NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CHỈ SỐ VÒNG BỤNG – CHIỀU CAO
TRONG BỆNH LÝ TIM MẠCH CHUYỂN HÓA
Quách Hữu Trung*, Phạm Tuấn Dương**
*Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Bộ CôngAn, Bệnh viện 19/8 Hà Nội
Summary
Research the value of the waist to height ratio in cardio – metabolic diseases
Backgrounds: anthropometric indicators such as Waist to Hip Ratio – WHR, Waist to Height Ratio – WHtR, Waist Circumference – WC, Body Mass Index – BMI, Mid Upper Arm Circumference – MUAC, Upper Thigh Circumference – UTC) … has proven to have predictive value related to the risk of cardiovascular metabolic diseases. WHtR have become very common to note that 0.5 threshold. The meta-analysis showed that the predictive value of WHtR greater significantly (p <0.005) than BMI and compared with WC on hypertension, diabetes, metabolic syndrome, cardiovascular events on both sexes. The message of the medical community can not simply that ‘’Keep your waist circumference to less than half your height”. Objectives: assessment WHtR in patients with cardio-metabolic disease and learn the value of WHtR than compared with traditional anthropometric indicators BMI, WC, WHR in predicting the cardio-metabolic risk. Subjects and Methods: the study on 3133 people aged 21 to 90 years (481 women, 2652 men, 55.7 ± 7.6 years old average), examined and treated at the 198 Hospital since January 2014 to May 2016. WHtR, BMI, WC, WHR were evaluated in relation to the parameters measured arterial stiffness: brachial ankle Pulse Wave Velocity (baPWV), Systolic Blood Pressure (SBP), Diastolic Blood Pressure (DBP), Mean Arterial Presure (MAP), Pulse Pressure (PP) and Ankle Brachial Index (ABI) by VP-1000Plus (Omron) machine. Data processed by SPSS 18.0. Results: WHtR and WC are related parameters SBP, DBP, MAP, PP, baPWV with p <0.001. BMI is related to the parameters SBP, DBP, MAP, baPWV with p <0.001 (unrelated to the PP). WHR related parameters SBP, MAP, baPWV with p <0.001 (unrelated to DBP, PP). ROC curve survey to compare the value of the method showed that the most valuable was WHtR to forecast the PP ≥80, baPWV ≥2050 cm/sec and ABI ≤0,9 (AUC = 65%, 61.2% and 64.2% respectively, p <0.001), followed by WHR to forecast the baPWV ≥2050 cm/sec and ABI ≤0,9 (AUC = 59.6%, p <0.05 and AUC = 62.1%, p <0.001), WC to forecast the PP ≥80 (AUC = 61.7%, p <0.001) and BMI to forecast the baPWV ≥2050 cm/sec (AUC = 40.1%, p <0.001). Conclusions: WHtR most valuable elements in anticipation of increased arterial stiffness in particular and cardiovascular metabolic diseases in general when compared to traditional indicators, followed by WC,
WHR, BMI.
Keywords:Anthropometric measures, Body Mass Index, Waist to Height Ratio, Waist Circumference, Waist to Hip Ratio, arterial stiffness.
Chịu trách nhiệm chính: Quách Hữu Trung
Ngày nhận bài: 13.11.2016
Ngày phản biện khoa học: 25.11.2016
Ngày duyệt bài: 1.12.2016
I. ĐẶT VẤN ĐÊ:
Ashwell năm 2011 phân tích tổng hợp các nghiên cứu bao gồm hơn 300.000 cá nhân ở các quần thể khác nhau trên thế giới để tìm hiểu chỉ số nhân trắc nào có giá trị cho mục đích sàng lọc các nguy cơ hoặc biến cố tim mạch chuyển hóa. Kết quả khi so sánh với BMI và WC cho thấy WHtR là một yếu tố dự báo tốt hơn cho bệnh đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, nguy cơ bệnh tim mạch ở cả hai giới trong các quần thể khác nhau và các nhóm dân tộc thiểu số. Hơn nữa, WHtR có khả năng phân biệt tốt hơn so với WC. Có sáu lý do tại sao WHtR là một chỉ số được phát triển ứng dụng nhanh:
Thứ nhất, WHtR nhạy hơn BMI như một cảnh báo sớm về nguy cơ sức khỏe. Nó liên quan đáng kể với tất cả các yếu tố nguy cơ của béo phì, hội chứng chuyển hóa và có thể dự đoán tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong trong các nghiên cứu theo dõi dọc. Hơn nữa, việc sử dụng WHtR có thể xác định những người trong phạm vi BMI vừa phải có nguy cơ chuyển hóa cao hơn, gần như chắc chắn vì WHtR liên quan chặt chẽ hơn với béo phì trung tâm. WHtR có thể nhạy cảm hơn so chu vi vòng bụng trong các quần thể khác nhau vì nó đã bao gồm việc điều chỉnh các loại thể hình khác nhau và không có tương quan giữa chiều cao với yếu tố nguy cơ chuyển hóa.
Thứ hai, giá trị ranh giới WHtR có thể được chuyển đổi thành một biểu đồ thân thiện. Một nguyên mẫu của một biểu đồ với chu vi vòng bụng trên trục X và chiều cao trên trục Y, bao gồm giá trị ranh giới đề xuất (WHtR=0.5) giữa ‘OK’ và ‘Hãy chú ý’ với một giá trị ranh giới thứ hai (WHtR=0.6) giữa ‘Hãy chú ý’ và ‘Hãy hành động’ đã được đưa ra từ giữa những năm 1990.
Các đề xuất giá trị ranh giới của WHtR (The Ashwell Shape Chart)
Thứ ba, WHtR có thể cho phép các giá trị ranh giới tương tự cho trẻ em và người lớn. Hiện nay, bằng chứng cho thấy WHtR có thể được sử dụng để dự đoán nguy cơ ở trẻ em vì chiều cao và chu vi vòng eo của trẻ em tăng liên tục theo tuổi, giá trị ranh giới 0.5 có thể được sử dụng trên tất cả các nhóm tuổi.
Thứ tư, WHtR rẻ hơn và dễ dàng hơn để đo lường và tính toán so với BMI. Đo lường của nó chỉ đơn giản đòi hỏi kiến thức về chiều cao (tự đánh giá là ổn định hơn và đáng tin cậy so với trọng lượng khi không có thiết bị đo tiêu chuẩn) và số đo vòng bụng chỉ cần thước đo mà không cần đến cân để đo trọng lượng.
Thứ năm, WHtR cho phép các giá trị giới hạn tương tự cho nam giới và nữ giới. Bình thường, nam giới cao hơn so với phụ nữ và có vòng bụng lớn hơn. Điều này có nghĩa rằng trung bình giá trị WHtR trên người trưởng thành cả hai giới đều phản ánh trung thực nguy cơ với ngưỡng 0,5.
Thứ sáu, WHtR cho phép các giá trị ranh giới tương tự cho các nhóm dân tộc khác nhau. Mặc dù đề xuất của WHO 2000 rằng chu vi vòng bụng có giá trị để dự đoán nguy cơ trong các quần thể về màu da khá đồng nhất, nơi ảnh hưởng của chiều cao là ít quan trọng. Có sự biến đổi toàn cầu lớn về chiều cao trung bình của cả hai giới, dân cư châu Á có xu hướng thấp hơn so với các quần thể màu da khác. Hơn nữa, những nguy cơ sức khỏe cho người châu Á bắt đầu tăng đối với lượng nhỏ hơn của chất béo trung tâm và vòng bụng so với các dân tộc da trắng (WHO 2000; 2004). WHtR có tác dụng chống lại những sự khác biệt này và giá trị tương tự thích hợp ở cả hai nhóm dân tộc. Việc sử dụng WHtR đã được đề xuất cùng một lúc bởi nhóm nghiên cứu các nước châu Á và Anh với ranh giới 0.5 để chỉ ra nguy cơ sức khỏe bắt đầu tăng. Nghiên cứu ngưỡng tối ưu cho WHtR trong các quần thể khác đã chỉ ra rằng 0.5 là giá trị đơn giản nhất cho cả hai giới.
Vận tốc sóng mạch động mạch cảnh – đùi (carotid femoral PWV – cfPWV) là “tiêu chuẩn vàng” để đo độ cứng động mạch chủ, một ngưỡng cfPWV >12m/s đã được đề xuất trong các hướng dẫn của Hội tim mạch châu Âu/Hội tăng huyết áp châu Âu (ESH/ESC) 2007-2013. Giá trị bổ xung của vận tốc sóng mạch vượt trên cả các yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống như thang điểm SCORE và FRAMINGHAM, một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân có nguy cơ trung gian có thể được phân loại lại thành một nguy cơ tim mạch cao hơn hoặc thấp hơn khi độ cứng động mạch được đo. Vận tốc sóng mạch động mạch cánh tay-cổ chân (baPWV) đã được sử dụng rộng rãi ở các nýớc Ðông Á. Giá trị của baPWV >1450 cm/giây tương đương với ngưỡng cfPWV >1200 cm/giây cũng được đề nghị. Phân tích tổng hợp cho thấy cứ 1 m/giây tăng thêm của baPWV có liên quan với tăng 12% nguy cơ biến cố tim mạch.
‘’Nghiên cứu giá trị của chỉ số vòng bụng-chiều cao trong bệnh lý tim mạch chuyển hóa’’ nhằm 2 mục tiêu:
- Khảo sát WHtR trên bệnh nhân bệnh tim mạch chuyển hóa.
- Tìm hiểu giá trị của WHtR so với BMI, WC, WHR qua mối liên quan với các thành phần của độ cứng động mạch.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁT NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân từ 21 đến 90 tuổi khám và điều trị tại Bệnh viện 19-8 từ tháng 01/2014 đến tháng 05/2016.
- Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.Các chỉ số WHtR, BMI, WC, WHR được so sánh trong mối liên quan với các thông số độ cứng động mạch: vận tốc sóng mạch cánh tay cổ chân (baPWV), huyết áp tâm thu (SBP), huyết áp tâm trương (DBP), áp lực mạch (PP), chỉ số cổ chân cánh tay ABI bằng máy VP-1000Plus (Omron).
- Xử lý số liệu: trên phần mềm SPSS 18.0
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1: Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
Vòng bụng, WHR và BMI trung bình của nam lớn hơn so với nữ.
Bảng 3.2: Các thông số tăng độ cứng
động mạch
42,7% tăng huyết áp, 53% tăng baPWV, 34,9% có tăng PP và 2,6% có giảm ABI.
Bảng 3.3: Đặc điểm chỉ số WHtR trên nhóm nghiên cứu
WHtR bình thường (<0,5) chỉ chiếm 20,5%, có 7,4% lớn hơn hoặc bằng 0,6.
Bảng 3.4: Liên quan độ cứng động mạch với tăng vòng bụng (WC)
Khác biệt có ý nghĩa khi có tăng WC trên các chỉ số của độ cứng động mạch.
Bảng 3.5: Liên quan độ cứng động mạch với tăng BMI
Khác biệt có ý nghĩa khi có tăng BMI trên các chỉ số của độ cứng động mạch.
Bảng 3.6: Liên quan độ cứng động mạch với tăng WHtR
Khác biệt có ý nghĩa khi có tăng WHtR trên các chỉ số của độ cứng động mạch.
Bảng 3.7: Liên quan độ cứng động mạch với tăng WHR
Khác biệt có ý nghĩa khi có tăng WHR với các chỉ số của độ cứng động mạch.
Bảng 3.8: Khảo sát đường cong ROC với tăng áp lực mạch ≥80
Giá trị liên quan đến tăng PP ≥80 giảm dần theo thứ tự WHtR, WC, BMI, WHR.
Bảng 3.9: Khảo sát đường cong ROC với baPWV ≥2050 (cm/giây)
Giá trị liên quan tăng baPWV ≥2050giảm theo thứ tự WHtR, WHR, WC, BMI
Bảng 3.10: Khảo sát đường cong ROC với ABI ≤ 0,9.
Giá trị liên quan đến giảm ABI ≤0,9giảm dần theo thứ tự WHtR, WHR, WC, BMI.
IV. BÀN LUẬN
Nghiên cứu của Tanaka đánh giá độ cứng động mạch qua so sánh hai phương pháp đo baPWV và cfPWV trên 2287 người năm 2009 cho thấy có sự tương quan thuận giữa baPWV và cfPWV (r = 0,73), cả cfPWV và baPWV đều tương quan thuận với tuổi (r = 0,56 và r = 0,64), với huyết áp tâm thu (r = 0,49 và r = 0,61), với điểm Framingham (r = 0,48 và r = 0,63), giá trị của baPWV >1450 cm/giây tương đương với ngưỡng cfPWV >1200 cm/giây.
Hiệp hội Tuần hoàn Nhật Bản đã đề xuất rằng ngưỡng baPWV >1800 cm/ giây là một ngưỡng cho thể loại có nguy cơ cao.
Nguyễn Thị Minh năm 2015 nghiên cứu mối liên quan giữa các thành phần của hội chứng chuyển hóa và độ cứng động mạch thấy độ cứng động mạch của bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa tăng có ý nghĩa so với nhóm chứng (baPWV 1548,31 ± 266,19cm/giây so với 1243,67 ± 102,90cm/giây với p <0,001, PP 52,28 ± 9,21 mmHg so với 46,81 ± 6,90 mmHg với p<0,001, MAP 107,03 ± 11,61 mmHg so với 92,66 ± 7,83 mmHg với p<0,001). Độ cứng động mạch có tương quan thuận với số đo vòng bụng (r=0,301, p<0,01), chỉ số vòng bụng trên vòng mông WHR (r=0,289, p<0,01), HbA1C (r=0,388, p<0,01); tương quan nghịch với HDL-C (r=-0,232, p<0,01). Trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa, tăng baPWV >1450cm/giây có tương quan với tăng HbA1C (>6,5%) [OR=1,38 (1,11-1,73)], với tăng huyết áp [OR=2,52 (1,06-6,00)], với đái tháo đường týp2 [OR= 3,75 (1,32-10,67)], với béo phì độ 2 [OR =1,97 (1,16-3,36)].
Trần Thị Chính năm 2015 đánh giá vữa xơ động mạch ngoại biên trên bệnh nhân rối loạn lipid máu (RLLP) với kết quả bệnh nhân RLLP giảm có ý nghĩa PP ở chân so với nhóm chứng (67,98 ± 12,50 mmHg so với 70,78 ± 12,04 với p <0,05), giảm ABI (1,10 ± 0,07 so với 1,13 ± 0,06 với p<0,001). Bệnh nhân tăng Cholesterol máu giảm có ý nghĩa ABI (1,10 ± 0,07 so với 1,12 ± 0,06 với p<0,005). Bệnh nhân tăng LDL-C máu giảm có ý nghĩa ABI (1,10 ± 0,07 so với 1,11 ± 0,06 với p<0,001), tăng huyết áp tâm trương ở tay có ý nghĩa (82,68 ± 10,11 mmHg so với 81,09 ± 9,86, p <0,05). Bệnh nhân tăng Triglycerid máu tăng có ý nghĩa baPWV (1474,85 ± 253,99 cm/giây so với 1417,58 ± 222,43 cm/giây với p<0,005), tăng DBP ở tay (82,68 ± 10,11 mmHg so với 81,09 ± 9,86, p <0,001), tăng SBP ở tay (133,87 ± 15,30 mmHg so với 129,73 ± 13,66, p <0,001), tăng MAP ở tay (101,71 ± 11,87 mmHg so với 97,70 ± 11,42, p <0,001), tăng SBP ở chân (149,95 ± 19,37 mmHg so với 146,58 ± 18,31, p <0,005), tăng DBP ở chân (81,06 ± 11,14 mmHg so với 78,37 ± 9,86, p <0,005), tăng MAP ở chân (104,57 ± 12,74 mmHg so với 101,33 ± 11,64, p <0,005).
Phạm Tuấn Dương năm 2015 nghiên cứu mối liên quan giữa các thành phần của độ cứng động mạch trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 thấy độ cứng động mạch của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tăng có ý nghĩa so với nhóm chứng (baPWV 1517,79 ± 250,55 cm/giây so với 1236,95 ± 99,48 cm/giây với p <0,001, PP 49,89 ± 8,52 mmHg so với 46,93 ± 6,93 mmHg với p<0,005). Trên bệnh nhân ĐTĐ, độ cứng động mạch có tương quan với tăng Triglycerid [OR=3,2 (1,48-6,89), p <0,005], với tăng vòng bụng [OR 4,03 (1,79-9,07), p <0,001]. Ở nhóm ĐTĐ có THA, baPWV cao hơn có ý nghĩa so với nhóm ĐTĐ không THA (1623,30 ± 285,51so với 1443,32 ± 192,25 cm/giây, p< 0,001). Ở nhóm ĐTĐ có hội chứng chuyển hóa, baPWV tăng có ý nghĩa thống kê so với nhóm ĐTĐ không có HCCH (1560,12 ±282,65 so với 1463,95 ± 191,89 cm/giây, p <0,005).
Cheng năm 2015 nghiên cứu mối liên quan giữa các thành phần của Hội chứng chuyển hóa với vận tốc sóng mạch động mạch cánh tay-cổ chân baPWV trên 8599 đối tượng. Kết quả baPWV cao hơn ở nhóm bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa so với nhóm không có hội chứng chuyển hóa ở cả hai giới với p <0,001. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy tất cả các thành phần của hội chứng chuyển hóa đều có liên quan đến baPWV trừ HDL-C và acid Uric máu trong nhóm nam giới, baPWV có liên quan đến tuổi và các thành phần của hội chứng chuyển hóa (p <0,001) với mức độ nhiều hơn ở nữ giới so với nam giới (p <0,001).
Jose nghiên cứu mối liên quan giữa các thành phần của Hội chứng chuyển hóa với vận tốc sóng mạch động mạch cánh tay-cổ chân baPWV trên 2384 đối tượng tuổi từ 35 đến 74, với 61,7% là nam giới cho thấy baPWV cao hơn có ý nghĩa (1554,6 ± 282,0 cm/giây) ở nhóm có Hội chứng chuyển hóa so với nhóm không có Hội chứng chuyển hóa (1496, ± 307,0 cm/giây) với p <0,001 cho cả 2 giới.
Rodriguez năm 2012 nghiên cứu trên 305 người (32,8% đái tháo đường, 37% tăng huyết áp, 30,2% khỏe mạnh) thấy WHtR và WC có tương quan tốt hơn so với chỉ số BMI với độ cứng động mạch đánh giá bởi PWV, với cận lâm sàng vữa xơ động mạch đánh giá bởi độ dày nội trung mạc động mạch cảnh (Carotid Intima Media Thickness – CIMT), độc lập với sự hiện diện của đái tháo đường hoặc tăng huyết áp. WC và WHtR có mối tương quan tích cực với PWV và CIMT. Sau khi điều chỉnh độ tuổi, giới tính, Protein C độ nhạy cao (high-sensitivity C-Reactive Protein – hsCRP), glucose huyết thanh và sự hiện diện của đái tháo đường, tăng huyết áp, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, thuốc điều trị đái tháo đường, thuốc hạ lipid máu, kích thước mảng vữa xơ động mạch thấy rằng mỗi mức tăng 0,1 điểm của WHtR và 1cm của WC tương ứng với PWV tăng 0,041 và 0,029 m/giây, CIMT tăng 0.001 mm và 0.001 mm tương ứng. Kết luận rút ra là WHtR, WC có tương quan tốt hơn so với chỉ số BMI với độ cứng động mạch đánh giá bởi PWV và với cận lâm sàng vữa xơ động mạch đánh giá bởi CIMT, độc lập với sự hiện diện của bệnh đái tháo đường hoặc tăng huyết áp.
Zhou năm 2008 điều tra trên 13558 nam giới và 15521 nữ giới cho thấy sau khi điều chỉnh tuổi, WHtR ở nam giới và BMI ở nữ có sự liên kết lớn nhất với sự có mặt của tăng huyết áp, không phân biệt các phương pháp thống kê được sử dụng.
Dong năm 2015 nghiên cứu trên 13275 người (7595 nam, 5680 nữ) với kết quả WC, WHtR, WHR và BMI đều tương quan có ý nghĩa (p <0,001) với tất cả các yếu tố của hội chứng chuyển hóa không phân biệt giới tính. Diện tích dưới đường cong (AUC) của WHtR là lớn hơn so với WC, BMI hoặc WHR trong dự đoán tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tăng đường huyết và tăng acid uric máu đáng kể.
Quan năm 2013 nghiên cứu sàng lọc đái tháo đường bằng các chỉ số nhân trắc trên 8121 bệnh nhân thấy WHtR là một chỉ số hiệu quả hơn so với chỉ số BMI và WC trong sàng lọc bệnh đái tháo đường ở cộng đồng người Hoa.
Mooney năm 2012 khảo sát trên 12294 người với kết quả BMI là yếu tố dự báo mạnh nhất của tăng huyết áp, WC và WHtR tốt hơn trong việc dự đoán glucose máu lúc đói và tất cả các biện pháp này đều tốt với dự đoán mức độ cholesterol máu.
V. KẾT LUẬN
WHtR và WC có liên quan đến các thông số SBP, DBP, MAP, PP, baPWV với p <0,001. BMI có liên quan đến các thông số SBP, DBP, MAP, baPWV với p <0,001 (không liên quan với PP). WHR có liên quan đến các thông số SBP, MAP, baPWV với p <0,001 (không liên quan với DBP, PP). Khảo sát đường cong ROC để so sánh giá trị của các phương pháp cho thấy: WHtR có giá trị nhất để dự báo các chỉ số PP ≥80, baPWV ≥2050 cm/giây và ABI ≤0,9 (AUC = 65%, 61,2% và 64,2% tương ứng với p <0,001), tiếp theo là WHR với baPWV ≥2050 cm/giây và ABI ≤0,9 (AUC = 59,6% với p <0,05 và AUC = 62,1%, p <0,001), WC với PP ≥80 (AUC = 61,7% với p <0,001) và BMI với baPWV ≥2050 (AUC = 40,1% với p <0,001). Trong thực hành lâm sàng cần đưa xét nghiệm tỷ số vòng bụng trên chiều cao để sàng lọc cho quần thể, đặc biệt những đối tượng có tuổi và có các nguy cơ tim mạch khác. Cần kiểm soát tốt tình trạng béo bụngđể hạn chế tiến triển của các bệnh lý tim mạch chuyển hóa.
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: các chỉ số nhân trắc như tỷ lệ vòng bụng trên vòng mông (Waist to Hip Ratio – WHR), tỷ lệ vòng bụng trên chiều cao (Waist to Height Ratio – WHtR), chu vi vòng bụng (Waist Circumference – WC), chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index – BMI), chu vi phía trên cánh tay (Mid-Upper Arm Circumference – MUAC), chu vi phía trên đùi (Upper Thigh Circumference – UTC)… đã được chứng minh có giá trị dự báo liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch chuyển hóa (Cardio-Metabolic Diseases – CMD). Chỉ số WHtR đã trở nên rất thông dụng với ngưỡng cần chú ý là 0,5. Phân tích tổng hợp cho thấy giá trị dự báo của WHtR lớn hơn đáng kể so với BMI và WHtR có liên quan nhiều hơn so với WC (p <0,005) về tăng huyết áp, đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa, các biến cố tim mạch trên cả hai giới. Thông điệp của y tế cộng đồng không thể đơn giản hơn là ‘’Hãy giữ vòng bụng của bạn nhỏ hơn một nửa chiều cao’’. Mục tiêu: khảo sát tỷ lệ vòng bụng trên chiều cao (WHtR) trên bệnh nhân bệnh tim mạch chuyển hóa và tìm hiểu giá trị của WHtR so với các phương pháp đo đạc chỉ số nhân trắc truyền thống BMI, WC, WHR trong dự đoán các yếu tố nguy cơ tim mạch. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu trên 3133 người từ 21 đến 90 tuổi (481 nữ, 2652 nam, tuổi trung bình 55,7 ± 7,6),khám và điều trị tại Bệnh viện 19-8 từ tháng 01/2014 đến tháng 05/2016. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Các chỉ số WHtR, BMI, WC, WHR được so sánh trong mối liên quan với các thông số đo độ cứng động mạch: vận tốc sóng mạch cánh tay cổ chân (baPWV), huyết áp tâm thu (Systolic Blood Pressure – SBP), huyết áp tâm trương (Diastolic Blood Pressure – DBP), huyết áp trung bình (Mean Arterial Presure – MAP), áp lực mạch (PP) và chỉ số cổ chân cánh tay ABI (Ankle Brachial Index) bằng máy VP-1000Plus (Omron). Số liệu xử lý bằng SPSS 18.0. Kết quả: WHtR và WC có liên quan đến các thông số SBP, DBP, MAP, PP, baPWV với p <0,001. BMI có liên quan đến các thông số SBP, DBP, MAP, baPWV với p <0,001 (không liên quan với PP). WHR có liên quan đến các thông số SBP, MAP, baPWV với p <0,001 (không liên quan với DBP, PP). Khảo sát đường cong ROC (Receiver Operating Characteristic) để so sánh giá trị của các phương pháp cho thấy: WHtR có giá trị nhất để dự báo các chỉ số PP ≥80, baPWV ≥2050 cm/giây và ABI ≤0,9 (AUC = 65%, 61,2% và 64,2% tương ứng với p <0,001), tiếp theo là WHR với dự báo các chỉ số baPWV ≥2050 cm/giây và ABI ≤0,9 (AUC = 59,6% với p <0,05 và AUC = 62,1%, p <0,001), WC với dự báo các chỉ số PP ≥80 (AUC = 61,7% với p <0,001) và BMI với baPWV ≥2050 (AUC = 40,1% với p <0,001). Kết luận:WHtR có giá trị nhất trong dự đoán các yếu tố của tăng độ cứng động mạch nói riêng và nguy cơ của bệnh lý tim mạch chuyển hóa nói chung khi so sánh với các chỉ số truyền thống, tiếp theo là WC, WHR, BMI.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Trần Thị Chính (2015). Đánh giá vữa xơ động mạch ngoại biên trên bệnh nhân rối loạn lipid máu. Tạp chí Y học Công an, số 14, tháng 9/2015, tr 36-42.
- Nguyễn Thị Minh (2015). Liên quan giữa các thành phần của Hội chứng chuyển hóa với độ cứng động mạch.Tạp chí Y học Công an, số 14, tháng 9/2015, tr 12-16.
- Phạm Tuấn Dương (2015). Nghiên cứu các thành phần của độ cứng động mạch trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2.Kỷ yếu Hội nghị Nội tiết và Đái tháo đường toàn quốc.
- Dong et al (2015). Association between the abdominal obesity anthropometric indicators and metabolic disorders in a Chinese population.http://dx.doi.org/
10.1016/j.puhe.2015.08.001. - ESH/ESC (2013) 2013 ESH/ESC Guidelines for the management of arterial hypertension.Journal of Hypertension 2013, 31:1281–1357.
- Jose I Recio-Rodriguez et al (2012). Abdominal obesity vs general obesity for identifying arterial stiffness, subclinical atherosclerosis and wave reflection in healthy, diabetics and hypertensive.http://www.biomedcentral.com/1471-2261/12/3.
- Margaret Ashwell and Shiun Dong Hsieh (2005). Six reasons why the waist-to-height ratio is a rapid and effective global indicator for health risks of obesity and how its use could simplify the international public health message on obesity.International Journal of Food Sciences and Nutrition (2005), 56 (5). 303 – 307.
- MI Sheng Quan et al (2013). BMI, WC, WHtR, VFI and BFI: Which Indictor is the Most Efficient Screening Index on Type 2 Diabetes in Chinese Community Population.Biomed Environ Sci, 2013; 26(6): 485-491.
- Ziqiang Zhou, Dayi Hu and Jie Chen (2008). Association between obesity indices and blood pressure or hypertension which index is the best.Public Health Nutrition: 12(8), 1061–1071.
- Stephen J. Mooney, Aileen Baecker, Andrew G. Rundle (2013). Comparison of anthropometric and body composition measures as predictors of components of the metabolic syndrome in a clinical setting. Obesity Research & Clinical Practice (2013) 7, e55—e66.