NGHIÊN CỨU MICROALBUMIN NIỆU VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 PHÁT HIỆN LẦN ĐẦU
BSCK2 Trần Nam Quân*
*Trung tâm Nội tiết Khánh Hòa
ABSTRACT
Assessement of microalbuminuria and related risk factors in type 2 diabetic patients recently diagnosed
Objectives: Evaluation of microalbuminuria and its relation with some risk factors such as age, gender, family history related to diabetes, BMI, waist circumference,, risk of hypertension and lipid disorders blood in patients with type 2 diabetes discovered for the first time. Methods: Descriptive cross-sectional study with analysis was conducted on 252 people in Khanh Hoa from July, 2014 to October, 2015. Results: The rate of microalbuminuria in subjects newly diagnosed with type 2 diabetes mellitus was 15.5%. The average concentration of microalbuminuria in patients with type 2 diabetes was 32.3 ± 50.5 (g / mg).The percentage of positive microalbuminuria patients with type 2 diabetes in subjects ≥ 45 years of age is 17.9% higher compared to subjects with diabetes <45 years at a rate of 13.3% (p> 0.05) and flatten the subjects with a family history of the disease related to diabetes is 42.2% higher than in subjects without a family history of diabetes-related diseases account for only 2.4% (p <0.05) and flatten the -beo overweight obese subjects (BMI ≥ 23) was 21.4% higher than in subjects with a BMI <23 was 3.6% (p <0.05) with a waistline and flatten objects have risk percentage is 21.5% higher than in subjects without risk waist circumference of 4.5% (p <0.05) and flatten objects hypertension 28.9% higher compared with subjects without hypertension was 3.1% (p <0.05) and flatten objects dyslipidemia 16.8% proportion is higher than the subjects without dyslipidemia just proportion of 3.8% (p<0.05). Conclusions: The rate of microalbuminuria in patients with type 2 diabetes, high initial findings related to teenage .Microalbumin factors such as overweight, obesity, increased risk waist circumference, family history-related diseases diabetes, hypertension and dyslipidemia (p <0.05). Recommendations: need converting enzyme inhibitors or receptor inhibition in patients with early ngiotensin diabetes have microalbuminuria particularly positive subjects with overweight, obesity, increased waist circumference risk, cash historian family-related diabetes, hypertension and dyslipidemia to prevent renal complications due to diabetes.
Key words: riskfactors, newfound type 2 diabetes.
Chịu trách nhiệm chính: Trần Nam Quân
Ngày nhận bài: 7.11.2016
Ngày phản biện khoa học: 20.11.2016
Ngày duyệt bài: 1.12.2016
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng microalbumin niệu phản ánh không những nguy cơ sớm mà còn là dấu chỉ điểm biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường týp 2. Việc khảo sát microalbumin niệu là cần thiết đối với việc dự phòng, theo dõi và điều trị sớm biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 . Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nhiều về microalbumin niệu ở giai đoạn đái tháo đường týp 2 phát hiện lần đầu.Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu microalbumin niệu và các yếu tố nguy cơ có liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 phát hiện lần đầu”với hai mục tiêu là:Đánh giá microalbumin niệu và xác định mối liên quan giữa microalbumin niệu với một số yếu tố nguy cơ như:tuổi, giới,tiền sử gia đình có liên quan đến bệnh đái tháo đường, BMI, vòng bụng có nguy cơ, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 252 đối tượng là đái tháo đường týp 2 phát hiện lần đầu tại Trung tâm Nội tiết Khánh Hoà theo các tiêu chuẩn như sau:
2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường: chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn glucose huyết tương tĩnh mạch lúc đói ≥7 mmol/l và được xét nghiệm 2 lần ở hai thời điểm khác nhau để chẩn đoán đái tháo đường .
2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường týp 2
Áp dụng một số tiêu chuẩn phân loại của WHO 2002: chúng tôi sử dụng các tiêu chuẩn tuổi khởi phát thường lớn tuổi, béo phì trong chẩn đoán đái tháo đường týp 2 và đáp ứng với các thuốc kích thích tiết insulin.
2.3. Tiêu chuẩn loại trừ: Không đưa vào nghiên cứu đối với những bệnh nhân có đái máu đại thể hoặc protein niệu đại thể, suy gan, suy thận, nhiễm trùng đường tiểu,, suy tim, có thai, bệnh nhân đã được phát hiện, đang điều trị tăng huyết áp bằng thuốc ức chế men chuyển và những người không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
Từ tháng 07/2014 đến tháng 10/2015 tại Trung tâm Nội tiết tỉnh Khánh Hòa.
2.5. Phương pháp nghiên cứu:
Dùng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.
Mẫu thuận tiện được lấy liên tục trong thời gian nghiên cứu. Cỡ mẫu được tính theo công thức: . Trong đó: độ tin cậy 95% thì Z2α/2 = 1,96 ; p: Tỷ lệ microalbumin ở người ĐTĐ týp 2 mới phát hiện ước đoán là 0.2 ; .q = 1 – p = 0,8 ; d: Là độ chính xác tuyệt đối lấy bằng 0.05. Tính ra n = 245. Chúng tôi tiến hành điều tra 252 người.
Các biến số nghiên cứu bao gồm: tiền sử gia đình có liên quan đến bệnh đái tháo đường, BMI, HA, Bilan lipid máu, Microalbumin niệu.
– Tiêu chuẩn đánh giá thừa cân, béo phì theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới áp dụng cho người châu Á trưởng thành khi bệnh nhận có chỉ số BMI ≥ 23.
– Tiêu chuẩn chẩn đoán THA: Theo ADA 2015, THA khi bệnh nhân đái tháo đường có trị số HA ≥ 140/90 mmHg, sau khi khám lâm sàng ít nhất 2 lần khác nhau, mỗi lần khám huyết áp đo ít nhất 2 lần [4].
– Chẩn đoán rối loạn lipid máu: Theo khuyến cáo của Hội Nội tiết và đái tháo đường Việt Nam năm 2014 [4]. – CT≥ 200mg/dl (≥ 5,2 mmol/l); HDL- C < 40 mg/dl (< 1 mmol/l) ; LDL- C ≥ 130 mg/dl (≥3,4mmol/l); Triglycerid≥ 150mg/dl(≥1,7 mmol/l).
– Tiêu chuẩn bài tiết microalbumin niệu bất thường: Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa kỳ 2011: microalbumin niệu (+) khi tỷ số albumin/creatinin mẫu nước tiểu ngẫu nhiên trong khoảng từ 30 – 299 (µg / mg).
2.6. Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 21.0. Có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Microalbumin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 phát hiện lần đầu
Bảng 3.1. Tỷ lệ microalbumin niệu dương tính
Tỷ lệ MAU(+) chiếm 15,5% thấp hơn so với nhóm có MAU (-) với tỷ lệ là 84,5%. Sư khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3.2. Nồng độ microalbumin niệu trung bình
Nồng độ microalbumin niệu trung bình ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 là 32,3 ± 50,5 (mg/mg).
3.2. Mối liên quan giữa microalbumin niệu với các yếu tố nguy cơ:
Bảng 3.3. Liên quan giữa MAU(+) với tiền sử gia đình có liên quan đến ĐTĐ
Tỷ lệ MAU(+) ở nhóm có tiền sử gia đình có liên quan đến bệnh ĐTĐ chiếm 42,2% cao hơn so với nhóm không có tiền sử liên quan đến bệnh ĐTĐ với tỷ lệ là 2,4 %.(p < 0,05).
Bảng 3.4. Liên quan giữa MAU(+) với BMI
Tỷ lệ MAU (+) của nhóm có chỉ số BMI ≥ 23 (thừa cân, béo phì) chiếm 21,4 % cao hơn so với nhóm BMI < 23 với tỷ lệ 3,6%. (p<0,05).
Bảng 3.5. Liên quan giữa MAU(+) với vòng bụng có nguy cơ (Béo phì dạng nam)
Tỷ lệ MAU(+) ở nhóm có vòng bụng có nguy cơ chiếm 21,5% cao hơn ở nhóm vòng bụng bình thường với tỷ lệ 4,5%. (p<0,05).
Bảng 3.6. Liên quan giữa MAU (+) với tăng huyết áp (THA)
Tỷ lệ MAU (+) ở nhóm có THA chiếm tỷ lệ 28,9% cao hơn nhóm không có THA tỷ lệ 3,1%. (p<0,05).
Bảng 3.7. Liên quan giữa MAU (+) với rối loạn lipid máu
Tỷ lệ MAU(+) ở nhóm có rối loạn lipid máu chiếm tỷ lệ 16,8% cao hơn so nhóm không có rối loạn lipid máu chỉ chiếm tỷ lệ 3,8%. (p<0,05).
IV. BÀN LUẬN
4.1. Microalbumin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 phát hiện lần đầu
Tỷ lệ MAU(+) của chúng tôi là 15,5% thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Đào Thị Dừa (2009) với tỷ lệMAU (+) là 27,59% [1] và của Nguyễn Thị Thu Thảo (2005) với tỷ lệ 42,4[4]. Kết quả của chúng tôi cũng thấp của tác giả Nguyễn Đức Phát (2012) ghi nhận tỷ lệ MAU(+) là 22,7%[3]. Điều náy có thể do khác nhau về đối tượng nghiên cứu, về thời gian phát hiện bệnh của đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu của chúng tôi đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân ĐTĐ mới phát hiện bệnh lần đầu nên biến chứng có thể thấp hơn so với đối tượng nghiên cứu của các tác giả trên là ở bệnh nhân ĐTĐ đã phát hiện và điều trị bệnh nhiều năm nên biến chứng nhiều hơn. So với các tác giả nước ngoài thì tỷ lệ MAU(+) của chúng tôi cao hơn của tác giả Yuyun Matthew F (2004) ghi nhận tỷ lệ microalbumin niệu là 11,2% nhưng lại thấp hơn so với Lee Ki Up (1995) ghi nhận tỷ lệ MAU(+) chiếm 20% .
Kết quả nghiên cứu của tôi gần tương đương với kết quả nghiên cứu của tác giả Ahmadani Muhamad Yakoobvà cộng sự (2008) khi nghiên cứu microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Pakistan ghi nhận tỷ lệ microalbumin niệu là 24,2% . Về nồng độ albumin niệu trung bình ở đối tượng đái tháo đường týp 2 là 32,3 ± 50,5 (mg/mg).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gần tương đương với tác giả Trần Thị Anh Thư (2012) khi ghi nhận nồng độ microalbumin niệu trung bình ở đối tượng đái tháo đường týp 2 là 34,6 ± 38,73 (mg/mg) [5]. Kết quả của tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Hồ Xuân Sơn (2007) khi ghi nhận nồng độ microalbumin niệu trung bình ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 là 35,72 ± 30,87 (mg/mg).
Theo nghiên cứu của tác giả Salad R và cộng sự (2002) cho thấy nồng độ albumin niệu trung bình ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 là 35,4 ± 42(mg/mg) .
4.2. Mối liên quan giữa microalbumin niệu với một số yếu tố nguy cơ
Tỷ lệ MAU(+) ở nhóm có tiền sử gia đình có liên quan đến bệnh đái tháo đường chiếm tỷ lệ là 42,2% cao hơn so với đối tượng không có tiền sử gia đình liên quan đến bệnh đái tháo đường với tỷ lệ là 2,4% (p<0,05).
Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Ngọc Thư (2012) [5] và tác giả Nguyễn Thị Thu Thảo (2009) [4] đều ghi nhận có sự liên quan giữa microalbumin niệu với tiền sử gia đình có liên quan đến bệnh đái tháo đường .
Tỷ lệ MAU(+) ở nhóm có chỉ số BMI ≥ 23 là 21,4% cao hơn so với nhóm không có thừa cân, béo phì chỉ chiếm tỷ lệ là 3,6%..Kết quả nghiên cứu của tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả Đào thị Dừa (2009) khi nghiên cứu trên 155 bệnh nhân ĐTĐ có thừa cân ghi nhận tỷ lệ MAU(+) là 29,68% [1].
Tỷ lệ MAU(+) ở nhóm có vòng bụng có nguy cơ chiếm 21,5% cao hơn so với nhóm đái tháo đường không có tăng vòng bụng có nguy cơ với tỷ lệ là 4,5%.Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Tỷ lệ MAU(+) ở nhóm có THA là 28,9% cao hơn so với đối tượng không có THA với tỷ lệ là 3,6%.Sự khác biệt có ý nghĩa thống kế với p<0,05 .
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Phan Huy Anh Vũ [7] và Hồ Hữu Hóa (2009) [2] và tác giả Zacharias JM (2012) khi ghi nhận ghi nhận tăng huyết áp liên quan với microalbumin niệu [9].
Tỷ lệ MAU(+) ở nhóm có rối loạn lipid máu chiếm 16,8% cao hơn so với nhóm không có rối loạn lipid máu chỉ chiếm 3,8% (p<0,05). Kết quả nghiên cứu của tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Tuấn (2003) khi nghiên cứu Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đã ghi nhận tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường có kèm microalbumin niệu chiếm 9,4% [6].
V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu microalbumin niệu và các yếu tố nguy cơ có liên quan ở 252 đối tượng đái tháo đường týp 2 phát hiện lần đầu, tôi ghi nhận kết quả như sau:
5.1.Tỷ lệ MAU(+) :
– Ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 phát hiện lần đầu là 15,5%.
– Nồng độ microalbumin niệu trung bình ở người đái tháo đường týp 2 là 32,3 ± 50,5 (µg/mg).
5.2.Mối liên quan giữa MAU(+) với các yếu tố nguy cơ:
Tỷ lệ MAU(+) ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 ở nhóm có tiền sử gia đình có liên quan đến bệnh ĐTĐ là 42,2% cao hơn so với đối tượng không có tiền sử gia đình liên quan đến bệnh ĐTĐ chỉ chiếm 2,4% ; nhóm thừa cân (BMI ≥ 23) là 21,4% cao hơn so với nhóm có BMI < 23 là 3,6% ; nhóm vòng bụng có nguy cơ chiếm 21,5% cao hơn so với nhóm không có vòng bụngcó nguy cơ là 4,5% ; nhóm có THA là 28,9% cao hơn so với nhóm không có THA là 3,1% và nhóm có rối loạn lipid máu chiếm tỷ lệ là 16,8% cao hơn so với nhóm không có rối loạn lipid máu chỉ chiếm tỷ lệ là 3,8% Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá microalbumin niệu và mối liên quan với một số yếu tố nguy cơ như: tuổi, giới,tiền sử gia đình có liên quan đến bệnh đái tháo đường, BMI, vòng bụng có nguy cơ, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 phát hiện lần đầu.Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích được tiến hành trên 252 đối tượng tại Khánh Hoà từ tháng 07/2014 đến tháng 10/2015. Kết quả: Tỷ lệ microalbumin niệu ở đối tượng đái tháo đường týp 2 là 15,5%. Nồng độ microalbumin niệu trung bình ở người đái tháo đường týp 2 là 32,3 ± 50,5 (µg/mg).Tỷ lệ microalbumin niệu dương tính của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 ở đối tượng ≥ 45 tuổi là 17,9% cao hơn so với đối tượng ĐTĐ < 45 tuổi với tỷ lệ 13,3% (p>0,05).Ở đối tượng có tiền sử gia đình có liên quan đến bệnh ĐTĐ là 42,2% cao hơn so với đối tượng không có tiền sử gia đình liên quan đến bệnh ĐTĐ chỉ chiếm 2,4% (p<0,05).Ở đối tượng thừa cân –béo phì (chỉ số BMI ≥ 23) là 21,4% cao hơn so với đối tượng có chỉ số BMI < 23 là 3,6% (p<0,05).Ở đối tượng có vòng bụng có nguy cơ chiếm tỷ lệ là 21,5% cao hơn so với đối tượng không có vòng bụng có nguy cơ là 4,5% (p< 0,05).Ở đối tượng có tăng huyết áp là 28,9% cao hơn so với đối tượng không có tăng huyết áp là 3,1% (p<0,05). Ở đối tượng có rối loạn lipid máu chiếm tỷ lệ là 16,8% cao hơn so với đối tượng không có rối loạn lipid máu chỉ chiếm tỷ lệ là 3,8% (p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 phát hiện lần đầu khá cao. Microalbumin niện lien quan với các yếu tố như thừa cân, béo phì, tăng vòng bụng có nguy cơ, tiền sử gia đình có liên quan đến bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu (p<0,05).Kiến nghị:cần dùng thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể ngiotensin sớm ở bệnh nhân đái tháo đường có microalbumin niệu dương tính nhất là các đối tượng có thừa cân, béo phì, tăng vòng bụng có nguy cơ, tiền sử gia đình có liên quan đến bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu để phòng ngừa biến chứng thận do đái tháo đường.
Từ khóa: yếu tố nguy cơ, ĐTĐ týp 2 mới phát hiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Đào Thị Dửa (2009), “Nghiên cứu microalbumin niệu ở bệnh nhân thừa cân béo phì”, Hội nghị khoa học thận -tiết niệu miền Trung và Tây Nguyên mở rộng, Tạp chí y học thực hành.
- Hồ Hữu Hóa (2009), Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ y học, Trường đại học Y Dược Thái Nguyên, tr 63 – 64.
- Nguyễn Đức Phát, Hoàng Trung Vinh (2012), “Tỷ lệ, đặc điểm biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học -Hội nghị đái tháo đường, nội tiết và rối loạn chuyển hóa miền trung lần thứ VIII, tr 89-105.
- Nguyễn Thị Thu Thảo, Nguyễn Thy Khuê (2005), “Biến chứng mạn trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 mới chẩn đoán”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học -Đại hội Nội tiết và đái tháo đường toàn quốc lần thứ 3, Tạp chí y học thực hành, tr 679- 691.
- Trần Thị Ngọc Thư (2012), Nghiên cứu microalbumin niệu và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế, tr 80-82.
- Trần Thị Tuấn (2003), Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Huế, tr 42-44.
- Phan Huy Anh Vũ, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Ngô Thanh Nguyên (2013), “Các yếu tố nguy cơ tim mạch và tần suất bệnh mạch vành trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 mới chẩn đoán”, Kỷ yếu Hội nghị nội tiết – Đái tháo đường toàn quốc lần VI,
- Kim YI et al (2001), Microalbuminurea is associated with the insulin resistance syndrome independent of hypertension and type 2 diabetes in the Korean .
- ZachariasJ M,(2012), Prevalence, risk factors and awarenessof albuminuria on a Canadian First Nation: pp.1186-1471.