Liên quan giữa triệu chứng lâm sàng tổn thương thần kinh ngoại biên, chỉ số điện thần kinh – cơ với thời gian phát hiện bệnh và HbA1C ở bệnh nhân đái tháo đường type 2

LIÊN QUAN GIỮA TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG TỔN THƯƠNG THẦN KINH NGOẠI BIÊN, CHỈ SỐ ĐIỆN THẦN KINH – CƠ VỚI THỜI GIAN PHÁT HIỆN BỆNH VÀ HbA1c Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2

BS CKII. Phạm Công Trường*, PGS. TS. Hoàng Trung Vinh **

*Bệnh viện Trưng Vương Tp. Hồ Chí Minh, **Học viện quân y

SUMMARY

Relation between clinical symptoms of peripheral neuropathy, electroneuro-masculogical indexs and duration of disease and HbA1c in type 2 diabetic mellitus.

Objects: Carried out to ralation between clinical symptoms of peripheral neuropathy, electroneuro-masculogical indexs and duration of disease and HbA1c in type 2 diabetic mellitus. Subjects and method: 53 type 2 diabetes was examined some clinical symptoms of peripheral neuropathy and recorded electroneuro-masculography in median and posterior tibial nervous, measured HbA1c concentration. Results: The proportion of sensory dysfunction was increased with duration of disease and HbA1c. The amplitude of motor and sensory conduction had negative relationship with duration of disease and HbA1c. The latency time of motor and sensory had positive relationship, amplitude and motor conduction velocity; amplitude and sensory conduction velocity had negative relationship with HbA1c in median nerve. The amplitude and motor conduction velocity had negative relationship in posterior tibial nerve. Conclusion: The proportion of clinical symptoms of peripheral neuropathy was increased with duration of disease and HbA1c. The electroneuro-masculogical indexs had relitionship with duration of disease and HbA1c concentration.

Keywords: Type 2 diabetes mellitus, peripheral neuropathy, electroneuro-masculogical indexs.

Chịu trách nhiệm chính: Phạm Công Trường

Ngày nhận bài: 10.11.2016

Ngày phản biện khoa học: 23.11.2016

Ngày duyệt bài: 1.12.2016

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tổn thương TKNB là một biến chứng xuất hiện sớm, gặp với tỉ lệ cao ở BN ĐTĐ týp 2. Biểu hiện tổn thương TKNB thường kín đáo, thầm lặng, đa dạng và phong phú được nhận biết dựa vào các triệu chứng lâm sàng kinh điển và biến đổi chỉ số điện thần kinh-cơ. Biểu hiện và mức độ tổn thương TKNB ở BN ĐTĐ týp 2 liên quan với nhiều yếu tố trong đó quan trọng là TGPHB và mức độ kiểm soát glucose máu dựa vào HbA1c. Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa triệu chứng lâm sàng tổn thương thần kinh ngoại biên, chỉ số điện thần kinh-cơ với thời gian phát hiện bệnh, HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.

1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

1.1 Đối tượng

53 BN ĐTĐ týp 2 được điều trị tại Bệnh viện Trưng Vương Tp. Hồ Chí Minh từ tháng 10/2015 – tháng 5/2016

* Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.

+ Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ
týp 2.

+ Tuổi > 40, bao gồm 2 giới, thời gian phát hiện bệnh khác nhau.

+ Có thể có hay chưa có biến chứng cơ quan đích đã được xác định.

* Tiêu chuẩn loại trừ.

+ Đang có bệnh kèm theo hoặc biến chứng cấp tính.

+ Có các biến chứng như suy tim, suy thận mức độ nặng, đột quị não cũ.

1.2. Phương pháp

Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả, cắt ngang.

* Nội dung nghiên cứu.

+ Khai thác bệnh sử.

+ Khám lâm sàng các cơ quan.

+ Khám phát hiện các triệu chứng lâm sàng tổn thương TKNB bao gồm biểu hiện cảm giác, vận động, dinh dưỡng, phản xạ gân xương.

+ Xét nghiệm glucose, HbA1c máu lúc đói.

+ Đo điện thần kinh – cơ của dây giữa và chày sau xác định thời gian tiềm, biên độ và tốc độ dẫn truyền vận động và cảm giác trên máy NICOLET.

* Các tiêu chuẩn chẩn đoán sử dụng trọng nghiên cứu.

+ Chẩn đoán Hội chứng bàn chân không yên theo Walters AS năm 2003.

+ Đánh giá sức cơ và dinh dưỡng theo Kleyweg FP năm 1991.

* Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 17.0

* Đạo đức y học trong nghiên cứu: Nghiên cứu không vi phạm các khía cạnh đạo đức đối với BN.

2. Kết quả

2.1. Liên quan triệu chứng lâm sàng tổn thương thần kinh ngoại biên với thời gian phát hiện bệnh và HbA1c              

                   Bảng 2.1: Liên quan rối loạn cảm giác với TGPHB (n = 53)

– Tỉ lệ rối loạn cảm giác chủ quan như dị cảm tê bì, kiến bò gia tăng theo TGPHB.

– Rối loạn cảm giác tăng cảm liên quan không có ý nghĩa với TGPHB.

                   Bảng 2.2: Liên quan rối loạn phản xạ với TGPHB (n = 53)

Rối loạn phản xạ liên quan không có ý nghĩa với TGPHB của BN.

Bảng 2.3: Liên quan rối loạn cảm giác với HbA1c (n = 53)

– Kiểm soát HbA1c kém làm gia tăng dị cảm tê bì.

– Di cảm kiến bò và tăng cảm liên quan không có ý nghĩa với HbA1c.

Bảng 2.4: Liên quan rối loạn phản xạ với HbA1c (n = 53)

Mức kiểm soát HbA1c liên quan không có ý nghĩa với giảm hoặc mất phản xạ gân xương.

2.2. Liên quan chỉ số điện thần kinh-cơ với thời gian phát hiện bệnh và HbA1c

Bảng 2.5: Tương quan chỉ số điện thần kinh-cơ dây giữa với TGPHB (n=53)

– Biên độ dẫn truyền vận động và cảm giác, tốc độ dẫn truyền cảm giác tương quan nghịch với thời gian phát hiện bệnh.

– Các chỉ số còn lại tương quan không có ý nghĩa với TGPHB.                                         

Bảng 2.6: Tương quan chỉ số dẫn truyền vận động dây thần kinh chày với TGPHB (n=53)

Chỉ số dẫn truyền vận động theo dây thần kinh chày tương quan không có ý nghĩa với thời gian phát hiện bệnh.

Bảng 2.7: Tương quan chỉ số điện thần kinh-cơ dây thần kinh giữa với HbA1c (n = 53)

– Thời gian tiềm khuỷu tay 2 bên, cổ tay bên phải tương quan thuận có ý nghĩa với HbA1c.

– Tốc độ dẫn truyền vận động và cảm giác, biên độ cảm giác tương quan nghịch có ý nghĩa với HbA1c.

– Các chỉ số còn lại tương quan không có ý nghĩa với HbA1c.

Bảng 2.8: Tương quan chỉ số dẫn truyền vận động dây chày với HbA1c (n=53)

– Thời gian tiềm vận động khoeo trong tương quan nghịch có ý nghĩa với HbA1c.

– Biên độ dẫn truyền vận động tương quan nghịch có ý nghĩa với HbA1c.

– Các chỉ số còn lại tương quan không có ý nghĩa với HbA1c.

3. Bàn luận

3.1. Liên quan biểu hiện lâm sàng tổn thương thần kinh ngoại biên với thời gian  phát hiện bệnh và HbA1c.

Thời gian phát hiện bệnh dài hay ngắn thường là YTNC với sự tiến triển và xuất hiện biến chứng của nhiều bệnh trong đó có bệnh ĐTĐ týp 2. Yesar MH và cs nhận thấy ở BN ĐTĐ týp 2 thì thời gian phát hiện bệnh khi có biến chứng TKNB cao hơn có ý nghĩa so với BN không có biến chứng này [8].

Trần Thị Tuyết Mai năm 2013 cũng nhận thấy có mối liên quan giữa thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ týp 2 với tỷ lệ biến chứng TKNB, theo đó tỷ lệ bệnh TKNB ở BN ĐTĐ týp 2 phát hiện < 5 năm là 55,2%; 5 – 10 năm là 83,3% và > 10 năm gặp ở 100,0% trường hợp [2].

Tuy vậy trong nghiên cứu mối liên quan có ý nghĩa giữa thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ týp 2 với dị cảm tê bì và kiến bò, theo đó những BN có rối loạn cảm giác này có thời gian phát hiện bệnh trung bình cao hơn so với những BN không có các triệu chứng trên. Các triệu chứng khác của bệnh TKNB đều liên quan không có ý nghĩa.

Trần Thị Tuyết Mai còn xác lập

được mối tương quan nghịch có ý nghĩa giữa thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ týp 2 với tốc độ dẫn truyền vận động dây thần kinh chày, với biên độ sóng dẫn truyền vận động cũng ở dây thần kinh chày [2], [1].

Mối liên quan giữa biểu hiện dị cảm và giảm rung âm thoa ở BN ĐTĐ týp 2 gặp với tỷ lệ cao hơn đối với những trường hợp kiểm soát HbA1c ở mức kém. Các triệu chứng lâm sàng còn lại đều liên quan không có ý nghĩa.

Tác giả Yesar MH năm 2011 nhận thấy ở BN ĐTĐ týp 2 có bệnh TKNB thì GTTB HbA1c cao hơn có ý nghĩa, còn biện pháp điều trị, loại thuốc được sử dụng lại liên không có ý nghĩa thống kê. Tất cả các triệu chứng lâm sàng bệnh TKNB của BN nghiên cứu đều liên quan không có ý nghĩa với mức kiểm soát glucose máu lúc đói [3], [4], [8].

3.2. Liên quan chỉ số điện thần kinh – cơ với thời gian phát hiện bệnh, HbA1c

Tổn thương TKNB ở BN ĐTĐ týp 2 thường gia tăng theo TGPHB. Thởi gian phát hiện bệnh càng dài càng dẫn đến tổn thương nhiều hơn sợi trục và myelin của dây thần kinh.

Những tổn thương cấu trúc của dây thần kinh dẫn đến biến đổi các chỉ số chức năng. Thật vậy trong số các chỉ số điện thần kinh – cơ dây thần kinh giữa nhận thấy biên độ DTVĐ; biên độ và tốc độ dẫn truyền cảm giác tương quan nghịch có ý nghĩa với TGPHB, trong khi đó các chỉ số DTVĐ theo dây thần kinh chày tương quan không có ý nghĩa với TGPHB [6], [5].

Có lẽ nhiều nhất là mối tương quan có ý nghĩa đã được xác lập giữa các chỉ số điện thần kinh – cơ với chỉ số HbA1c. Tình trạng bệnh và mức kiểm soát glucose chủ yếu dựa vào HbA1c.

Mức độ kiểm soát glucose thông qua chỉ số HbA1c sẽ liên quan với các biến chứng trong đó có biến chứng TKNB. Trong khi các triệu chứng lâm sàng tổn thương TKNB hầu như liên quan không có ý nghĩa với HbA1c thì giữa các chỉ số điện thần kinh – cơ lại có khá nhiều các chỉ số tương quan có ý nghĩa với HbA1c.

Tùy theo dây thần kinh được khảo sát, tùy thuộc vào chức năng dẫn truyền vận động hoặc cảm giác mà tương quan có ý nghĩa với HbA1c.

Tuy có sự đa dạng, khác nhau song có thể nói những dây thần kinh được khảo sát có chỉ số điện thần kinh – cơ tương quan có ý nghĩa với HbA1c đều là tương quan mức độ vừa hoặc ít, thời gian tiềm thì tương quan thuận, biên độ hoặc tốc độ dẫn truyền tương quan nghịch.

Tất cả mối tương quan có ý nghĩa đều với giá trị p < 0,05. Qua đó nhận thấy trong số các chỉ số khảo sát mối tương quan với chỉ số điện thần kinh – cơ chỉ có HbA1c là xác lập được nhiều mối tương quan nhất.

Đây là bằng chứng cho thấy biến đổi của các chỉ số điện thần kinh – cơ ở BN ĐTĐ týp 2 liên quan mật thiết với mức kiểm soát glucose máu dựa vào HbA1c [2], [8], [7].

II. KẾT LUẬN

+ Tỷ lệ rối loạn cảm giác chủ quan gia tăng khi thời gian phát hiện bệnh kéo dài và kiểm soát HbA­1c mức độ kém.

+ Biên độ dẫn truyền vận động và cảm giác tương quan nghịch có ý nghĩa với thời gian phát hiện bệnh tại dây thần kinh giữa.

+ Thời gian tiềm vận động và cảm giác tương quan thuận, 2 chỉ số là biên độ, tốc độ dẫn truyền vận động và cảm giác tương quan nghịch với HbA1c tại dây thần kinh giữa.

+ Biên độ và tốc độ dẫn truyền vận động tương quan nghịch với HbA1c tại dây thần kinh chày.

TÓM TẮT

Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát mối liên quan giữa triệu chứng lâm sàng (LS) tổn thương thần kinh ngoại biên (TKNB), chỉ số điện thần kinh – cơ với thời gian phát hiện bệnh (TGPHB), HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (BN ĐTĐ týp 2). Đối tượng và phương pháp: 53 BN ĐTĐ týp 2 được khai thác triệu chứng LS tổn thương thần kinh ngoại biên và đo chỉ số điện thần kinh – cơ ở dây thần kinh giữa và chày sau, xét nghiệm HbA1c. Kết quả: Tỷ lệ rối loạn cảm giác gia tăng theo TGPHB và HbA1c. Biên độ dẫn truyền vận động (DTVĐ) và cảm giác tương quan nghịch với TGPHB. Thời gian tiềm vận động và cảm giác tương quan thuận; biên độ và tốc độ DTVĐ và cảm giác tương quan nghịch với HbA1c tại dây thần kinh giữa. Biên độ và tốc độ DTVĐ tương quan nghịch với HbA1c tại dây thần kinh chày. Kết luận: Tỷ lệ triệu chứng LS tổn thương TKNB gia tăng theo TGPHB và HbA1c. Các chỉ số điện thần kinh – cơ tương quan với TGPHB, HbA1c.

Từ khóa: Đái tháo đường týp 2, bệnh thần kinh ngoại biên, chỉ số điện thần kinh – cơ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Tôn Thất Kha, Nguyễn Trọng Hưng (2012), “Nghiên cứu tổn thương nhiều dây thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 bằng thăm dò điện sinh lý thần kinh ngoại vi”, Tạp chí Nội tiết-Đái tháo đường, số 6, tr. 90 – 99.
  2. Trần Thị Tuyết Mai (2013), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh đa dây thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường”, Luận văn bác sĩ chuyên khoa 2, Học viện quân y.
  3. Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Hải Thủy (2007), “Liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ và bệnh thần kinh xa gốc chi ở bệnh nhân đái tháo đường”, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết – chuyển hóa lần thứ 3, Nhà xuất bản y học, tr.405 – 412.
  4. Adgaonkar A. A., Dawange A. A, Adgaonkar S. A. et al (2014), “Clinical profile of peripheral neuropathy in diabetes mellitus by nerve conduction study”, Scholars Journal of Applied Medical Sciences, 2(6A), pp. 1973 – 1977.
  5. Huynh W., Kiernan M. C. (2011), “Nerve conduction studies”, Reprinted from Australian family physican, 40(9), pp. 693 – 697.
  6. Menz H. B., Lord S. R., George R. St. et al (2004), “Walking stability and sensorimotor function in older people with diabetes peripheral neuropathy”, Published by Elsevier Inc, 85(2), pp. 245 – 252.
  7. Sonawane P.P. (2015), “Effect of glycemic status on peripheral nerve conduction in lower limbs in tye 2 diabetes mellitus patients”, Interational Journal of Research in medical sciences, 3(6), pp. 1505 – 1510.
  8. Yesar M. H. Al, Shamma M.B.Ch.B, et al (2011), “Prevalence of peripheral neuropathy in type 2 diabetic patients”, Kufa Med Journal, 14(2), pp.51-64.
  9. Bouhassira D, Lanteri-Minet M, Attal N, et al. Prevalence of chronic pain with neuropathic characteristics in the general population. Pain 2008;136:380–7.
  1. Vinik E, Paulson J, Ford-Molvik S, et al. German-Translated Norfolk Quality of Life (QOL-DN) identifies the same factors as the English version of the tool and discriminates different levels of neuropathy severity. J Diabetes Sci Technol 2008;2:1075–86.
  1. Vinik AI, Casellini CM. Guidelines in the management of diabetic nerve pain: clinical utility of pregabalin. Diabetes Metab Syndr Obes 2013;6:57–78.
  1. Vinik A, Emir B, Raymond C, et al. The relationship between pain relief and improvements in patient function/quality of life in patients with painful diabetic peripheral neuropathy or post-herpetic neuralgia treated with pregabalin. Clin Ther 2013;35(5):612–23.
  1. Castro MM, Daltro C. Sleep patterns and symptoms of anxiety and depression in patients with chronic pain. Arq Neuropsiquiatr 2009;67:25–8.
  2. Gore M, Brandenburg NA, Dukes E, et al. Pain severity in diabetic peripheral neuropathy is associated with patient functioning, symptom levels of anxiety and depression, and sleep. J Pain Symptom Manage 2005;30:374–85.
  1. Boulanger L, Zhao Y, Foster TS, et al. Impact of comorbid depression or anxiety on patterns of treatment and economic outcomes among patients with diabetic peripheral neuropathic pain. Curr Med Res Opin 2009;25:1763–73.
Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …