Đánh giá kết quả bệnh nhân chẩn đoán Đái tháo đường trong thai kỳ điều trị tại bệnh viện Nội tiết Nghệ An

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỆNH NHÂN CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG THAI KỲ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT NGHỆ AN

Trần Thị Thùy Vân, Lê Thị Thanh Thủy, Đàm Thị Trang

Bệnh viện Nội tiết Nghệ An

DOI: 10.47122/vjde.2022.56.20

ABSTRACT

Objective: Evaluation of treatment results in the group of women with diabetes in pregnancy and Obstetric outcomes in women with gestational diabetes… Objects and methods: 183 gestational diabetes patients (GDM) were diagnosed and treated at Nghe An Endocrinology Hospital from March 2020 to October 2020.. Results: The percentage of subjects reaching the blood sugar target by diet and exercise was higher than the number of insulin combinations, 48.1% compared with 43.2%, 4.8% did not reach the target, and 3.9% did not monitor blood sugar. Standard weight gain accounted for 74.3%. There were 29 cases of achieving the baby’s weight corresponding to gestational age after treatment, accounting for 15.8%, and 10 cases of unsatisfactory baby weight after treatment due to treatment in the last weeks of pregnancy. There were 27 women who started treatment with excess amniotic fluid and 20 women achieved normal amniotic index after treatment, accounting for 10.9%, 7 women only reduced amniotic index but did not reach normal amniotic index accounted for rate of 3.9% due to treatment in the last weeks of pregnancy. Preterm birth rate of 8 subjects accounted for 4.4%. Pregnant women treated with normal obstetric results accounted for 59.1%, of which the group with dietary changes accounted for 43.7%, while in the group with insulin combination therapy, the obstetrical status was normal in 28 women, accounting for 28. 15.4%.No stillbirth during treatment or pre-eclampsia has been reported. Polyhydramnios has a relatively high rate, accounting for 21.3% and 14.7%, respectively, mainly in the group that needs to be controlled with  insulin.  Gestational  age  at  birth  in pregnant women with gestational diabetes is 37-42. Weeks in both groups with or without insulin therapy accounted for 71% and 4.9%, respectively, without preterm pregnancy. Termination of pregnancy before 37 weeks accounted for 1.6% and 2.7% in the group that did not reach the glycemic target. Termination of pregnancy by elective caesarean section accounted for 47.6%, normal delivery accounted for only 14.9%, command delivery accounted for 30.7%.Child birth weight from 2500-3000g accounted for the highest rate of 79.6%, only 3 children under 2500g accounted for the lowest rate of 2.0%, over 4000g there were 8 children accounting for 5.4%. The group that did not reach the blood sugar target also had the highest rate in the group 2500- 3500g and 2 children born under 2500g accounted for 1.4%, 147 pregnant women who ended their pregnancy healthy accounted for 74.13%, including 5 patients with diabetes. blood has not really reached the target, accounting for 3.4%.There were no cases of postpartum hypoglycemia in the study. There were 37 children with postpartum jaundice, accounting for 25.2%. Conclusion: Adherence to a reasonable diet-exercise regimen helps to control blood sugar in patients with GDM and has beneficial obstetric outcomes. The study shows that there is a relationship between obstetric outcomes and factors: age, gestational week, compliance level, blood sugar results with obstetric outcomes.

Keywords: gestational diabetes

 

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị ở nhóm phụ nữ mắc đái tháo đường trong thai kỳ và kết cục sản khoa ở nhóm phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ. Đối tượng và phương

pháp: 183 bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) được chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện Nội tiết nghệ An với thời gian từ tháng 03 năm 2020 đến tháng 10 năm 2020. Kết quả: Tỷ lệ đối tượng đạt mục tiêu đường huyết bằng chế độ ăn, luyện tập cao hơn số kết hợp insulin chiếm 48.1% so với 43.2% ,không đạt mục tiêu chiếm 4.8%, và có 3.9% không theo dõi đường huyết. Mức độ tăng cân đạt chuẩn chiếm 74.3%. có 29 trường hợp đạt cân nặng trẻ tương ứng tuổi thai sau khi điều trị chiếm 15.8%, còn 10 trường hợp cân nặng trẻ không đạt chuẩn sau điều trị do điều trị ở những tuần thai cuối. Có 27 sản phụ bắt đầu điều trị có tình trạng dư ối và có 20 sản phụ đạt chỉ số ối bình thường sau điều trị chiếm tỷ lệ 10.9%, 7 sản phụ chỉ giảm chỉ số ối mà không đạt chỉ số ối bình thường chiếm tỷ lệ 3.9% do điều trị ở những tuần thai cuối. Tỷ lệ sinh non 8 đối tượng chiếm 4.4%. Sản phụ được điều trị có kết quả sản khoa bình thường chiếm tỷ lệ 59.1%, trong đó nhóm thay đổi chế độ ăn chiếm 43.7% , còn ở nhóm có điều trị kết hợp insulin tình trạng sản khoa bình thường ở 28 sản phụ chiếm 15.4%. Chưa ghi nhận tình trạng lưu thai nào trong quá trình điều trị cũng như tiền sản giật. Tình trạng thai to đa ối có tỷ lệ tương đối cao chiếm tỷ lệ thứ tự là 21.3% và 14.7 % gặp chủ yếu ở nhóm cần kiểm soát bằng insulin.Tuổi thai khi sinh ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ từ 37-42 tuần trong cả 2 nhóm có hay không kết hợp điều trị bằng insulin chiếm tỷ lệ lần lượt là 71% và 4.9%, không gặp thai già tháng. kết thúc thai kỳ trước 37 tuần chiếm tỷ lệ 1.6% và 2.7% ở nhóm chưa đạt mục tiêu đường huyết. kết thúc thai kỳ bằng phương pháp mổ chủ động chiếm 47.6%, sinh thường chỉ chiếm 14.9%, chuyển đẻ chỉ huy chiếm 30.7%.Trọng lượng trẻ khi sinh từ 2500-3000g chiếm tỷ lệ cao nhất 79.6%, chỉ có 3 trẻ dưới 2500g chiếm tỷ lệ thấp nhất là 2.0%, trên 4000g có 8 trẻ chiếm tỷ lệ 5.4%. Nhóm chưa đạt mục tiêu đường huyết cũng có tỷ lệ cao nhất ở nhóm 2500-3500g và 2 trẻ sinh dưới 2500g chiếm tỷ lệ 1.4%.147 thai phụ đã kết thúc thai kỳ khoẻ mạnh chiếm 74.13% trong đó có 5 bệnh nhân đường huyết chưa thực sự đạt mục tiêu chiếm 3.4%. Có 1 trẻ tử vong chu sinh trên bệnh nhân lớn tuổi tiền sử sản khoa bất thường nhiều lần. Không ghi nhận trường hợp nào trẻ bị hạ đường huyết sau sinh trong nghiên cứu, vàng da sau sinh có 37 trẻ chiếm tỷ lệ 25.2%. Kết luận: Việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng-luyện tập hợp lý giúp kiểm soát tốt đường máu ở bệnh nhân ĐTĐ thai kỳ và mang lại kết cục sản khoa có lợi. Nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa kết cục sản khoa với các yếu tố: tuổi,tuần thai,mức độ tuân thủ,kết quả đường máu với kết cục sản khoa.

Từ khóa: đái tháo đường thai kỳ

Tác giả liên hệ: Trần Thị Thùy Vân

Email: [email protected]

Ngày nhận bài: 01/9/2022

Ngày phản biện khoa học: 1/10/2022

Ngày duyệt bài: 28/10/2022

1.  ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là bệnh rối loạn chuyển hóa thường gặp ở thai phụ trong thời kỳ mang thai. ĐTĐTK là tình trạng rối loạn dung nạp glucose máu với các mức độ khác nhau, khởi phát hay được phát hiện đầu tiên khi có thai. ĐTĐTK bao gồm cả những thai phụ bị đái tháo đường từ trước khi mang thai nhưng không được phát hiện.ĐTĐTK thường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ, khi rau thai sản xuất ra một lượng lớn các hormon gây kháng insulin.Đái tháo đường thai kỳ khởi phát trong khi có thai và tự khỏi sau khi sinh.

Tuy nhiên ĐTĐTK nếu không được phát hiện sớm và điều trị có thể gây ra hậu quả nặng nề cho cả mẹ và thai. Tuy nhiên đa số các nghiên cứu về đái tháo đường thai kỳ chủ yếu đánh giá về tỷ lệ và các yếu tố nguy cơ, còn việc đánh giá kết cục sản khoa liên quan còn ít và hạn chế.

Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Đánh giá kết quả bệnh nhân chẩn đoán đái tháo đường trong thai kỳ điều trị tại bệnh viện Nội Tiết nghệ An” với mục tiêu: Đánh giá kết

quả điều trị ở nhóm phụ nữ mắc đái tháo đường trong thai kỳ và kết cục sản khoa ở nhóm phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ.

2.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.  Đối tượng nghiên cứu

Gồm các bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐTK được điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An từ tháng 03/2020 đến tháng 09/2020.

2.2. Tiêu chuẩn loại trừ: Đã được chẩn đoán đái tháo đường trước đó,đang mắc các bệnh có ảnh hưởng đến chuyển hoá đường:

basedow, suy giáp, Cushing, suy gan, suy thận. ;đang sử dụng các thuốc ảnh hưởng đến

chuyển hoá đường: Corticoide, Salbutamol, thuốc chẹn β giao cảm; đang mắc bệnh cấp tính: nhiễm khuẩn toàn thân, lao phổi, viêm gan..không đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

2.3. Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang và tiến cứu

2.4. Các biến số nghiên cứu: Tuổi thai,kết quả : Glucose lúc đói,glucose sau ăn 1

giờ,glucose sau ăn 2 giờ,kết cục sản khoa…

2.5. Xử lý số liệu:Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.2.

3.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong tổng số 349 thai phụ tham gia nghiên cứu có 183 thai phụ có mức đường huyết đủ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐTK chiếm tỷ lệ 52.4 %, kết quả nghiên cứu như sau:

3.1.  Đặc điểm nhóm đối tượng nghiên cứu

3.1.1.  Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Tuổi trung bình của thai phụ

Nhận xét:* Tuổi thai phụ mắc ĐTĐTK chủ yếu gặp ở độ tuổi trên 25,chiếm hơn 97 %.

3.1.2.  Chỉ số BMI trước khi có thai của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.2. BMI trước mang thai của sản phụ

Nhận xét: Chỉ số BMI trước khi mang thai của các sản phụ trong nghiên cứu đa phần thuộc nhóm trung bình, chiếm 78.6%,tiếp đến là thuộc nhóm thừa cân chiếm tỷ lệ 12.7 % và thấp nhất ở nhóm có BMI < 18.5

3.1.3.  Phân nhóm tuổi thai khi khám sàng lọc đái tháo đường thai kỳ

 Bảng 3.3. Phân nhóm tuổi thai khi khám sàng lọc đái tháo đường thai kỳ

Nhận xét: Nhóm đối tượng được chẩn đoán và điều trị từ tuần thai 24 – 28 chiếm tỷ lệ cao nhất

3.2.  Đánh giá kết quả kiểm soát đường huyết

3.2.1.  Kết quả theo dõi glucose máu

Bảng 3.4. Theo dõi kết quả glucose máu

Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng tuân thủ điều trị khá cao trong cả 2 hình thức tái khám và tự theo dõi và mang lại hiệu quả điều trị đạt mục tiêu cao

3.2.2.  Tỷ lệ đạt mục tiêu điều trị theo nhóm điều trị

Bảng 3.5. Phương pháp điều trị theo mức độ kiểm soát glucose máu

Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng đạt mục tiêu đường huyết bằng chế độ ăn, luyện tập cao hơn số kết hợp insulin chiếm 48.1% so với 43.2%và chỉ ít trường hợp không đạt mục tiêu điều trị chiếm 4.8%,không đạt mục tiêu chiếm 4.8% và có 3.9% không theo dõi đường huyết

Bảng 3.6. Mức độ tăng cân và tình trạng kiểm soát glucose máu

Nhận xét: Mức độ tăng cân đạt chuẩn tỷ lệ thuận với mục tiêu kiểm soát đường máu và chiếm tỷ lệ cao trong nghiên cứu,chiếm 74.3%. Mức tăng cân thấp hơn mục tiêu có tỷ lệ đạt mục tiêu đường huyết cao hơn nhóm thừa cân (13.7/6.0%)

3.3.  Kết quả sản khoa của thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 183 thai phụ được chẩn đoán ĐTĐTK. Có 147 trường hợp thai phụ đã kết thúc thai kỳ và liên lạc được, 36 trường hợp chúng chưa kết thúc thai kỳ.

Bảng 3.7. Kết quả sản khoa theo kết quả điều trị

Bảng 3.8. Kết quả sản khoa theo nhóm điều trị

Nhận xét: kết quả sản khoa bình thường chiếm tỷ lệ 59.1%,trong đó nhóm thay đổi chế độ ăn có 80 sản phụ có kết quả sản khoa trong quá trình điều trị là bình thường chiếm 43.7% ,còn ở nhóm có điều trị kết hợp insulin tình trạng sản khoa bình thường ở 28 sản phụ chiếm 15.4%.Chua ghi nhận tình trạng lưu thai nào trong quá trình điều trị

Bảng 3.9. Tuổi thai khi sinh ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ

Nhận xét: Tuổi thai kết thúc thai kỳ trong nghiên cứu chủ yếu từ 37-42 tuần

Bảng 3.10. Phương pháp sinh ở thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ

Nhận xét: Các sản phụ trong nghiên cứu đa phần kết thúc thai kỳ bằng phương pháp mổ chủ động chiếm 52.3% trong khi kết thúc bằng sinh thường chỉ chiếm 17% , chuyển đẻ chỉ huy chiếm 30.7%.

Bảng 3.11. Trọng lượng trẻ sau sinh

Nhận xét: Số trẻ được sinh ra trong nhóm nghiên cứu đạt mục tiêu đường huyết có trọng lượng khi sinh từ 2500-3000g chiếm tỷ lệ cao nhất 79.6%, chỉ có 3 trẻ dưới 2500g chiếm tỷ lệ thấp nhất là 2.0%, trên 4000g có 8 trẻ chiếm tỷ lệ 5.4%.Nhóm chưa đạt mục tiêu đường huyết cũng có tỷ lệ cao nhất ở nhóm 2500-3500g và 2 trẻ sinh dưới 2500g chiếm tỷ lệ 1.4%.

Bảng 3.12. Biến chứng ở trẻ sơ sinh theo nhóm kết quả điều trị

4.  BÀN LUẬN

4.1.  Đặc điểm nhóm đối tượng nghiên cứu

– Tuổi thai phụ mắc ĐTĐTK chủ yếu ở độ tuổi trên 25, chiếm hơn 97%. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu tương tự như Nguyễn Thu.Trang – Đỗ Quang Hà trong nghiên cứu tỷ lệ mắc đái tháo đường thai nghén ở thai phụ quản lý thai tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2012 và một số yếu tố liên quan. Thai phụ trên 35 tuổi trong nghiên cứu xu hướng ngày càng tăng và chủ yếu là thai IVF sinh con lần 3 trở lên.

Chỉ số BMI trước khi mang thai của các sản phụ trong nghiên cứu đa phần thuộc nhóm trung bình, chiếm 78.6%. Kết quả này gần tương tương kết quả đề tài 2019 tại BVNT là 71 % và cao hơn trong nghiên cứu tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương là 67.6% và 60.2% trong nghiên cứu của La Thị Thanh Tâm. Điều này phù hợp với thể trạng của người Việt Nam.Tuần thai được chẩn đoán và điều trị cho các đối tượng trong nghiên cứu này cao nhất ở nhóm tuần thai từ 24-28, kết quả này phù hợp với sinh lý bệnh sinh của bệnh đái tháo đường thai kỳ, đồng thời phản ánh mức ý thức quan tâm về ĐTĐTK của các thai phụ cũng như hiệu quả tuyên truyền hướng dẫn của nhân viên Y tế để bệnh nhân khám đúng thời điểm cần tầm soát.

1.1.  Kết quả điều trị

4.2.1    Kết quả kiểm soát đường huyết

Phương pháp điều trị theo mức độ kiểm soát glucose máu qua bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ đối tượng đạt mục tiêu đường huyết bằng chế độ ăn, luyện tập cao hơn số kết hợp insulin chiếm 48.1% so với 43.2% và chỉ ít trường hợp không đạt mục tiêu điều trị chiếm 4.8%, và có 3.9% không theo dõi đường huyết.

Kết quả này thấp hơn các nghiên cứu tương tự nguyên nhân do các đối tượng trong nghiên cứu có nhiều yếu tố nguy cơ cao, phát hiện muộn nên tỷ lệ cần điều trị phối hợp insulin cao.

4.2.2. Kết quả sản khoa

4.2.2.1. Kết quả sản khoa theo kết quả điều trị:

Trong 39 thai phụ có tình trạng thai to được chẩn đoán và điều trị có 29 trường hợp đạt cân nặng trẻ tương ứng tuổi thai sau khi điều trị chiếm 15.8%, còn 10 trường hợp cân nặng trẻ không đạt chuẩn sau điều trị do điều trị ở những tuần thai cuối. Có 27 sản phụ bắt đầu điều trị có tình trạng dư ối và có 20 sản phụ đạt chỉ số ối bình thường sau điều trị chiếm tỷ lệ 10.9%, 7 sản phụ chỉ giảm chỉ số ối mà không đạt chỉ số ối bình thường chiếm tỷ lệ 3.9% do điều trị ở những tuần thai cuối. Tỷ lệ sinh non trong nghiên cứu có 8 đối tượng chiếm 4.4%. Kết quả này khác biệt không đáng kể theo kết quả trong nghiên cứu của Vũ Quỳnh Trang , Nguyễn Khoa Diệu Vân, Nghiêm Nguyệt Thu tại Bệnh viên Bạch Mai năm 2019 là 15.9%-10.3%-10.3%..

4.2.2.2.Tuổi thai khi sinh ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ: trong nghiên cứu chủ yếu từ 37-42 tuần trong cả 2 nhóm có hay không kết hợp điều trị bằng insulin chiếm tỷ lệ lần lượt là 71% và 4.9%, không gặp thai già tháng do tình trạng chủ động kết thúc thai kỳ của các đối tượng trên. Số đối tượng phải kết thúc thai kỳ trước 37 tuần chiếm tỷ lệ thấp ở nhóm đạt đường huyết mục tiêu chỉ chiếm 6% và 2.7% ở nhóm chưa đạt mục tiêu đường huyết. Điều này chứng minh rằng nếu được kiểm soat đường huyết theo mục tiêu thì vấn đề kết thúc thai kỳ có thể bình thường như những sản phụ không mắc ĐTĐTK.

Kết quả này thấp hơn trong nghiên cứu của Vũ Minh Phụng (2015). Nhận xét thái độ xử trí sản khoa ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương ở nhóm thai đủ tháng và tưng đương ở nhóm sinh non (kết thúc thai kì từ 38 tuần trở lên 90,12%; 1,21% từ 28 đến 33 tuần)

4.2.2.3. Phương pháp sinh ở thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ

Các sản phụ trong nghiên cứu đa phần kết thúc thai kỳ bằng phương pháp mổ chủ động chiếm 47.6% trong khi kết thúc bằng sinh thường chỉ chiếm 14.9%, chuyển đẻ chỉ huy chiếm 30.7%. Trong nhóm kết thúc thai bằng mổ chủ động chỉ có 7 thai phụ mổ chủ động với đường huyết không đạt mục tiêu, tuy nhiên mức đường huyết tại thời điểm kết thúc chỉ trên ngưỡng mục tiêu không cao.So sánh với các tác giả có nghiên cứu tương tự như: Vũ Minh Phụng, Lê Thị Thanh Thúy   (2015).

Nhận xét thái độ xử trí sản khoa ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương Mổ đẻ là 76,38%, đẻ thường 22,16% và forcep 1,45%. Có 82,96% mổ đã có chuyển dạ, 17,04 % đình chỉ thai nghén. Mổ lấy thai vì ĐTĐTK đơn thuần 46,30%, thai to 18,29%, và vết mổ cũ là 13,56%.

4.2.2.4. Trọng lượng trẻ sau sinh

Số trẻ được sinh ra trong nhóm nghiên cứu đạt mục tiêu đường huyết có trọng lượng khi sinh từ 2500-3000g chiếm tỷ lệ cao nhất 79.6%, chỉ có 3 trẻ dưới 2500g chiếm tỷ lệ thấp nhất là 2.0%, trên 4000g có 8 trẻ chiếm tỷ lệ 5.4%. Nhóm chưa đạt mục tiêu đường huyết cũng có tỷ lệ cao nhất ở nhóm 2500-3500g và 2 trẻ sinh dưới 2500g chiếm tỷ lệ 1.4%. So sánh với một số nghiên cứu khác chúng tôi thấy: Theo nghiên cứu của Vũ Bích Nga thì cân nặng trung bình trẻ sơ sinh lúc đẻ của nhóm sản phụ ĐTĐTK là 3,2 ± 0,6 kg, thấp nhất là 1,2kg, cao nhất là 4,8kg, thấp hơn trong nghiên cứu của chúng tôi.

4.2.2.5. Biến chứng ở trẻ sơ sinh theo nhóm kết quả điều trị:

Có 109 thai phụ trong tống số 147 thai phụ đã kết thúc thai kỳ khoẻ mạnh chiếm 74.13% trong đó có 5 bệnh nhân đường huyết chưa thực sự đạt mục tiêu chiếm 3.4%. Có 1 trẻ tử vong chu sinh trên bệnh nhân lớn tuổi tiền sử sản khoa bất thường nhiều lần.Không ghi nhận trường hợp nào trẻ bị hạ đường huyết sau sinh trong nghiên cứu, vàng da sau sinh có 37 trẻ chiếm tỷ lệ 25.2%.

Trong nghiên cứu của Lê Thị Thanh Tâm có 23 trẻ sơ sinh của bà mẹ ĐTĐTK có biến chứng, chiếm tỷ lệ 7,5%. Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết ngay sau đẻ chiếm 3,9%, trong nhóm điều trị đạt mục tiêu là 1,4%, nhóm điều trị không đạt mục tiêu là 27,6%. Tỷ lệ trẻ 126 sơ sinh bị vàng da chiếm 1,3%; ngạt sơ sinh nhẹ chiếm 1,3%; có 01 trẻ tử vong vì thai non tháng, mẹ bị rau tiều đạo chảy máu, trẻ cân nặng 1500g (0,3%); 2 trẻ bị bệnh tim bẩm sinh chiếm tỷ lệ 0,7%. Tỷ lệ biến chứng ở trẻ sơ sinh trong nhóm điều trị đạt mục tiêu cao hơn nhóm không đạt mục tiêu.

5.  KẾT LUẬN

  • Tỷ lệ đối tượng tuân thủ điều trị khá cao trong cả 2 hình thức tái khám cũng như tự theo dõi.
  • Tỷ lệ đối tượng đạt mục tiêu đường huyết bằng chế độ ăn, luyện tập cao hơn số kết hợp insulin chiếm 48.1% so với 43.2% và chỉ ít trường hợp không đạt mục tiêu điều trị chiếm 4.8%, và có 3.9% không theo dõi đường huyết.
  • Mức độ tăng cân đạt chuẩn tỷ lệ thuận với mục tiêu kiểm soát đường máu và chiếm tỷ lệ cao trong nghiên cứu, chiếm 3%. Mức tăng cân thấp hơn mục tiêu có tỷ lệ đạt mục tiêu cao hơn nhóm thừa cân chiếm 13.7.%
  • cân nặng trẻ tương ứng tuổi thai sau khi điều trị chiếm 15.8%, còn 10 trường hợp cân nặng trẻ không đạt chuẩn sau điều trị do điều trị ở những tuần thai cuối. Có 20 sản phụ đạt chỉ số ối bình thường sau điều trị chiếm tỷ lệ 10.9%, 7 sản phụ chỉ giảm chỉ số ối mà không đạt chỉ số ối bình thường chiếm tỷ lệ 3.9% do điều trị ở những tuần thai cuối. Tỷ lệ sinh non trong nghiên cứu có 8 đối tượng chiếm 4.4%.
  • Kết quả sản khoa theo nhóm điều trị: kết quả sản khoa bình thường chiếm tỷ lệ 59.1%, trong đó nhóm thay đổi chế độ ăn có 80 sản phụ có kết quả sản khoa trong quá trình điều trị là bình thường chiếm 43.7% , còn ở nhóm có điều trị kết hợp insulin tình trạng sản khoa bình thường ở 28 sản phụ chiếm 15.4%. Chưa ghi nhận tình trạng lưu thai nào trong quá trình điều trị cũng như tiền sản giật. Tình trạng thai to đa ối có tỷ lệ tương đối cao chiếm tỷ lệ thứ tự là 21.3% và 14.7 % gặp chủ yếu ở nhóm cần kiểm soát bằng insulin

*Tuổi thai khi sinh ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ trong nghiên cứu chủ yếu từ 37- 42 tuần trong cả 2 nhóm có hay không kết hợp điều trị bằng insulin chiếm tỷ lệ lần lượt là 71% và 4.9%, không gặp thai già tháng do tình trạng chủ động kết thúc thai kỳ của các đối tượng trên. Số đối tượng phải kết thúc thai kỳ trước 37 tuần chiếm tỷ lệ thấp ở nhóm đạt đường huyết mục tiêu chỉ chiếm 1.6% và 2.7% ở nhóm chưa đạt mục tiêu đường huyết

  • Phương pháp sinh ở thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ

Trong nghiên cứu của chúng tôi như sau: kết thúc thai kỳ bằng phương pháp mổ chủ động chiếm 47.6% trong khi kết thúc bằng sinh thường chỉ chiếm 14.9%, chuyển đẻ chỉ huy chiếm 30.7%.

  • Trọng lượng trẻ sau sinh:Trọng lượng trẻ khi sinh từ 2500-3000g chiếm tỷ lệ cao nhất 79.6%, chỉ có 3 trẻ dưới 2500g chiếm tỷ lệ thấp nhất là 0%, trên 4000g có 8 trẻ chiếm tỷ lệ 5.4%. Nhóm chưa đạt mục tiêu đường huyết cũng có tỷ lệ cao nhất ở nhóm 2500-3500g và 2 trẻ sinh dưới 2500g chiếm tỷ lệ 1.4%.

Biến chứng ở trẻ sơ sinh theo nhóm kết quả điều trị: kết thúc thai kỳ khoẻ mạnh chiếm 74.13% trong đó có 5 bệnh nhân đường huyết chưa thực sự đạt mục tiêu chiếm 3.4%. Có 1 trẻ tử vong chu sinh trên bệnh nhân lớn tuổi tiền sử sản khoa bất thường nhiều lần. Không ghi nhận trường hợp nào trẻ bị hạ đường huyết sau sinh trong nghiên cứu, vàng da sau sinh có 37 trẻ chiếm tỷ lệ 25.2%.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Coustan DR (2000), “Making the diagnosis of gestational diabetes mellitus”, Clin Obstet Gyneco, vol 43(1), March: 99 – 105.
  2. Magee MS., Walden CE., Benedetti TJ., Knopp RH. (1993), “Influence of diagnostic criteria on the incidence of gestational diabetes and perinatal morbidity”, JAMA, February 3, 1993, 269, No.5, 609 – 615.
  3. Tạ Văn Bình, Nguyễn Đức Vy, Phạm Thị Lan (2004), Tìm hiểu tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ quản lý thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KC. 10. 15
  4. ACOG technical bulletin (1995), “Diabetes and pregnancy”, Number 200- December 1994, Committee on technical bulletins of the American Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 62 College of Obstetricians and Gynecologists, Int J Gynaecol Obstet 48: 331 – 339.
  5. Jovanovic L, MD, David J. Pettitt, MD (2001), “Gestational diabetes mellitus”, JAMA 286: 2516 – 2518.
  6. Modanlou HD, Dorchester WL, Thorosian A, Freeman RK (1980), “Macrosomia-maternal, fetal, and neonatal implications”, Obstet gynecol 55(4): 420 – 424.
  7. Nguyễn Thanh Hải và cộng sự, Nhận xét tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai 24-28 tuần tại thành phố Vinh năm 2011-2012”, kỷ yếu hội nghị nội tiết – đái tháo đường rối loạn chuyển hóa miền trung mở rộng lần VIII.
  8. Lê Thị Thanh Tâm “Nghiên cứu phân bố – một số yếu tố liên quan và kết quả sản khoa ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ”luận văn tốt nghiệp sau Đại học,tr 130
  1. Lê Thị Minh Phú (2013), Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại khoa sản bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Chuyên đề tim mạch học, Hội Tim mạch TPHCM, TP Hồ Chí Minh.
  2. Ferrara A., and et al. (2004), An increase in the incidence of gestational diabetes mellitus: Northern California, 1991-2000, Obstet Gynecol, 103(3), pp. 526-33
  3. Trương Thị Ái Hòa, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2018), Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và yếu tố liên quan tại bệnh viện Quận 2. Y học thành phố Hồ Chí Minh, Hội nghị KHKT ĐHYD Tp HCM lần thứ 35, Phụ bản của tập 22, Số 1 năm2018, trang 22-26.
  4. American Diabetes Association (2014), Therapy for Diabetes Mellitus and Related Disorders, Canada, American Diabetes
  5. Ngô Thị Kim Phụng (2004), Tầm soát đái tháo đường do thai và khảo sát một số yếu tố nguy cơ tại quận 4, TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí y học TPHCM, tập 5(4), tr.
  6. Ngô Thị Kim Phụng và Tô Thị Minh Nguyệt (2008), Tỷ lệ đái tháo đường trong thai kỳ và các yếu tố liên quan ở những thai phụ nguy cơ cao tại Bệnh viện Từ Dũ, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 13, tr. 66-70.
  7. Nguyễn Thị Vân Trang và Phạm Thị Mai (2012), Tỷ lệ đái tháo đường trong thai kỳ ở thai phụ 24 – 39 tuần thai tại khoa phụ sản bệnh viện đại học y dược
  8. Lê Thị Thanh Thuý( 2012), nghiên cứu phân bố- một số yếu tố liên quan và kết quả sản khoa ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ,luận án tiến sỹ đại học yl Hà Nội, tr59
  9. Nguyễn Thanh Hải và cộng sự, Nhận xét tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai 24-28 tuần tại thành phố Vinh năm 2011-2012”, kỷ yếu hội nghị nội tiết – đái tháo đường rối loạn chuyển hóa miền trung mở rộng lần VIII.
Print Friendly, PDF & Email

About dacdien

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …