Khảo sát thiếu máu ở bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện C Đà Nẵng

KHẢO SÁT THIẾU MÁU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG

                                                                                    Bs CKII Đỗ Thị Mỹ Hạnh*

*Bệnh viện C Đà Nẵng

ABSTRACT

Anemia in diabetic patients

Objective: To explore the proportion of anemia in type 2 diabetic patients. To assess relationship between anemia and reduced eGFR and ACR. Subjects and Methods: This is a cross-sectional study, 209 type 2 diabetic patients from the C Hopital. Results:The proportion of anemia in type 2 diabetic patients is 42,1%. In patients with CKD stages 3,4 and 5, the proportion of anemia are 76,47% and 100%. In patients with microalbuminuria and macroalbuminuria are 45,45% and 52,38%. The risk of anemia is 8,3 fold higher in patients with reduced eGFR than in patients without  reduced eGFR. The risk of anemia is 1,75 fold higher in patients with albuminuria than in patients without  albuminuria.  Conclusions: In type 2 diabetic patients with anemia should pay attention to glomerular filtration rate and albuminuria.

Chịu trách nhiệm chính: Đỗ Thị Mỹ Hạnh

Ngày nhận bài: 8.11.2016

Ngày phản biện khoa học: 21.11.2016

Ngày duyệt bài: 1.12.2016

1. Đặt vấn đề

Đái tháo đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa mạn tính, tiến triển. Hiện nay có khoảng 285 triệu bệnh nhân đái tháo đường trên toàn Thế giới và theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO: World Health Orgnization) dự kiến thì con số này có thể tăng lên đến 438 triệu người vào năm 2030, trong đó có 90-95% là đái tháo đường típ 2. Gánh nặng bệnh tật của đái tháo đường không chỉ ở số người mắc bệnh mà còn là do các biến chứng mạn tính tăng theo thời gian.

Bệnh thận đái tháo đường là một trong các biến chứng mạn thường gặp trên lâm sàng, được ghi nhận xuất hiện ở khoảng 40% bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Độ lọc cầu thận, chỉ số albumin niệu là các dấu ấn cận lâm sàng sớm của bệnh thận mạn đái tháo đường. Hai trị số này có thể giúp người thầy thuốc phát hiện, phòng ngừa và điều trị thích hợp cho bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng thận. Thay đổi lối sống, kiểm soát tốt đường máu, ổn định huyết áp và điều chỉnh rối loạn mỡ máu là những tiêu chí thường được các thầy thuốc chú trọng trong điều trị và quản lý bệnh nhân có bệnh thận mạn đái tháo đường. Tuy nhiên, thiếu máu một triệu chứng khá phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng thận lại chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều nghiên cứu trên Thế giới đã chứng minh được thiếu máu xuất hiện rất sớm ở bệnh nhân có bệnh thận đái tháo đường ngay cả khi chưa có biểu hiện trên lâm sàng và thiếu máu sẽ nặng dần lên khi chức năng thận xấu đi.

Thiếu máu gây mệt mỏi làm ảnh hưởng rõ rệt lên đời sống của người bệnh, góp phần tăng tỷ lệ mắc và tử vong do các biến cố về tim mạch đồng thời còn ảnh hưởng trực tiếp lên tiến triển của bệnh thận mạn. Do đó việc phát hiện và điều trị thiếu máu ở bệnh nhân đái tháo đường sẽ góp phần cải thiện chất lượng sống và kết cục lâm sàng.

Chính vì lý do trênnên chúng tôi tiến hành làm đề tài này nhằm hai mục tiêu:

  • Khảo sát tỷ lệ thiếu máu ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2.
  • Tìm hiểu mối tương quan giữa thiếu máu với độ lọc cầu thận và mức albumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2.

2.Phương pháp nghiên cứu :

2.1 Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu cắt ngang trong khoảng thời gian từ 01/01/2016 đến 31/8/2016.

2.2. Đối tượng nghiên cứu:

* Tiêu chuẩn chọn bệnh :

Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đang điều trị nội ngoại trú tại khoa Nội tiết và khoa Nội thận Bệnh viện C-Đà Nẵng và đồng ý tham gia nghiên cứu.

* Tiêu chuẩn loại trừ:

Không đưa vào nghiên cứu những bệnh nhân có đặc điểm sau:

– Đang mắc các bệnh về máu như đa hồng cầu, suy tủy…

– Đang có các biến chứng cấp của đái tháo đường như hạ đường huyết, tăng đường huyết cấp…

– Đang mắc các bệnh cấp tính như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, nhiểm trùng ở bất kỳ cơ quan nào.

– Đang mắc các bệnh mãn tính nặng như suy tim mất bù, suy gan

– Đang ở một số trạng thái đặc biệt như có thai, hành kinh, đang hoạt động thể lực nặng, sốt do bất kỳ nguyên nhân gì.

2.3. Các biến số cần thu thập:

* Bệnh nhân được khai thác đầy đủ phần hành chính, tiền sử bệnh đái tháo đường vàtăng huyết áp, khám lâm sàng toàn thân.

* Đo chiều cao, cân nặng, tính chỉ số khối cơ thể (Body Max Index: BMI)

* Tiến hành làm các xét nghiệm cận lâm sàng:

– Công thức máu.

– Sinh hóa máu: đường, HbA1c, ure, creatinin.

– Sinh hóa nước tiểu: 10 thông số thường qui, albumin niệu vi thể, creatinin

2.4 Các tiêu chuẩn chẩn đoán

* Chẩn đoán đái tháo đường theo tiêu chuẩn của ADA – 2012

* Tính tỉ Albumin/ Creatinin niệu (ACR: Albumin Creatinin Rate), phân độ mức albumin niệu theo khuyến cáo KDIGO (Kidney Disease Improving Global Outcomes) – 2012

*Tính mức lọc cầu thận (GFR: Glomerular Filtration rate) theo công thức MDRD (Modification of Diet in Renal Disease) và phân độ giai đoạn bệnh thận mạn theo khuyến cáo của KDIGO – 2012 và ADA (American Diabetes Association) – 2016

*Chẩn đoán thiếu máu dựa vào tiêu chuẩn của KDIGO – 2013 đồng thuận với WHO – 1998, người lớn và trẻ em ≥ 15 tuổi chẩn đoán thiếu máu khi:

– Hb < 13g/dl ở nam.

– Hb < 12 g/dl ở nữ.

* Chẩn đoán bệnh thận mạn đái tháo đường theo hướng dẫn của Hiệp hội thận học Quốc tế (NKF: National Kidney Foundation) năm 2013,bệnh nhân đái tháo đường có bệnh thận mạn khi:

-Tỉ số Allbumin niệu/creatinin niệu ≥ 3 mg/mmol (albumin niệu ≥ 30 mg/24 giờ) – Và hoặc độ lọc cầu thậnước lượng < 60ml/phút/1,73m².

2.5. Xử lý số liệu:

Theo phần mền Medcalc 16.8.4

3. Kết quả

3.1. Đặc điểm chung

Bảng 1: Đặc điểm chung của bệnh nhân

– Nghiên cứu gồm 124 nữ (chiếm 59,3%) và 85 nam (chiếm 40,7%).

– Tuổi trung bình 70 (± 10,12).

– BMI trung bình là 23,4 (± 3,37) kg/m².

– Thời gian mắc bệnh trung bình là 8 (± 7,68) năm.

– HbA1c trung bình 8,2 (± 4,49).

– Trị số huyết áp trung bình tâm thu là 130 (± 17,22) mmHg và tâm trương là 80 (± 8,54) mmHg.

Bảng 2: Phân bố theo độ lọc cầu thận

Chi-squared = 41,804; p = 0,0001

– 57 BN (27,2%) bị giảm độ lọc cầu thận, trong đó có 49 BN (23,4%) ở giai đoạn 3, 03 BN (1,4%) ở giai đoạn 2 và 05 BN (2,4%) ở giai đoạn 5 bệnh thận mạn.

Bảng 3: Phân bố theo mức độ albumin niệu

Chi-squared = 4,262; p = 0,0390

– 119 BN (56,9%) có tăng bài tiết albumin niệu trong đó 77 BN (36,8%) có albumin niệu  vi thể và 42 BN (20,1%) có albumin đại thể.

Bảng 4: Phân bố theo bệnh thận mạn đái tháo đường

Chi-squared = 10,504; p = 0,0012

-130 BN (62,2%) có bệnh thận mạn đái tháo đường theo định nghĩa của Hiệp hội thận học Quốc tế (NKF: National Kidney Foundation) năm 2013.

3.2 Tỉ lệ thiếu máu

Bảng 5: Tỉ lệ thiếu máu

Chi-squared = 0,259; p = 0,61

– Có 88 BN (42,1%) bị thiếu máu, với giá trị trung bình của huyết sắc tố ước tính là 11,6 (± 0,96). Không có sự khác biệt về tỉ lệ thiếu máu giữa hai giới.

Bảng 6: Các chỉ số về máu

– Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số lượng hồng cầu, hemoglobin, hematocrite giữa nhóm thiếu máu và không thiếu máu. Tuy nhiên thể tích trung bình hồng cầu (MCV), lượng hemoglobin trung bình hồng cầu (MCH), nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu (MCHC) thì khác biệt không đáng kể giữa hai nhóm. Dựa trên các chỉ số hồng cầu (ước tính trung bình) có thể thấy đây là những trường hợp thiếu đẳng sắc, hồng cầu bình thường.

3.3 Mối tương quan giữa thiếu máu với độ lọc cầu thận, mức albumin niệu

Hình 1: Tỉ lệ thiếu máu theo độ lọc cầu thận

-Tỉ lệ BN ở giai đoạn 1,2,3 của bệnh thận mạn bị thiếu máu lần lượt là 25,64%; 30%; 76,47%. Trong khi đó 100% BN ở giai đoạn 4,5 đều có thiếu máu.

Hình 2: Tỉ lệ thiếu máu theo mức albumin niệu

-Tỉ lệ BN bị thiếu máu trong nhóm có bài tiết albumin niệu bình thường là 34,44%. Trong khi tỉ lệ BN bị thiếu máu trong nhóm có albumin niệu vi thể và đại thểlà 45,45% và 52,38%.

Hình 3: Tỉ lệ thiếu máu theo bệnh thận mạn đái tháo đường

-Thiếu máu chiếm tỉ lệ 50,77% ở nhóm BN có bệnh thận mạn đái tháo đường và 27,85% ở nhóm BN không có bệnh thận mạn đái tháo đường.

Bảng 7: Tỷ suất chênh giữa thiếu máu và độ lọc cầu thận

-BN có giảm độ lọc cầu thận có nguy cơ bị thiếu máu cao gấp 8,3 so với BN không có giảm độ lọc cầu thận.

Bảng 8: Tỷ suất chênh giữa thiếu máu và mức albumin niệu

-BN có albumin niệu (kể cả albumin niệu vi thể và đại thể) có nguy cơ bị thiếu máu cao gấp 1,75 so với BN không có albumin niệu.

Bảng 9: Tỷ suất chênh giữa thiếu máu và bệnh thận mạn đái tháo đường

-BN có bệnh thận mạn đái tháo đường có nguy cơ bị thiếu máu cao gấp 2,67 so với BN không có bệnh thận mạn đái tháo đường.

4. Bàn luận

4.1 Đặc điểm chung

Nghiên cứu có 59,3% nữ và 40,7% nam. Tuổi trung bình 70 cao, phù hợp với đặc điểm mô hình hoạt động của Bệnh viện C – Đà Nẵng là chăm sóc sức khỏe cho cán bộ trung cao. BMI trung bình là 23,4 kg/m² ở mức thừa cân theo khuyến cáo của ADA-2016 về phân độ béo phì dành cho người Châu Á. Thời gian mắc bệnh trung bình khoảng 8 năm. Huyết sắc tố A1c trung bình khá cao 8,2 khi so với mục tiêu chung của ADA -2016 đề ra là 7%. Tuy nhiên nếu xét về tuổi, thời gian mắc bệnh, bệnh lý tim mạch kèm theo…thì ngưỡng HbA1c ở nhóm ĐTNC này chỉ nên đưa về khoảng 7,5 – 8%.Trị số huyết áp trung bình tâm thu là 130mmHg và tâm trương 80mmHg đạt được mục tiêu chung của ADA- 2016 đề ra.

Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tổn thương thận phân bố ở tất cả 5 giai đoạn của bệnh thận mạn với 18,7% giai đoạn 1; 54,1% giai đoạn 2; 23,4% giai đoạn 3; 1,4% giai đoạn 4 và 2,4% giai đoạn 5. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Nga, Hoàng Trung Vinh, Nguyễn Thị Bích Đào trên 124 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Nguyễn Trãi, thành phố Hồ chí Minh.

Tỉ lệ giảm độ lọc cầu thận là 27,2%, tỉ lệ có albumin niệu (mức vi thể hoặc đại thể) là 56,9% và tỉ lệ bệnh thận mạn đái tháo đường là 62,2%. Kết quả này có cao hơn so với Lê Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Quỳnh Châu thực hiện trên 111 BN đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có 50,9% BN có albumin niệu; 20,83% BN có bệnh thận mạn; Nguyễn Thị Thanh Nga, Hoàng Trung Vinh, Nguyễn Thị Bích Đào trên 124 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Nguyễn Trãi có 49,2% có albumin niệu và 50,8% có bệnh thận mạn.

Trong phân tích cắt ngang của NHANES III, 30% bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có suy thận mạn không có tiểu albumin. Nghiên cứu UKPDF cũng ghi nhận ngay từ lúc nhận bệnh đã có 61% bệnh nhân không có albumin niệu và 39% không hề xuất hiện albumin niệu suốt thời gian nghiên cứu. Thật ra không có sự đồng bộ giữa albumin niệu và giảm độ lọc cầu thận. Chúng ta không thể dùng albumin niệu để tiên đoán tiến triển của chức năng lọc hoặc sàng lọc bệnh thận mạn mà nên xem xét thêm những chỉ điểm lâm sàng khác.

4.2 Tỉ lệ thiếu máu

Tỉ lệ thiếu máu của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 trong nghiên cứu là 42,1 %. Kết quả này khác so với số liệu được trình bày trong nghiên cứu của Merlin C. Thomas và cộng sự trên 820 bệnh nhân đái tháo đường ở Australia là 23%, nghiên cứu của Thomas MC trên 227 bệnh nhân đái tháo đường ở Saudi tỉ lệ thiếu máu là 55,5%. Điều này có thể lý giải thiếu máu xuất hiện ở bệnh nhân đái tháo đườngtại Việt Nam do nhiều nguyên nhân khác nhau như: chế độ ăn không đầy đủ về dinh dưỡng do điều kiện kinh tế thấphoặc ăn kiêng không đúng cách dẫn đến thiếu các thành phần tạo máu như acid folic, sắt..; tình trạng nhiểm giun móc do không đảm bảo an toàn thực phẩm, nguồn nước, thói quen sinh hoạt…;Tác dụng phụ của một số thuốc hạ đường huyết được sử dụng phổ biến như sulfonylurea gây ức chế tủy xương, thuốc metformin làm giảm hấp thu B12…trong đó thường gặp là do biến chứng suy thận mạn.Tuy nhiên có thể nhận định rằng dù ở các nước tiên tiến hay đang phát triển thì thiếu máu cũng chiếm một tỉ lệ cao, đáng quan tâm trong quá trình điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường.

4.3 Mối tương quan giữa thiếu máu với độ lọc cầu thận và mức albumin niệu

Thiếu máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn đái tháo đường là do giảm sản xuất Erythropoietin (EPO) và hoặc gia tăng bài tiết EPO trong nước tiểu, mô kẽ bị tổn thương trầm trọng trong đó có cả các tế bào tiết EPO, giảm đáp ứng của tủy xương với EPO trong máu, mất albumin qua đường tiểu, dày màng đáy cầu thận, hyaline hóa tiểu động mạch và xơ cứng động mạch.

Tỉ lệ bệnh nhân bị thiếu máu trong nghiên cứu của chúng tôi ở giai đoạn 1,2,3 của bệnh thận mạn lần lượt là 25,64%; 30%; 76,47%. Trong khi đó 100% BN ở giai đoạn 4,5 đều có thiếu máu. Khác với số liệu vừa trình bày, nghiên cứu của El Achkar TM và cộng sự công bố tỉ lệ thiếu máu ở bệnh nhân đái tháo đường thấp hơn: 57,1% (với MLCT < 30 ml/phút); 16,5% (với MLCT từ 30-59 ml/phút); 6,7% (với MLCT từ 60-89ml/phút). Sự khác biệt này có thể được giải thích do: điều kiện kinh tế, các chính sách về y tế, trình độ kiến thức y học phổ cập…

Tỉ lệ bệnh nhân bị thiếu máulà 34,44%;45,45% và 52,38% ở nhóm bệnh nhân có albumin niệu bình thường, albumin niệu vi thể và đại thể.Kết quả này cũng cao hơn so với tác giả Merlin và cộng sự nghiên cứu tỉ lệ thiếu máu ở bệnh nhân đái tháo đường và albumin niệu lần lượt là khoảng 18%, 25% và 46%.

Trong nghiên cứu này tỉ lệ thiếu máu của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có biến chứng thận là 50,77% cao hơn so với kết quả của tác giả Lê Thị Anh Đào và cộng sự thực hiện tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An là 35,2%. Sự không tương đồng này có thể do số bệnh nhân tại bệnh viện C có tuổi khá cao, thời gian mắc bệnh dài, tỉ lệ bệnh thận mạn cao hơn (62,2% so với 36%).

Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân có giảm độ lọc cầu thận có nguy cơ bị thiếu máu cao gấp 8,3 lần so với bệnh nhân không có giảm độ lọc cầu thận; bệnh nhân có albumin niệu(vi thể và đại t hể)có nguy cơ bị thiếu máu cao gấp 1,75lần  so với bệnh nhân có albumin niệu bình thường và bệnh nhân có bệnh thận mạn đái tháo đường có nguy cơ bị thiếu máu cao gấp 2,67 so với bệnh nhân không có bệnh thận mạn. Kết quả khá tương đồng với ghi nhận từ nghiên cứu của Merlin C. Thomas và cộng sự là bệnh nhân bệnh thận mạn đái tháo đường có nguy cơ bị thiếu máu hơn 1,73 lần. Theo y văn thì thiếu máu xuất hiện sớm hơn ở bệnh nhân có bệnh thận đái tháo đường, mức độ nghiêm trọng của thiếu máu tương quan với mức độ suy giảm của bệnh thận. Và việc phát hiện, điều trị tích cực thiếu máu ở bệnh nhân đái tháo đường sẽ làm giảm các biến chứng tim mạch, làm chậm tiến triển suy thận mạn, giảm tần suất nhập viện, giảm tỉ lệ tử vong và tăng tỉ lệ sống còn.

5. Kết luận

Tỉ lệ thiếu máu ở bệnh nhân đái tháo đường là 42,1%.

Tỉ lệ thiếu máu ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường có giảm độ lọc cầu thận ở giai đoạn 3, 4 và 5 lần lượt là 76,47% và 100%.

Tỉ lệ thiếu máu ở bệnh nhân đái tháo đường ở nhóm có albumin niệu vi thể và đại thể là 45,45% và 52,38%.

Tỉ lệ thiếu máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn đái tháo đường là 50,77%.

Bệnh nhân có giảm độ lọc cầu thận có nguy cơ bị thiếu máu cao gấp 8,3 lần so với bệnh nhân không có giảm độ lọc cầu thận.

Bệnh nhân có albumin niệu có nguy cơ bị thiếu máu cao gấp 1,75lần so với bệnh nhân có albumin niệu bình thường.

Bệnh nhân có bệnh thận mạn đái tháo đường có nguy cơ bị thiếu máu cao gấp 2,67 lần so với bệnh nhân không có bệnh thận mạn đái tháo đường.

6. Kiến nghị

Tỉ lệ thiếu máu ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cao cho thấy nhu cầu dự phòng trong cộng đồng là rất cần thiết.

Thiếu máu có thể xuất hiện sớm ngay cả khi bệnh nhân chưa có giảm độ lọc cầu thận hay tăng bài tiết albumin niệu tuy nhiên những bệnh nhân đã có giảm độ lọc cầu thận hay tăng bài tiết albumin niệu thì nguy cơ tăng cao hơn nữa đặt biệt là giảm độ lọc cầu thận. Vì vậy theo dõi độ lọc cầu thận và tầm soát albumin niệu cần được xem như một yêu cầu bắt buộc trong quản lý bệnh nhân đái tháo đường.

TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ thiếu máu ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 và tìm hiểu mối tương quan giữa thiếu máu với độ lọc cầu thận, mứcalbumin niệu. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang trên 209 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện C-Đà Nẵng. Kết quả: Tỉ lệ thiếu máu ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 là 42,1%.Tỉ lệ thiếu máu ở nhóm bệnh nhâncó giảm độ lọc cầu thận giai đoạn 3, 4 và 5 lần lượt là 76,47% và 100%.Tỉ lệ thiếu máuở nhóm bệnh nhân có albumin niệu vi thể và đại thể là 45,45% và 52,38%.Bệnh nhân có giảm độ lọc cầu thận có nguy cơ bị thiếu máu cao gấp 8,3 lần.Bệnh nhân có albumin niệu có nguy cơ bị thiếu máu cao gấp 1,75 lần. Kết luận: Ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có thiếu máu cần lưu tâm đến giảm độ lọc cầu thận và albumin niệu..

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê, Nội tiết học đại cương, NXB Y học 2007, tr 185-190.
  2. Thái Hồng Quang, Bệnh Nội tiết, NXB Y học 1997, tr 185-188.
  3. Lê Thị Anh Đào, Hồ Văn Hiệu, Nguyễn Thị Quỳnh Thắm, Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có biến chứng thận điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An, Kỷ yếu Hội nghị Nội tiết và chuyển hóa toàn quốc lần thứ VII, 2014, tr 52-53.
  4. Nguyễn Thị Thanh Nga, Hoàng Trung Vinh, Nguyễn Thị Bích Đào, Đặc điểm tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2, Kỷ yếu Hội nghị Nội tiết và chuyển hóa toàn quốc lần thứ VII, 2014, tr 49-50.
  5. Lê Thị Tuyết Hoa và Nguyễn Thị Quỳnh Châu, Tỉ lệ giảm độ lọc cầu thận ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Tạp chí Nội tiết –Đái tháo đường số 13/2014, tr 88-96.
  6. Merlin C. Thomas et al, Diabetes Care, April 2003 Vol.26 No.4, p1164-1169.
  7. Kramer H, Nguyen Q, Curham G (2003) Renal insufficiency in the absence of albuminuria and retinopathy among adults with type 2 diabetes mellitus.JAMA 289:3273-3277.
  8. Thomas MC (2007) Anemia in Diabetes: Marker or mediator of microvascular disease? Clin Pract Nephro 3: 20-30.
  9. Ralf Dikow et al, Nephrol Dial Transplant (2002) 17 [Suppl 1], 67-72.
  10. Xue JL, Ma JZ, Louis TA, Collins AJ: Forecast of the number of patients with end-stage renal disease in the United States to the year 2010. J Am Soc Nephrol 12: 2753–2758, 2001

OpenUrlMarcelli D, Spotti D, Conte F, Limido A, Lonati F, Malberti F, Locatelli F: Prognosis of diabetic patients on dialysis: analysis of Lombardy registry data. Nephrol Dial Transplant 10:1895–1900, 1995

Ghavamian M, Gutch CF, Kopp KF, Kolff WJ: The sad truth about hemodialysis in diabetic nephropathy. JAMA 222:1386–1389, 1972

Chantrel F, Enache I, Bouiller M, Kolb I, Kunz K, Petitjean P, Moulin B, Hannedouche T: Abysmal prognosis of patients with type 2 diabetes entering dialysis. Nephrol Dial Transplant 14:129–136, 1999

Keith DS, Nichols GA, Gullion CM, Brown JB, Smith DH: Longitudinal follow-up and outcomes among a population with chronic kidney disease in a large managed care organization. Arch Intern Med 164:659–663, 2004

OpenUrlCrossRefMedlineWeb of Science

Bosman DR, Winkler AS, Marsden JT, Macdougall IC, Watkins PJ: Anemia with erythropoietin deficiency occurs early in diabetic nephropathy. Diabetes Care 24:495–499, 2001

OpenUrlAbstract/FREE Full Text

Thomas MC, MacIsaac RJ, Tsalamandris C, Power D, Jerums G: Unrecognized anemia in patients with diabetes: a cross-sectional survey. Diabetes Care 26:1164–1169, 2003

OpenUrlAbstract/FREE Full Text

Cusick M, Chew EY, Hoogwerf B, Agron E, Wu L, Lindley A, Ferris FL 3rd: Risk factors for renal replacement therapy in the Early Treatment Diabetic Retinopathy Study (ETDRS). Early Treatment Diabetic Retinopathy Study Report No. 26. Kidney Int 66:1173–1179, 2004

OpenUrlCrossRefMedlineWeb

 

Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …