Nghiên cứu mật độ khoáng xương ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện đa khoa khu vực Gò Cống

NGHIÊN CỨU MẬT ÐỘ KHOÁNG XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN ÐÁI THÁO ÐƯỜNG TÝP 2 TẠI BỆNH VIỆN ÐA KHOA KHU VỰC GÒ CỐNG

Lê Thị Hòa*, Ðoàn Thị Tuyết Ngân**, Trần Ngọc Dung **

*Bệnh viện Đa khoa Khu vực Gò Công, ** Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

ABSTRACT

THE STUDY OF OSTEOPOROSIS IN PATIENTS WITH TYPE 2 DIABETES AT GO CONGAREAHOSPITAL

Background: Reduced bone mineral density in patients with type 2 diabetes have been many studies in countries mentioned.Objective: Determining the rate and extent of bone mineral density in patients with type 2 diabetes mellitus in Go Cong area hospital.Methods:Cross-sectional descriptive study.Results: Through the study of bone mineral density of 200 patients with type 2 diabetes, we conclude as follows: decreased bone mineral density proportion of 49%, the rate is 26% osteopenia, osteoporosis is 23 %, 8% severe osteoporosis. Where: ≥60 rate decreased bone mineral density was 57.89%, <60 was 31.34%; female 56.13%, male 24.44%, 59.02% ≤150cm height, >150cm with a rate of 44.6; ≤ 45kg weight 88.24%,> 45 Kg 45.36%; Normal BMI + lean 65.56%, overweight + obesity 35.45%.

Keywords: decreased bone mineral density, diabetes mellitus type 2

Chịu trách nhiệm chính: Lê Thị Hòa

Ngày nhận bài: 3.11.2016

Ngày phản biện khoa học: 16.11.2016

Ngày duyệt bài: 1.12.2016

I. ÐẶT VẤN ÐỀ

Hiện nay, bệnh đái tháo đường týp 2 là vấn đề quan trọng trong chãm sóc sức khỏe cộng đồng, vì đây là bệnh mạn tính, tiến triển gây nhiều biến chứng thầm lặng. Nãm 2010, Việt Nam có 4,8 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, trong đó, đái tháo đường týp 2 chiếm tỷ lệ 90% và trở thành nước được xếp vào hàng những quốc gia có tỷ lệ đái tháo đường cao nhất thế giới [2]. Ðái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường týp 2, nếu không điều trị tích cực sẽ gây nhiều biến chứng cấp và mạn quan trọng. Một trong những biến chứng mới được quan tâm trong thời gian gần đây của đái tháo đường là giảm mật độ khoáng xương.Giảm mật độ khoáng xương chủ yếu do tình trạng mất canxi, phospho qua nước tiểu, tình trạng đề kháng insulin ở bệnh nhân dẫn đến loãng xương trên lâm sàng.

Giảm mật độ khoáng xương, thường diễn biến từ từ, thầm lặng, kín đáo và khó phát hiện. Khi trọng lượng xương mất khoảng 30-40% thì mới có dấu hiệu lâm sàng nhức đau cột sống, vẹo cột sống hay gãy xương [9]. Ðã có một số nghiên cứu về mật độ khoáng xương ở bệnh nhân đái tháo đường và tỷ lệ giảm mật độ khoáng xương cũng thay đổi giữa các nghiên cứu: theo nghiên cứu của Nguyễn Nguyên Trang (2009) cho thấy tỷ lệ thiếu xương là 23,4%, loãng xương là 31,9%, loãng xương nặng là 2,13% [8]; theo Ðào Thị Dừa (2010) tỷ lệ thiếu xương là 40%, loãng xương là 36,67% [3] và theo Lê Nguyễn Thụy Khương (2013)  thiếu xương 50%, loãng xương là 19,5% ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 [4]. Giảm mật độ khoáng xương, loãng xương đang có xu hướng gia tãng cùng với sự gia tãng của bệnh đái tháo đường và trở thành một trong những bệnh lý quan trọng cần phải được chẩn đoán, điều trị và theo dõi lâu dài. Ở Bệnh viện Ða khoa Khu vực Gò Công, bệnh nhân đái tháo đường nhiều nhưng vấn đề này vẫn còn ít quan tâm nghiên cứu. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu mật độ khoáng xương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Ða khoa khu vực Gò Công”, với mục tiêu sau: Xác định tỷ lệ và mức độ giảm mật độ khoáng xương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện khu vực Gò Công”.

II. ÐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tất cả bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định  đái tháo đường (ÐTÐ) týp 2 và đang điều trị ÐTÐ tại phòng khám Nội bệnh viện Ða khoa Khu vực Gò Công từ tháng 6/2014  đến 6/2015

  1. Tiêu chuẩn chọn mẫu: Bệnh nhân đã được chẩn đoán ÐTÐ týp 2 theo tiêu chuẩn của ADA (2013) [34]

– HbA1C ≥ 6,5%.Xét nghiệm phải được thực hiện bằng một phương pháp chuẩn hóa, hoặc

– Glucose huyết tương lúc đói≥126mg/dL(≈7mmol/L).Trước xét nghiệm bệnh nhân phải nhịn đói ít nhất 8giờ, hoặc

– Glucose huyết tương bất kỳ ≥200mg/dL (11,1mmol/L)có các triệu chứng kinh điển của tãng đường huyết (uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhiều), nếu không có triệu chứng lâm sàng thì xét nghiệm lần 2.

– Không phân biệt tuổi tác và giới tính, tự nguyện tham gia nghiên cứu

  1. Tiêu chuẩn loại trừ

Loại trừ những bệnh nhân ÐTÐ týp 2 có: Ðang mắc các bệnh lý mạn tính đi kèm như: ung thư, di chứng sốt bại liệt, bệnh lý đường tiêu hóa, suy thận. Những người đang mắc các bệnh cấp tính phải nhập viện cấp cứu, những người không còn minh mẫn. Những người gù vẹo cột sống, không đứng được, có khuyết tật ở chân. Tiền sử hoặc hiện tại đang sử dụng các thuốc ảnh hưởng đến tình trạng loãng xương như: các thuốc điều trị loãng xương, sử dụng corticoid kéo dài… Bệnh nhân không hợp tác, không đồng ý tham gia nghiên cứu.

3.  Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang phân tích.

4. Cỡ mẫu: Kích thước cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng cho một tỷ lệ, với p: tỷ lệ loãng xương hoặc thiểu sản xương ở bệnh nhân ÐTÐ týp 2, theo nghiên cứu của Nguyễn Nguyên Trang, Nguyễn Hải Thủy (2009), khảo sát mật độ khoáng xương trên 100 bệnh nhân ÐTÐ týp 2 tại Ðại học Y Dược Huế [7] thì p = 0,34. Sai số cho phép: d = 0,07, tính ra n= 176 cộng 10% hao hụt là 194, trong thực tế chúng tôi chọn n=200 bệnh nhân.

* Bệnh nhân được đo mật độ khoáng xương (MÐKX) bằng 2 bước

+ Sàng lọc bệnh nhân MĐKX bằng máy siêu âm định lượng ALOKA model ASO100NW sử dụng năm 2010: những bệnh nhân ĐTĐ nghiên cứu được siêu âm định lượng MĐKX tại bệnh viện Đa khoa Khu vực Gò Công. Đánh giá kết quả thông qua chỉ số T-Score: những bệnh nhân có T-score <-1 được ghi nhận là có giảm MĐKX và được đưa đi đo bằng phương pháp DEXA để chẩn đoán xác định và phân mức độ giảm MĐKX.

+ Chẩn đoán xác định giảm MÐKX bằng phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép (DEXA) máy Explorer Hologic (Hoa Kỳ)tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang. Đánh giá kết quả giảm MÐKX thông qua T–score. Gọi là giảm MÐKX khi T-score <-1 trở xuống, sau đó tính tỷ lệ giảm MÐKX

* Mức độ giảm MÐKX: đánh giá mức độ giảm MÐKX theo tiêu chuẩn

chẩn đoán LX của WHO (2014). Các mức độ MÐKX theo chỉ số T-score: ≥-1 là bình thường, từ -2,5 đến -1 thiếu xương, T-score ≤ -2,5 loãng xương, T-score ≤-2, 5 + gãy xương là loãng xương nặng.

Phân tích số liệu bằng phần mềm IBM SPSS Statistics 20

 

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong thời gian từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2015 chúng tôi đã thu thập  tổng số 200 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đến khám, điều trị tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Đa khoa  khu vực Gò Công. Các kết quả thu được như sau:

Bảng 1.Tỷ lệ giảm MÐKX ở bệnh nhân ÐTÐ týp 2 chung

Bệnh nhân giảm MÐKX chiếm tỷ lệ 49%, bệnh nhân có tỷ lệ  MÐKX bình thường là 51%. 

Biểu đồ 1. Mức độ giảm mật độ khoáng xương ở bệnh nhân ÐTÐ týp 2

Tỷ lệ thiếu xương là 26%, LX là 23%, LX nặng có tỷ lệ 8%.

Bảng 2.Tỷ lệ giảm MÐKX theo nhóm tuổi của bệnh nhân ĐTĐ týp 2Bệnh nhân ÐTÐ týp 2 có tuổi:  ≥60 có tỷ lệ giảm MÐKX là 57,89%, bệnh nhân ÐTÐ týp 2 có tuổi <60  có tỷ lệ là 31,34% với p<0,05.

Bảng 3.Tỷ lệ giảm MÐKX với giới tính của bệnh nhân ĐTĐ týp 2Bệnh nhân ÐTÐ týp 2 nữ có tỷ lệ giảm MÐKX là 56,13%, bệnh nhân ÐTÐ týp 2 nam có tỷ lệ là 24,44% với p<0,05.

Bảng 4. Tỷ lệ giảm MÐKX theo chiều cao của bệnh nhân ĐTĐ týp 2Bệnh nhân ÐTÐ týp 2 có chiều cao ≤150cm có tỷ lệ giảm MÐKX là 59,02%, bệnh nhân ÐTÐ týp 2 có chiều cao >150cm có tỷ lệ là 44,605 với p<0,05.

Bảng 5. Tỷ lệ giảm MÐKX với cân nặng của bệnh nhân ĐTĐ týp 2

Bệnh nhân ÐTÐ týp 2 có cân nặng ≤ 45Kg có tỷ lệ giảm MÐKX là 88,24%, bệnh nhân ÐTÐ týp 2 có cân nặng >45 Kg có tỷ lệ là 45,36% với p<0,05. Mật ðộ khoáng xýõng tỷ lệ thuận với cân nặng.

Bảng 6. Tỷ lệ  giảm  MÐKX với BMI của bệnh nhân ĐTĐ týp 2

Bệnh nhân ÐTÐ týp 2 ở nhóm gầy + bình thường có tỷ lệ  giảm MÐKX là 65,56%,  bệnh nhân ÐTÐ týp 2 nhóm thừa cân + béo phì có tỷ lệ là 35,45% với p<0,05.

IV. BÀN LUẬN

Qua phân tích số liệu 200 bệnh nhân ÐTÐ týp 2 tại bệnh viện Ða khoa Khu vực Gò Công, chúng tôi ghi nhận một số kết quả và từ kết quả đó chúng tôi cần bàn luận một số vấn đề sau:

Biến chứng giảm MÐKX, LX trong ÐTÐ đã được nhiều tác giả đề cập đến theo Nguyễn Vãn Tuấn (2008) [9] ÐTÐ là một trong những nguyên nhân gây ra thiếu xương, LX. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ giảm MÐKX là 49% tương đương Leidig – Bruckner (2014) [6] vì cùng độ tuổi và nghiên cứu trên bệnh ngoại trú trong khoảng thời gian giống nhau, thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Nguyên Trang (2012) [8] và Lê Nguyễn Thụy Khương (2013) [4] có tỷ lệ giảm MÐKX là 57,45%; 69,5%. Các nghiên cứu của chúng tôi đều có độ tuổi trong khoảng 60 nhưng có sự khác nhau có thể do y học ngày càng tiến bộ việc hướng dẫn phát hiện ÐTÐ đã được phổ biến trên mọi phương tiện nên theo thời gian việc kiểm soát biến chứng của ÐTÐ cũng có hiệu quả hơn.

*Mức độ thiếu xương trong nghiên cứu chúng tôi có tỷ lệ là 26% tương đương Leidig – Bruckner (2014) [6]. Kết quả này thấp hơn so với Lê Thị Mỹ Linh (2010) tỷ lệ thiếu xương là 42,7%[7], Ðào Thị Dừa (2010) 40% [3] do nghiên cứu của chúng tôi là bệnh ngoại trú tình trạng bệnh nhẹ hơn.

*Mức độ LX của nghiên cứu chúng tôi là 23% (bao gồm 8% LX nặng) tương đương nghiên cứu của Leidig – Bruckner (2014) 21,9% [6], RP Agarwal (2005) có tỷ lệ LX là 29% ở nhóm ÐTÐ [1], Lê Thị Mỹ Linh (2010) tỷ lệ LX 20,8% [7], Lê Nguyễn Thụy Khương (2013) LX là 19,5% [4] vì cùng nghiên cứu trên bệnh ngoại trú.

Nhưng thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Nguyên Trang (2009) [8], Ðào Thị Dừa (2010) [3] ghi nhận tỷ lệ LX lần lượt là 34,04%; 36,67% do nghiên cứu của các tác giả trên bệnh nhân ÐTÐ týp 2 điều trị nội trú thường bệnh nhiều và thường là bệnh nặng.

* Mức độ LX nặng của chúng tôi là 8%, kết quả LX nặng của chúng tôi

cao hơn Lê Nguyễn Thụy Khương (2013) [4] là 4%, Trần Vi Tuấn (2014) [10] LX nặng là 6%, do tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn, mặc khác bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đa số là nghề nông nên dễ chấn thương, té ngã gây gãy xương hơn các nghề khác.

Mặc dù tỷ lệ LX có khác nhau giữa các quần thể dân cư, song hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng tỷ lệ giảm MĐKX và LX tăng theo độ tuổi, tuổi càng cao thì nguy cơ giảm MÐKX càng cao (bất kể nam hay nữ). Nghiên cứu của chúng tôi có tuổi trung bình là 66,5. Nhóm tuổi <60 có 31,34% giảm MÐKX, nhóm tuổi ≥60 có 57,89% giảm MÐKX. Kết quả này cũng phù hợp với các  nghiên cứu: Agawal RD (2005) [1], Nguyễn Nguyên Trang (2010) [8], Lê Nguyễn Thụy Khương (2013) [4], Trần Vi Tuấn (2014) [10]. Kết quả này phù hợp với y văn tuổi cao là yếu tố nguy cơ của loãng xương, quá trình tạo xương giảm trong khi quá trình hủy xương lại tăng lên.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi nữ có tỷ lệ giảm MÐKX là 56,13%, tỷ lệ giảm MÐKX của nam giới là 24,44%. Tỷ lệ giảm MÐKX ở nữ cao hơn nam giới. Kết quả này phù hợp với y văn ở nữ giới ngoài tuổi ảnh hưởng đến MĐKX  giống như nam giới thì nữ giới còn ảnh hưởng nội tiết do tình trạng mãn kinh. Theo Hồ Phạm Thục Lan (2011) nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh trên đối tượng 18-89 tuổi tỷ lệ giảm MÐKX nam thấp hơn nữ [5]. Tuy nhiên, do đặc điểm nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân nữ nhiều hơn nam. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu Lê Thị Mỹ Linh (2010) [7], Lê Nguyễn Thụy Khương (2013) [4], Leidig – Bruckner (2014) [6] nữ có tỷ lệ giảm MĐKX cao hơn nam.

Qua kết quả phân tích của chúng tôi, bệnh nhân ÐTÐ týp 2 có chiều cao ≤150cm có tỷ lệ giảm MÐKX 59,02%, bệnh nhân ÐTÐ týp 2 có chiều cao >150cm có tỷ lệ là 44,60, bệnh nhân ÐTÐ týp 2 có cân nặng ≤45Kg có tỷ lệ giảm MÐKX là 88,24% , bệnh nhân ÐTÐ týp 2 có cân nặng >45 Kg có tỷ lệ là 45,36%  với p<0,05. MÐKX tỷ lệ thuận với chiều cao và cân nặng. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Hồ Phạm Thục Lan (2011) [5], Lê Dũng (2012) [2] đều ghi nhận chiều cao và cân nặng tỷ lệ thuận với MÐKX, phù hợp y văn: khối lượng cơ bắp và chiều cao của cơ thề có liên quan đến MĐKX, trọng lượng càng nặng, chiều cao cao hơn thì MĐKX có xu hướng tăng [9].

Thừa cân và béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ cao của bệnh ĐTĐ týp 2 và BMI thấp là yếu tố nguy cơ cao của LX và gãy xương đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy BMI trung bình là 23,43 ± 0,23Kg/m², bệnh nhân ÐTÐ týp 2 ở nhóm gầy + bình thường có tỷ lệ giảm MÐKX là 65,56%, bệnh nhân ÐTÐ týp 2 nhóm thừa cân + béo phì có tỷ lệ là 35,45% với p<0,05. Như vậy, rõ ràng có mối liên quan giữa BMI ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 với MÐKX, BMI càng cao thì MÐKX càng cao. Kết quả của chúng tôi cũng giống các nghiên cứu trong và ngoài nước: Lê Thị Mỹ Linh (2010) [7], Lê Nguyễn Thụy Khương (2013) [4], Leidig-Bruckner (2014) [6] cũng cho kết quả tương tự BMI càng cao thì MÐKX càng cao.

V. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu mật độ khoáng xương 200 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chúng tôi rút ra kết luận như sau: giảm mật độ khoáng xương chiếm tỷ lệ 49%, tỷ lệ thiếu xương là 26%, loãng xương là 23%, loãng xương nặng có tỷ lệ 8%. Trong đó: tuổi  ≥60 có tỷ lệ giảm mật độ khoáng xương là 57,89%, <60  có tỷ lệ là 31,34%; nữ có tỷ lệ là 56,13%, nam 24,44%; chiều cao ≤150cm có tỷ lệ là 59,02%;  chiều cao >150cm có tỷ lệ là 44,6%; cân nặng ≤ 45Kg có tỷ là 88,24%, cân nặng >45 Kg có tỷ lệ là 45,36% với p<0,05; BMI gầy + bình thường có tỷ lệ là 65,56%, nhóm thừa cân + béo phì có tỷ lệ là 35,45%.

TÓM TẮT

Ðặt vấn đề: Giảm mật độ khoáng xương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đã được nhiều nghiên cứu trong nước trên thế giới đề cập đến. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và mức độ giảm mật độ khoáng xương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện Ða khoa Khu vực Gò Công. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang phân tích. Kết quả: Qua nghiên cứu mật độ khoáng xương 200 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chúng tôi rút ra kết luận như sau: giảm mật độ khoáng xương chiếm tỷ lệ 49%, tỷ lệ thiếu xương là 26%, loãng xương là 23%, loãng xương nặng 8%. Trong đó:  ≥60 có tỷ lệ giảm mật độ khoáng xương là 57,89%, <60 là 31,34%; nữ 56,13%,  nam 24,44% , chiều cao ≤150cm  59,02%, >150cm có tỷ lệ là 44,6; cân nặng ≤ 45Kg  88,24%, >45 Kg 45,36%;  BMI gầy + bình thường 65,56%,  thừa cân + béo phì 35,45%

Từ khóa: giảm mật độ khoáng xương, đái tháo ðường týp 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Agawal RD, Hindonia M, et al (2005), “Evaluation of bone mineral density by osteosonography in patients with type 2 diabetes mellitus”, Journal, Indian Academy of Clinical Medicine, Vol.6, (2), pp. 129-135.
  2. Lê Dũng, Nguyễn Trung Kiên (2012), “Khảo sát tình hình loãng xương ở người cao tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2011”, Y học thực hành        (825),(6), tr. 6-9.
  3. Đào Thị Dừa (2010), “Nghiên cứu tình trạng loãng xương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Tạp chí nội khoa số (4/2010), tr. 313-320.
  4. Lê Nguyễn Thụy Khương (2013), Xác định tỷ lệ loãng xương ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại phòng khám bệnh viện Nhân dân Gia Định Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
  5. Hồ Phạm Thục Lan, Phạm Ngọc Hoa, Lại Quốc Thái, Nguyễn Dạ Thảo Uyên, Nguyễn Đình Nguyên, Nguyễn Văn Tuấn (2011). “ Chẩn đoán loãng xương ảnh hưởng của giá trị tham chiếu”. Thời sự Y học, 57, tr. 3-10.
  6. Leidig-Bruckner et al (2014), “Prevalence and determinants of osteoporosis in patients with type 1 and type 2 diabetes mellitus”, BMC Endocrine Disorders, pp.14-33
  7. Lê Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Bích Đào (2010), Nghiên cứu mức độ loãng xương trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 ở bệnh viện Chợ Rẫy, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
  8. Nguyễn Nguyên Trang , Nguyễn Hải Thủy (2009),” Khảo sát mật độ xương ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2”, Tạp chí Nội khoa số 4/ 2010. tr.301-312.
  9. Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Đình Nguyên (2007), Loãng xương: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị và phòng ngừa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
  10. Trần Vi Tuấn, Nguyễn Trung Kiên (2014), “Tình hình loãng xương và các yếu tố liên quan đến loãng xương ở bệnh nhân nữ đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ”, Tạp chí Y học thực hành (914)-số 4/2014, tr. 12-15
  11. Schwartz AV , Vittinghoff E , Bauer DC et al. Association of BMD and FRAX score with risk of fracture in older adults with Type 2 diabetes. JAMA 305(21), 2184–2192 (2011).
  12. Giangregorio LM , Leslie WD , Lix LM et al. FRAX underestimates fracture risk in patients with diabetes. Bone Miner. Res. 27(2), 301–308 (2012).
  13. Janghorbani M , Van Dam RM , Willett WC , Hu FB . Systematic review of Type 1 and Type 2 diabetes mellitus and risk of fracture. J. Epidemiol. 166(5), 495–505 (2007).
  14. Vestergaard P . Discrepancies in bone mineral density and fracture risk in patients with Type 1 and Type 2 diabetes – a meta-analysis. Int. 18(4), 427–444 (2007).
  15. Bonds DE , Larson JC , Schwartz AV et al. Risk of fracture in women with Type 2 diabetes: the Women’s Health Initiative Observational Study. Clin. Endocrinol. Metab. 91(9), 3404–3410 (2006).
  16. Leslie WD , Lix LM , Prior HJ , Derksen S , Metge C , O’Neil J . Biphasic fracture risk in diabetes: a population-based study. Bone 40(6), 1595–1601 (2007).
  17. de LII , van der Klift M , de Laet CE , van Daele PL , Hofman A , Pols HA . Bone mineral density and fracture risk in type-2 diabetes mellitus: the Rotterdam Study. Int. 16(12), 1713–1720 (2005).
  18. Schwartz AV , Sellmeyer DE , Ensrud KE et al. Older women with diabetes have an increased risk of fracture: a prospective study. J. Clin. Endocrinol. Metab. 86(1), 32–38 (2001).
  19. Loke YK , Singh S , Furberg CD . Long-term use of thiazolidinediones and fractures in Type 2 diabetes: a meta-analysis. CMAJ 180(1), 32–39 (2009).
  20. Schaffler MB , Burr DB . Stiffness of compact bone: effects of porosity and density. Biomech. 21(1), 13–16 (1988).
  21. Patsch JM , Burghardt AJ , Yap SP et al. Increased cortical porosity in Type 2 diabetic postmenopausal women with fragility fractures. Bone Miner. Res. 28(2), 313–324 (2013).
  22. Leslie WD , Aubry-Rozier B , Lamy O , Hans D , Manitoba Bone Density P . TBS (Trabecular Bone Score) and diabetes-related fracture risk. Clin. Endocrinol. Metab. 98(2), 602–609 (2013).
  23. Melton LJ3rd , Riggs BL , Leibson CL et al. A bone structural basis for fracture risk in diabetes. Clin. Endocrinol. Metab. 93(12), 4804–4829 (2008).
  24. Petit MA , Paudel ML , Taylor BC et al. Bone mass and strength in older men with Type 2 diabetes: The Osteoporotic Fractures in Men Study. Bone Miner. Res. 25(2), 285–291 (2010).
  25. Tang SY , Allen MR , Phipps R , Burr DB , Vashishth D . Changes in non-enzymatic glycation and its association with altered mechanical properties following 1-year treatment with risedronate or alendronate. Int. 20(6), 887–894 (2009).
  26. Schwartz AV , Garnero P , Hillier TA et al. Pentosidine and increased fracture risk in older adults with Type 2 diabetes. Clin. Endocrinol. Metab. 94(7), 2380–2386 (2009).
  27. Schwartz AV , Margolis KL , Sellmeyer DE et al. Intensive glycemic control is not associated with fractures or falls in the ACCORD randomized trial. Diabetes Care 35(7), 1525–1531 (2012).
  28. Oei L , Zillikens MC , Dehghan A et al. High bone mineral density and fracture risk in Type 2 diabetes as skeletal complications of inadequate glucose control: the rotterdam study. Diabetes Care 36(6), 1619–1628 (2013).
  29. Patsch JM , Li X , Baum T et al. Bone marrow fat composition as a novel imaging biomarker in postmenopausal women with prevalent fragility fractures. Bone Miner. Res. 28(8), 1721–1728. (2013).
  30. Krakauer JC , McKenna MJ , Buderer NF , Rao DS , Whitehouse FW , Parfitt AM . Bone loss and bone turnover in diabetes. Diabetes 44(7), 775–782 (1995).
  31. Manavalan JS , Cremers S , Dempster DW et al. Circulating osteogenic precursor cells in Type 2 diabetes mellitus. Clin. Endocrinol. Metab. 97(9), 3240–3250 (2012).
  32. Dobnig H , Piswanger-Solkner JC , Roth M et al. Type 2 diabetes mellitus in nursing home patients: effects on bone turnover, bone mass, and fracture risk. Clin. Endocrinol. Metab. 91(9), 3355–3363 (2006

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …