đại, dù bệnh đái tháo đường vẫn “chưa thể chữa khỏi hoàn toàn” nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể làm giảm rất nhiều những biến chứng đáng tiếc cho người bệnh và giúp họ có cuộc sống thoải mái hơn khi “sống chung” với căn bệnh này. Từ năm 2005, khoa Khám bệnh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên bắt đầu triển khai chương trình khám, điều trị và quản lý đối với người bệnh đái tháo đường, với số người bệnh đái tháo đường typ 2 ban đầu được quản lý điều trị là 700 hồ sơ, cho đến nay, số người bệnh đái tháo đườngtyp 2 đang được quản lý  điều trị và cấp thuốc hàng tháng là 2.200 hồ sơ bệnh án, người bệnh khi đến khám và từ tuyến dưới chuyển đến thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn và đã có biến chứng, bên cạnh đó kiến thức về bệnh và tuân thủ các chế độ điều trị của người bệnh còn hạn chế. Để người bệnh có kiến thức kiểm soát lượng đường trong máu thông qua ăn uống, luyện tập thể dục hàng ngày và dùng thuốc điều trị, góp phần hạn chế các biến chứng không mong muốn,vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: Khảo sát sự hiểu biết của bệnh nhân về một số nội dung liên quan đến điều trị và nhận biết nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường typ 2.

 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

200 BN ĐTĐ typ 2 đang được quản lý điều trị tại Phòng khám đái tháo đường, Khoa Khám bệnh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn:

– Nhữngngười bệnh được chẩn đoán đái tháo đường typ 2.

– Người bệnh nhất trí được điều trị thuốc theo đơn của bác sỹ.

– Có chỉ định khám định kỳ thường xuyên 1tháng 1 lần

– Tuân thủ tái khám định kỳ và lấy thuốc điều trị theo đúng phác đồ

– Những bệnh nhân tỉnh táo tự trả lời được bộ câu hỏi đã được lập sẵn.

– Không phân biệt ngành nghề và lứa tuổi.

– Có sổ theo dõi bệnh nhân ngoại trú đầy đủ.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:

– Người bệnhcó biến chứng nặng mà không thể tham gia nghiên cứu được.

– Người bệnh già yếu không thể nghe rõ câu hỏi để trả lời phỏng vấn.

– Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu.

– Không có đủ tiêu chuẩn lựa chọn như trên

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

+ Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả, cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện.

+ Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Khoa khám bệnh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 10 năm 2017 – tháng 10 năm 2018

2.2.1. Nội dung nghiên cứu:

– Đặc điểm BN về giới, tuổi.

– Thông tin về người bệnh: Nghề nghiệp, học vấn.

– Thời gian mắc bệnh đái tháo đường typ 2 của người bệnh

– Thông tin về hoàn cảnh phát hiện mắc bệnh ĐTĐ của người bệnh

– Kiến thức của người bệnh về bệnh và chế độ điều trị:

+ Kiểm soát glucose máutheo khuyến cáo về các mục tiêu kiểm soát glucose máu của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA).

+ Cách dùng thuốc điều trị bệnh

+ Chế độ ăn

+ Hoạt động thể lực

+ Tự kiểm tra glucose máu tại nhà: Bằng bộ dụng cụ máy đo glucose máu cá nhân.

+ Biết cách phòng tránh cơn hạ glucose máu

– Kiến thức của người bệnh về các yếu tố nguy cơ biến chứng bệnh ĐTĐ typ 2

– Tuân thủ các chế độ điều trị của người bệnh.

– Tỷ lệ các biến chứng do bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) mà người bệnh ĐTĐ mắc phải.

2.2.2. Kỹ thuật thu thập số liệu:

Dụng cụ thu thập số liệu:

– Mẫu bệnh án nghiên cứu

– Huyết áp kế, đồng hồ, ống nghe.

– Bàn cân có gắn thước đo chiều cao

– Thước dây

Kỹ thuật thu thập số liệu:

– Phiếu thu thập số liệu thứ cấp từ hồ sơ bệnh án của người bệnh ĐTĐ typ 2.

–  Phiếu phỏng vấn người bệnh.

2.2.3. Xử lý số liệu và đạo đức y học trong nghiên cứu

+ Các thông tin được mã hóa bằng phần mềm Excel 2010 và xử lý bằng phần mềm EPI-INFO 6.04.

+ Nghiên cứu không vi phạm đạo đức y học.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 

Bảng 3.1. Thông tin chung về người bệnh đái tháo đường týp 2 (n=200)

Nhận xét:     + Đa số bệnh nhân thuộc lứa tuổi ≥ 60. Nam nhiều hơn nữ.

+ Thời gian phát hiện bệnh > 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất

Bảng 3.2. Thông tin về hoàn cảnh phát hiện bệnh (n=200)

Nhận xét: Người bệnh phát hiện mắc bệnh ĐTĐ là tình cờ đi khám chữa bệnh vì một bệnh khác chiếm tỷ lệ cao nhất(63,5%); người bệnh không nhớ khi mình mắc bệnh ĐTĐ được phát hiện trong hoàn cảnh nào (9,5%). 

Bảng 3.3. Hiểu biết của người bệnh liên quan đến điều trị (n=200)

Nhận xét: Kết quả bảng 3.3 cho thấy kiến thức về bệnh và chế độ điều trị của người bệnh khá cao, trong đó, người bệnh biết cách xử trí khi bị hạ đường huyết (97,5%), biết về chỉ số glucose máu được kiểm soát (92,5%), các nội dung kiến thức khác đạt có tỷ lệ từ 80% đến 91%.

 Bảng 3.4. Mức độ tuân thủ chế độ điều trị của bệnh nhân (n=200)

Nhận xét: Số người bệnh tuân thủ về chế độ khám sức khỏe định kỳ và tự kiểm tra glucose máu tại nhà chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là (97,5% và 90,5%); người bệnh tuân thủ về chế độ ăn, uống chiếm 75%.

  Bảng 3.5. Hiểu biết của bệnh nhân liên quan đến biến chứng đái tháo đường (n=200)

Nhận xét: Hiểu biết cao nhất của NB là biến chứng về võng mạc (85%) và bệnh tim mạch (82,5%). Còn lại hiểu biết về các biến chứng khác chiếm từ 75-80%.

4. BÀN LUẬN

Nghiên cứu 200 người bệnh đái tháo đường typ 2 đến khám tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho thấy: Số NB > 60 tuổi (89,5%), đây cũng là nhóm tuổi thường gặp ở các nghiên cứu khác [3], [1]. Tỷ lệ người bệnh ĐTĐ týp 2 có thời gian mắc bệnh từ 5 năm trở lên chiếm 68,5%. Theo một nghiên cứu mới đây của Văn Thị Như Trang và CS [3] tại Bệnh viện Bạch Mai thấy rằng số NB có thời gian ĐTĐ > 5 năm chiếm 80,7%. Điều này chứng tỏ bệnh có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây.

Triệu chứng bệnh ĐTĐ ở giai đoạn đầu hoặc giữa đôi khi khá mơ hồ và thường bị bỏ qua, điều này khiến cho đến 25% người bệnh ĐTĐ type II không phát hiện mình mắc bệnh, để làm được điều này, cần tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân cách nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ĐTĐ. Trong nghiên cứu này số NB phát hiện mắc bệnh ĐTĐ là tình cờ đi khám chữa bệnh vì một bệnh khác (63,5%).

Chỉ số đường huyết là một tiêu chí quan trọng, được sử dụng để chẩn đoán đái tháo đường, đồng thời là thước đo để đánh giá hiệu quả điều trị bệnh. Giữ cho đường huyết ổn định là rất cần thiết với người mắc bệnh ĐTĐ, kiểm soát tốt đường huyết sẽ giúp làm chậm lại tiến trình sinh biến chứng. Muốn giữ được sự ổn định đường huyết phải kiểm soát chặt chẽ cả 3 yếu tố đó là chế độ ăn uống, chế độ luyện tập và dùng thuốc. Để nâng cao hiệu quả quản lý điều trị ngoại trú người bệnh ĐTĐ, việc tư vấn, truyền thông đối với người bệnh là rất cần thiết [4], [7], [9]. Trong nghiên cứu của chúng tôisố người bệnh biết cách xử trí khi bị hạ đường huyết (97,5%), biết về chỉ số glucose máu được kiểm soát chiếm 92,5%, các nội dung kiến thức khác đạt từ 80% đến 90%. Theo nghiên cứu của Lê Thị Thu Trang và cs [2] thì số người bệnh biết cách xử trí đúng khi bị hạ đường huyết chiếm 98%.

Bệnh đái tháo đường luôn gắn liền với xu hướng phát triển các bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh và các bệnh tim mạch do hậu quả của xơ vữa động mạch, vì vậy kiến thức của người bệnh về các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường là hết sức cần thiết để giúp người bệnh tự theo dõi, phát hiện sớm nhằm giảm thiểu tối đa những bệnh kèm theo, các biến chứng mãn tính của ĐTĐ typ 2 rất dễ bị bỏ qua đặc biệt là trong giai đoạn sớm khi mà NB vẫn còn thấy khỏe mạnh nhưng lúc đó đã tác động lên rất nhiều cơ quan bao gồm tim, mạch máu, mắt thần kinh và thận [5], [8]. Khi kiến ​​thức của người bệnh được cải thiện chắc chắn họ sẽ tuân thủ tốt hơn chế độ ăn uống, tự theo dõi lượng glucose trong máu, hoạt động thể lực thường xuyên hơn từ đó sẽ góp phần hạn chế các biến chứng không mong muốn. Hiểu biết cao của NB là biến chứng về võng mạc (85%) và bệnh tim mạch (82%). Số người bệnh tuân thủ về chế độ ăn, uống chiếm 75%. Song song với hoạt động tuyên truyền, giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh ĐTĐ, công tác tư vấn về các chế độ điều trị bệnh ĐTĐ typ 2 đối với người bệnh ĐTĐ cũng là một trong những hoạt động trong quản lý điều trị bệnh ĐTĐ [6].

 KẾT LUẬN

Qua khảo sát sự hiểu biết của bệnh nhân về một số nội dung liên quan đến điều trị, biến chứng bệnh đái tháo đường typ 2 tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho thấy:

+ Hiểu biết cách xử trí khi bị hạ đường huyết 97,5%.

+ Hiểu biết về chỉ số glucose máu được kiểm soát 92,5%.

+ Hiểu biết về tiết chế ăn uống và hoạt động thể lực: 82,5 – 85%.

+ Hiểu biết về nguyên nhân gây hạ đường huyết: 91,5%.

+ Hiểu biết về tác hại của thuốc lá đối với bệnh đái tháo đường: 81%.

+ Tỷ lệ người bệnh tuân thủ chế độ điều trị là 75%.

+ Hiểu biết của người bệnh về biến chứng võng mạc: 85%; bệnh tim mạch: 82%, biến chứng khác chiếm từ 75-80;

TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát sự hiểu biết của bệnh nhân về một số nội dung liên quan đến điều trị và biến chứng bệnh đái tháo đường typ 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứumô tả, cắt ngang. được tiến hành trên 200 người bệnh đái tháo đường typ 2 hiện đang được quản lý điều trị tại Phòng khám đái tháo đường, khoa Khám bệnh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Kết quả: Số người bệnh biết cách xử trí khi bị hạ đường huyết (97,5%); biết về chỉ số glucose máu được kiểm soát (92,5%); Hiểu biết cao nhất của người bệnh là nguy cơ biến chứng về võng mạc (85%) và bệnh tim mạch (82%), hiểu biết về các biến chứng khác chiếm từ 75-80%; Số người bệnh tuân thủ về chế độ ăn, uống chiếm 75%. Kết luận: Đái tháo đường là một bệnh nghiêm trọng, nhưng nó có thể được kiểm soát nếu kiến thức của người bệnh được cập nhật đầy đủ, tuân thủ điều trị và biết cách theo dõi sát quá trình diễn biến bệnh, góp phần giảm thiểu tối đa những biến chứng kèm theo.

Từ khóa: Đái tháo đường, kiến thức, nguy cơ biến chứng.

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trần Văn Hiên, Hà Khánh Dư (2017), “Nghiên cứu một số biến chứng mạn tính ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Thanh Hóa năm 2015-2016”. Tạp chí Nội tiết & Đái tháo đường, số 26-2017, tr 303-309, Hội Nội Tiết – Đái Tháo Đường Việt Nam.
  2. Lê Thị Thu Trang và CS (2017), “Đánh giá kiến thức về bệnh đái tháo đường bằng bộ câu hỏi ADKNOWL”. Tạp chí nội tiết & đái tháo đường, số 26-2017, tr 192-198, Hội Nội Tiết – Đái Tháo Đường Việt Nam.
  3. Văn Thị Như Trang và CS (2017). “Thực trạng kiểm soát huyết áp và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 ngoại trú tại BV Bạch Mai”. Tạp chí Nội tiết & Đái tháo đường, số 26-2017, tr 153-161, Hội Nội Tiết – Đái Tháo Đường Việt Nam.
  4. Afidi M.A., Khan M.N. (2003), “Role of health education in the management of diabetes mellitus”, J Coll Physicians Surg Pak, 13 (10), pp. 558-61.17
  5. Atak N., Furkan et al (2010), “The effect of education on knowledge, self management behaviours and self efficacy of patients with type 2 diabetes”, AustralianJournal of advanced nursing, 26 (2), pp. 66 – 74.10
  6. Franz M., Bantle J.P et al (2004), “Nutritional principles and recommendations in diabetes”, Diabetes care, 27 (1), pp. S36-S46.4
  7. Franz M., Bantle P. et al (2002), “Evidence – based Nutrition principles and recommendations for the treatment and prevention of diabetes and related complications”, Diabetes care, 25 (1), pp. 148- 198.7
  8. Jeranzms M. (1995), “Effectiveness of medical nutrition therapy provided by dietitians in the management of non-insulin-dependent diabetes mellitus: A randomized, Controlled Clinical Trial”, Journal of the American dietetic Association,95 (9), pp. 1009- 1017.18
  9. Mogre V., Ansah G.A. et al (2015), “Assessing nurses’ knowledge levels in the nutritional management of diabetes”, International Journal of Africa Nursing Sciences,3, pp. 40-43.21

 

 

 

 

 

 

 

 

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …