NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN CƯƠNG DƯƠNG TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT NGHỆ AN
Vũ Thị Quyến, Trần Thị Thùy Linh, Đàm Thị Trang
Bệnh Viện Nội tiết Nghệ An
DOI: 10.47122/vjde.2022.56.21
ABSTRACT
Introduction: Erectile dysfunction is a complication that tends to increase in male patients with type 2 diabetes, affecting psychological well-being and quality of life of patients. Objective: To determine the prevalence of erectile dysfunction, comment the link between erectile dysfunction with a number of rick factors and complication of type II diabetes. Subjects and Methods: Includes 120 made patients aged < 60 with type 2 diabetes whowere examined and treated at Nghe An Hospital of Endocrinology from 2/2022 – 8/2022. The patients were interviewed and rated disorder erectile function according to the transcript IIEF -5. 1- 10 points: severe erectile dysfunction; from 11-16: average erectile dysfunction; from 17 – 25: slight erectile dysfunction; from 26 – 30 : no erectile dysfunction. Results: The proportion of erectile dysfunction in type 2 diabetes patients in Nghe An Hospital of Endocrinology was 66.7% ( severe erectile dysfunction: 8,3%, average erectile dysfunction: 19.3%, slight erectile dysfunction: 39,1%). There is a link between erectile dysfunction with patient’s smoke, glucose, HbA1c. There is no link between erectile dysfunction with a number factors: age, BMI, Lipid, Testosterol.
* Keywords: type II diabetes, erectile dysfunction, IIEF -5.
TÓM TẮT
Tổng quan: Rối loạn cương dương là một biến chứng đang có xu hướng gia tăng trên bệnh nhân nam giới bị đái tháo đường typ 2, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mục tiêu: Xác định được tỷ lệ mắc bệnh rối loạn cương dương, nhận xét 1 số yếu tố liên quan giữa rối loạn cương dương ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Đối tượng và phương pháp: Gồm 120 bệnh nhân nam giới tuổi <60 mắc đái tháo đường týp 2 đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An từ tháng 2/2022 – 8/2022. Các bệnh nhân được phỏng vấn và đánh giá tình trạng rối loạn chức năng cương dương theo bảng điểm IIEF – 1-10 điểm: rối loạn cương dương nặng; từ 11-16: rối loạn cương dương trung bình; từ 17 – 25: rối loạn cương dương nhẹ; từ 26 – 30: không rối loạn cương dương. Kết quả: Tỷ lệ rối loạn cương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An là 66,7% (rối loạn cương nặng: 8,3%, rối loạn cương trung bình: 19,3%, rối loạn cương nhẹ: 39,1%). Có mối liên quan giữa rối loạn cương dương với thói quen hút thuốc, glucose, HbA1c. Không có mối liên quan giữa rối loạn cương dương với một số yếu tố: tuổi, BMI, Lipid,
Từ khóa: đái tháo đường typ 2, rối loạn cương dương, IIEF – 5
Tác giả liên hệ: Vũ Thị Quyến
Email: [email protected]
Ngày nhận bài: 01/9/2022
Ngày phản biện khoa học: 1/10/2022
Ngày duyệt bài: 28/10/2022
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam và đang có xu hướng gia tăng. Song song với tỷ lệ gia tăng nhanh chóng của bệnh ĐTĐ là sự gia tăng các biến chứng như: bệnh mắt ĐTĐ, tổn thương thận, tổn thương thần kinh, bệnh mạch máu lớn, bệnh mạch máu ngoại vi…Trong đó có biến chứng thường gặp ở nam giới là rối loạn cương(RLC). Theo một nghiên cứu tại Mỹ, thì có hơn 6% dân số nước Mỹ mắc bệnh ĐTĐ, trong số này có xấp xỉ 8 triệu người có suy giảm chức năng cương [1] . Tỷ lệ thống kê cũng cho thấy RLC thường gặp khoảng 32% trong nhóm người bệnh ĐTĐ typ1 và 46% đối với nhóm ĐTĐ typ2 [2] và sau thời điểm chẩn đoán ĐTĐ thì có khoảng 12% bệnh nhân có biểu hiện của rối loạn cương. Tại Việt Nam, RLC vẫn chưa được quan tâm đúng mức, một phần bởi các nhà lâm sàng, nhà tâm lý học cũng như tâm lý né tránh của chính người bệnh. Tại Nghệ an tỷ lệ ĐTĐ ngày càng tăng nhưng rất ít công trình nghiên cứu về RLC. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu tình trạng rối loạn cương dương trên bệnh nhân đái tháo đường typ2 điều trị tại bệnh viện Nội tiết Nghệ An” với mục tiêu: Xác định tỷ lệ rối loạn cương ở bệnh nhân đái tháo đường typ2 và nhận xét một số yếu tố liên quan tới rối loạn cương ở bệnh nhân đái tháo đường typ2.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
120 bệnh nhân bênh nhâ điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ an
* Tiêu chuẩn chọn:
- Bệnh nhân nam giới mắc ĐTĐ typ2, độ tuổi dưới 60 tuổi, đã có gia đình.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân ĐTĐ typ2 hiện đang mắc các bệnh cấp tính, bệnh lý tâm thần, đang dùng thuốc điều trị rối loạn cương
- Bệnh nhân không hợp tác hoặc từ chối phỏng vấn
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang.
- Các bước tiến hành:
- Khám lâm sàng bệnh nhân theo mẫu bệnh án hằng ngày.
- Làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết.
- Phát phiếu bộ câu hỏi IIEF -5 về bảng đánh giá chức năng cương của dương vật để bệnh nhân tự đánh giá.
- Thu thập và xử lý số liệu theo thuật toán thống kê.
- Phân loại RLCD theo thang chia điểm của IIEF-5 như sau:
- Từ 1-10 : Rối loạn cương nặng
- Từ 11-16 : Rối loạn cương trung bình
- Từ 17-25 : Rối loạn cương nhẹ
- Từ 26-30 : Không rối loạn cương
- Xử lý số liệu: bằng phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS20.0 .
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi
Tuổi trung bình (TB) của bệnh nhân là 49.6 ± 5.5. Chủ yếu tập trung trên 40 tuổi.
Bảng 3.2. Đặc điểm về thời gian bị bệnh
Thời gian phát hiện bệnh TB là 3.6 ± 2 năm, chủ yếu thời gian bị bệnh 2 – 5 năm.
Bảng 3.3. Đặc điểm chỉ số khối cơ thể BMI
Chỉ số khối cơ thể trung bình là 21.2 ± 1.41, chủ yếu BMI bình thường
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ bệnh nhân hút thuốc lá
Tỉ lệ bệnh nhân có hút thuốc và không hút thuốc gần bằng nhau
Bảng 3.4. Đặc điểm xét nghiệm Glucose đói huyết tương, HbA1c
Giá trị TB Glucose đói: 9.6 ± 4.5 mmol/l, kiểm soát kém: 73.3%. HbA1c TB: 7.78 ± 1.8 %, kiểm soát kém: 58.3%
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm xét nghiệm Lipid huyết tương
Rối loạn Lipid huyết tương: 35.8%, Lipid huyết tương bình thường: 64,2%
Bảng 3.5. Đặc điểm các thành phần Lipid huyết tương
Giá trị trung bình cholesterol là 4.5 ± 1.3 mmol/l, triglyceride là 2.8 ± 3.01 mmol/l, HDL – C là 1.17 ± 0.36 mmol/l LDL – C là 2.1 ± 1.07 mmol/l
Bảng 3.6.Đặc điểm xét nghiệm Testosterol huyết tương
Testosterol huyết thanh TB: 13,6 ± 4.2 mmol/l, chủ yếu testosterol > 10 mmol/l
3.2. Tỉ rối loạn cương và các yếu tố liên quan
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ các rối loạn cương
Biểu đồ 3.3. Phân bố tỉ lệ các mức độ rối loạn cương
Bảng 3.7. Liên quan giữa rối loạn cương và tuổi
Tuổi trung bình bệnh nhân có RLC là 50.5 ± 5.5 tuổi, không có rối loạn cương dương là 47.8 ± 5 tuổi. Khác biệt không có ý nghĩa thông kê với p > 0.05.
Bảng 3.8. Liên quan giữa rối loạn cương và chỉ số khối cơ thể BMI
Chỉ số khối cơ thể trung bình bệnh nhân RLC: 21.1 ± 1.47 tuổi, không có RLC: 21.3 ± 1.2 tuổi. Khác biệt không có ý nghĩa thông kê với p > 0.05.
Bảng 3.9. Tỷ lệ rối loạn cương và tình trạng hút thuốc lá
Tỷ lệ RLC ở nhóm hút thuốc cao hơn nhóm không hút thuốc, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05).
Bảng 3.10. Tỷ lệ rối loạn cương với tình trạng kiểm soát glucose đói
Tỷ lệ RLC ở nhóm bệnh nhân kiểm soát đường huyết lúc đói tốt thấp hơn nhóm bệnh nhân kiểm soát đường huyết lúc đói kém khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.
Bảng 3.11. Tỷ lệ rối loạn cương và kiểm soát HbA1c
Tỷ lệ RLC ở nhóm kiểm soát HbA1c kém cao hơn nhóm kiểm soát HbA1c tốt, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.
Bảng 3.12. Tỷ lệ rối loạn cương theo tình trạng rối loạn Lipid huyết tương
Tỷ lệ RLCở nhóm bệnh nhân rối loạn Lipid huyết tương và nhóm bệnh nhân không rối loạn Lipid huyết tương khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0.05).
Bảng 3.13. Tỷ lệ Rối loạn cương dương theo phân mức nồng độ Testosterone
Tỷ lệ RLC ở nhóm bệnh nhân có nồng độ testosterol < 10 mmol/l và nhóm có nồng độ testosterol ≥ 10mmol/l khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0.05).
4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Qua nghiên cứu thực hiện trên 120 bệnh nhân tuổi trung bình là 49.6 ± 5.5 tuổi. Kết quả này thấp hơn tuổi trung bình nghiên cứu của Phạm Nam Việt và c.s (2008): [3].Thời gian phát hiện bệnh trung bình là 3.6 ± 2 năm. Nghiên cứu của Phạm Nam Việt và cộng sự (2008) [3]là 5 năm. Chỉ số khối cơ thể trung bình là 21.2 ± 1.41.
Nghiên cứu của F Giugliano và c.s (2010) là 29.5. Bệnh nhân nhân tham gia nghiên cứu có 7% hút thuốc lá và 53.3% không hút thuốc. Giá trị trung bình Glucose đói huyết tương là 9.6 ± 4.5 mmol/l, HbA1c trung bình là 7.78 ± 1.8 %.
Nghiên cứu F Giugliano và c.s (2010) [4] thì HbA1c trung bình: 8.4 ± 1.3.Có rối loạn Lipid huyết tương: 35.8%, không có rối loạn Lipid huyết tương: 64.2 %. Giá trị trung bình : cholesterol là 4.5 ± 1.3 mmol/l, triglycerid là 2.8 ± 3.01 mmol/, HDL – C là 1.17 ± 0.36 mmol/l, LDL – C là 2.1 ± 1.07 mmol/l.
Nghiên cứu của cứu F Giugliano và c.s (2010) [4]: cholesterol là 5.8 ± 1.1 mmol/l, triglycerid là 2.12 mmol/, HDL – C là 1.0 ± 0.2 mmol/l, LDL – C là 2.8 ± 0.9 mmol/l. Nồng độ testosterol huyết thanh trung bình là 13.6 ± 4.2 mmol/l , dưới 10 mmol/l: 15.8%, trên 10
mmol/l: 84.2 %.
4.2. Tỉ lệ rối loạn loạn cương
Tỷ lệ rối loạn cương là 66.7%, trong đó rối loạn cương nặng: 8.3%, trung bình: 19.3%, nhẹ: 39.1%. Nghiên cứu của Phạm Nam Việt và c.s (2009) [3]: tỷ lệ rối loạn cương là 65.3% trong đó rối loạn cương nặng:15.3%, trung bình: 30%, nhẹ: 20%, F Giugliano và c.s (2010) [4] tỷ lệ rối loạn cương là 60% trong đó nặng : 22,9%, trung bình : 19,5%, nhẹ: 11.2%
4.3. Rối loạn cương và các yếu tố liên quan
Tuổi trung bình nhóm bệnh nhân có RLC cao hơn nhóm bệnh nhân không có RLC, sự khác biệt này không có ý nghĩa thông kê. Nghiên cứu của Phạm Nam Việt và c.s (2009) [3]: có mối liên quan rối loạn cương với tuổi bệnh nhân.
Chỉ số khối cơ thể 2 nhóm rối loạn cương và không có rối loạn cương gần bằng nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ RLC ở nhóm hút thuốc cao hơn nhóm không hút thuốc, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0.05).
Tỷ lệ RLC ở nhóm bệnh nhân kiểm soát glucose đói kém cao hơn nhóm kiểm soát đường đói tốt, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Tỷ lệ RLC ở nhóm kiểm soát HbA1c kém cao hơn nhóm kiểm soát HbA1c tốt, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Nghiên cứu của Lu CC và c.s (2009) ) [5] : có mối liên quan rõ ràng giữa RLC và HbA1c (OR- 95%CI: 1.12 – p<0.05).
Tỷ lệ rối loạn cương dương ở nhóm bệnh nhân rối loạn lipid huyết tương cao hơn nhóm bệnh nhân không rối loạn Lipid huyết tương, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0.05). Tỷ lệ rối loạn cương dương ở nhóm bệnh nhân có nồng độ testosterol huyết tương < 10 mmol/l: 84.2% và nhóm có nồng độ testosterol huyết thanh ≥ 10mmol/l : 66.3%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0.05).
5. KẾT LUẬN
- Tỷ lệ rối loạn cương là 66.7%, trong đó mức độ nặng: 8.3%, trung bình: 19.3% nhẹ là 39.1%.
- Rối loạn cương có mối liên quan với các yếu tố: tình trạng hút thuốc của bệnh nhân (p< 0.05), Glucose huyết tương đói (p < 0.05), HbA1c (p < 0.05). Rối loạn cương không có mối liên quan với các yếu tố: tuổi người bệnh (p> 05),chỉ số khối cơ thể BMI (p > 0.05), rối loạn lipid máu huyết tương (p> 0.05), nồng độ testosterol huyết tương (p> 0.05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Moore, Run Wang (2006), “Pathophysiology and treatment of diabetes erectile dysfunction”, Asia Journal of Andrology, p.675 – 684.
- Vickers MA, Wright EA (2004), “Erectile dysfunction in the patient with diabetes mellitus”, Am J Manag Care , Vol.10(Suppl 1), pp.3 – 11.
- Phạm Nam Việt, Phó Minh Tín, Nguyễn Hoàng Đức, Diệp Thị Thanh Bình, Từ Thành Trí Dũng (2009) , “Khảo sát tần suất rối loạn cương dương ở bệnh nhân đái tháo đường type 2”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 1, tr 15 –
- Giugliano F, et al (2020), “Determinants of erectile dysfunction in type2 diabetes” International Journal of Impotence Reseach, Vol.22, pp. 202 -209
- Lu CC, Jiann BP, et al (2009), “ Association of glycemic control with risk of erectile dysfunction in men with type2 diabetes “, J Sex Med, Vol.6, pp. 1719 – 1728