Sự thay đổi nồng độ TG, ANTITG, ANTITPO với hình ảnh siêu âm nghi ngờ

SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ TG, ANTITG, ANTITPO

VỚI HÌNH ẢNH SIÊU ÂM NGHI NGỜ

                                                                                    TS.BS. Nguyễn Thế Thành

Bệnh viện An Sinh

 SUMMARY

Aim: To study the rate of positive Tg, positive AntiTg, positive AntiTPO concentration on 48 patients having thyroid ultrasounds with suspicious signs of thyroid cancer. Methods: Descriptive analysis was performed on48 patients having thyroid ultrasounds with suspicious signs of thyroid cancerand measuring Tg, AntiTg, AntiTPO at same time from 12/2017 to 12/2018 at An Sinh Hospital. Results: The rates of positive Tg, positive AntiTg, positive AntiTPO on patients havingthyroid ultrasounds with suspicious signs of thyroid cancer are 6,3%; 8,3%; 39,6% respectively. The rates of positive Tg, positive AntiTg, positive AntiTPO on patients with benign FNA are 10,7%; 7,1%; 39,3% respectively. On patients with follicular lesion FNA are 0%; 12,5%; 37,5% respectively. On patients with papillary carcinomas FNA are 0%; 10%; 40% respectively. The rate of 48 patients having thyroid ultrasounds with suspicious signs of thyroid cancer is 20.8% (10/48). Conclusions: The results show that Tg, AntiTg, Anti TPO Don’t have value in the diagnosisthyroid cancer according to thisstudy. Thyroidcancer diagnosticsis mainly based on FNA in patientshaving thyroid ultrasounds with suspicious signs of thyroid cancer because it can be found out with high rate.

Chịu trách nhiệm chính:

Ngày nhận bài:

Ngày phản biện khoa học:

Ngày duyệt bài:

1. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.1. Đặt vấn đề:

+ Chẩn đoán ung thư giáp vẫn là FNA hay sinh thiết sau khi siêu âm có nhân giáp với dấu hiệu nghi ngờ.

+ Theo các y văn Tg và Anti Tg được xem là đấu chỉ điểm ung thư tuyến giáp không biết hóa như thể nhú và thể nang và thể nhú thường gặp nhất chiếm 95%, ngoài ra cũng có một số y văn cho rằng AntiTPO cũng có tăng trong k giáp.

+ Nhưng công trình này ở nước ngoài rất ít và rải rác, ở Việt Nam  chưa tìm thấy.

Để đánh  lợi ích của các xét này trong chẩn đoán k giáp  chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu:

1.2.1. Mục tiêu tổng quát:

Tỉ lệ  Tg , AntiTg  và Anti TPO dương tính với bệnh nhân có siêu âm nghi ngờ ung thư giáp.

1.2.2. Mục tiêu chuyên biệt:

Tỉ lệ  Tg , AntiTg  và Anti TPO dương tính trên bệnh nhân có siêu âm nghi ngờ ung thư giáp.

Tỉ lệ Tg và AntiTg và AntiTPO dương tính trên bệnh nhân có FNA kết quả là phình giáp.

Tỉ lệ Tg và AntiTg và AntiTPO dương tính trên bệnh nhân có FNA kết quả sanh thương dạng túi tuyến.

Tỉ lệ Tg và AntiTg và AntiTPO dương tính  trên bệnh nhân có FNA là sanh thương K giáp dạng nhú.

Tỉ lệ bệnh K giáp trên bênh nhân siêu âm có đấu hiệu nghi ngờ.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

– Đối tượng: Bệnh nhân đến khám tại Khoa khám bệnh Bệnh viện An Sinh trong thời gian 12/2017-12/2018.

– Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp: Mô tả

+ Tiêu chuẩn nhận bệnh:

Bệnh nhân đồng ý khảo sát tuyến giáp.

Xét nghiệm chức tuyến giáp trong giới hạn bình thường, có làm đầy đủ các xét nghiệm như: AntiTPO, AntiTg, Tg (có kết quả dương tính khi có trị số cao hơn mức bình thường).

Siêu âm tuyến giáp được ghi nhận có nhân giáp với các dấu hiệu nguy cơ trên siêu âm như nhân giảm âm, bờ không đều, có vi vôi hóa trong nhân vv hoặc được xếp loại từ Tirads 4 trở lên.

+ Tiêu chuẩn loại trừ: Không thỏa tiêu chuẩn nhận bệnh.

– Xử lý số liệu: Bằng phần mềm thống kê SPSS 20.

3. KẾT QUẢ

Từ tháng 12/2017 đến 12/2018 chúng tôi có 48 bệnh nhận đến khám tại Khoa khám bệnh Bệnh viện An Sinh có đầy đủ các tiêu chuẩn nhận bệnh và loại trừ Tirads 4 trở lên.

3.1. Đặc điểm bệnh nhân:

Giới:

Tuổi đời: (Tính theo năm)

3.2. Đặc điểm nghiên cứu:

3.2.1. 48 bệnh nhân có siêu âm nghi ngờ được làm xét nghiệm Tg, AntiTg, AntiTPO tăng cao hơn mức bình thường.

3.2.2. 48 bệnh nhân có siêu âm nghi ngờ được làm FNA.

 

3.2.3. 28 bệnh có FNA kết quả phình giáp

Giới:

 

Tuổi đời: (Tính theo năm)

 

3.2.4. 8 bệnh có FNA có kết quả sang thương dạng túi tuyến

Giới:

 

Tuổi đời: (Tính theo năm)

 

 

3.2.5. 10 bệnh có FNA kết quả K giáp dạng nhú.

Giới:

 

 

Tuổi đời: (Tính theo năm )

– Tg ở nhóm K giáp không có bệnh nhân nào 0% thấp hơn nhóm phình giáp 10,7%(3/28).

– AntiTPO ở nhóm K 10% (1/10) cao hơn nhóm phình giáp 7,1% (2/28) như cỡ mẫu quá bé không đánh giá được cần có cỡ mẫu lớn hơn.

– AntiTPO ở nhóm K 40% (4/10) cao hơn nhóm phình giáp 39,3% (11/28) không có ý nghĩa.

4. BÀN LUẬN:

4.1. Đặc điểm bệnh nhân:

4.1.1. Giới

Nam 13 người chiếm tỉ lệ 27,1%; Nữ 35 người chiếm tỉ lệ 72,9%. Hầu hết các y văn và các công trình nghiên cứu về tuyến giáp đều ghi nhận tỉ lệ nhân giáp ở nữ bao giờ cũng cao hơn nam.

  • Tuổi

Tuổi đời:

Những bệnh nhân này trẻ nhất là 22 tuổi và lớn nhất là 71 tuổi, và tuổi trung bình khoảng 46 tuổi (46,08 ± 11,82). Nhìn chung không có điểm nổi bật khác biệt so với các y văn.

4.2. Đặc điểm nghiên cứu:

4.2.1. Kết quả xét nghiệm Tg, AntiTg, AntiTPO dương tính

Trong 48 bệnh nhân có siêu âm nghi ngờ chỉ có 3 bệnh nhân có Tg dương tínhchiếm tỉ lệ 6,3%, 4 bệnh nhân có AntiTg dương tính chiếm tỉ lệ 8,3% và 19 bệnh nhân có AntiTPO dương tính chiếm tỉ lệ 39,6%. Như thế ở nhóm nghi ngờ qua siêu âm nhưng dấu chỉ điểm ung thư  không cao như Tg chỉ có 6,3%.

4.2.2. Kết quả sinh thiết

Trên 48 bệnh nhân có siêu âm nghi ngờ Tirads-4 trở lên kết quả FNA cho thấy 28 bệnh nhân có FNA kết quả là phình giáp (lành tính) 58,3%. 2 bệnh nhân viêm giáp, 8 bệnh nhân có sang thương dạng túi tuyến và 10 bệnh nhân K giáp dạng nhú với các tỉ lệ lần lượt là 4,2%, 16,7%, 20,8% như thế tổng số có bệnh lý 20 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 41,7%. Điều này cho thấy rằng khi bệnh có siêu âm nghi ngờ nên thực hiện FNA vì tỉ lệ bệnh lý cũng khá cao.

4.2.3. Kết quả xét nghiệm Tg, AntiTg, Anti TPO trên bệnh nhân FNA phình giáp lành tính

28 bệnh nhân được ghi nhận mô học lành tính. Trong số bệnh nhân này có 3 bệnh nhân dương tính chiếm tỉ lệ 10,7%, 2 bệnh nhân có AntiTg tăng chiếm tỉ lệ 7,1% và 11 bệnh  nhân có AntiTPO tăng chiếm tỉ lệ 39,3%.

Nhìn chung những xét nghiệm Tg, AntiTg, AntiTPO vẫn tìm thấy dương tính ở những bệnh nhân có FNA mô học lành tính.

4.2.4. Kết quả xét nghiệm Tg, AntiTg, Anti TPO trên bệnh nhân FNA sang thương dạng túi tuyến

Đây là sang thương được ghi nhận 50% có thể diễn tiến sang bình thường và 50% có thể diễn tiến sang ung thư.

8 bệnh nhân mô học là sang thương dạng túi tuyến không ghi nhận trường hợp nào có Tg dương tính chiếm tỉ lệ 0% (0/8). Một trường hợp AntiTg dương tính chiếm tỉ lệ 12,5% (1/8) và 3 trường hợp AntiTPO dương tính chiếm tỉ lệ 37,5% (3/8).

So với nhóm phình giáp chỉ thấy AntiTg ở nhóm sang thương dạng túi tuyến cao hơn 12,5% (1/8) cao hơn ở nhóm bình giáp 7,1% (2/28) nhưng cỡ mẫu quá bé cần cỡ mẫu lớn hơn. Điều này cho thấy các xét nghiệm Tg, AntiTPO có giá trị rất kém trong chẩn đoán sang thương này, AntiTg cần cỡ mẫu lớn hơn.

4.2.5. Kết quả xét nghiệm Tg, AntiTg, Anti TPO trên bệnh nhân FNA K giáp dạng nhú

48 bệnh nhân được làm FNA có 10 bệnh nhân được ghi nhận có K giáp dạng nhú chiếm tỉ lệ 10/48 (20,83%).

Ở 10 trường hợp K giáp này không có trường hợp nào Tg dương tính  chiếm  tỉ lệ 0%, trong khi đó nhóm phình giáp Tg dương tính chiếm tỉ lệ 10,7% (3/28), AntiTg dương tính chiếm tỉ lệ 10 % (1/10) cao hơn nhóm phình giáp 7,1% (2/28) tuy nhiên cỡ mẫu nhỏ cần cỡ mẫu lớn hơn. AntiTPO tăng chiếm tỉ lệ 40% (4/10) cao hơn không đáng kể so với nhóm phình giáp 39,3% (11/28). Như vậy xét nghiệm Tg, AntiTPO có giá trị rất kém trong chẩn đoán K giáp dạng nhú, AntiTg cần cỡ mẫu lớn hơn.

Theo Nguyễn Nghiêm Luật Tg được xem là dấu ấn k giáp tăng trong thể nhú và thể nang và tế bào Hurthle. Người ta thường làm trước phẫu thuật, xạ trị để đánh giá hiệu quả  giảm sau 3 tuần lễ và tăng lại khi tái phát. Trong nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào tăng ở nhóm K giáp 0%. Vasileiadis và cộng sự thực hiện trên 854 bệnh nhân được cắt tuyến giáp toàn phần: 477 nhân giáp lành tính và 407 nhân giáp ác tính bệnh nhân được xét nghiệm mô học và làm AntiTg cũng ghi nhận AntiTg tăng với k giáp dạng nhú và cũng đi đến kết luận AntiTg là dấu chỉ điểm K giáp dạng nhú.

KimES và cộng sự thực hiên xét nghiệm AntiTg và AntiTPO và làm FNA ở bệnh nhân có nhân giáp trên 1638 bệnh nhân ghi nhận bệnh nhân có nhân ung thư có AntiTg là 30,8% trong khi bệnh có nhân giáp lành tính 19,6% khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,001 và AntiTPO ở nhóm k giáp không cao hơn nhóm bình thường và đã đưa đến kết luận AntiTg là dấu chỉ điểm độc lập của k giáp.

WuX và cộng sự đã nghiên cứu hồi cứu trên 2132 được phẫu thuật tuyến giáp và làm xét nghiệm AntiTg và AntiTPO cũng ghi nhận AntiTg hay Anti TPO dương tính là dấu chỉ điểm k giáp dạng nhú và khi kết hợp 2 yếu tố dấu chỉ điểm càng giá trị hơn.

Nhìn chung nhóm xét nghiệm Tg, AntiTg và AntiTPO có giá trị kém trong việc chỉ điểm k giáp dạng nhú theo nghiên cứu của chúng tôi vì Tg hoàn toàn không có trong nhóm k giáp dạng nhú của chúng tôi trong khi vẫn hiện diện trong nhóm bình giáp. AntiTg và AntiTPO ở nhóm K giáp cao hơn nhóm phình giáp phù hợp với công trình của Vasileiadis KimES và WuX, tuy nhiên sự khác biệt này không rõ rệt hơn nữa  cỡ mẫu chúng tôi quá nhỏ cần nghiên cứu mẫu lớn hơn.

5. KẾT LUẬN

  1. Tỉ lệ Tg và AntiTg và AntiTPO có nồng độ cao hơn bình thường trên bệnh nhân có siêu âm nghi ngờ K giáp lần lượt là: 6,3%; 8,3%; 39,6%.
  2. Tỉ lệ Tg và AntiTg và AntiTPO có nồng độ cao hơn bình thường trên bệnh nhân có FNA kết quả phình giáp lần lượt là: 6,3%; 8,3%; 39,6%.
  3. Tỉ lệ Tg và AntiTg và AntiTPO có nồng độ cao hơn bình thường trên bệnh nhân có FNA kết quả sanh thương dạng túi tuyến lần lượt là: 0%; 12,5%; 37,5%.
  4. Tỉ lệ Tg và AntiTg và AntiTPO có nồng độ cao hơn bình thường trên bệnh nhân có FNA kết quả sang thương K giáp dạng nhú lần lượt là 0%; 10%; 40%.
  5. Tỉ lệ K giáp dạng nhú của 48 bệnh nhân có siêu âm nghi ngờ là 20,8% (10/48).

Do các xét nghiệm Tg, AntiTg, Anti TPO chưa thấy có giá trị trong việc chỉ điểm k giáp trong nghiên cứu này vì thế chẩn đoán K giáp chính vẫn dựa trên FNA ở những bệnh có siêu âm nghi ngờ vì k giáp được  tìm thấy với tần suất cao.

 TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ  nồng độ Tg, AntiTg, AntiTPO dương tính trên bệnh nhân có hình ảnh siêu âm nghi ngờ ung thư giáp. Phuơng pháp: Mô tả 48 bệnh nhân có siêu âm nghi ngờ K giáp được làm FNA đồng thời được đo nồng độ Tg, AntiTg, AntiTPO từ 12/2017 đến 12/2018 tại Bệnh viện An Sinh. Kết quả: Tỉ lệ Tg và AntiTg và AntiTPO dương tính trên bệnh nhân có siêu âm nghi ngờ K giáp  lần lượt là: 6,3%; 8,3%; 39,6%. Tỉ lệ Tg và AntiTg và AntiTPO dương tính trên bệnh nhân có FNA kết quả phình giáp lần lượt là 10,7%; 7,1%; 39,3%. Trên bệnh nhân có FNA kết quả sanh thương dạng túi tuyến lần lượt là: 0%; 12,5%; 37,5%. Trên bệnh nhân có FNA kết quả sang thương K giáp dạng nhú lần lượt là 0%; 10%; 40%. Tỉ lệ K giáp dạng nhú của 48 bệnh nhân có siêu âm nghi ngờ là 20,8% (10/48). Kết luận: Các kết quả cho thấy Tg, AntiTg, Anti TPO chưa có giá trị trong chẩn đoán k giáp trong nghiên cứu này, việc chẩn đoán chính vẫn dựa trên FNA ở những bệnh với siêu âm có dấu hiệu nghi ngờ vì k giáp tìm thấy với tần suất cao.

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Nghiêm Luật. Thyroglobulin (Tg): Dấu ấn ung thư giáp thể nhú và thể nang. https://medlatec.vn/chi-tiet/can-lam-sang/thyroglobulin-tg-dau-an-cua-ung-thu-tuyen-giap-the-nhu-va-the-nang–22-6434.aspx
  2. Nguyễn Thế Thành. “Ung thư tuyến giáp và các dấu hiệu cảnh báo”. Tạp chí Nội tiết – Đái tháo đường, Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam. Số 16, 2016. Trang 53-56.
  3. Nguyễn Thế Thành. “Khảo sát tỉ lệ nhân giáp bình giáp trên bệnh nhân nữ đến khám sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện An Sinh”. Kỷ yếu khoa học Bệnh viện An Sinh 2016. Trang 37-42.
  4. Nguyễn Thị Xuyên, Lương Ngọc Khuê, Thái Hồng Quang. “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết – chuyển hóa”, Bứu giáp đơn thuần (trang 101-104). Nhà xuất bản Y học Hà Nội – 2015.
  5. Nguyễn Thị Xuyên, Lương Ngọc Khuê, Thái Hồng Quang. “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết – chuyển hóa”, Ung thư giáp (trang 127-141). Nhà xuất bản Y học Hà Nội – 2015.
  6. Kim ES1Lim DJBaek KHLee JMKim MKKwon HSSong KHKang MICha BYLee KWSon HY. Thyroglobulin antibody is associated with increased cancer risk in thyroid nodules. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20465529.  2010 Aug; 20(8):885-91.
  7. C, Ph.D., F.A.C.B President, 2001-2002, American Thyroid Association. Thyroglobulin (Tg) and Tg Antibody (TgAb) Testing for Patients Treated for Thyroid Cancers http://www.thyca.org/pap-fol/more/thyroglobulin/
  8. Todd B. Nippoldt, M.D. What is a thyroid peroxidase antibody test? Does it diagnose thyroid disease? http://www.mayoclinic.org/thyroid-disease/expert-answers/faq-20058114
  9. Vasileiadis I1Boutzios GCharitoudis GKoukoulioti EKaratzas T. Thyroglobulin antibodies could be a potential predictive marker for papillary thyroid carcinoma. Ann Surg Oncol.2014 Aug; 21(8):2725-32. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24595799
  10. Wu X1Lun YJiang HGang QXin SDuan ZZhang J. Coexistence of thyroglobulin antibodies and thyroid peroxidase antibodies correlates with elevated thyroid-stimulating hormone level and advanced tumor stage of papillary thyroid cancer. 2010 Aug; 20(8):885-91. doi: 10.1089/thy.2009.0384. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/ pubmed/20465529

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …