NGHIÊN CỨU ĐỘ CỨNG ĐỘNG MẠCH QUA SÀNG LỌC
3133 TRƯỜNG HỢP
Quách Hữu Trung*, Phạm Tuấn Dương**
*Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Bộ CôngAn, Bệnh viện 19/8 Hà Nội
SUMMARY
Research on arterial stiffness
by screening 3133 people
Background: arterial stiffness is the term used only resilient arterial contractile cardiac cycle. The meta-analysis showed increased arterial stiffness in patients having hypertension, diabetes, obesity … and are related to cardiovascular events (myocardial infarction, cerebral stroke, death from heart…). Pulse wave velocity (PWV), pulse pressure (PP), Ankle Brachial Index (ABI) is the index of arterial stiffness were investigated for damage organ trade asymptomatic hypertension in humans under the guidance of the European heart Association / European Society of hypertension (ESH / ESC) 2007-2013. Carotid-femoral pulse wave velocity (cfPWV) is the “gold standard” to assess aortic stiffness has independent predictive value for cardiovascular events fatal and non-fatal in hypertensive patients. The value of brachial- ankle Pulse Wave Velocity (baPWV) >1450 cm/sec is equivalent to the threshold cfPWV >1200 cm/sec. Objective: to assess arterial stiffness in screening populations and find a relationship between the components of arterial stiffness with some clinical parameters. Subjects and Methods: the study on 3133 people aged 21 to 90 years (481 women, 2652 men, 55.7 ± 7.6 years old average), examined and treated at the 198 Hospital since January 2014 to May 2016. Arterial stiffness was assessed by brachial- ankle pulse wave velocity (baPWV), ABI, PP, systolic blood pressure (SBP) and MAP (Mean Arterial Presure). The subjects were measured waist circumference, height, weight and other indicators atherosclerosis by VP-1000Plus machine (Omron). Data processed by SPSS 18.0. Results: The average baPWV was 1529,6 ± 325,0 cm/sec, with 53% of cases had increased baPWV ≥1450 cm/sec and 16.7% had increased baPWV ≥1800 cm /sec. ABI average of 0.08 ± 1.11, with 2.6% of the cases ≤ 0.9. PP average of 57.2 ± 14.4 mmHg, with 34.9% of cases increased ≥60mmHg. Women have increased the MAP, heart rate, PP higher than males, men have increased the baPWV, ABI, SBP higher than women. The difference was statistically significant with increased waist circumference when on the index SBP, PP, ABI, baPWV and with increasing BMI ≥23 when on the index SBP, MAP, baPWV. Increased waist circumference have 1.5 times the risk of increased baPWV ≥1450 cm/sec. Age over 40 have 1.8 times the risk of increased baPWV ≥1450 cm/sec. baPWV, SBP, MAP increases with each age group had a statistically significant p <0.001. Conclusion: the rate of brachial- ankle Pulse Wave Velocity ≥1450 cm/sec is 53% and 16.7% to the level ≥1800 cm/sec, with 34.9% increase in pulse pressure and 2.6% of ABI <0.9. Arterial stiffness related to age (baPWV, SBP, MAP increases with each age group. Age over 40 have 1.8 times the risk of increased brachial- ankle pulse wave velocity ≥1450 cm/sec), to waist circumference (increased waist circumference have 1.5 times the risk of increased brachial- ankle pulse wave velocity ≥1450 cm/sec), to gender (increase MAP, heart rate, PP in women and baPWV, ABI, SBP in men when compared). The difference was statistically significant with increased waist circumference when on the index SBP, PP, ABI, baPWV; with BMI ≥23 when on SBP, MAP, baPWV. In clinical practice needs to take a test that measures arterial stiffness for screening populations, particularly those with age and other cardiovascular risks.
Keywords: arterial stiffness, pulse wave velocity, baPWV, PP, ABI, MAP, SBP.
Chịu trách nhiệm chính: Quách Hữu Trung
Ngày nhận bài: 12.11.2016
Ngày phản biện khoa học: 24.11.2016
Ngày duyệt bài: 1.12.2016
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Độ cứng của động mạch lớn (arterial stiffness) cùng với hiện tượng phản xạ sóng mạch đã được xác định là yếu tố quyết định sinh lý bệnh quan trọng nhất của tăng huyết áp và áp lực mạch (Pulse Pressure – PP) tăng dần theo tuổi. Vận tốc sóng mạch động mạch cảnh-đùi (carotid femoral PWV – cfPWV) là “tiêu chuẩn vàng” để đo độ cứng động mạch chủ và có giá trị tiên đoán độc lập cho biến cố tim mạch gây tử vong và không tử vong ở bệnh nhân tăng huyết áp. Mặc dù mối quan hệ giữa độ cứng động mạch chủ và các biến cố tim mạch là liên tục, một ngưỡng cfPWV >12m/s đã được đề xuất trong các hướng dẫn của Hội tim mạch châu Âu/Hội tăng huyết áp châu Âu (ESH/ESC) 2007-2013 như một ước tính thận trọng về sự thay đổi quan trọng của chức năng động mạch chủ ở bệnh nhân trung niên tăng huyết áp. Một tuyên bố chuyên gia đồng thuận gần đây đã điều chỉnh giá trị ngưỡng này đến 10m/s. Giá trị bổ xung của vận tốc sóng mạch vượt trên cả các yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống bao gồm cả thang điểm SCORE và FRAMINGHAM đã được chứng minh trong một số nghiên cứu. Ngoài ra, một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân có nguy cơ trung gian có thể được phân loại lại thành một nguy cơ tim mạch cao hơn hoặc thấp hơn khi độ cứng động mạch được đo.
Hạn chế lớn của đo vận tốc sóng mạch động mạch cảnh-đùi (cfPWV) là phương pháp kém chính xác và khó chuẩn hóa khi đo vận tốc sóng mach dọc theo động mạch chủ. Vận tốc sóng mạch động mạch cánh tay-cổ chân (baPWV) lả giải pháp được lựa chọn trong thực tế vì đã khắc phục được các nhược điểm trên. Đo baPWV là dễ dàng, thời gian đo ngắn và có thể đo lại nhiều lần. Trong hơn một thập kỷ qua, biện pháp này đã được sử dụng rộng rãi ở các nước Đông Á. Phân tích tổng hợp các nghiên cứu thuần tập được tiến hành trong dân số chung với tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc bệnh thận giai đoạn cuối và các cá nhân có nguy cơ cao khác đã chỉ ra rằng cứ 1 m/giây tăng thêm của baPWV có liên quan với tăng 12% nguy cơ biến cố tim mạch. Do đó, Hiệp hội Tuần hoàn Nhật Bản đã đề xuất rằng ngưỡng baPWV >1800 cm/ giây là một ngưỡng cho thể loại có nguy cơ cao. Giá trị của baPWV >1450 cm/giây tương đương với ngưỡng cfPWV >1200 cm/giây cũng được đề nghị theo nghiên cứu của Tanaka khi nghiên cứu đánh giá độ cứng động mạch qua so sánh hai phương pháp đo baPWV và cfPWV trên 2287 người năm 2009.
‘’Nghiên cứu độ cứng động mạch qua sàng lọc 3133 bệnh nhân’’ nhằm 2 mục tiêu:
- Đánh giá độ cứng động mạch qua khám sàng lọc.
- Tìm hiểu mối liên quan giữa các thành phần của độ cứng động mạch với các thông số lâm sàng, cận lâm sàng.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân từ 21 đến 90 tuổi khám và điều trị tại Bệnh viện 19-8 từ tháng 01/2014 đến tháng 05/2016.
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Độ cứng động mạch được đánh giá bằng vận tốc sóng mạch cánh tay-cổ chân (baPWV), áp lực mạch (PP), huyết áp tâm thu (SBP), huyết áp trung bình (MAP) và chỉ số cổ chân cánh tay (ABI). Các đối tượng đều được khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng và đo các chỉ số đánh giá độ cứng động mạch bằng máy VP-1000Plus (Omron).
3. Xử lý số liệu: trên phần mềm SPSS 18.0
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1: Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
Tuổi trung bình 55,7 ± 7,6 và nam giới chiếm 84,6%, nữ giới chiếm 15,4%. Vòng bụng và BMI trung bình của nam lớn hơn so với nữ.
Bảng 3.2: Các thông số tăng độ cứng động mạch
53% có tăng baPWV theo khuyến cáo EHC/ESC; 34,9% có tăng PP và 2,6% có giảm chỉ số ABI.
Bảng 3.3: Các thông số độ cứng động mạch so sánh theo giới
baPWV, ABI, SBP ở nữ nhỏ hơn và MAP, nhịp tim, PP lớn hơn so với nam có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.4: Liên quan độ cứng động mạch với tăng vòng bụng
Khác biệt có ý nghĩa thống kê khi có tăng vòng bụng trên các chỉ số SBP, PP, ABI, baPWV.
Bảng 3.5: Liên quan độ cứng động mạch với tăng vòng bụng
Nguy cơ tăng độ cứng động mạch (vận tốc sóng mạch ≥1450 cm/giây) tăng 1,5 lần khi có tăng vòng bụng.
Bảng 3.6: Liên quan độ cứng động mạch với thừa cân và béo phì
Khác biệt có ý nghĩa thống kê khi có tăng vòng bụng trên các chỉ số SBP, MAP, baPWV.
Bảng 3.7: Liên quan độ cứng động mạch với tuổi
Nguy cơ tăng độ cứng động mạch (vận tốc sóng mạch ≥1450 cm/giây) tăng 1,8 lần khi tuổi lớn hơn 40.
Bảng 3.8: Liên quan vận tốc sóng động mạch với các nhóm tuổi
Vận tốc sóng mạch tăng dần theo từng nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê p <0,001.
Bảng 3.9: Liên quan huyết áp tâm thu với các nhóm tuổi
Huyết áp tâm thu tăng dần theo từng nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê p <0,001.
Bảng 3.10: Liên quan áp lực mạch với các nhóm tuổi
Áp lực mạch tăng dần theo từng nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê p <0,001.
IV. Bàn luận:
Hội tim mạch châu Âu/Hội tăng huyết áp châu Âu (ESH/ESC) 2007-2013 hướng dẫn vận tốc sóng mạch động mạch cảnh-đùi (carotid femoral PWV – cfPWV) là “tiêu chuẩn vàng” để đo độ cứng động mạch chủ và có giá trị tiên đoán độc lập cho biến cố tim mạch gây tử vong và không tử vong ở bệnh nhân tăng huyết áp với giá trị ngưỡng là 10m/s, PP ≥60mmHg và ABI <0,9 cũng là ngưỡng để tầm soát nguy cơ tổn thương cơ quan đích không triệu chứng trên bệnh nhân tăng huyết áp.
Nghiên cứu của Tanaka đánh giá độ cứng động mạch qua so sánh hai phương pháp đo baPWV và cfPWV trên 2287 người năm 2009 cho thấy có sự tương quan thuận giữa baPWV và cfPWV (r = 0,73), cả cfPWV và baPWV đều tương quan thuận với tuổi (r = 0,56 và r = 0,64), với huyết áp tâm thu (r = 0,49 và r = 0,61), với điểm Framingham (r = 0,48 và r = 0,63), giá trị của baPWV >1450 cm/giây tương đương với ngưỡng cfPWV >1200 cm/giây.
Hiệp hội Tuần hoàn Nhật Bản đã đề xuất rằng ngưỡng baPWV >1800 cm/s là một ngưỡng cho thể loại có nguy cơ cao. Phân tích tổng hợp các nghiên cứu thuần tập được tiến hành trong dân số chung với tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc bệnh thận giai đoạn cuối và các cá nhân có nguy cơ cao khác đã chỉ ra rằng cứ 1 m/giây tăng thêm của baPWV có liên quan với tăng 12% nguy cơ biến cố tim mạch.
Lacroix năm 2012 nghiên cứu đo cfPWV và baPWV trên 62 bệnh nhân nội trú (31 bệnh nhân bệnh động mạch ngoại biên không triệu chứng, 9 bệnh nhân sau mổ bắc cầu động mạch vành, 10 bệnh nhân bệnh van tim và 12 bệnh nhân sau phẫu thuật bóc vữa xơ động mạch cảnh) kết luận rằng PWV trung ương hoặc ngoại biên đều là là yếu tố dự báo độc lập của nguy cơ biến cố tim mạch.
Nguyễn Thị Minh năm 2015 nghiên cứu mối liên quan giữa độ cứng động mạch và các thành phần của hội chứng chuyển hóa thấy độ cứng động mạch của bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa tăng có ý nghĩa so với nhóm chứng (baPWV 1548,31 ± 266,19cm/giây so với 1243,67 ± 102,90cm/giây với p <0,001, PP 52,28 ± 9,21 mmHg so với 46,81 ± 6,90 mmHg với p<0,001, MAP 107,03 ± 11,61 mmHg so với 92,66 ± 7,83 mmHg với p<0,001). Độ cứng động mạch có tương quan thuận với số đo vòng bụng (r=0,301, p<0,01), chỉ số vòng bụng trên vòng mông WHR (r=0,289, p<0,01), HbA1C (r=0,388, p<0,01); tương quan nghịch với HDL-C (r=-0,232, p<0,01). Trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa, tăng độ cứng động mạch (baPWV >1450cm/giây) có tương quan với tăng HbA1C (>6,5%) [OR=1,38 (1,11-1,73)], với tăng huyết áp [OR=2,52 (1,06-6,00)], với đái tháo đường týp2 [OR= 3,75 (1,32-10,67)], với béo phì độ 2 [OR =1,97 (1,16-3,36)].
Cheng năm 2015 nghiên cứu mối liên quan giữa các thành phần của Hội chứng chuyển hóa với vận tốc sóng mạch động mạch cánh tay-cổ chân baPWV trên 8599 đối tượng. Kết quả baPWV cao hơn ở nhóm bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa so với nhóm không có hội chứng chuyển hóa ở cả hai giới với p <0,001. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy tất cả các thành phần của hội chứng chuyển hóa đều có liên quan đến baPWV trừ HDL-C và acid Uric máu trong nhóm nam giới, baPWV có liên quan đến tuổi và các thành phần của hội chứng chuyển hóa (p <0,001) với mức độ nhiều hơn ở nữ giới so với nam giới (p <0,001).
Jose nghiên cứu mối liên quan giữa các thành phần của Hội chứng chuyển hóa với vận tốc sóng mạch động mạch cánh tay-cổ chân baPWV trên 2384 đối tượng tuổi từ 35 đến 74, với 61,7% là nam giới cho thấy baPWV cao hơn có ý nghĩa (1554,6 ± 282,0) ở nhóm có Hội chứng chuyển hóa so với nhóm không có Hội chứng chuyển hóa (1496, ± 307,0) với p<0,001 cho cả 2 giới.
Hung năm 2008 nghiên cứu trên 192 người có nguy cơ tim mạch mức trung bình với chỉ số baPWV cho thấy baPWV làm tăng nguy cơ (OR=1,257 cho mỗi m/giây; 95%CI = 1,105-1,430; p <0,001) và HDL-C làm giảm nguy cơ rối loạn chức năng tâm trương (0,962 cho mỗi mg/dl; 95%CI = 0,925-1,000; p =0,05), tương quan giữa baPWV và thang điểm Framingham 10 năm ở mức độ trung bình (nam giới r = 0,306; p = 0,002. Nữ giới r = 0,548; p <0,001).
Han năm 2013 tìm hiểu mối liên quan giữa vận tốc sóng mạch và chức năng tâm trương thất trái trên 185 bênh nhân thấy có 30 biến cố tim mạch trong thời gian theo dõi 19,8 tháng khi ngưỡng vận tốc sóng mạch là 1704 cm/giây với độ nhạy 92% và độ đặc hiệu 62% giữa nhóm có và không có biến cố tim mạch hoặc nhồi máu não. Trên phân tích hồi quy đa biến cho thấy sự tăng baPWV có liên quan đến biến cố tim mạch hoặc nhồi máu não. Sự tăng của baPWV là yếu tố dự báo độc lập của nguy cơ biến cố tim mạch hoặc nhồi máu não sau khi đã điều chỉnh bởi các yếu tố tuổi, giới, tăng huyết áp và đái tháo đường.
Trần Thị Chính năm 2015 nghiên cứu trên 635 người từ 35 đến 65 tuổi (518 người có rối loạn lipid máu (RLLP) theo tiêu chuẩn NCEP-ATP III và 117 người nhóm chứng) cho thấy bệnh nhân RLLP giảm có ý nghĩa áp lực mạch (PP) ở chân so với nhóm chứng (67,98 ± 12,50 mmHg so với 70,78 ± 12,04 với p <0,05), chỉ số cổ chân cánh tay ABI (1,10 ± 0,07 so với 1,13 ± 0,06 với p<0,001). Bệnh nhân tăng Cholesterol máu giảm có ý nghĩa chỉ số cổ chân cánh tay ABI (1,10 ± 0,07 so với 1,12 ± 0,06 với p<0,005). Bệnh nhân tăng LDL-C máu giảm có ý nghĩa chỉ số cổ chân cánh tay ABI (1,10 ± 0,07 so với 1,11 ± 0,06 với p<0,001). Bệnh nhân tăng Triglycerid máu tăng có ý nghĩa độ cứng động mạch baPWV (1474,85 ± 253,99 cm/giâyso với 1417,58 ± 222,43 cm/giâyvới p<0,005), tăng huyết áp tâm trương ở tay (82,68 ± 10,11 mmHg so với 81,09 ± 9,86, p <0,001), tăng huyết áp tâm thu ở tay (133,87 ± 15,30 mmHg so với 129,73 ± 13,66, p <0,001), tăng huyết áp trung bình ở tay (101,71 ± 11,87 mmHg so với 97,70 ± 11,42, p <0,001).
Cheng năm 2015 nghiên cứu trên 954 bệnh nhân tăng huyết áp bằng phân tích hồi quy tuyến tính đa biến thấy rằng baPWV có tương quan tuyến tính với tuổi (r =0,33; p <0,001), với huyết áp tâm thu (r =0,71; p <0,001).
Kim năm 2016 nghiên cứu trên 1282 bệnh nhân đột quỵ não cấp hoặc thiếu mão não thoáng qua bằng phân tích hồi quy tuyến tính đa biến thấy rằng độ cứng động mạch có liên quan đến bệnh lý mạch máu lớn ở não kể cả cấp tính (OR=1,19; 95%CI =1,01-1,40; p=0,04) và mạn tính (OR=1,24; 95%CI =1,07-1,44; p<0,01), độ cứng động mạch là một chỉ điểm sinh học của bệnh lý mạch máu lớn ở não và cần được khảo sát cũng như đánh giá trong quá trình điều trị.
Tanaka năm 2016 nghiên cứu trên 4756 đối tượng không có tiền sử bệnh động mạch ngoại biên, có ABI trong khoảng 0,91-1,39 (chia 2 nhóm: nhóm ABI bình thường 1,01-1,39; nhóm ABI giới hạn 0,91-1,00) để tìm hiểu mối liên quan giữa chỉ số ABI và các thông số lâm sàng, cận lâm sàng. Kết quả là nhóm ABI giới hạn có tỷ lệ nhiều hơn bệnh kết hợp như đái tháo đường, bệnh lý động mạch chủ và đột quỵ. Hơn nữa, nhóm ABI giới hạn có sự liên quan tăng hơn với HbA1C, BNP (Brain Natriuretic Peptide), đường kính nhĩ trái, đường kính thất trái và liên quan giảm hơn với độ lọc cầu thận, phân suất tống máu EF. Tử vong do mọi nguyên nhân và tử vong do tim mạch là 9,3% và 4,6% ở nhóm ABI giới hạn so với 2% và 0,8% ở nhóm ABI bình thường. Mô hình hồi quy Cox có điều chỉnh cho thấy nhóm ABI giới hạn có liên quan đến tăng tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân (HR=2,27; p =0,005) và tử vong do nguyên nhân tim mạch (HR =3,47; p =0,003).
V. Kết luận:
Tỷ lệ tăng vận tốc sóng mạch động mạch cánh tay-cổ chân ≥1450 cm/giây là 53% và 16,7% với ngưỡng ≥1800 cm/giây, có 34,9% tăng áp lực mạch, tỷ lệ hẹp tắc động mạch chi dưới đánh giá sàng lọc trong quần thể bằng chỉ số ABI là 2,6%. Độ cứng động mạch có liên quan đến tuổi (vận tốc sóng mạch, huyết áp tâm thu và áp lực mạch tăng dần theo từng nhóm tuổi. Tuổi trên 40 có nguy cơ tăng 1,8 lần vận tốc sóng mạch động mạch cánh tay-cổ chân ≥1450 cm/giây), đến số đo vòng bụng (tăng vòng bụng làm nguy cơ tăng vận tốc sóng mạch động mạch cánh tay-cổ chân ≥1450 cm/giây gấp 1,5), đến giới (tăng có ý nghĩa các chỉ số MAP, nhịp tim, PP ở nữ và baPWV, ABI, SBP ở nam khi so sánh 2 giới). Khác biệt có ý nghĩa thống kê khi có tăng vòng bụng trên các chỉ số huyết áp tâm thu, PP, ABI, baPWV; khi có tăng BMI ≥23 trên các chỉ số huyết áp tâm thu, MAP, baPWV. Trong thực hành lâm sàng cần đưa xét nghiệm đo độ cứng động mạch để sàng lọc cho quần thể, đặc biệt những đối tượng có tuổi và có các nguy cơ tim mạch khác. Cần kiểm soát tốt cân nặng và tình trạng béo bụngđể hạn chế tiến triển của vữa xơ động mạch nói chung và bệnh động mạch chi dưới mạn tính nói riêng.
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: độ cứng động mạch (arterial stiffness) là thuật ngữ dùng chỉ khả năng co giãn động mạch theo chu kỳ co bóp tim. Phân tích tổng hợp cho thấy tăng độ cứng động mạch gặp trên bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì… và có liên quan tới các biến cố tim mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, tử vong do tim mạch…). Vận tốc sóng mạch (Pulse Wave Velocity – PWV), áp lực mạch (Pulse Pressure – PP), chỉ số cổ chân cánh tay (Ankle Brachial Index – ABI) là các chỉ số của độ cứng động mạch cần được khảo sát về tổn thương cơ quan đích không triệu chứng ở người tăng huyết áp theo hướng dẫn của Hội tim mạch châu Âu/Hội tăng huyết áp châu Âu (ESH/ESC) 2007-2013. Vận tốc sóng mạch động mạch cảnh-đùi (carotid femoral PWV – cfPWV) là “tiêu chuẩn vàng” để đánh giá độ cứng động mạch chủ có giá trị tiên đoán độc lập cho biến cố tim mạch gây tử vong và không tử vong ở bệnh nhân tăng huyết áp. Giá trị của vận tốc sóng mạch cánh tay cổ chân (brachial – ankle Pulse Wave Velocity – baPWV) >1450 cm/giây tương đương với ngưỡng cfPWV >1200 cm/giây.Mục tiêu: đánh giá độ cứng động mạch qua sàng lọc quần thể và tìm mối liên quan giữa các thành phần của độ cứng động mạch với thông số lâm sàng, cận lâm sàng. Đối tượng và phương pháp:nghiên cứu trên 3133 người từ 21 đến 90 tuổi (481 nữ, 2652 nam, tuổi trung bình 55,7 ± 7,6),khám và điều trị tại Bệnh viện 19-8 từ tháng 01/2014 đến tháng 05/2016. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Độ cứng động mạch được đánh giá bằng vận tốc sóng mạch cánh tay cổ chân (baPWV), chỉ số cổ chân cánh tay (ABI), áp lực mạch (PP), huyết áp tâm thu (systolic blood pressure – SBP) và huyết áp trung bình (Mean Arterial Presure – MAP). Các đối tượng đều được đo vòng bụng, chiều cao, cân nặng và các chỉ số đánh giá vữa xơ động mạch bằng máy VP-1000Plus (Omron). Số liệu xử lý bằng SPSS 18.0. Kết quả:baPWV trung bình 1529,6 ± 325,0 cm/giây, có 53% trường hợp có tăng baPWV ≥1450 cm/giây và 16,7% có tăng baPWV ≥1800 cm/giây. Chỉ số ABI trung bình 1,11 ± 0,08, có 2,6% trường hợp chỉ số cổ chân cánh tay bệnh lý (ABI ≤ 0,9). Áp lực mạch trung bình 57,2 ± 14,4 mmHg, có 34,9% trường hợp tăng áp lực mạch (PP ≥60mmHg). Nữ giới có tăng các chỉ số MAP, nhịp tim, PP lớn hơn so với nam, nam giới có tăng các chỉ số baPWV, ABI, SBP so với nữ. Khác biệt có ý nghĩa thống kê khi có tăng vòng bụng trên các chỉ số SBP, PP, ABI, baPWV và khi có tăng BMI ≥23 trên các chỉ số SBP, MAP, baPWV. Tăng vòng bụng làm nguy cơ tăng baPWV ≥1450 cm/giây gấp 1,5 lần [OR=1,51; (1,31 – 1,74); p<0,001]. Nguy cơ tăng baPWV ≥1450 cm/giây tăng 1,8 lần khi tuổi lớn hơn 40. Vận tốc sóng mạch cánh tay-cổ chân tăng dần theo từng nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê p <0,001.Huyết áp tâm thu tăng dần theo từng nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê p <0,001. Áp lực mạch tăng dần theo từng nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê p <0,001.Kết luận:tỷ lệ tăng vận tốc sóng mạch động mạch cánh tay-cổ chân ≥1450 cm/giây là 53% và 16,7% với ngưỡng ≥1800 cm/giây, có 34,9% tăng áp lực mạch, tỷ lệ hẹp tắc động mạch chi dưới đánh giá sàng lọc trong quần thể bằng chỉ số ABI là 2,6%. Độ cứng động mạch có liên quan đến tuổi (vận tốc sóng mạch, huyết áp tâm thu cánh tay và áp lực mạch tăng dần theo từng nhóm tuổi. Tuổi trên 40 có nguy cơ tăng 1,8 lần vận tốc sóng mạch động mạch cánh tay-cổ chân ≥1450 cm/giây), đến số đo vòng bụng (tăng vòng bụng làm nguy cơ tăng vận tốc sóng mạch động mạch cánh tay-cổ chân ≥1450 cm/giây gấp 1,5), đến giới (tăng có ý nghĩa các chỉ số MAP, nhịp tim, PP ở nữ và baPWV, ABI, SBP ở nam khi so sánh 2 giới). Khác biệt có ý nghĩa thống kê khi có tăng vòng bụng trên các chỉ số SBP, PP, ABI, baPWV; khi có tăng BMI ≥23 trên các chỉ số SBP, MAP, baPWV. Trong thực hành lâm sàng cần đưa xét nghiệm đo độ cứng động mạch để sàng lọc cho quần thể, đặc biệt những đối tượng có tuổi và có các nguy cơ tim mạch khác. Cần kiểm soát tốt cân nặng và tình trạng béo bụngđể hạn chế tiến triển vữa xơ động mạch nói chung và bệnh động mạch chi dưới mạn tính nói riêng.
Từ khóa:độ cứng động mạch, vận tốc sóng mạch, baPWV, PP, ABI, MAP, SBP.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Trần Thị Chính (2015). Đánh giá vữa xơ động mạch ngoại biên trên bệnh nhân rối loạn lipid máu.Tạp chí Y học Công an, số 14, tháng 9/2015, tr 36-42.
- Nguyễn Thị Minh (2015). Liên quan giữa các thành phần của Hội chứng chuyển hóa với độ cứng động mạch.Tạp chí Y học Công an, số 14, tháng 9/2015, tr 12-16.
- ESH/ESC (2013) 2013 ESH/ESC Guidelines for the management of arterial hypertension.Journal of Hypertension 2013, 31:1281–1357.
- Han Jung-Yeon, Choi Dong-Hyun, Choi Seon-Won et al (2013). Predictive Value of Brachial-Ankle Pulse Wave Velocity for Cardiovascular Events.Am J Med Sci 2013;346(2):92–97.
- Hung C S, Lin Z V, Hsu C N et al (2008). Using brachial-ankle pulse wave velocity to associate arterial stiffness with cardiovascular risks.Nutrition, Metabolism & Cardiovascular Diseases (2009) 19, 241-246.
- Jose I, Recio-Rodriguez, Leticia Gomez-Sanchez (2016). Association of the metabolic syndrome and its components with the brachial-ankle pulse wave velocity.Journal of the American Society of Hypertension 10(4S) (2016) e1–e2.
- Liying Chen, Wenhua Zhu, Linhe Mai (2015). The association of metabolic syndrome and its components with brachial-ankle pulse wave velocity in south China.Atherosclerosis 240 (2015) 345-350.
- Shingo Tanaka, Hidehiro Kaneko, Hiroto Kano (2016). The predictive value of the borderline ankle-brachial index for long-term clinical outcomes Atherosclerosis 250 (2016) 69-76.
- Valerie Lacroix, Marie Willemet, Robert Verhelst (2012). Central and peripheral pulse wave velocities are associated with ankleebrachial pressure index.Artery Research (2012) 6, 28-33.
- Yong Bum Kim, Kwang-Yeol Park, Pil-Wook Chung (2016). Brachial-ankle pulse wave velocity is associated with both acute and chronic cerebral small vessel disease.Atherosclerosis 245 (2016) 54-59.