Khảo sát tỷ lệ loãng xương của phụ nữ tại bệnh viện Trung ương Huế

KHẢO SÁT TỶ LỆ LOÃNG XƯƠNG CỦA PHỤ NỮ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

Trần Bùi Hoài Vọng, Trần Thừa Nguyên,

Trần Quang Nhật, Trần Nhật Quang

Bệnh viện Trung ương Huế

DOI: 10.47122/vjde.2022.51.11

ABSTRACT

Ratio of osteoporosis in women at Hue Central Hospital

Background and objective: Osteoporosis is a common disease in the elderly. Many studies show that women aged 60 years or more, about 20% osteoporosis and in men the same age on the incidence is about 10%. A study in Vietnam showed that about 20% of women over 60 with osteoporosis. Osteoporosis is a silent disease, patients are less interested but progress to serious consequences as fractures, fracture location is common femoral neck and spine. Currently, to diagnose osteoporosis, measurements of bone mineral density measurements by adsorption dual energy x- rays are considered the standard method. This study aims to determine the rate of osteoporosis on the subject to examination and the rate of osteoporosis in women by age group. Methodology: A cross-sectional study. Conducting research on bone mineral density by DEXA method of women aged 40 to measure bone mineral density at the Hue Central Hospital. Osteoporosis was defined  by WHO standard. Results: The prevalence of osteoporosis in women 15%, osteopenia 27%, increased rate of osteporosis by age group. In women aged 60 years or more osteoporosis 22,3% and osteoporosis of spine 52,8%. Conclusion: Bone density should be routinely measured in women over the age of 60 to determine osteoporosis.

Key words: Bone density, osteoporosis, women

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Loãng xương là một bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ từ 60 tuổi trở lên có khoảng 20% mắc chứng loãng xương và ở đàn ông cùng độ tuổi trên thì tỷ lệ mắc là khoảng 10%. Một nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy khoảng 20% phụ nữ trên 60 tuổi bị loãng xương. Loãng xương là một căn bệnh âm thầm, ít được người bệnh quan tâm nhưng tiến tới hậu quả nghiêm trọng là gãy xương. Để chẩn đoán loãng xương, hiện nay đo mật độ xương bằng phương pháp đo hấp phụ năng lượng tia X kép(DEXA) được xem là phương pháp chuẩn. Để đánh giá tình hình loãng xương trên những phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Trung ương Huế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát tỷ lệ loãng xương của phụ nữ tại Bệnh viện Trung ương Huế” nhằm mục tiêu: Xác định tỷ lệ loãng xương, thiếu xương trên từng nhóm tuổi ở phụ nữ trên 40 tuổi đến khám sức khỏe. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Phân tích mật độ xương được đo bằng phương pháp DEXA của phụ nữ từ 40 tuổi đến đo mật độ xương tại Bệnh viện Trung ương Huế. Kết quả: Tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ là 15%, thiếu xương là 27%. Tỷ lệ thiếu và loãng xương tăng dần theo nhóm tuổi. Từ 60 tuổi loãng xương là 22.3% và loãng xương cột sống chiếm 52.8%, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm tuổi từ 40-49. Tỷ lệ loãng xương cột sống cũng tăng theo tuổi và tăng nhanh hơn trình trạng loãng xương chung. Kết luận: Cần đo mật độ xương thường quy cho phụ nữ có độ tuổi từ 60 để xác định tình trạng loãng xương.

Từ khóa: mật độ xương, loãng xương, phụ nữ

 Chịu trách nhiệm chính: Trần Thừa Nguyên

Ngày nhận bài: 05/10/2021

Ngày phản biện khoa học: 10/11/2021

Ngày duyệt bài: 14/01/2022

Email: [email protected]

Điện thoại: 0903597695

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Xã hội càng phát triển thì tuổi thọ con người càng được nâng lên, bên cạnh các bệnh lý tim mạch, chuyển hóa, ung thư thì loãng xương là một bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ từ 60 tuổi trở lên có khoảng 20% mắc chứng loãng xương và ở đàn ông cùng độ tuổi trên thì tỷ lệ mắc là khoảng 10%.

Một nghiên cứu ở Việt nam cho thấy khoảng 20% phụ nữ trên 60 tuổi bị loãng xương. Loãng xương là một căn bệnh âm thầm ít được người bệnh quan tâm nhưng tiến tới hậu quả nghiêm trọng là gãy xương, vị trí gãy xương hay gặp là cổ xương đùi và cột sống.

Theo một nghiên cứu, tần xuất gãy xương do loãng xương trong đời ở người da trắng độ tuổi 85 là 2:1 ở phụ nữ và 3:1 ở đàn ông. Tần xuất gãy cổ xương đùi ở phụ nữ tương đương với ung thư vú. Gãy xương là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng sống và giảm tuổi thọ của người lớn tuổi, nó cũng là gánh nặng về kinh tế và xã hội. Phát hiện và điều trị loãng xương với mục đích chính là dự phòng gãy xương.

Để chẩn đoán loãng xương, hiện nay đo mật độ xương bằng phương pháp đo hấp phụ năng lượng tia X kép(DEXA) được xem là phương pháp chuẩn [5], [6], [7], [8], [9], [10]. Do điều kiện kinh tế nên tại Việt Nam vấn đề loãng xương chưa được quan tâm đúng mức, cũng như phương tiện chuẩn để chẩn đoán chưa được phổ biến vì vậy có nhiều sai lệch trong chẩn đoán và điều trị.

Để đánh giá tình hình loãng xương trên những phụ nữ đến khám tại bệnh viện Trung ương Huế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát tỷ lệ loãng xương của phụ nữ tại Bệnh viện Trung ương Huế ” nhằm mục đích:

  1. Xác định tỷ lệ loãng xương, thiếu xương qua đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA.
  2. Đánh giá tình trạng loãng xương chung và loãng xương cột sống theo các nhóm tuổi.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu: phụ nữ có tuổi từ 40 tuổi trở lên đến khám sức khỏe tại phòng khám, bệnh viện quốc tế Huế. Thời gian thực hiện từ 1.2021-30.6.2021.

Tiêu chuẩn loại trừ: đối tượng đã được chẩn đoán loãng xương, đang điều trị bệnh loãng xương, viêm khớp dạng thấp, bệnh bướu giáp, đang dùng corticoid trên 15 ngày.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

  • Phương pháp: Mô tả – cắt ngang.
  • Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA tại hai vị trí là cổ xương đùi phải và cột sống thắt lưng từ L1-L4 bằng máy OSTEOSYST, với phần mềm dành cho người châu Á có sẵn trong máy.
  • Mật độ xương đo ở cổ xương đùi được dùng để chẩn đoán loãng xương
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương theo WHO [6]:

  • Xác định tỷ lệ loãng xương theo nhóm tuổi, và so sánh tình trạng loãng xương và loãng xương cột sống giữa các nhóm tuổi.
  • Xử lý số liệu: Theo phần mềm SPSS 16.0

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Đặc điểm chung

3.1.1. Tuổi trung bình: Kết quả có 442 đối tượng được đưa vào nhóm nghiên cứu với tuổi trung bình 59,78 ± 12,98

3.1.2.  Phân bố theo nhóm tuổi

Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi

Đa số người được chỉ định đo mật độ xương là nữ và độ tuổi đến khám tập trung trong nhóm từ 50- 69 tuổi.

3.2.  Tỷ lệ loãng xương

3.2.1. Tỷ lệ loãng xương chung

Biểu đồ 3.1. Loãng xương ở tất cả mọi lứa tuổi

Tỷ lệ loãng xương là 15%, thiếu xương 27%, có ý nghĩa so với bình thường ( p < 0.05).

Tác giả Nguyễn Trung Hòa nghiên cứu đo MĐX bằng phương pháp siêu âm trên 1205 phụ nữ trên 45 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh thì loãng xương là 27,7%, phụ nữ sau mãn kinh là 37,2%, kết qủa cao hơn của chúng tôi, có thể do sử dụng cách đo MĐX theo phương pháp khác nhau và độ tuổi nghiên cứu của chúng tôi bắt đầu trẻ hơn [2].

3.2.2.Tỷ lệ loãng xương theo nhóm tuổi

Bảng 3.2. Tỷ lệ loãng xương theo nhóm tuổi

Tỷ lệ loãng xương tăng theo nhóm tuổi. Từ 60 tuổi tỷ lệ loãng xưong là 22,3%, khác biệt có ý nghĩa với nhóm từ 40-49 tuổi (p<0,001). Theo nhiều tác giả tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ trên 60 tuổi là 20%, phù hợp với kết quả của chúng tôi [6], [10]

Tỷ lệ loãng xương chung ở nhóm từ 50 tuổi là 18.5% so với 4,2% ở độ tuổi 40-49 (p<0,001). Theo Trần Thị Tô Châu tỷ lệ loãng xương ở từ nhóm tuổi trên 50 là 53% ở nữ và 33% ở nam. Một nhiên cứu ở bệnh viện Từ Dũ, thành phố Hồ Chí Minh, bằng phương pháp đo mật độ xương cho 1530 phụ nữ, tỉ lệ loãng xương là: 62,5% (sau mãn kinh), 30,5% (tiền mãn kinh) và 23,3% (độ tuổi sinh sản). Như vậy kết quả của chúng tôi thấp hơn các tác giả này [1], [3], [4].

3.2.3.  Tỷ lệ loãng xương cột sống

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ loãng xương cột sống Có 37% loãng xương cột sống, 40% bình thường (p< 0.001).

3.2.4.  Tỷ lệ loãng xương cột sống theo nhóm tuổi

Bảng 3.3. Tỷ lệ loãng xương cột sống theo nhóm tuổi

Tỷ lệ thiếu và loãng xương cột sống tăng theo nhóm tuổi. Từ 60 tuổi có đến 52,8% loãng xương cột sống trong khi đó nhóm tuổi từ 40-59 chỉ có 20,8% loãng xương, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Tỷ lệ loãng xương ở nhóm tuổi từ 50 chiếm 46.3%.

3.2.5.  So sánh tỷ lệ loãng xương đùi và cột sống giữa các nhóm tuổi

Biểu đồ 3.3. So sánh tỷ lệ loãng xương đùi và cột sống giữa các nhóm tuổi

Tỷ lệ loãng xương cột sống tăng nhanh so với tình trạng loãng xương chung ở từng nhóm tuổi, sự khác biệt ở nhóm từ 60 tuổi trở lên có ý nghĩa thống kê (p < 0,005). Gãy xương cột sống là biến chứng thường gặp do loãng xương tuy vậy triệu chứng rất nghèo nàn và đa số được phát hiện tình cờ hoặc khi có di chứng xuất hiện. Chỉ khoảng 30% bệnh nhân bị gãy cột sống đến bệnh viện vì triệu chứng của nó. Ở phụ nữ mật độ xương là một yếu tố độc lập đối với gãy xương cột sống mới. MĐX ở xương cột sống thắt lưng nếu cứ thấp hơn 1  độ lệch chuẩn thì nguy cơ gãy xương cột sống tăng lên từ 2-5 lần [6], [10].

4.  KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu mật độ xương bằng phương pháp DEXA trên 442 phụ nữ đến khám sức khỏe tại khoa khám bệnh của bệnh viện quốc tế TƯ Huế có tuổi từ 40, chúng tôi có kết quả sau:

  1. Tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ là 15%, thiếu xương là 27%. Tỷ lệ thiếu và loãng xương tăng dần theo nhóm tuổi. Từ 60 tuổi loãng xương là 22.3% và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm tuổi từ 40-49.
  2. Loãng xương cột sống chiếm 52.8% ở nhóm đối tượng trên 60 tuổi, tỷ lệ loãng xương cột sống cũng tăng theo tuổi và tăng nhanh hơn trình trạng loãng xương

5. KIẾN NGHỊ:

Cần đo mật độ xương thường quy cho phụ nữ có độ tuổi từ 60 để xác định tình trạng loãng xương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trần thị Tô Châu(2008), “ Nghiên cứu mật độ xương bằng phương pháp DEXA và XQ quy ước tại Hà Nam”, Y học lâm sàng, 31,25-30.
  2. Trần Hữu Dàng, Nguyễn Trung Hòa, Trần Nguyễn Trà My (2009), “Nghiên cứu tình hình loãng xương và các ảnh hưởng do kinh nguyệt, số con ở phụ nữ trên 45 tuổi tại quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh”, Y học thực hành, (658 + 659), 596-602
  3. Lê Thu Hà (2007), “Nghiên cứu tình trạng loãng xương ở 175 phụ nữ bằng phương pháp DEXA tại bệnh viện trung ương Quân đội 108”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 2 (3), 6-10.
  4. Nguyễn thị Ngọc Phượng(2001), “Xác định mối tương quan giữa tình trạng loãng xương với tuổi và BMI của phụ nữ đến đo mật độ xương tại bệnh viện Từ Dũ”, Tạp chí y học 2001,tr. 125-126
  5. Trần Đức Thọ (2004), “Loãng xương ở người cao tuổi”, Bách khoa thư bệnh học, tập 4, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 168-172.
  6. Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Đình Nguyên (2007), Loãng xương, Nhà xuất bản Y học, Tp. Hồ Chí Minh, 1-201.
  7. Delmas D(2001), Osteoporosis, Hospital Healthcare Europe, Lyon, pp.99- 101.
  8. Nguyen ND,Nguyen TV(2006),“ Assessment of fracture risk”, Osteoporosis, 3rd SanDiego CA, pp. 216-225.
  9. Robert B.T (1997), “Osteoporosis”, Manual of Family Practice 1st Edition, Little-Brown, pp. 627-629.
  10. Thuy TV, Chau TT, Nguyen ND (2003),“ Assessment of low bone mass in Vietnamese: comprarison of QUS calcaneal ultrasonometer and data-derived T score”, J Bone Miner Metab,2003,21, pp. 114-119.
Print Friendly, PDF & Email

About Huỳnh Tâm Nguyện

Học Y đa khoa tại trường Đại học Tây Nguyên

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …