Nghiên cứu liên quan nồng độ estrogen huyết tương với một số đặc điểm ở bệnh nhân suy thận mạn tính thận nhân tạo chu kỳ

NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN NỒNG ĐỘ ESTROGEN HUYẾT TƯƠNG

VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN TÍNH

THẬN NHÂN TẠO CHU KỲ

Nguyễn Thị Thùy Dung*, Trần Hải Yến**, Nguyễn Hững Hũng***, Lê Việt Thắng*

* Bệnh viện Quân y 103

** Học viện Y dược Cổ truyền Việt nam

*** Bệnh viện Bạch Mai

ABSTRACT

Study of relating plasma estradiol concentrations with some characteristics in patients with chronic renal failure dialysis

Objectives: Survey plasma concentration of estradiol and find out the relationship between plasma estradiol and some characteristics in patients with chronic renal failure treating withmaintenance hemodialysis. Subjects and methods: Cross- sectional descriptive study, comparison of patient groups (67 patients) and healthy control (34 patients) in Bach Mai hospital. Results: Estradiol plasma concentrations decreased mainly in patients with chronic renal failure dialysis with the rate of 68.7%.Average level of plasma estradiol was 85.3 ± 33.1 pmol/l lower significantly than that of control group, p< 0.01. Decreased estradiol levels were associated with menstrual status and no significant association between plasma estradiol reductions and cyclic dialysis. Conclusions: Decreasing plasma level is common in patients with chronic renal failure treating with maintenance hemodialysis.

Key words: Chronic renal failure, maintenance hemodialysis, plasma estradiol

TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát nồng độ Estradiol huyết tương và tìm hiểu mối liên quan giữa Estradiol huyết tương với một số đặc điểm ở bệnh nhân (BN) suy thận mạn tính (STMT) thận nhân tạochu kỳ (TNTCK). Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu, mô tả cắt ngang, có so sánh nhóm bệnh nhân(67 BN) và nhóm chứng người khỏe mạnh(34 BN) tại bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Nồng độ Estradiol huyết tương giảm ở nhóm BN suy thận mạn tính TNTCK với tỷ lệ 68,7%. Giảm nồng độ estradiol huyết tương có liên quan với tình trạng kinh nguyệt và chưa thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa giảm nồng độ estradiol huyết tương với thời gian lọc máu chu kỳ.

Từ khóa: suy thận mạn tính; lọc máu chu kỳ; Etradiol huyết tương.

Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Thùy Dung

Ngày nhận bài: 01/10/2018

Ngày phản biện khoa học: 10/10/2018

Ngày duyệt bài: 15/10/2018

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Suy thận mạn tính (STMT) là hậu quả cuối cùng của các bệnh thận tiết niệu mạn tính và các bệnh khác gây tổn thương thận như đái tháo đường, lupus ban đỏ hệ thống. Lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ (TNTCK) là một trong những biện pháp điều trị thay thế thận suy hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn những chức năng khác của thận như: tạo máu, điều chỉnh huyết áp, cân bằng các hormone nội tiết chưa được điều chỉnh. Suy giảm chức năng sinh dục bao gồm suy giảm chức năng sinh sản và chức năng tình dục bệnh nhân nữ STMT nói chung bệnh nhân TNTCK nói riêng gặp tỷ lệ cao.

Liên quan đến các rối loạn này là sự giảm sút các hormone sinh dục, dinh dưỡng kém, viêm hệ thống, stress… Tại Việt Nam, cũng đã có một số nghiên cứu đề cập đến rối loạn cương dương ở bệnh nhân nam, tuy nhiên do tính chất văn hoá và đặc điểm con người, suy giảm chức năng sinh dục nữ ít được quan tâm hơn. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu:

  1. Xác định nồng độ estradiol huyết tương ở bệnh nhân suy thận mạn tính thận nhân tạo chu kỳ.
  2. Tìm hiểu mối liên quan giữa estradiol với 1 số đặc điểmbệnh nhân STMT thận nhân tạo chu kỳ.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu gồm 101 người được chia thành 2 nhóm: 67 BN STMT thận nhân tạochu kỳ có thời gian lọc máu ≥ 6 tháng, tuổi 30-50 vànhóm chứng: 34 nữ giới khỏe mạnh tuổi 30- 50. Tại Khoa thận nhân tạo – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 10/2015 – 6/2016.

* Tiêu chuẩn lựa chọn

Bệnh nhân nữ suy thận mạn tính do nguyên nhân viêm cầu thận mạn tính đang TNT chu kỳ có tuổi 30- 50. Có thời gian lọc máu ≥ 3 tháng và điều trị ngoại trú. Chế độ lọc máu 12 giờ/ tuần và dùng quả lọc F6. Bệnh nhân không có bệnh lý cấp tính. Không sử dụng các thuốc nhóm estrogen. Đồng ý tham gia nghiên cứu.

*Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nhóm chứng: Gồm những nữ giới khỏe mạnh tuổi 30- 50.

Không sử dụng các thuốc nhóm estrogen. Đồng ý tham gia nghiên cứu.

2. Phương pháp nghiên cứu

–  Phương pháp nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang, có so sánh nhóm bệnh nhân và nhóm chứng người khỏe mạnh

– Hỏi bệnh và khám lâm sàng theo mẫu bệnh án nghiên cứu và làm các xét nghiệm thường qui.

– Định lượng nồng độ estradiol huyêt tương theo phương pháp điện hóa miễn dịch phát quang cạnh tranh (ECLIA), bằng bộ test trên máy tự động Elecsys 2010 của hãng Roche. Nguyên lý phương pháp điện hóa phát quang cạnh tranh (ECLIA) tương tự phương pháp miễn dịch phóng xạ cạnh tranh (RIA), trong đó thành phần được đánh dấu là hormon.

Dùng kháng thể đơn dòng đặc hiệu (McAb) kháng estradiol cạnh tranh để phát hiện estradiol trong bệnh nhân thông qua chất thử phát quang. Chuyển đổi đơn vị E2: 1pg/ml= 3,671 pmol/l. Chẩn đoán estrogen giảm: dựa vào nhóm chứng. Những bệnh nhân có nồng độ nằm trong khoảng X ± 2SD nhóm chứng được coi là bình thường. Những bệnh nhân có nồng độ < X -2SD được gọi là giảm.

– Thu thập số liệu và xử lý số liệu theo thuật toán thống kê trong y học, phần mềm SPSS 20.0, EPI- INFO 6.04 với các phương pháp: tính tỷ lệ phần trăm (%) và tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn ( ± SD).

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Nhóm bệnh nhân có tuổi trung bình là 41,8 tuổi, Thời gian TNT trung bình của bệnh nhân nhóm nghiên cứu  61,9 ± 29,3 tháng. Tỷ lệ vô kinh ở nhóm BN là 59,7%.

1. Đặc điểm nồng độ estradiol huyết tương ở nhóm nghiên cứu

Bảng 1.1. So sánh nồng độ estradiol huyết tương trung bình ở nhóm nghiên cứu và nhóm chứng

Estradiol (pmol/l) Nhóm nghiên cứu

(n= 67)

Nhóm chứng

(n= 34)

P
 ± SD 85,3 ± 33,1 205,3 ± 51 < 0,001
Thấp nhất 26,01 102,1
Cao nhất 151,9 256,5

Từ bảng trên chúng tôi nhận thấy: Nồng độ trung bình của estradiol nhóm bệnh nhân TNTCK là 85,3 ± 33,1 pmol/l thấp hơn nhóm chứng 205,3 ± 51 pmol/lcó ý nghĩa thống kê với p< 0,001. Ở nhóm bệnh, BN có nồng độ thấp nhất (26,01 pmol/l) và cao nhất (151,9 pmol/l) cũng thấp hơn nồng độ estradiol thấp nhất (102,1) và cao nhất (256,5) của nhóm chứng.

Kết quả này của chúng tôi cũng trùng với kết quả của tác giả Kim JH: nồng độ estradiol nhóm BN lọc máu đủ, lọc máu không đủ liều, nhóm chứng lần lượt là 101,1 ±20,8; 127,3 ± 55,7; 297,1 ± 77,2 pmol/l; nhóm bệnh nồng độ thấp hơn nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa với p< 0,01.

Bảng 1.2. Tỷ lệ giảm nồng độ estradiol huyết tương ở nhóm bệnh nhân nhiên cứu

Đặc điểm Nhóm nghiên cứu (n= 67)
N %
Không giảm 21 31,3
Giảm * 46 68,7

 

Kết  quả cho thấy, trong 67 BN nữ TNTCK có tới 46 BN chiếm 68,7 % giảm nồng độ estradiol huyết tương so với nhóm chứng, chỉ có 21 BN có nồng độ bình thường. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trùng với các nghiên cứu nước ngoài trên bệnh nhân TNTCK, như theo Matuszkiewicz – Rowinska J giảm nồng độ estradiol huyết tương gặp trong đa số phụ nữ TNTCK, chỉ có 33 % số phụ nữ nghiên cứu là bình thường.

2. Mối liên quan giữa giảm nồng độ estradiol huyết tương với một số đặc điểm ởbệnh nhân STM lọc máu chu kỳ

Bảng 2.1. Liên quan giữa nồng độ estradiol huyết tương với tuổi

Đặc điểm Nhóm nghiên cứu (n= 67)
Tuổi 30-39 (n= 25) Tuổi 40-50 (n= 42) P
N % n %
Estradiol

(pmol/l)

Giảm

(n= 46)

13 52 33 78,6 < 0,05
± SD 97,4 ± 31,6 78,1 ±32,2 < 0,05

Nồng độ estradiol trung bình ở nhóm BN 40-50 tuổi là 78,1 ±32,2 pmol/l thấp hơn nhóm BN từ 30-39 tuổi (là 97,4 ± 31,6 pmol/l) có ý nghĩa p< 0,05. Tỷ lệ BN giảm nồng độ estradiol huyết tương nhóm BN từ 40-50 tuổi là 78,6 % cao hơn nhóm BN từ 30-39 tuổi là 52% có ý nghĩa, p< 0,05. Như vậy, với nhóm tuổi cao hơn thì nồng độ estradiol huyết tương giảm cả về tỷ lệ và giá trị trung bình.

Bảng 2.2. Liên quan giữa nồng độ estradiol huyết tương với thời gian lọc máu

Đặc điểm Nhóm nghiên cứu (n=67)
TNT< 5 năm (n=43) TNT> 5 năm (n=24) P
N % N %
Estradiol

(pmol/l)

Giảm

(n= 46)

30 69,8 16 66,7 > 0,05
± SD 96,7 ± 26,8 64,8 ± 34 < 0,001

Tuy nồng độ estradiol huyết tương trung bình của nhóm lọc máu < 5 năm (96,7 ± 26,8) cao hơn của nhóm lọc máu > 5 năm (64,8 ± 34) có ý nghĩa (p< 0,001), nhưng tỷ lệ BN giảm estradiol huyết tương của 2 nhóm không có sự khác biệt. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, không có liên quan giữa tỷ lệ giảm và nồng độ estradiol huyết tương trung bình với thời gian lọc máu.

Bảng 2.3. Liên quan giữa nồng độ estradiol huyết tương với tình trạng kinh nguyệt

Đặc điểm Nhóm nghiên cứu (n= 67) P
Còn kinh nguyệt (n=27) Vô kinh (n=40)
N % n %
Estradiol

(pmol/l)

Giảm

(n= 46)

12 44,4 34 85 < 0,01
± SD 114 ± 22,9 65,9 ± 23,5 < 0,001

Trong nghiên cứu của chúng tôi trên 67 nữ độ tuổi 30- 50, có tuổi trung bình là 41,8 ± 6,8 nhưng tỷ lệ vô kinh chiếm hơn một nửa, là 59,7 %. Chúng tôi còn thấy: nhóm bệnh nhân còn kinh nguyệt có tỷ lệ giảm nồng độ estradiol huyết tương (44,4 %) thấp hơn ở nhóm vô kinh (85%), có ý nghĩa thống kê với p< 0,01.

Nồng độ trung bình estradiol huyết tương nhóm vô kinh thấp hơn nhóm còn kinh nguyệt, sự khác biệt có ý nghĩa với p< 0,001.

Kết quả này cũng tương đương với các tác giả nước ngoài khác như Dal Maso: các BN bị vô kinh có nồng độ estradiol huyết tương giảm so với nhóm có kinh nguyệt đều đặn. Theo Yu L, tỷ lệ vô kinh trong nhóm nghiên cứu giảm đi sau khi được ghép thận (từ 42,9 % xuống 16,7%).

Bảng 2.4. Liên quan với thiếu máu

  Giảm (n=46) Bình thường (n=21) OR, p
N/% N/%
Thiếu máu (n=50) 41/ 82 9/ 18 OR= 10,9

p< 0,001

Không thiếu máu (n=17) 5/ 29,4 12/ 70,6

Tỷ lệ giảm nồng độ estradiol huyết tương ở nhóm bệnh nhân thiếu máu (82 %) cao hơn so với nhóm không thiếu máu (29,4 %), OR= 10,9, p< 0,001. Máu là yếu tố liên quan và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân. Khi bệnh nhân thiếu máu, hoạt động chức năng các cơ quan giảm, nuôi dưỡng các cơ quan trong đó có cơ quan sinh dục kém, làm giảm tổng hợp các hormone sinh dục. Dal Maso RC và cộng sự  cũng cho thấy giảm nồng độ các hormon sinh dục nữ liên quan đến tình trạng thiếu máu.

Bảng 2.5. Tương quan giữa nồng độ estradiol huyết tương với nồng độ hemoglobin, protein, albumin, lipid,creatinin máu và thời gian lọc máu

Chỉ số Giá trị
r p
Hemoglobin (g/l) 0,67 < 0,001
Albumin (g/l) 0,43 < 0,001
Creatinin (µmol/l) – 0,45 < 0,001

Nồng độ hemoglobin, albumin máu có mối tương quan thuận mức độ vừa đến khá chặt có ý nghĩa với nồng độ estradiol. Nồng độ creatinin máu có mối tương quan nghịch mức độ vừa có ý nghĩa với nồng độ estradiol huyết tương. Ở bệnh nhân suy thận mạn thiếu hụt albumin làm giảm các chất vận chuyển các hormone sinh dục và giảm hoạt động chuyển hóa cơ thể, do vậy ảnh hưởng đến nồng độ hormone sinh dục, cụ thể giảm nồng độ hormone sinh dục.

Hơn nữa năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể liên quan nhiều đến albumin máu, chính vì vậy giảm albumin máu gây giảm chức năng tình dục ở nữ giới. Nghiên cứu của Tanrisev M cho thấy có mối tương quan giữa nồng độ albumin máu thấp với nồng độ estradiol huyết tương. Mặc dù bệnh nhân TNT tuy nhiên mức tăng creatinin thể hiện chức năng thận tồn dư không còn, nồng độ estradiol càng thấp ở những bệnh nhân creatinin máu cao.

Đồ thị 1. Tương quan giữa estradiol huyết tương với hemoglobin máu

Nhận xét: Sự thay đổi nồng độ hemoglobin máu có mối tương quan thuận mức độ khá chặt với nồng độ estradiol huyết tương có ý nghĩa với r= 0,67 và p< 0,001.

Đồ thị 2. Tương quan giữa nồng độ estradiol huyết tương với nồng độ albumin máu

Nhận xét: Sự thay đổi nồng độ albumin máu có mối tương quan thuận mức độ vừa với nồng độ estradiol huyết tương có ý nghĩa với r= 0,43, p< 0,001.

Đồ thị 3. Tương quan giữa nồng độ estradiol huyết tương với nồng độ creatinin máu

 

Nhận xét: Sự thay đổi nồng độ creatinin máu có mối tương quan nghịch mức độ vừa với nồng độ estradiol huyết tương có ý nghĩa với r= -0,45, p< 0,001.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu nồng độ estradiol huyết tương ở 67 bệnh nhân TNTCK, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

+ Giảm nồng độ estradiol huyết tương là phổ biến ở nhóm BN STMT thận nhân tạo chu kỳ với tỷ lệ là 68,7%

+ Giảm nồng độ estradiol huyết tương có liên quan với tuổi, thời gian TNT, tình trạng  kinh nguyệt, tình trạng thiếu máu, nồng độ albumin và creatinine máu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Malekmakan L, Shakeri S, Haghpanah S, et al (2011), “Epidemiology of erectile dysfunction in hemodialysis patients using IIEF questionnaire.” Saudi J Kidney Dis Transpl, 22(2):232-6.
  2. Kim JH, Doo SW, Yang WJ et al (2014), “Association between the hemodialysis adequacy and sexual dysfunction in chronic renal failure: a preliminary study.” BMC Urol, 14:4. doi: 10.1186/1471-2490-14-4.
  3. Matuszkiewicz-Rowinska J, Skórzewska K, Radowicki S, et al (2004). Endometrial morphology and pituitary-gonadal axis dysfunction in women of reproductive age undergoing chronic haemodialysis–a multicentre study.Nephrol Dial Transplant. 2004 Aug;19(8):2074-7
  4. Dal Maso RC Cavagna Neto MYu L, et al (1992). [Sex hormones profile in women on dialysis program in treatment with erythropoietin].Rev Assoc Med Bras (1992).2003 Oct-Dec;49(4):418-23.
  5. Yu L, Xia R, Zhou M. (2013). Sexual function in premenopausal women before and after renaltransplantation].Nan Fang Yi Ke Da Xue Xue Bao. 2013 Jun;33(6):910- 917.
  6. Tanrisev M, Asci G, Gungor O, et al (2013). Relation between serum estradiollevels and mortality in postmenopausal female hemodialysisInt Urol Nephrol. 2013 Apr;45(2):503-10.
Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …