Nghiên cứu một số biến chứng mạn tính ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Thanh Hóa năm 2015-2016

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIẾN CHỨNG MẠN TÍNH Ở BỆNH

NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI THANH HÓA NĂM 2015-2016

                                      Trần Văn Hiên, Hà Khánh Dư

                                                                                Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa

TÓM TẮT

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ biến chứng mạn tínhvà xác định mối liên quan giữa glucose máu lúc đói và một số yếu tố với biến chứng mạn tính ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Đối tượng: 1500 bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ type 2 tại Thanh Hóa cho thấy: Tuổi trung bình là 59,5 ± 8,2, tỷ lệ nam 52% nữ 48%. Kết quả: Tỷ lệ tăng huyết áp là 32%. Biến chứng mắt là 65,8%. Giá trị trung bình G là 11,54 ± 3,49 mmol/l. Gía trị trung bình của lipid máu: TG cao là 2,60 ± 1,3. Tăng u rêlà 16,7%, tăng ceatenin là 13%. Gía trị trung bình HbA1clà 8,8 ± 1,3. Tỷ lệ các mảng xơ vữa nội mạc là 62,5%, Hẹp lòng mạch 25, tắc động mạch 12,5%. Tỷ lệ tổn thương động mạch chi dưới là 31,6%; mức độ hẹp:< 1,5 là 63,2%,1,5-2,23,7%,2,1-4,10,5%, > 4 là 2,6%

Liên quan tăng HA với các nhóm G có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 ngoại trừ nhóm G 10,1-13 mmol/l. Mức độ tương quan tương đối chặt chẽ | r |³ 0,33 nhóm G(10,1-16,0 mmol/l; ở TG, TC/HDL-c , nhóm G > 16,0 mmol/l ở TC, Non-HDL-c,TC/HDL-c.Liên quancác nhóm G với biến chứng mắt  0R 0,9; 0R 1,2; OR 1,2., với biến chứng  thận đều có ý nghĩa thống kê p < 0,0001, với HbA1c đều có ý nghĩa thống kê p< 0,0001, p< 0,05 và  tổn thương động mạch chi dưới với OR =1,2; CI (0,53-1,22); OR=1,1; (CI; 0,47-1,73) có yếu tố nguy cơ.

Chịu trách nhiệm chính: Trần Văn Hiên

Ngày nhận bài: 01/10/2018

Ngày phản biện khoa học: 10/10/2018

Ngày duyệt bài: 15/10/2018

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh lý của thế kỷ 21 là các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa. Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đang gia tăng nhanh chóng trên thế giới trong đó có Việt Nam, đái tháo đường type 2 chiếm tỷ lệ 92-95%, biến chứng của bệnh như: Nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, lipid máu, biến chứng thận, mắt, thần kinh, tắc động mạch chi dưới v.v.. Năm 2000 thế giới có khoảng 157,3 triệu người. Dự báo năm 2025 là 300 triệu người (chiếm 5,4% dân số thế giới). Việt Nam năm 2002 toàn quốc 2,7%, năm 2012 là 5,4%. Thanh Hóa năm 2001 nghiên cứu 5 phường tuổi 30 – 64 chiếm tỷ lệ 3,2%. Năm 2004 nghiên cứu 23 xã trongtỉnh là 4,0%.Năm 2017 nghiên cứu 40 xã tỷ lệ 8,5%.Các nghiên cứu cho thấy sự tương quan chặt chẽ giữa glucose máu với các biến chứng. Kiểm soát chặt chẽ đường máu sẽ giảm 25% các biến chứng vi mạch, đột quỵ, mất thị lực, kiểm soát huyết áp, lipid máu, giảm tỷ lệ tử vong về tim mạch. Nghiên cứu này tại địa bàn dân cư Thanh Hóa chưa có tác giả nào. Xuất phát từ đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu:

  1. Xác định tỷ lệ biến chứng mạn tính ở BN đái tháo đường type 2 tại Thanh Hóa.
  2. Tìm hiểu mối liên quan giữa glucose máu lúc đói và một số yếu tố với biến chứng mạn tính ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.

1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bệnh nhân nam, nữ tuổi từ 30 trở lên được chẩn đoánbệnh đái tháo đường type 2

Thời gian từ tháng 05/ 2015-11/ 2016.Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường:Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) 2014. Chẩn đoán đái tháo đường type 2 theo Hiệp hội đái tháo đường quốc tế (IDF) năm 2005.

– Địa điểm nghiên cứu:15 xã thuộc ; miền núi, trung du, ven biển

– Phương pháp nghiên cứu:Mô tả, cắt ngang, cỡ mẫu 1500

– Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụn Epi-info 6.0, mối tương quan r; tính OR

1. KẾT QUẢ

  1. Phân bố theo nhóm tuổi và giới: Tuổi trung bình là 59,5 ± 8,52. Tỷ lệ nữ 52%, nam 48%.Nhóm tuổi mắc cao nhất là≥ 60 chiếm 49,3%

  2. Phân bố theo vùng miền: Huyện Triệu Sơn 651 bệnh nhân chiếm 43,4% ; Thị xã Sầm Sơn 377 chiếm 25,1%; Huyện Thường Xuân là 472 chiếm 41,5%

  3. Đặc điểm huyết áp: Tỷ lệ tăng huyết áp là 32%, Nam 31,9%, nữ là 32,1%, tỷ lệ tăng huyết áp giữa hai giới không có ý nghĩa thống kê với p > 0,005.

  4. Đặc điểm về mắt:

Tỷ lệ biến chứng mắt là 65,8%, trong đó viêm giác mạc 27,3%, đục thủy tinh thể 34%, bệnh về mắt khác là 38,7%

  5. Đặc điểm trên điện tâm đồ: Tỷ lệ mắc bệnh lý trên điện tâm đồ là 47,5%

Bảng 1.  Đặc điểm Glucose máu lúc đói của đối tượng nghiên cứu

Glucose máu lúc đói (mmol/l) n Giá trị
Phân bố < 8,0 320 21,3%
8,0 – 10,0 400 26,7%
10,1 – 13,0 380 25,3%
13,1-15 130 8,7%
15,1 – 16,0 110 7,3,%
> 16,0 160 10,7%
TB ± SD 1500 11,54 ± 3,49

G trung bình là 11,54 ± 3,49 mmol/l, Glucose máu  cao nhất là 26,7%.

Bảng 2. Giá trị trung bình Lipid máu của đối tượng nghiên cứu

Lipid máu n TB ± SD (mmol/l)
TC 1500 4,62 ± 0,98
TG 1500 2,60 ± 1,38
HDL-c 1500 1,05 ± 0,19
LDL-c 1500 2,38 ± 0,91
Non-HDL-c 1500 3,56 ± 0,93
TC/HDL-c 1500 4,46 ± 1,20

Giá trị trung bình cao nhất là TG là 2,60 ± 1,38 mmol/l.

  8.Đặc điểm MycroAlbumin niệu: Giá trị trung bình 15,01 ± 22,72. MAU của nhóm≤ 20 là 79,1%, nhóm MAU > 20 là 20,9%.

  9. Đặc điểm Urê, Createnin: Nhóm Urê tăng > 7,5mmol/l là 16,7%; nhóm Createnin tăng > 120 µmol/l là 13%.

  10. Đặc điểm INSULINE: Phân bố insuline nhóm5-10  IU/I là 32,8%; nhóm từ 5-10 32,8% nhóm 10,1-22 là 25,7% nhóm >22: 9,1%; giá trị trung bình 13,29 ± 6,63.

  11. Đặc điểm HbA1c: Giá trị trung bình 8.8 ± 1,3

  12. Hình thái tổn thương động mạch chi dưới: Với 120 bệnh nhân cho thấy tỷ lệ mảng xơ vữa nội mạc là 62,5%; hẹp lòng mạch là 25,0%; tắc động mạch là 12,5%.

  13. Tỷ lệ tổn thương động mạch chi dưới:  Là 31,6% . Nam là 18,3, nữ là 13,3%

  14. Đánh giá mức độ hẹp tính theo độ dòng chảy PSV: Tỷ lệ psv tại chỗ hẹp< 1,5 chiếm tỷ lệ cao nhất 63,2%; thấp nhất là nhóm psv > 4 với 2,6%; tỷ lệ psv 1,5 – 2 là 23,7% và nhóm psv 2,1-4 là 10,5%.

  15. Mối liên quan giữa huyết áp và Glucose máu lúc đói: Giá trị trung bình G của nhóm tăng HA và HA bình thường (p < 0,05) trừ khoảng 10,1-13,0 mmol/l.

Bảng 3. Mối liên quan giữa G máu lúc đói và biến chứng mắt

            Biến chứng mắt            

G (mmol/l)

(n=987)

Không

(n=513)

OR

95% CI

Phân bố < 8,0(n=320) 205; 64% 115; 36% 0,9
8,0-10,0 (n=400) 269; 67% 131; 33% CI: 0,15-1,59
10,1-13,0(n=380) 261; 68,% 119; 31,3% 1,2
13,115,0 (n=130) 83; 64% 47; 36% CI: 0,55-1,27
15,1-16 (n=110) 71; 65% 39; 35% 1,2
> 16,0 (n=160) 98; 62% 62; 38% CI: 0,51-1,82

Biến chứng mắt với các nhóm đường máu lúc đói với 0R 0,9; 0R 1,2; OR 1,2 .

Bảng 4. Mối liên quan giữa Glucose máu lúc đói và Lipid máu.

Glucose máu lúc đói

(mmol/l)

Giá trị TB ± SD (mmol/l)
TC TG HDL-c LDL-c Non-HDL-c TC/HDL-c
< 8,0 4,00 ± 1,20 1,94 ± 0,97 1,2 ± 0,18 2,10 ± 1,16 3,26 ± 0,96 3,33 ± 0,33
r = – 0,08 r = 0,19 r = 0,09 r = – 0,16 r = – 0,1 r = – 0,01
8,0-10,0 4,32 ± 1,30 2,28 ± 0,98 1,16 ± 0,22 2,20 ± 0,91 3,38 ± 0,88 3,72 ± 1,28
r = – 0,02 r = 0,25 r =  0,08 r = – 0,24 r = – 0,05 r = – 0,13
10,1-16,0 4,71 ± 0,98 2,41 ± 1,02 1,10 ± 0,18 2,52 ± 0,91 3,60 ± 0,89 4,38 ± 1,05
r = 0,27 r = 0,39* r = – 0,08 r = – 0,03 r = 0,3 r = 0,35*
> 16,0 5,10 ± 0,96 3,15 ± 0,88 0,82 ± 0,18 2,60 ± 0,26 3,78 ± 1,12 6,22 ± 1,12
r = 0,42* r = 0,18 r = – 0,12 r = 0,31 r = 0,46* r = 0,37*

Nhóm G (10,1-16,0 mmol/l; > 16,0 mmol/l), với TC, TG, Non-HDL-c, TC/HDL-c có mức độ tương quan tương đối chặt chẽ | r |³ 0,33.

Bảng 5. Mối liên quan giữa Glucose máu lúc đói và MAU

Glucose máu lúc đói

(mmol/l)

MAU p
Chưa biến chứng Biến chứng
n=1186 Tỷ lệ % N=314 Tỷ lệ %
Phân bố < 8,0 (n=320) 315 98,4% 5 1,6 < 0,0001
8,0 – 10,0 (n=400) 377 94 23 6 < 0,0001
10,1 –13,0 (n=380) 294 77,4 86 22,6 < 0,0001
3,1 –15,0 (n=130) 67 52 63 48 > 0,05
15,1-16 (n=110) 55 50 55 50 > 0,05
> 16,0 (n=160) 78 49 82 51 > 0,05

Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001; p< 0,05) ngoại trừ nhóm đường máu 13,1 – > 16,0 mmol/l với p > 0,05.

Bảng 6. Mối liên quan giữa G máu lúc đói và biến chứng thận

Glucose máu lúc đói

(mmol/l)

Biến chứng thận
Bình thường Suy thận độ I Suy thận độ II Suy thận độ IIIa
n=1305 Tỷ lệ% n=107 Tỷ lệ% n=71 Tỷ lệ% n=17 Tỷ lệ%
< 8,0 (n=320) 319 99,7% 1 0,3% 0 0% 0 0%
8,0-10,0 (n=400) 395 98,7% 4 1% 1 0,3% 0 0%
10,1-13,0(n=380) 357 94% 15 3,9% 7 1,8% 1 0,3%
13,1-16,0(n=240) 157 65,4% 46 19,2% 30 12,5% 7 2,9%
> 16,0(n=160) 77 48% 41 25,6% 33 20,7% 9 5,7%
P < 0,0001 < 0,0001 < 0,0001

Tỷ lệ biến chứng suy thận độ IIIa cao nhất ở mức G > 16,0 mmol/l (5,7%) . Sự so sánh các nhóm G với các mức suy thận với < 0,0001.

Bảng 7. Mối liên quan giữa Glucose máu lúc đói và HbA1c

Glucose máu lúc đói

(TB ± SD, mmol/l)

HbA1c p
Chưa biến chứng Biến chứng
n=380 Tỷ lệ % n=1120 Tỷ lệ %
Phân bố < 8,0 (n=320) 195 61% 125 39% < 0,005
8,0-10,0 (n=400) 135 34% 265 66% < 0,0001
10,1-13,0 (n=380) 30  7,9% 350 92,1% < 0,0001
13,1-16,0 (n=240) 17 7% 223 93% < 0,0001
> 16,0  (n=160) 3 1,9% 157 98,1% < 0,0001

Tỷ lệ biến chứng của HbA1c có xu hướng tăng qua các mức G. với p < 0,0001.

Bảng 8. Mối liên quan giữa G máu và tổn thương động mạch chi dưới

   TTĐMCD

G (mmol/l)

(n=38)

Không

(n=82)

   OR

95% CI

Phân bố < 8,0 (n=11) 01 (0,9%) 10 (91%) 0,5
8,0 -10,0 (n=16) 03 (25%) 13 (75%) CI: 0,11-1,51
10,1-13,0 (n=19) 07 (31,6%) 12 (68,4%) 1,2
13,1-15,0 (n=22) 07 (32%) 15 (68%) CI: 0,53-1,22
15,1-16 (n=23) 09 (41%) 14 (59%) 1,1
> 16,0 (n=29) 11 (38%) 18 (62%) CI: 0,47-1,73

Nhóm đường huyết lúc đói 10,1-15mmol/l và nhóm 15,1->16 mmol/l với tổn thương động mạch chi dưới có yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh (OR 1,2, 1,1)

3. BÀN LUẬN

Tỷ lệ một số biến chứng mạn tính ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 của các tác giả Nhật Bản về tăng huyết áp là là 33,4%. Nghiên cứu này là 32%. Biến chứng mắt  là 65,8%, NC Nguyễn Kim Lương, Nguyễn Thu Minh, biến chứng võng mạc 28,6%. Gía trị Gtrung bình của nghiên cứu này 11,54 ± 3,49 mmol/l, Nguyễn Hải Thủy là 11,2 ± 4,3 mmol/l; Tạ Văn Bình là 11,3 ± 4,3 mmol/l. Nghiên cứu Trần Hữu Dàng về giá trị trung bình  TG là 1,83 ± 0,86 mmol/l; nghiên cứu này TG 2,60 ± 1,38 mmol/l cao hơn vì thời gian mắc bệnh nhiều hơn; nghiên cứuNguyễn Hải Thuỷ HbA1c TB±SD là 9,8 ± 0,3. Nghiên cứu này là  8.8 ± 1,3. Tỷ lệ tổn thương động mạch chi dưới nghiên cứu này là 31,6%. Nguyễn Hải Thuỷ là 28,4 % của pornot là 29,3%, Nguyễn Hữu Chức, Nguyễn Văn Lương là 34,1%, Nguyễn Hải Thuỷ mức độ hẹp < 20% là 65,5%, ≥ 2 mm là 34,5%, nghiên cứu này mức độ hẹp < 20% là 63,2%, ≥ 20% là 34,2%. Biến chứng thận nghiên cứu của Nguyễn Kim Lương, Nguyễn Thu Minh biến chứng độ 1; 37,8%,độ 2; 17,8%. Mối liên quan G máu lúc đóivới HbA1c ≤ 6,5%, nhóm >6,5%  với p < 0,0001. Mối liên quan G máu lúc đói với tổn thương động mạch chi dưới lần lượt cho thấy; ( OR =  0,42; CI 0,11-1,5) p > 0,05. (OR = 1,2; CI 0,53-1,22 ) p < 0,05. (OR = 1,1; CI 0,47-1,73 ) p < 0,05. Ở Bắc Mỹ, Châu Âu tỷ lệ mắc bệnh động mạch ở bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 3,4 lần ở nam so với nhóm chứng.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 1500 bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ type 2 tại Thanh Hóa cho thấy: Tuổi trung bình là 59,5 ± 8,2, tỷ lệ Nam 52% nữ 48%.

Tỷ lệ tăng huyết áp là 32% . Biến chứng mắt là 65,8%. Giá trị trung bình G là 11,54 ± 3,49 mmol/l. Giá trị trung bình của lipid máu: TG cao là 2,60 ± 1,3. Tăng u rê là 16,7%, tăng ceatenin là 13%. Gía trị trung bình HbA1clà 8,8 ± 1,3. Tỷ lệ các mảng xơ vữa nội mạc là 62,5%, Hẹp lòng mạch 25, tắc động mạch 12,5%. Tỷ lệ tổn thương động mạch chi dưới là 31,6%; mức độ hẹp:< 1,5 là 63,2%,1,5

2,23,7%,2,1-4,10,5%, > 4 là 2,6%

– Liên quan tăng HA với các nhóm G có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 ngoại trừ nhóm G 10,1-13 mmol/l.

Mức độ tương quan tương đối chặt chẽ | r |³ 0,33 nhóm G(10,1-16,0 mmol/l; ở TG, TC/HDL-c , nhóm G > 16,0 mmol/l ở TC, Non-HDL-c,TC/HDL-c.

Liên quancác nhóm G với biến chứng mắt  0R 0,9; 0R 1,2; OR 1,2..

Liên quan các nhóm G với biến chứng  thận đều có ý nghĩa thống kê p < 0,0001.

Liên quan các nhóm G với HbA1c đều có ý nghĩa thống kê p< 0,0001, p< 0,05

Liên quancác nhóm G với tổn thương động mạch chi dưới với OR =1,2; CI (0,53-1,22); OR=1,1; (CI; 0,47-1,73) có yếu tố nguy cơ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bệnh viện Nội tiết Trung ương (2013), “Báo cáo Hội nghị tổng kết Dự án phòng chống đái tháo đường quốc gia năm 2012 và triển khai kế hoạch năm 2013”
  2. Nguyễn Hữu Chức, Nguyễn Kim Lương (2011), “Nghiên cứu tình trạng động mạch chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Luận văn bác sỹ nội trú.
  3. Chu Đức Hoàng ( 2015), “Nghiên cứu và triển khai hệ thống quản lý điều trị bệnh đái tháo đường”, Hội nghị khoa học nội khoa toàn quốc lần thứ IX , tạp chí nội khoa số đặc biệt 10/ 2015.
  4. Lê Tuyết Hoa (2015), “Kiểm soát đường huyết và biến chứng tim mạch ở nhân đái tháo đường typ 2”. Hội nghị khoa học nội khoa toàn quốc lần thứ IX , tạp chí nội khoa số đặc biệt 10/ 2015.
  5. Trần Văn Hiên (2014) “Nghiên cứu tổn thương động mạch chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại bệnh viện nội tiết Thanh Hóa năm 2012-2014”. Luận văn chuyên khoa 2.
  6. Abdelgadir M, Karlsson AF, Berglund L, Berne C (2013), “Low serum adiponectin concentrations are associated with insulin sensitivity independent of obesity in Sudanese subjects with type 2 diabetes mellitus”, Diabetol Metab Syndr, 5(1), 15.
Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …