Nhận xét tình trạng Rối loạn dung nạp glucose ở bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình

NHẬN XÉT TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN DUNG NẠP GLUCOSE Ở BỆNH NHÂN CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH

Lê Đình Tuân1*, Nguyễn Thị Hiên1, Nguyễn Tiến Sơn2, Nguyễn Thị Phi Nga2,

Lê Đức Cường1, Dương Huy Hoàng1, Nguyễn Trung Kiên1, Ngô Văn Mạnh1

  1. Trường Đại học Y Dược Thái Bình

2. Học viện Quân y

 

DOI: 10.47122/vjde.2021.49.4

TÓM TẮT

Mục tiêu: Nhận xét kết quả nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75 gam glucose ở bệnh nhân có nguy cơ đái tháo đường típ 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 99 bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường típ 2 đến khám tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình. Kết quả: kết quả nghiên cứu cho thấy: Nồng độ glucose máu trung bình sau 2 giờ làm nghiệm pháp là 9,76 ± 3,02 mmol/l (nam cao hơn so với nữ). Nồng độ glucose máu lúc đói là 6,17 ± 1,07 mmol/l (không có sự khác biệt giữa nam so với nữ). Khi đói, tỷ lệ bệnh nhân có mức glucose máu 5,6 – 6,9 mmol/l là 58,6%, ≥ 7,0 mmol/l là 15,2%, glucose < 5,6 mmol/l là 26,3%. Sau 2 giờ làm nghiệm pháp, tỷ lệ bệnh nhân có mức glucose máu 7,8 – 11,0 mmol/l là 43,4%, ≥ 11,1 mmol/l là 29,3%, glucose < 7,8 mmol/l là 27,3%. Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn glucose máu khi đói là 14,1%, rối loạn dung nạp glucose là 43,4% và đái tháo đường típ 2 là 29,3%. Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn dung nạp glucose và đái tháo đường típ 2 ở nam cao hơn so với nữ. Tuổi càng cao tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose và đái tháo đường típ 2 càng tăng, ở đối tượng > 60 tuổi, tỷ lệ này lần lượt là 39,5% và 69,0%. Nguy cơ mắc đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose tăng khi tăng số nguy cơ bệnh đái tháo đường trên cùng một bệnh nhân, tăng cholesterol, tăng triglycerid (p < 0,05). Kết luận: Ở bệnh nhân có nguy cơ bị đái tháo đường típ 2, kết quả nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75 gam glucose cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn dung nạp glucose là 43,4% và đái tháo đường típ 2 là 29,3%, nguy cơ mắc đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose tăng khi bệnh nhân có nhiều nguy cơ của bệnh đái tháo đường; tuổi càng cao; tăng cholesterol; tăng triglycerid.

Từ khóa: rối loạn dung nạp glucose, đái tháo đường típ 2, nghiệp pháp dung nạp glucose.

 

ABSTRACT

Comments on impaired glucose tolerance test results in patients at risk of type 2 diabetes mellitus at Thai Binh Medical University Hospital

Le Dinh Tuan1*, Nguyen Thi Hien1, Nguyen Tien Son2, Nguyen Thi Phi Nga2, Le Duc Cuong1, Duong Huy Hoang1, Nguyen Trung Kien1, Ngo Van Manh1

2.Thai Binh University of Medicine and Pharmacy

3. Vietnam Military Medical University

Objectives: Comment on the results of the oral glucose tolerance test after a 75-gram glucose load in patients at risk of type 2 diabetes mellitus. Methodology: A cross-sectional and descriptive study with a population of 99 patients at risk of type 2 diabetes mellitus at the Thai Binh medical university hospital. Results: Our study illustrated that: the mean concentration of blood glucose after 2 hours of testing was 9.76 +- 02 mmol/L and was higher in men than in women. The mean fasting blood glucose concentration was 6.17 ± 1.07 mmol/L (no differences between men and women). In a fasting state, the proportion of patients with a blood glucose level of 5.6 – 6.9 mmol/L was

58.6%, ≥ 7.0 mmol/L was 15.2%, and <5.6 mmol/L was 26.3%. After 2 hours of a 75-gram glucose load, the percentage of patients with blood glucose levels from 7.8 to 11.0 mmol/L was 43.4%, ≥ 11.1 mmol/L was 29.3%, and < 7.8 mmol/L was 27.3%. The proportion of patients with impaired fasting glucose was 14.1%, impaired glucose tolerance was 43.4% and type 2 diabetes was 29.3%. The proportion of patients with impaired glucose tolerance, and type 2 diabetes in men was higher than that in women. The higher the age was, the higher the rate of impaired glucose tolerance and type 2 diabetes was. In particular, subjects aged more than 60 years, the figures were 39.5% and 69.0% for impaired glucose tolerance and type 2 diabetes, respectively. The risk of diabetes and impaired glucose tolerance increased with an increased number of diabetes risks in the same patient (p <0.05). Conclusions: In patients at risk of type 2 diabetes, the results of the oral glucose tolerance test with 75 grams of glucose showed that the proportion of patients with impaired glucose tolerance was 43.4% and type 2 diabetes was 29.3%, the risk of diabetes and impaired glucose tolerance increases as the patient is at a higher risk of diabetes and gets older and high cholesterol and triglyceride.

Keywords: impaired glucose tolerance, type 2 diabetes mellitus, the oral glucose tolerance test.

Chịu trách nhiệm chính: Lê Đình Tuân

Ngày nhận bài: 05/6/2021

Ngày phản biện khoa học: 10/6/2021

Ngày duyệt bài: 27/7/2021

Email: [email protected]

Điện thoại: 0388166078

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh nội tiết chuyển hóa đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu mạn tính, gây nên nhiều biến chứng [1]. Bệnh ĐTĐ típ 2 diễn biến thầm lặng, trong thời gian dài, vì vậy, hoàn cảnh phát hiện bệnh khác nhau tùy từng đối tượng: đa số không có triệu chứng lâm sàng điển hình, người bệnh không chú ý nên không đi khám mà chỉ tình cờ phát hiện được khi đi khám một bệnh khác hoặc khi người bệnh đã có các biến chứng cấp tính hoặc mạn tính của bệnh ĐTĐ bắt buộc họ phải đến bệnh viện khám và điều trị.… Bệnh ĐTĐ nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng cấp tính và mạn tính làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh [1], [9]. Vì vậy, việc tìm hiểu, phát hiện sớm bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có vai trò rất quan trọng trong thực hành lâm sàng. Hiện nay, có nhiều phương pháp chẩn đoán ĐTĐ típ 2, trong đó có nghiệm pháp dung nạp glucose bằng cách uống 75 gam glucose của Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo được tiến hành đơn giản, thuận tiện, cho phép sàng lọc phát hiện sớm ĐTĐ ở các đối tượng có nguy cơ, do đó sẽ không bỏ sót bệnh nhân [6], [8]… Tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình hiện nay đang áp dụng nghiệm pháp dung nạp glucose bằng cách uống 75 gam glucose để sàng lọc phát hiện bệnh nhân có rối loạn dung nạp glucose và ĐTĐ típ 2 cho các đối tượng có nguy cơ, tuy nhiên có rất ít đề tài đề cập đến vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu: Nhận xét kết quả nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75 gam glucose ở bệnh nhân có nguy cơ đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 Đối tượng nghiên cứu

 Gồm 99 bệnh nhân (BN) có nguy cơ bị ĐTĐ típ 2 tại khoa Khám Bệnh – bệnh viện Đại học Y Thái Bình. Thời gian nghiên cứu: từ 01/2020 đến 08/2020.

 – Tiêu chuẩn lựa chọn

 + Đối tượng có 1 hoặc nhiều yếu tố nguy cơ ĐTĐ típ 2 được làm nghiệm pháp tăng glucose máu đường uống bao gồm:

 BN xét nghiệm glucose máu tĩnh mạch khi đói: ≤ 6,4 mmol/l, có kèm yếu tố nguy cơ ĐTĐ típ 2 hoặc có 6,4 mmol/l < glucose máu < 7,0 mmol/l.

 BN có BMI ≥ 23 kg/m2 kết hợp với một trong các yếu tố nguy cơ: có tuổi > 45, có người thân gần nhất trong gia đình mắc bệnh ĐTĐ (cha, mẹ hoặc anh, chị, em ruột), ít vận động thể lực, đã được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ hoặc cân nặng con lúc sinh > 4kg, tăng HA (≥ 140/90 hoặc đang dùng liệu pháp điều trị tăng HA), rối loạn lipid máu (HDL-C < 0,9 mmol/l và/hoặc triglycerid > 2,82 mmol/l), HbA1c ≥ 5,7%; BN có rối loạn glucose máu khi đói hoặc rối loạn dung nạp glucose máu trước đó.

BN có các biểu hiện lâm sàng đi kèm với tình trạng kháng insulin như: béo phì trầm trọng, chứng gai đen; có tiền sử mắc bệnh mạch vành, buồng trứng đa nang, nam vòng bụng ≥ 90 cm, nữ ≥ 85cm [6], [9].
+ Đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu.
– Tiêu chuẩn loại trừ
+ BN đang điều trị ĐTĐ thai kỳ.
+ BN mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính, bệnh ác tính, xơ gan giai đoạn mất bù, viêm phổi, suy thận mạn tính, cường giáp, u tuyến
yên, u tuyến thượng thận.
+ BN đang dùng thuốc gây tăng glucose: corticoid, ức chế miễn dịch, hormon tuyến giáp…
+ BN không hợp tác, không thu thập đủ chỉ tiêu nghiên cứu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

– Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.

– Cỡ mẫu và chọn mẫu: cỡ mẫu toàn bộ lấy theo phương pháp tích lũy thuận tiện.

– Hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng: tuổi, giới, chiều cao, cân nặng, tính BMI, đo HA, hỏi tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình. – Đánh giá các yếu tố nguy cơ bị ĐTĐ: theo tiêu chuẩn lựa chọn BN.

– Thăm khám lâm sàng toàn diện các cơ quan: tim mạch, hô hấp, tiêu hóa…

– Nghiệm pháp dung nạp glucose máu:
+ Các bước tiến hành: ba ngày trước khi tiến hành nghiệm pháp, BN được ăn chế độ ăn cân bằng với ít nhất 150g cacbohydrate: hoa
quả, ngũ cốc, cơm trắng,… BN không ăn, hút thuốc hoặc tập luyện ít nhất 8 giờ trước khi lấy mẫu máu đầu tiên. Ngồi yên, không ăn trong thời gian tiến hành nghiệm pháp, có thể uống nước. Lấy một mẫu máu xét nghiệm glucose đầu tiên khi BN đến khám, đây là giá trị glucose máu lúc đói. Cho BN uống 75 gam glucose khan pha trong 200 ml nước đun sôi để nguội, uống trong 5 phút, cho BN nghỉ ngơi tại phòng, không được ăn thêm gì, không vận động thể lực mạnh. Lấy máu xét nghiệm lại glucose máu sau 2 giờ uống glucose.
+ Kết quả: nếu mẫu glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp ≥ 11,1 mmol/l đối tượng
được chẩn đoán là ĐTĐ; nếu glucose từ 7,8 – 11,0 mmol/l gọi là rối loạn dung nạp glucose; nếu glucose dưới 7,8 mmol/l là bình thường; rối loạn glucose lúc đói khi mẫu máu đầu tiên có glucose ở mức 5,6 – 6,9 mmol/l.
+ Phân loại mức độ tăng huyết áp theo JHC VI năm 1997.
+ Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo khuyến cáo ADA năm 2015.
+ Đánh giá thừa cân béo phì theo Hiệp hội ĐTĐ Châu Á – Thái Bình Dương 2000.
+ Phân loại rối loạn lipid máu theo khuyến cáo của hội Nội tiết và ĐTĐ Việt Nam 2009.
– Xử lý số liệu: xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    Bảng 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu    
  Đặc điểm Chung (n = 99) Nam (n = 34)   Nữ (n = 65)   p  
                   
    ≤ 40 8 (8,1) 5 (14,7)   3 (4,0)   > 0,05  
                   
    41-50 16 (16,2) 5 (14,7)   11 (16,9)      
Tuổi                  
  51-60 27 (27,3) 9 (26,5)   18 (27,7)      
(năm)          
                 
  > 60 48 (48,5) 15 (44,1)   33 (50,8)      
           
                   
    Trung bình 58,8 ± 12,2 56,8 ± 13,5   59,9 ± 11,1   > 0,05  
      < 23 47 (47,5) 14 (41,2) 33 (50,8) > 0,05
BMI            
  ≥ 23 52 (52,5) 20 (58,8) 32 (49,2)  
(kg/m2)    
           
  Trung bình 23,2 ± 2,5 23,9 ± 2,5 22,8 ± 2,5 < 0,05
     
             
Tăng huyết áp 37 (37,4) 12 (35,3) 25 (38,5) > 0,05
           
Tăng cholesterol 60 (60,6) 22 (64,7) 38 (58,5) > 0,05
           
Tăng triglycerid 48 (48,5) 18 (52,9) 30 (46,2) > 0,05
             
Nghiệm   Glucose lúc đói 6,17 ± 1,07 6,41 ± 1,23 6,05 ± 0,95 > 0,05
pháp     (mmol/l)
           
dung   Glucose sau 2 giờ        
nạp   9,76 ± 3,02 10,74 ± 3,22 9,24 ± 2,81 < 0,05
    (mmol/l)
glucose            
             

Bảng 1 cho thấy tuổi trung bình của bệnh nhân là 58,8 ± 12,2 (năm), đa số BN ở độ tuổi > 60 (48,5%), không có sự khác biệt về tuổi, tỷ lệ tăng huyết áp, tăng cholesterol, tăng triglycerid và glucose khi đói giữa nam và nữ (p > 0,05), BMI trung bình, glucose sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose của nam cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nữ.

Bảng 2. Các mức glucose máu khi đói và sau 2 giờ làm nghiệm pháp

Glucose máu Số lượng (n=99) Tỷ lệ (%)
       
Glucose < 5,6 26 26,3
     
khi đói 5,6 – 6,9 58 58,6
(mmol/l)      
≥ 7,0 15 15,2
 
       
  < 7,8 27 27,3
Glucose sau 2      
7,8 – 11,0 43 43,4
giờ (mmol/l)
     
  ≥ 11,1 29 29,3
       

Bảng 2 cho thấy khi đói, tỷ lệ BN có mức glucose máu 5,6 – 6,9 mmol/l cao nhất (58,6%), ≥ 7,0 mmol/l là 15,2%. Sau 2 giờ làm nghiệm pháp, tỷ lệ BN có múc glucose máu 7,8 – 11,0 mmol/l cao nhất (43,4%), ≥ 11,1 mmol/l là 29,3%.

Bảng 3. Kết quả rối loạn dung nạp glucose máu

Đặc điểm Chung Nam Nữ p
(n = 99) (n = 34) (n = 65)
   
Rối loạn glucose lúc đói 14 (14,1) 1 (2,9) 13 (20,0) < 0,05
           
Rối loạn dung nạp glucose máu 43 (43,4) 17 (50,0) 26 (40,0) < 0,05
           
Đái tháo đường típ 2 29 (29,3) 13 (38,2) 16 (24,6) < 0,05
           
Bình thường 13 (13,1) 3 (8,8) 10 (15,4) < 0,05
           

Bảng 3 cho thấy tỷ lệ BN có rối loạn glucose máu khi đói chung là 14,1%, rối loạn dung nạp glucose là 43,4% và ĐTĐ típ 2 là 29,3%. Tỷ lệ BN có rối loạn dung nạp glucose và ĐTĐ típ 2 ở nam cao hơn so với nữ giới (p < 0,05).

Bảng 4. Kết quả dung nạp glucose máu với một số đặc điểm lâm sàng

và xét nghiệm của bệnh nhân

      Rối loạn glucose Rối loạn dung Đái tháo
Đặc điểm   lúc đói nạp glucose đường típ 2
      (n=14) (n=43) (n=29)
               
    ≤ 40 2 (14,2) 4 (9,3) 0 (0,0)
           
    41-50 2 (14,2) 8 (18,6) 3 (10,3)
             
Tuổi (năm)   51-60 5 (35,7) 14 (32,6) 6 (20,7)
               
    > 60 5 (35,7) 17 (39,5) 20 (69,0)
           
    p > 0,05 < 0,05 < 0,05
               
    ≥ 23 6 (42,9) 24 (55,8) 15 (51,7)
BMI (kg/m2)              
  < 23 8 (57,1) 19 (44,2) 14 (48,3)
    p > 0,05 > 0,05 > 0,05
                 
    1 yếu tố 1 (7,1) 3 (7,3) 0 (0,0)
             
    2 yếu tố 6 (42,9) 9 (20,2) 11 (37,9)
             
Số yếu tố nguy cơ   3 yếu tố 7 (50,0) 14 (32,6) 7 (24,1)
               
  4 yếu tố 0 (0,0) 12 (27,9) 6 (20,7)
ĐTĐ trên 1 BN  
               
  5 yếu tố 0 (0,0) 5 (11,6) 1 (3,4)
   
                 
    6 yếu tố 0 (0,0) 0 (0,0) 1 (3,4)
               
    p     < 0,05    
               
    2 (33,3) 21 (53,8) 12 (30,8)
                 
Tăng huyết áp   Không 12 (57,1) 22 (36,7) 17 (28,3)
           
    p > 0,05 > 0,05 > 0,05
               
    7 (53,8) 24 (40,0) 23 (38,3)
             
Tăng cholesterol   Không 7 (50,0) 19 (48,7) 6 (15,4)
           
    p > 0,05 < 0,05 < 0,05
               
    3 (42,9) 25 (52,1) 16 (33,3)
                 
Tăng triglycerid   Không 11 (55,0) 18 (35,3) 13 (25,5)
           
    p > 0,05 < 0,05 < 0,05
                 

Kết quả bảng 4 cho thấy:

  • Tuổi càng cao tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose và ĐTĐ típ 2 càng tăng (p < 0,05). Ở đối tượng 60 tuổi, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 39,5%, ĐTĐ típ 2 là 69,0%.
  • Có sự khác biệt giữa kết quả nghiệm pháp tăng glucose máu ở các mức yếu tố nguy cơ bệnh ĐTĐ khác nhau. Nguy cơ mắc ĐTĐ và rối loạn dung nạp glucose tăng khi tăng số nguy cơ bệnh ĐTĐ trên cùng 1 BN; tăng cholesterol; tăng triglycerid (p < 0,05).

4. BÀN LUẬN 
Kết quả nghiên cứu ở bảng 1 cho thấy, tuổi trung bình của BN là 58,8 ± 12,2 (năm), đa số BN ở độ tuổi > 60 (48,5%), không có sự khác biệt về tuổi giữa nam và nữ (p>0,05). Nghiên cứu của Trịnh Ngọc Phát [5] cho thấy tuổi

trung bình của BN ĐTĐ típ 2 là 55,7 ± 10,1, lứa tuổi 50-59 chiếm 40,0%. Theo các nghiên cứu dịch tễ đã công bố, đa số các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy, độ tuổi > 45 là độ tuổi có nhiều yếu tố nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá, ĐTĐ và các bệnh lý tiêu hoá khác [1], [6]. Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hóa (2009) trên 114 BN ĐTĐ típ 2 tại bệnh viện Nội tiết Trung ương thấy tuổi trung bình của BN là 56,36 ± 10,8 năm [3]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phi Nga trên (n = 117) BN ĐTĐ típ 2 thấy tuổi trung bình của BN 59,5 ± 14,1 năm [4]. Nghiên cứu của Nguyễn Lệ Thủy [7] tuổi trung bình của bệnh nhân là 66,6 ± 7,8 (năm), đa số BN ở độ tuổi 60 – 70 (42,7%), không có sự khác biệt về tuổi giữa nam và nữ (p>0,05). Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi nằm trong độ tuổi trung niên phù hợp với các nghiên cứu đã công bố trên đối tượng BN ĐTĐ típ 2. Kết quả nghiên cứu bảng 1 cũng cho thấy, tỷ lệ BN nam thấp hơn nữ giới, kết quả này cũng phù hợp với đặc điểm chung BN ĐTĐ là tỷ lệ BN nữ mắc nhiều hơn nam. Tương tự của Trần Thị Thanh Hóa thấy nam chiếm tỉ lệ 38,6%, nữ chiếm tỉ lệ 61,4%. Tuy nhiên, kết quả này khác so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Phi Nga và Nguyễn Lệ Thủy có tỷ lệ nam cao hơn nữ, sự khác biệt này là do sự khác biệt về đối tượng lựa chọn nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy, nồng độ glucose máu trung bình sau 2 giờ làm nghiệm pháp là 9,76 ± 3,02 mmol/l (trong đó nam (10,74 ± 3,22) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nữ (9,24 ± 2,81) (p < 0,05). Nồng độ glucose máu lúc đói là 6,17 ± 1,07 mmol/l (trong đó, không có sự khác biệt giữa nam (6,41 ± 1,23) so với nữ (6,05 ± 0,95) (p > 0,05). Khi đói, tỷ lệ BN có mức glucose máu 5,6 – 6,9 mmol/l cao nhất (58,6%), ≥ 7,0 mmol/l là 15,2%, glucose < 5,6 mmol/l là 26,3%. Sau 2 giờ làm nghiệm pháp, tỷ lệ BN có múc glucose máu 7,8 – 11,0 mmol/l cao nhất (43,4%), ≥ 11,1 mmol/l là 29,3%, glucose 7,8 mmol/l là 27,3%. Tỷ lệ BN có rối loạn glucose máu khi đói chung trước khi được chẩn đoán ĐTĐ típ 2 là 14,1%, rối loạn dung nạp glucose là 43,4% và ĐTĐ típ 2 là 29,3%.

Tỷ lệ BN có rối loạn glucose máu khi đói, rối loạn dung nạp glucose và ĐTĐ típ 2 ở nam đều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nữ giới (p<0,05). Nguyễn Lệ Thủy [7] khi chỉ sử dụng mẫu máu lúc đói để xét nghiệm định lượng glucose máu ở BN có tăng HA, chưa có ĐTĐ típ 2 thấy nồng độ glucose máu trung bình là 6,03 ± 0,83 (mmol/l), tỷ lệ BN tăng glucose máu (≥7,0 mmol/l) là 13,7%. Hoàng Thị Thúy Diệu (2019) [2] nghiên cứu về hội chứng chuyển hóa ở 300 BN đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình thấy tỷ lệ BN có rối loạn glucose máu khi đói là 40,7%, tỷ lệ này ở các BN nam là 28,6%, BN nữ là 47,4%, tỷ lệ có tăng glucose máu khi đói ≥ 7,0 mmol/l là 5%, tỷ lệ này ở các BN nam là 11,9%, BN nữ là 1,6%, tỷ lệ các thành tố của hội chứng chuyển hóa trong đó tăng glucose máu khi đói >= 5,6 mmol/l khá cao 45,7%. Trịnh Ngọc Phát [5] cho thấy tỷ lệ BN có rối loạn dung nạp đường từ trước là 11,4%.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi dùng nghiệm pháp dung nạp glucose để sàng lọc phát hiện bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi xét nghiệm glucose máu khi đói tỷ lệ BN có mức glucose máu 5,6 – 6,9 mmol/l là (58,6%), glucose máu >= 7,0 mmol/l là 15,2%. Trong khi chẩn đoán bằng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống, tỷ lệ BN có múc glucose máu 7,8 – 11,0 mmol/l cao nhất (43,4%), ≥ 11,1 mmol/l là 29,3%. Điều này có ý nghĩa rất lớn trên thực hành lâm sàng, nếu chúng ta chỉ xét nghiệm một mẫu máu khi đói thấy nồng độ glucose < 7,0 mmol/l rồi kết luận là BN không bị ĐTĐ thì rất dễ bỏ sót các trường hợp bệnh thực sự (nhất là ở các cơ sở y tế tuyến dưới chưa làm được xét nghiệm HbA1c hoặc không làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống). Đối với những đối tượng này, chúng ta cần khai thác những yếu tố nguy cơ để tiến hành làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống nhằm chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ĐTĐ cho BN. Như vậy, để chẩn đoán sớm, triệt để tránh bỏ sót các đối tượng BN bị ĐTĐ trong thực hành lâm sàng chúng ta cần phải vận dụng một cách linh hoạt các tiêu chí chẩn đoán ĐTĐ theo ADA 2015, vận dụng trên từng

đối tượng BN, trong từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của BN và ở tuyến y tế cấp cơ sở như bệnh viện Đại học Y Thái Bình chưa có xét nghiệm được HbA1c theo phương pháp chuẩn thì việc lựa chọn nghiệm pháp dung nạp glucose máu bằng uống 75 gam đường khan là rất quan trọng, vừa thực hiện dễ dàng, hiệu quả chẩn đoán cao và tránh bỏ sót chẩn đoán BN ĐTĐ típ 2 ở các đối tượng có nguy cơ ĐTĐ típ 2 cao.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi càng cao tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose và ĐTĐ típ 2 càng tăng (p < 0,05), ở đối tượng > 60 tuổi, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 39,5%, ĐTĐ típ 2 là 69,0%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose tăng dần khi số yếu tố nguy cơ bị ĐTĐ của BN càng tăng.

Tuổi có liên quan với sự phát triển của bệnh ĐTĐ, là một yếu tố nguy cơ độc lập. Hầu hết các nghiên cứu đều thấy độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ càng tăng và tỷ lệ gia tăng nhiều nhất từ 45 tuổi trở lên [6]. Khi tuổi cao khả năng tiết insulin của tụy giảm, nồng độ glucose máu tăng đồng thời giảm sự nhạy cảm của tế bào với các kích thích của insulin, khi tế bào tụy không còn khả năng đủ với nhu cầu cần thiết của cơ thể glucose máu lúc đói tăng và ĐTĐ thật sự xuất hiện [1], [8]. Trịnh Ngọc Phát [5] thấy nhóm tuổi mắc bệnh ĐTĐ típ 2 nhiều nhất là 50 – 59 tuổi (40,0%), ít nhất là nhóm trên 70 tuổi (9,5%). Nguyễn Thị Phi Nga thấy > 60 tuổi chiếm 45,25% (nam 31,37%, nữ 68,65%) [4].

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ BN bị rối loạn dung nạp glucose và ĐTĐ típ 2 tăng cao hơn ở nhóm có tăng cholesterol và triglycerid (p < 0,05). Trong ĐTĐ típ 2 đặc trưng bởi tăng triglyceride máu cùng với giảm HDL-cholesterol, LDL-cholesterol tăng ít gặp hơn mặc dù khuynh hướng này giảm nếu kiểm soát tốt glucose máu [6], [8]. Rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ rất quan trọng của bệnh ĐTĐ típ 2 [9]. Năm 1988 Reaven đã đưa ra khái niệm hội chứng chuyển hóa còn gọi là “hội chứng X” bao gồm một số nguy cơ độc lập của bệnh lý mạch vành như tăng glucose máu, tăng acid uric máu và béo bụng, tăng insulin máu và tình trạng đề kháng insulin, đây là các tình huống thường kết hợp với ĐTĐ típ 2. Như vậy người ta đặt ra việc nghiên cứu ổn định các yếu tố này đồng thời với việc ổn định glucose máu là rất cần thiết để giảm tỷ lệ tử vong của người bệnh [1], [8].

5.vKẾT LUẬN

Qua nghiên cứu kết quả nghiệm pháp dung nạp glucose máu ở 99 BN có yếu tố nguy cơ bị ĐTĐ típ 2 chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

  • Nồng độ glucose máu trung bình sau 2 giờ làm nghiệm pháp là 9,76 ± 3,02 mmol/l (nam cao hơn so với nữ). Nồng độ glucose máu lúc đói là 6,17 ± 1,07 mmol/l (không có sự khác biệt giữa nam so với nữ).
  • Khi đói, tỷ lệ BN có mức glucose máu 5,6
  • 6,9 mmol/l là 58,6%, ≥ 7,0 mmol/l là 15,2%, glucose < 5,6 mmol/l là 26,3%. Sau 2 giờ làm nghiệm pháp, tỷ lệ mức glucose máu 7,8 – 11,0 mmol/l là 43,4%, ≥ 11,1 mmol/l là 29,3%, glucose < 7,8 mmol/l là 27,3%.
  • Tỷ lệ BN có rối loạn glucose máu khi đói là 14,1%, rối loạn dung nạp glucose là 43,4% và ĐTĐ típ 2 là 29,3%. Tỷ lệ BN có rối loạn dung nạp glucose và ĐTĐ típ 2 ở nam cao hơn so với nữ.
  • Tuổi càng cao tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose và ĐTĐ típ 2 càng tăng, ở đối tượng > 60 tuổi, tỷ lệ này lần lượt là 39,5% và 69,0%. Nguy cơ mắc ĐTĐ và rối loạn dung nạp glucose tăng khi tăng cholesterol, tăng triglycerid, tăng số nguy cơ bệnh ĐTĐ trên cùng 1 BN (p < 0,05).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trần Hữu Dàng (2013), Đái tháo đường. Bệnh Nội tiết chuyển hóa, Vol. NXB Y học, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr. 268 – 298.
  2. Hoàng Thị Thúy Diệu (2019), “Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa được chẩn đoán lần đầu ở người đến khám tại phòng khám Nội bệnh viện Đại học Y Thái Bình năm 2019 . Đề tài KHCN cấp cơ sở.
  3. Trần Thị Thanh Hóa (2009), Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có gan nhiễm mỡ pháthiện lần đầu tại Bệnh viện Nội tiết, Luận án Tiến sĩ y học, Đại Học Y Hà Nội.
  4. Nguyễn Thị Phi Nga (2009), Nghiên cứu nồng độ TNFα, CRP huyết thanh và liên quan với hình thái, chức năng động mạch cảnh gốc bằng siêu âm doppler mạch ở BN ĐTĐ típ 2, Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân Y.
  5.  

    Trịnh Ngọc Phát (2016), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và yếu tố nguy cơ tim mạch ở BN ĐTĐ típ 2 mới chẩn đoán tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Đề tài KHCN cấp cơ sở.

  6. Thái Hồng Quang (2010), “Thực hành bệnh đái tháo đường, In: Bệnh nội tiết”. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
  7. Nguyễn Lệ Thủy (2019), “Khảo sát sự biến đổi nồng độ acid uric huyết thanh trên bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình năm 2019. Đề tài KHCN cấp cơ sở.
  8. ACEA (2009), “Statement by an american association of clinical endocrinologists/ American college of endocrinology consensus panel on type 2 diabetes mellitus: an algorithm for glycermic control, Endocrine Practice 15 (6), pp. 541-559.
  9. American diabetes association (2015), “Standards of Medical Care in Diabetes “.

About dacdien

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …