NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG SỐNG BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 QUA BỘ CÂU HỎI SHORT FORM 36
Đào Thị Dừa*, Nguyễn Duy Thành*, Trần Thị Bích Thủy*
*Bệnh Viện Trung ương Huế
ABSTRACT
Assessement of the quality of life for type 2 diabetic patients by the short form 36 questionnaire scoring
Title: Study the quality of life of type 2 diabetic patients through the short form 36 questionnaire. Author: Dua Dao Thi, Thanh Nguyen Duy, Hue Cetral Hospital Background: Quality of life of type 2 diabetic patients was interested. Age, time of disease detection, level of metabolic control are factors influencing in the quality of life of patients. SF-36 have been applied to assess the diabetic patient’s quality of life in many countries. Vietnam has not been applied much. Therefore, we conducted a research topic: ” Study the quality of life of type 2 diabetic patients through the short form 36 questionnaire”. Objective: 1. Assessing the quality of life of type 2 diabetic patients treated at Hue Central Hospital through the short form 36 questionnaire. 2. Learn the influence of age, time of disease detection, level of metabolic control to quality of life of patients. Subjects and Methods Study: 328 patients received a diagnosis of diabetes according to American Diabetes Association 2014. Research by the method described cross, convenient sampling. Results: Women accounted for 56.1% of patients; The average age 64.75 ± 11.69. Quality of life of type 2 diabetes patients was 50.58 ± 20.59 points, physical health in type 2 diabetes patients was 51.62 ± 21.81 points, and mental health was 49.90 ± 18.58 points. Patients with type 2 diabetes have a good quality of life was 16.2%; pretty average and average was 70.1%; poor quality of life was 13.7%. Age, duration detecting diabetes and HDL-C concentrations were independent influence significantly on both Physical health and mental health of type 2 diabetes patients. Conclusion: Quality of life of type 2 diabetes patients was 50.58 ± 20.59 points Age, duration detecting diabetes and HDL-C concentrations were independent influence significantly on both physical health and mental health of type 2 diabetes patients.
Chịu trách nhiệm chính: Đào Thị Dừa
Ngày nhận bài: 12.11.2016
Ngày phản biện khoa học: 24.11.2016
Ngày duyệt bài: 1.12.2016
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là vấn đề sức khỏe cộng đồng, chất lượng sống (CLS) của bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) ngày càng được quan tâm. Tuổi, thời gian phát hiện bệnh, mức độ kiểm soát chuyển hóa là những yếu tố ảnh hưởng đến CLS người bệnh. Hiện nay, có nhiều bộ câu hỏi dùng để đánh giá CLS của bệnh nhân, bộ câu hỏi Short Form 36 được nhiều nước ứng dụng để đánh giá CLS của bệnh nhân ĐTĐ [10]. Việt Nam đã có phiên bản việt hóa nhưng chưa được áp dụng nhiều. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu chất lượng sống bệnh nhân đái tháo đường týp 2 qua bộ câu hỏi Short Form 36” nhằm hai mục tiêu:
1/ Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị tại bệnh viện Trung Ương Huế qua bộ câu hỏi Short Form 36
2/ Tìm hiểu ảnh hưởng của tuổi, thời gian phát hiện bệnh và kiểm soát chuyển hóa đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 được điều trị tại Khoa nội Nội tiết – Thần kinh Bệnh viện Trung ương Huế từ 2/2014 – 7/2015. Bệnh nhân được chẩn đoán xác định ĐTĐ theo Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ 2014 và chẩn đoán ĐTĐ týp 2 áp dụng một số tiêu chuẩn phân loại của WHO 2005.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu: Theo phương pháp mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện gồm 328 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thỏa mãn tiêu chuẩn chọn bệnh.
2.2.2. Biến số nghiên cứu:
– Tuổi, thời gian phát hiện bệnh (năm)
– Đánh giá mức độ kiểm soát chuyển hóa ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 theo khuyến cáo của Hội Nội tiết- Đái tháo đường Việt Nam 2009:
Bảng 2.1. Mức độ kiểm soát chuyển hóa bệnh nhân ĐTĐ týp 2
Chất lượng sống: Tổng điểm CLS là trung bình cộng của 8 lĩnh vực sức khỏe
Bảng 2.2. Các lĩnh vực sức khỏe và tình trạng sức khỏe
– Ghi nhận điểm SF-36: Các câu trả lời được ghi điểm từ điểm 0 đến 100, điểm 100 là mức đại diện cho CLS tốt nhất của bệnh nhân (bảng 2.3)
Bảng 2.3. Điểm số các câu trả lời
– Phân loại CLS bệnh đái tháo đường theo SF 36: CLS kém: 0-25 điểm. CLS trung bình: >25-50 điểm. CLS trung bình khá: >50- 75 điểm. CLS tốt: >75 điểm
2.2.3. Xử lý phân tích số liệu: Thông tin thu được từ bảng điểm SF– 36 sẽ mã hóa và nhập vào Excel và xử lý bằng phần mềm SPSS.
3. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm chung
Bệnh nhân nữ chiếm 56,1%; Độ tuổi trung bình là 64,75 ± 11,69 năm.
3.2. Chất lượng sống của bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Bảng 3.2. Các lĩnh vực sức khỏe và phân loại chất lượng sống của bệnh nhân ĐTĐ
Hình 3.1. Điểm trung bình CLS:CLS bệnh nhân ĐTĐ týp 2: 50,58 ± 20,59 điểm.
SKTC: 51,62 ± 21,81 điểm, SKTT: 49,90 ± 18,58 điểm
3.3. Ảnh hưởng của tuổi, thời gian phát hiện bệnh và kiểm soát chuyển hóa đến chất lượng sống của bệnh nhân
Bảng 3.3. Tương quan hồi quy đa biến
Phương trình hồi quy đa biến:
Sức khỏe thể chất = 129,832 – 0,794 (tuổi) – 0,687 (thời gian bị ĐTĐ) + 0,238 (BMI) -0,097 (HA tâm thu) – 0,101 (HA tâm trương) -0,247 (đường máu đói) – 0,632 (HbA1C) – 4,171 (cholesterol toàn phần) + 1,225 (triglycerid) + 2,547 (LDL-C) + 11,654(HDL-C).
Sức khỏe tinh thần = 97,596 – 0,475(tuổi) – 0,576(thời gian bị ĐTĐ) + 0,295 (BMI) -0,092 (HA tâm thu) – 0,05 (HA tâm trương) -0,338 (đường máu đói) – 0,256 (HbA1C) – 2,631 (cholesterol toàn phần) + 0,894(triglycerid) + 0,838 (LDL-C) + 10,499(HDL-C).
4. BÀN LUẬN
4.1. Chất lượng sống của bệnh nhân đái tháo đường qua bảng điểm SF-36
Qua nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận CLS của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là 50,58 ± 20,59 điểm thuộc mức trung bình khá.
Trong đó lĩnh vực thấp điểm nhất là giới hạn chức năng với trung bình 34,22 điểm; cao điểm nhất là hoạt động chức năng với trung bình 74,09 điểm. SKTC bệnh nhân ĐTĐ là 51,62 ± 21,81 điểm, thuộc loại trung bình khá và SKTT là 49,90 ± 18,58 điểm, thuộc loại trung bình. Bệnh nhân ĐTĐ có chất lượng sống tốt 16,2%; trung bình khá và trung bình chiếm 70,1%; chất lượng cuộc sống kém là 13,7%.
So sánh với các nghiên cứu khác trong và ngoài nước [2], [3], [10]:
Nghiên cứu về CLCS ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 Võ Tuấn Khoa cho thấy các lĩnh vực CLS của nhóm ĐTĐ dao động từ 34,7 – 63,3 điểm; bệnh nhân ĐTĐ sau đoạn chi dao động từ 28,3 – 56,6 điểm. Trong đó, lĩnh vực có điểm thấp nhất là đánh giá sức khỏe và cao điểm nhất là hoạt động chức năng [2].. Nghiên cứu của Faith D. ghi nhận rằng bệnh nhân ĐTĐ không những suy giảm về SKTT mà SKTC cũng suy giảm rõ so với người không bị ĐTĐ [4].
Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận ĐTĐ là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đáng kể đến SKTT của người bệnh, thường là những biểu hiện trầm cảm, lo âu, không muốn tham gia vào các hoạt động của gia đình cũng như xã hội. Hillary Bogner cũng nhận định những bệnh nhân ĐTĐ dễ bị mắc trầm cảm, 50% bệnh nhân ĐTĐ bị trầm cảm tử vong sau 2 năm nếu không được điều trị trầm cảm [6]. Firooze Derakhshanpour nghiên cứu trên 330 bệnh nhân ĐTĐ có 58,2% có triệu chứng trầm cảm và CLS bệnh nhân ĐTĐ bị trầm cảm giảm hơn nhiều so với nhóm ĐTĐ không trầm cảm, CLS bệnh nhân ĐTĐ có và không có trầm cảm là 50,7 và 60,5 điểm [4]. Như vậy, so với người không bị ĐTĐ, CLS bệnh nhân ĐTĐ giảm nhiều. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định của một số tác giả.
4.2. Ảnh hưởng của tuổi, thời gian phát hiện bệnh và kiểm soát chuyển hóa đến chất lượng sống của bệnh nhân.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi, thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ và nồng độ HDL-C có ảnh hưởng độc lập có ý nghĩa thống kê lên cả SKTC và SKTT của bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Tuổi của bệnh nhân ĐTĐ càng tăng thì CLS càng giảm (r = -0,414; p<0,001) và thời gian mắc bệnh ĐTĐ càng lâu thì chất CLS càng giảm ( r = -0,262; p<0,001). Nghiên cứu Hakan Demirci ghi nhận thời gian mắc bệnh ĐTĐ là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất CLS [6]. Theo Russell, lớn tuổi cũng là yếu tố tác động làm cho chất lượng CLS bệnh nhân ĐTĐ giảm. Nghiên cứu Kazemi Galougahi cũng cho thấy tuổi tác động đến CLS [8]. Nghiên cứu của Georgios Koukoulis trên hơn 500 bệnh nhân ĐTĐ týp 2, theo dõi trong vòng 6 tháng, nhận thấy kiểm soát chuyển hóa tốt hơn với HbA1c giảm từ 8,3 ± 0,5 còn 7,4 ± 0,7 sau 3 tháng, và 7,2 ± 0,6 sau 6 tháng và có tác động tích cực tới chất CLS bệnh nhân [10].
Theo nghiên cứu của UKPDF (United Kingdom Prospective Diabetes Study) kết luận kiểm soát glucose máu tốt thì sẽ giảm tỷ lệ biến chứng ở bệnh nhân ĐTĐ có ý nghĩa thống kê (p<0,052). Nghiên cứu Lau CY ghi nhận kiểm soát đường máu giúp cải thiện SKTT [9]. Nhiều nghiên cứu cho thấy, mức độ kiểm soát chuyển hóa có liên quan đến sự xuất hiện các biến chứng và từ đó ảnh hưởng đến CLS người bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ ghi nhận tuổi, thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ, giảm nồng độ HDL-C là có ảnh hưởng độc lập có ý nghĩa thống kê lên CLS của bệnh nhân ĐTĐ týp 2.
5. KẾT LUẬN
Nghiên cứu chất lượng sống 328 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 chúng tôi ghi nhận:
– CLCS của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là 50,58 ± 20,59 điểm thuộc mức trung bình khá. Sức khỏe thể chất bệnh nhân ĐTĐ là 51,62 ± 21,81 điểm, thuộc loại trung bình khá và sức khỏe tinh thần là 49,90 ± 18,58 điểm, thuộc loại trung bình. Bệnh nhân ĐTĐ có chất lượng cuộc sống tốt 16,2%; trung bình khá và trung bình chiếm 70,1%; chất lượng cuộc sống kém là 13,7
– Tuổi, thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ và nồng độ HDL-C là những yếu tố ảnh hưởng độc lập có ý nghĩa thống kê lên sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của bệnh nhân ĐTĐ týp 2
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Chất lượng sống (CLS) bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) là một vấn đề đang được quan tâm. Tuổi, thời gian phát hiện bệnh, mức độ kiểm soát chuyển hóa là những yếu tố ảnh hưởng đến CLS người bệnh. Bộ câu hỏi Short Form 36 đã được nhiều nước ứng dụng để đánh giá CLS của bệnh nhân ĐTĐ, Việt Nam chưa được áp dụng nhiều. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu chất lượng sống bệnh nhân đái tháo đường týp 2 qua bộ câu hỏi Short Form 36”. Mục tiêu: 1. Đánh giá chất lượng sống của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị tại bệnh viện Trung Ương Huế qua bộ câu hỏi Short Form 36. 2. Tìm hiểu ảnh hưởng của tuổi, thời gian phát hiện bệnh và kiểm soát chuyển hóa đến chất lượng sống của bệnh nhân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 328 bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ theo Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ 2014. Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện. Kết quả: Bệnh nhân nữ chiếm 56,1%; Độ tuổi trung bình là 64,75 ± 11,69. CLS của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là 50,58 ± 20,59 điểm, SKTC là 51,62 ± 21,81 điểm và SKTT là 49,90 ± 18,58 điểm. Bệnh nhân ĐTĐ có CLS tốt là 16,2%; trung bình khá và trung bình là 70,1%; chất lượng sống kém là 13,7%. Tuổi, thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ và nồng độ HDL-C có ảnh hưởng độc lập lên cả SKTC và SKTT của bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Kết luận: CLS bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là 50,58 ± 20,59 điểm. Tuổi, thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ và nồng độ HDL-C là có ảnh hưởng độc lập có ý nghĩa thống kê lên cả SKTC và SKTT bệnh nhân ĐTĐ
týp 2.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Mai Văn Hoàng và Nguyễn Hữu Kỳ (2008), Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường tại khoa nội tiết bệnh viện Trung ương Huế, luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa, Đại học Y Dược Huế.
- Võ Tuấn Khoa (2007), Nghiên cứu về bảng đánh giá chất lượng cuộc sống short form 36 và ứng dụng để đánh giá chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân đái tháo đường sau đoạn chi tại bệnh viện Chợ Rẫy, Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y dược Hồ Chí Minh.
- Bergmann N. (2014), “Diabetes and ischemic heart disease: double jeopardy with regard to depressive mood and reduced quality of life“, Endocrine connections, pp. 156-160.
- Faith Dickerson and Clayton H. (2006), “Quality of life in individuals with serious mental illness and type 2 diabetes“, diabetes Care, pp. 31-39.
- Glasgow R. E., Ruggiero L. and Eakin E. G. (1997), “Quality of life and associated characteristics in a large national sample of adults with diabetes“, Diabetes Care. 20, pp. 562-567.
- Hakan Demirci. and Cinar Y. (2012), “Quality of life in type 2 diabetic patients in primary health care“, Danish Medical Journal
- Kazemi-Galougahi M. H. and Ghaziani H. N. (2012), “Quality of life in type 2 diabetic patients and related effective factors“, Indian Journal of medical sciences. 66, pp. 230-237.
- Koukoulis G., Melidonis A. and Milios K. (2015), “Quality of life of insulin-naive people with type 2 diabetes mellitus inadequately controlled on oral antidiabetic drugs after the addition of insulin Glargine, in every day clinical practice in Greece “, Journal of diabetes, metabolic disorders & control 2(2), pp. 1-9.
- Lau C.Y. and Qureshi A.K. (2004), “Association between glycaemic control and quality of life in diabetes melitus“, J Postgrad Med. 50,
189-194. - Shanableh S. and Abdulkarem A. (2015), “Quality of life of diabetic patients on different types of antidiabetic medications”, International journal of pharmaceutical sciences and research. 6(8), pp. 3467-3471.
- Wild S, Roglic G, Green A, Sicree R, King H (2004) Global prevalence of diabetes: estimates for the year 2000 and projections for 2030. Diabetes Care 27: 1047-1053.
- Ahmed KA, Muniandy S, Ismail IS (2010) Type 2 Diabetes and VascularComplications: A pathophysiologic view. Biomedical Research 21: 147-155.
- 3Aujla N, Skinner TC, Khunti K, Davies MJ (2010) The prevalence of depressive symptoms in a white European and South Asian population with impaired glucose regulation and screen-detected Type 2 diabetes mellitus: a comparison of two screening tools. Diabet Med 27: 896-905.
- McIntyre RS, Kenna HA, Nguyen HT, Law CW, Sultan F, et al. (2010) Brain volume abnormalities and neurocognitive deficits in diabetes mellitus: points of pathophysiological commonality with mood disorders? Adv Ther 27: 63-80.