Nghiên cứu nồng độ Ferritin huyết thanh ở bệnh nhân Rối loạn lipid máu

NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ FERRITIN HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN RỐI LOẠN LIPID MÁU

Trần Hữu Dàng1, Trần Thị Quỳnh Quyên2*, Nguyễn Nguyên Trang2, Bùi Ngọc Minh Châu2, Đoàn Ngọc Tú2 1. Trường Đại học Y Dược Huế;

2. Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng

DOI: 10.47122/vjde.2021.49.12

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Rối loạn lipid máu (RLLM) là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng trên thế giới và là một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch chính. Đề tài được tiến hành nhằm xác định nồng độ ferritin huyết thanh, tỷ lệ tăng ferritin huyết thanh và đánh giá mối liên quan giữa nồng độ ferritin huyết thanh với các thành tố của bilan lipid. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh đối chứng ở 156 bệnh nhân tại khoa Nội tổng hợp – Lão khoa. Bệnh nhân được thu thập các dữ liệu: yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch do xơ vữa và đái tháo đường và làm xét nghiệm biland lipid máu, xét nghiệm Feritin máu. Kết quả: Nồng độ trung bình của ferritin ở đối tượng có RLLM cả 2 giới là 544,21 ± 351,28 ng/ml cao hơn nồng độ trung bình ferritin của nhóm chứng là 118,56 ± 64,58 ng/ml. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ tăng ferritin huyết thanh, nồng độ trung bình ferritin chung giữa 2 nhóm RLLM và nhóm chứng (p < 0,001). Tỉ lệ tăng ferritin huyết thanh ở nhóm RLLM là 100%, Tỉ lệ tăng ferritin huyết thanh: ở người tăng LDL-C là 100%, ở người giảm HDL-C là 100%, ở người tăng TG là 100%, ở người tăng TC là 100%. Nồng độ trung bình của ferritin ở đối tượng có RLLM có 2 thành tố (Tăng LDL-C, TG) và 3 thành tố (Tăng LDL-C, TG, TC) là cao nhất có giá trị trung bình và độ lệch chuẩn lần lượt là: 654,67 ± 479,98 ng/ml. Kết luận: Có mối liên quan chặt chẽ giữa nồng độ ferritin và RLLM.

Từ khóa: Rối loạn lipid máu (RLLM), Đái tháo đường (ĐTĐ).

ABSTRACT

Serum ferritin concentration in dyslipidemia patients

Tran Huu Dang1, Tran Thi Quynh Quyen2*,

Nguyen Nguyen Trang2,

Bui Ngoc Minh Chau2, Doan Ngoc Tu2

1. Hue University of Medicine and Pharmacy;

 2. Danang University of Medical Technology and Pharmacy

Background: Dyslipidemia is one of the public health problems and the main cardiovascular risk factors. The study was conducted to determine serum ferritin concentration, ferritin increase rate in serum and evaluate the relationship between serum ferritin concentration with bilan lipid components. Methods: Cross-sectional descriptive study with a controlled comparison in 156 patients at the Department of General Internal Medicine – Geriatrics, collected cardiovascular risk factors caused by atherosclerosis and diabetes mellitus, biland lipid blood and blood ferritin test. Results: The mean ferritin concentration in dyslipidemia group was 544.21 ± 351.28 ng/ml, higher than the control group (118.56 ± 64.58 ng/ml); There was a significant difference in the rate of increase of serum ferritin, average concentration of ferritin between the two groups dyslipidemia and the control group (p <0.001); The rate of increase of serum ferritin in the dyslipidemia group was 100%; Rate of serum ferritin increase in people with increased LDL-C is 100%, in people with reduced HDL-C is 100%, in people with increased TG is 100%, in people with TC increase is 100%. The average ferritin concentration in the subjects with dyslipidemia with 2 elements (Increased LDL-C, TG) and 3 elements (Increased LDL-C, TG, TC) is the highest with mean value and standard deviation, is: 654.67 ± 479.98 ng/ml. Conclusions: There is a close relationship between ferritin concentration and dyslipidemia.

Key words: Dyslipidemia, Diabetes mellitus

Chịu trách nhiệm chính: Trần Thị Quỳnh Quyên

Ngày nhận bài: 05/6/2021

Ngày phản biện khoa học: 10/6/2021

Ngày duyệt bài: 27/7/2021

Email: [email protected]

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Rối loạn lipid máu (RLLM) là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng trên thế giới và là một trong những yếu tố nguy cơ (YTNC) tim mạch chính. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy RLLM là một yếu tố quan trọng gây xơ vữa và làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch [3],[11]. Có sự liên hệ chặt chẽ giữa nguy cơ bệnh mạch vành với RLLM [14]. Giảm RLLM làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành [3],[5]. Ngoài bệnh vữa xơ động mạch, RLLM cũng còn được coi là YTNC quan trọng của một số bệnh tim mạch khác như tăng huyết áp, đái tháo đường (ĐTĐ)…

Ngoài ra ĐTĐ cũng là nguyên nhân gây ra RLLM liên quan đến thiếu insulin tuyệt đối hay tương đối và hoặc đề kháng insulin. Giải quyết RLLM đã trở thành một mục tiêu trong các biện pháp dự phòng tiên phát và thứ phát của các bệnh đó [1],[2],[8].

Ferritin huyết thanh là một protein mang sắt tồn tại cả trong và ngoài tế bào có ở hầu hết khắp mọi nơi trong cơ thể như: gan, lách, tủy, tá tràng, cơ vân và nhiều vùng giải phẫu khác, có thể lưu trữ và giải phóng sắt và hoạt động như một bộ đệm chống thiếu sắt và quá tải sắt.

Có nhiều bệnh có liên quan với tình trạng quá tải sắt hoặc thiếu sắt. Ferritin được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán và theo dõi như là một dấu ấn sinh học lâm sàng để đánh giá tình trạng sắt trong cơ thể [13].

Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy các nồng độ sắt dự trữ trong cơ thể cao có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Một số nghiên cứu cắt ngang, nồng độ ferritin huyết thanh cao có liên quan với béo phì trung tâm [11],[19], RLLM [11],[19], tăng huyết áp [11],[16],[19], tăng insulin và ĐTĐ típ 2 [15].

Có mối liên quan chặt chẽ giữa nồng độ ferritin và hội chứng chuyển hóa [6],[17], [18]. Nhiều nghiên cứu dịch tễ đã ghi nhận nồng độ ferritin tăng có liên quan với béo phì, đề kháng insulin và RLLM [17],[19]. Ngược lại ở người mắc hội chứng chuyển hóa và ĐTĐ típ 2 có tỷ lệ tăng ferritin cao hơn so với người bình thường [17].

Cho đến nay tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề trên. Vì lý do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu nồng độ ferritin huyết thanh ở bệnh nhân rối loạn lipid máu” với các mục tiêu sau:

1. Xác định nồng độ ferritin huyết thanh và tỷ lệ tăng ferritin huyết thanh ở bệnh nhân rối loạn lipid máu.

2. Đánh giá mối tương quan giữa nồng độ ferritin huyết thanh với các thành tố của bilan lipid.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

 Gồm 156 bệnh nhân đến khám và điều trị tại khoa Nội tổng hợp –Lão khoa bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 5/2016 đến tháng 8/2019 được phân thành hai nhóm: nhóm có RLLM và không mắc các bệnh làm thay đổi ferritin huyết thanh gồm 78 người (nhóm bệnh) và nhóm không mắc RLLM và không mắc các bệnh làm thay đổi ferritin huyết thanh gồm 78 người (nhóm chứng).

 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh

 – Nhóm bệnh: gồm 78 bệnh nhân được chẩn đoán RLLM và không mắc các bệnh làm thay đổi ferritin huyết thanh.

 – Nhóm chứng: gồm 78 bệnh nhân không mắc RLLM và không mắc các bệnh làm thay đổi ferritin huyết thanh. Lấy hồi cứu 50% số liệu.

Bảng 2.1. Rối loạn thành phần lipid máu được đánh giá

theo NCEP ATP III (2001) [7]

  < 200 mg/dl (5,2 mmol/l) Tốt
     
TC (mmol/l) 200-239 mg/dl (5,2-6,2 mmol/l) Cao giới hạn
     
  ≥ 240 mg/dl ( 6,2 mmol/l) Cao
     
HDL-C (mmol/l) < 40 mg/l (1,0 mmol/l) Thấp
   
> 60 mg/dl ( 1,6 mmol/l) Cao
 
     
  < 100 mg/dl  (2,6 mmol/l) Tối ưu
     
  100-129 mg/dl (2,6-3,4 mmol/l) Gần tối ưu
     
LDL-C (mmol/l) 130-159 mg/dl (3,4-4,2 mmol/l) Cao giới hạn
     
  160-189 mg/dl (4,1-4,8 mmol/l) Cao
     
  ≥ 190 mg/dl (5,0 mmol/l) Rất cao
     
  < 150 mg/dl (1,7 mmol/l) Bình thường
     
TG (mmol/l) 150-199 mg/dl (1,7-2,3 mmol/l) Giới hạn cao
     
  200-499 mg/dl (2,3-5,7 mmol/l) Cao
     
  ≥ 500 mg/dl (5,7 mmol/l) Rất cao
     

Dựa theo đánh giá NCEP ATP III (2001) [7].Trong nghiên cứu này, được gọi là tăng TC, LDL-C, TG, giảm HDL-C khi: TC 5,2 mmol/l; TG 1,7 mmol/l; LDL-C 3,4 mmol/l; HDL-C < 1,0 mmol/l.

Bảng 2.2. Phân loại bệnh nhân theo 5 nhóm nguy cơ của Bệnh tim mạch do xơ vữa (BTMDXV) theo AACE/ACE(Hiệp hội bác sĩ nội tiết Hoa Kỳ và trường môn nội tiết Hoa Kỳ) [10]

Nhóm nguy Định nghĩa Mục tiêu điều trị
   
  BTMDXV tiến triển (bao gồm cả đau thắt ngực không ổn  
  định) ở bệnh nhân sau khi đã đạt mức LDL < 70 mg/dl LDL-C < 55 mg/dl
  BTMDXV đã được xác định trên lâm sàng ở bệnh nhân có Non–HDL < 80
Cực kì cao kèm ĐTĐ, bệnh thận mạn giai đoạn 3-4 hoặc tăng cholesterol mg/dl
  gia đình dị hợp tử Apolipoprotein B
  Tiền sử mắc BTMDXV sớm, cụ thể < 55 tuổi ở nam và < (Apo B) < 70mg/dl
  65 tuổi ở nữ.  
  Đã từng hoặc đang nhập viện do hội chứng mạch vành cấp, LDL-C < 70 mg/dl
  bệnh mạch vành, bệnh mạch cảnh hoặc bệnh mạch máu ngoại
  Non-HDL<80
Rất cao vi kèm nguy cơ 10 năm > 20%
mg/dl
  ĐTĐ hoặc bệnh thận mạn giai đoạn ¾ kèm 1 YTNC.
  Apo B < 80 mg/dl
  Tăng cholesterol gia đình dị hợp tử
   
    LDL-C < 100mg/dl
Cao Nhiều hơn 1 YTNC, kèm nguy cơ 10 năm 10-20% Non-HDL < 130
  ĐTĐ hoặc bệnh thận mạn giai đoạn ¾, không kèm 1 YTNC mg/dl
    Apo B < 90 mg/dl
Trung bình Nhiều hơn 1 YTNC, kèm nguy cơ 10 năm< 10% Tương tự nhóm
nguy cơ cao
   
    LDL-C < 130mg/dl
Thấp Không có YTNC Non-HDL < 160
    mg/dl

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: Không đưa vào nghiên cứu những đối tượng bệnh nhân có các bệnh lý làm thay đổi ferritin huyết thanh như sau: Bệnh gan cấp và mạn tính, nghiện rượu, các bệnh lý ác tính, nhiễm trùng và có tình trạng viêm cấp, các thiếu máu khác không do thiếu sắt, tăng gánh sắt, cường giáp, bệnh thận mạn giai đoạn cuối, đa hồng cầu tiên phát, ung thư biểu mô tế bào tận do chảy máu trung u, thiếu máu do thiếu sắt, suy dinh dưỡng, có thai, bệnh nhân đang sử dụng các thuốc làm giảm lipid máu và các đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh đối chứng Mỗi bệnh nhân được khảo sát theo phiếu nghiên cứu với quy trình sau:

  • Tiếp xúc với các đối tượng tham gia vào nghiên cứu, đo các chỉ số nhân trắc: chiều cao, cân nặng, vòng bụng, huyết áp. Hỏi tiền sử bệnh lí, những thuốc đã dùng…

Các đối tượng nghiên cứu được lấy máu buổi sáng lúc đói để làm các xét nghiệm sinh hóa: triglyceride, cholesterol, HDL-C, LDL-C, để xác định bệnh nhân bị RLLM.

  • Sau khi xác định bệnh nhân bị RLLM thì làm tiếp xét nghiệm ferritin huyết thanh.
  • Các xét nghiệm được lấy máu đảm bảo đúng quy trình và phân tích ở khoa hóa sinh của Bệnh viện Trung Ương Huế.
  • Khám những bệnh lý đi kèm để loại trừ các bệnh lý đã nêu ở trên.
  • Xác định các đối tượng có RLLM và không có RLLM.
  • Tất cả các dữ liệu được ghi chép đầy đủ vào phiếu điều tra.

Nhập và xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học dựa trên phần mềm SPSS 20 và Excell 2016.

Nghiên cứu tiến hành luôn tuân thủ nghiêm các quy định, nguyên tắc chuẩn mực về đạo đức nghiên cứu trong khoa học y khoa và được hội đồng Y đức Bệnh viện Trung ương Huế và Trường Đại học Y Dược Huế thông qua và chấp nhận cho thực hiện.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Nồng độ ferritin huyết thanh và tỷ lệ tăng ferritin huyết thanh ở bệnh nhân RLLM

Bảng 3.1. Tình trạng tăng ferritin huyết thanh trong tổng số đối tượng nghiên cứu

Tình trạng   Cỡ mẫu (n=156)
     
n   %
   
       
Tăng ferritin huyết thanh 78   50
Không tăng ferritin huyết thanh 78   50

Nhận xét: Tình trạng tăng ferritin huyết thanh trong tổng số bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 50%.

Bảng 3.2. Nồng độ ferritin huyết thanh trong nhóm nghiên cứu

Nồng độ ferritin huyết thanh trung bình (ng/ml) Nhóm chứng Nhóm có RLLM p
Chung 118,56 ± 64,58 544,21 ± 351,28 < 0,001
Nam 130,52 ± 75,96 650,88 ± 371,65 < 0,001
Nữ 108,82 ± 52,53 457,38 ± 311,80 < 0,001

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ trung bình ferritin giữa 2 nhóm bệnh và nhóm chứng của cả 2 giới, giới nam, giới nữ (p < 0,001).

3.2. Mối liên quan giữa nồng độ ferritin huyết thanh với các thành tố của bilan lipid

Bảng 3.3. Mối tương quan giữa ferritin với các thành tố bilan lipid

Yếu tố Hằng số r p Phương trình
(constant) tuyến tính
     
LDL-C(mmol/l) 1,257 0,408 < 0,001 y=118,322x +1,257
         
TG(mmol/l) 103,712 0,466 < 0,001 y=132,057x+103,712
         
TC(mmol/l) -269,011 0,461 < 0,001 y=-123,466x-269,011
         
HDL-C (mmol/l) 703,972 -0,363 < 0,001 y= -286,226x   +703,972
         

Nhận xét: Có mối tương quan thuận mức độ vừa giữa nồng độ nồng độ ferritin với LDL-C, TG, TC (p < 0,001) và có mối tương quan nghịch mức độ vừa giữa nồng độ nồng độ ferritin với HDL-C (p< 0,001).

Biểu đồ 3.1. Tương quan thuận giữa ferritin huyết thanh với LDL-C

(R=0,408, p< 0,001) và tương quan thuận giữa ferritin huyết thanh với TG (R=0,466, p< 0,001)

Biểu đồ 3.2. Tương quan thuận giữa ferritin huyết thanh với TC

(R=0,461, p < 0,001) và tương quan nghịch giữa ferritin huyết thanh với HDL-C (R= -0,363, p < 0,001)

4. BÀN LUẬN

4.1. Nồng độ ferritin huyết thanh và tỷ lệ tăng ferritin huyết thanh ở bệnh nhân RLLM

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ trung bình của ferritin huyết thanh ở nhóm có RLLM chung cả hai giới là 544,21 ± 351,28 ng/ml (bảng 3.2) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nồng độ ferritin huyết thanh ở nhóm chứng (không có RLLM) chung cả hai giới là 118,56 ± 64,58 ng/ml, p < 0,001 (bảng 3.2).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với một số nghiên cứu trong và ngoài nước khác. Theo Phạm Ngọc Thông (2017) nồng độ trung bình của ferritin toàn phần ở nhóm có HCCH là 391,63 ± 181,97 ng/ml cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nồng độ ferritin toàn phần ở nhóm chứng (không có HCCH) là 124,55 ± 63,95 ng/ml, p < 0,01 [4]. Tương tự theo Chang J. S. và cộng sự (2013) nồng độ ferritin huyết thanh là 173 ± 282 ng/ml (nam 229 ± 349 ng/ml và nữ 119 ± 180 ng/ml ) [6], Kim M. K. và cộng sự nghiên cứu trên 379 đối tượng mắc HCCH nồng đồ ferritin huyết thanh là 144,24 ± 55,04 ng/ml [12], theo Ledesma M. cùng cộng sự (2015) nghiên cứu trên 3386 đối tượng mắc HCCH đối tượng nồng độ ferritin trung bình là 201,4 ± 114,2 ng/ml [14].

4.2. Tương quan giữa nồng độ ferritin huyết thanh với các thành tố của bilan lipid Trong nghiên cứu của chúng tôi, có mối tương  quan  thuận  mức  độ  vừa  giữa  ferritin huyết thanh với TG (R=0,466, p< 0,001) (bảng 3.3). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác. Theo Ledesma M. cùng cộng sự (2015) nghiên cứu trên 3386 đối tượng mắc HCCH  đối  tượng  nồng  độ  triglycerid  trung bình là 202,5 ± 113,1 mg/dl và có tương quan với nồng độ ferritin với p < 0,001 [14]. Theo nghiên cứu của Tang Q., Liu Z. F., Tang Y., và cộng sự (2015) thì cũng cho kết quả tương tự là nồng độ ferritin huyết thanh có mối tương quan thuận với HATT, HATTr, TG,VB, BMI, tuổi [18].

Có mối tương quan nghịch mức độ vừa giữa nồng độ ferritin huyết thanh với HDL-C (R= -0,363, p < 0,001) (bảng 3.3). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác. Theo Ellidag và cộng sự (2016) cũng nhận thấy có mối tương quan nghịch giữa nồng độ ferritin huyết thanh và HDL-C trong máu [9].Theo J. H. Ryoo và cộng sự (2015) đối tượng mắc HCCH là nồng độ HDL-C trung bình là 49,3± 9,6 mg/dl (91–173) [16]. Theo Ledesma M. cùng cộng sự (2015) nghiên cứu trên 3386 đối tượng mắc HCCH đối tượng nồng độ HDL-C trung bình là 47,8 ± 10,0 mg/dl và có tương quan với nồng độ ferritin huyết thanh với p < 0,001 [14].

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi có mối tương quan thuận mức độ vừa giữa ferritin huyết thanh với LDL-C (R = 0,408, p < 0,001) (bảng 3.3). Kết quả này cũng cho kết quả tương tự như nghiên cứu của Ellidag và cộng sự (2016), có mối tương quan thuận giữa nồng độ ferritin huyết thanh và TG, TC, LDL-C trong máu [9].

Có mối tương quan thuận mức độ vừa giữa ferritin huyết thanh với TC (R=0,461, p< 0,001) (bảng 3.3). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác. Theo Ellidag và cộng sự (2016) cũng nhận thấy có mối tương quan thuận giữa nồng độ ferritin huyết thanh và TG, TC, LDL-C trong máu [9]. Theo C.E Wrede và cộng sự cho thấy nồng độ ferritin huyết thanh trung bình tăng cao ở bệnh nhân có tăng TC, BMI cao, tăng HATT [19].

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

–  Nồng  độ  trung  bình  của  ferritin  ở  đối tượng có RLLM cả 2 giới là 544,21 ± 351,28 ng/ml cao hơn nồng độ trung bình ferritin của nhóm chứng là 118,56 ± 64,58 ng/ml. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ tăng ferritin huyết thanh, nồng độ trung bình ferritin chung giữa 2 nhóm RLLM và nhóm chứng (p < 0,001).

– Có mối tương quan thuận mức độ vừa giữa ferritin huyết thanh với TG (R=0,466, p< 0,001), ferritin huyết thanh với LDL-C (R = 0,408, p < 0,001), ferritin huyết thanh với TC (R=0,461, p< 0,001) và tương quan nghịch mức độ vừa giữa nồng độ ferritin huyết thanh với HDL-C (R= -0,363, p < 0,001).

5.2. Kiến nghị

  • Tăng nồng độ ferritin huyết thanh có tương quan với RLLM và từng thành tố bilan lipid do đó có thể xem là một thành tố mới của RLLM.
  • Về mặt giá trị điểm cắt dự báo nguy cơ mắc RLLM cần thêm nhiều nghiên cứu để đánh giá chính xác độ nhạy và độ đặc hiệu của nồng độ ferritin, tuy nhiên với nghiên cứu bước đầu của chúng tôi, định lượng nồng độ ferritin huyết thanh hứa hẹn sẽ là một chất chỉ điểm sinh học hỗ trợ tốt cho các bác sĩ lâm sàng trong tương lai ở bệnh nhân RLLM.

     

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Phạm Gia Khải, Nguyến Huy Dung, Phạm Nguyễn Vinh và cộng sự (2008), “Khuyến cáo 2008 của hội tim mạch học Việt Nam về xử trí bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính”, Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, tr. 329-351.
  2. Huỳnh Văn Minh, Nguyễn Anh Vũ, Nguyễn Cửu Long và cộng sự (2014), “Vữa xơ động mạch”, Giáo trình sau đại học tim mạch học 2014, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 202-226.
  3. Đặng Văn Phước (2015), “Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu của hội tim mạch học Quốc gia Việt Nam ”, Hội tim mạch học Quốc gia Việt Nam, tr. 3-29.
  4. Phạm Ngọc Thông (2017), “Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ ferritin huyết thanh với các thành tố của hội chứng chuyển hóa”, Luận Văn thạc sĩ Y học Trường Đại học Y dược Huế.
  5. Banerjee A.K (2008), Changing face of dyslipidemia therapy, Indian heart journal, 60(3), pp. 192.
  6. Chang Jung-Su, Lin Shiue-Ming, Huang Tzu-chieh (2013), Serum ferritin and risk of the metabolic syndrome: a population-based study, Asia Pacific journal of clinical nutrition, 22(3), pp. 400-407.
  7. Grundy Scott M., Becker D., Clark L. T., et al. (2001), Executive summary of the third report of the National Cholesterol Education Program (NCEP) expert panel on detection, evaluation, and treatment of high blood cholesterol in adults (Adult Treatment Panel III), National cholesterol education program, 3670(1), pp. 1-27.
  8. Grundy Scott M., Stone Neil J., Bailey Alison L., et al. (2019), 2018 AHA/ACC/AACVPR/AAPA/ABC/ACP M/ADA/AGS/APhA/ASPC/NLA/PCNA guideline on the management of blood cholesterol: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines, Journal of the American College of Cardiology, 73(24), pp. 285-350.
  9. Ellidag H. Y., Eren E., Akdag M., et al. (2016), The relationship between serum ferritin levels and serum lipids and hdl function with respect to age and gender, The Ukrainian Biochemical Journal, 88(6), pp. 76-86.
  10. Jellinger Paul S., Handelsman Y., Rosenblit Paul D., et al. (2017), American Association of Clinical Endocrinologists and American College of Endocrinology guidelinesformanagementof dyslipidemiaandpreventionof cardiovascular disease, Endocrine Practice, 23(s2), pp. 1-87.
  11. Kim Young-Eun, Kim Do-Hoon, Roh Yong-Kyun, et al. (2016), Relationship between serum ferritin levels and dyslipidemia in Korean adolescents, PloS one, 11(4), pp. 1-10.
  12. Kim Min Kyoung, Chon Seung Joo, Jung Yeon Soo, et al. (2016), Correction: The Relationship between Serum ferritin Levels and Insulin Resistance in Pre-and Postmenopausal Korean Women: KNHANES 2007-2010, PloS one, 11(6), pp. 1-11.
  13. Knovich Mary Ann, Storey Jonathan A., Coffman Lan G., et al. (2009), ferritin for the clinician, Blood reviews, 23(3), pp. 95-104.

About dacdien

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …