Tình hình loãng xương và hiệu quả điều trị ở bệnh nhân trên 50 tuôi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh

TÌNH HÌNH LOÃNG XƯƠNG VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN

TRÊN 50 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH

Cao Mỹ Phượng1, La Quốc Trung2, Phan Thanh Dũng1 và cộng sự

1. Sở Y tế Trà Vinh,

2. Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh

 ABSTRACT

Introduction: Osteoporosis is a “silent plague” that is becoming a global problem and a burden for the health budget. Osteoporosis has no symptoms, until a fracture occurs, this time the disease changes from “silent” to disease, in addition, the treatment costs are extremely expensive, Osteoporosis also affects the quality of life of patients and society. In Tra Vinh, so far only when patients with osteoporosis have complications, the treatment problem is cured, so this study aims to determine the number of patients with indications for osteoporosis treatment, follow treatment treatment regimen, assessment of treatment effectiveness. Objectives: (1) Determining the rate of osteoporosis and the rate of indications for treating osteoporosis in patients over 50 years of age in the Department of Examination of Tra Vinh General Hospital. (2) Describing some factors related to osteoporosis. (3) Evaluating the treatment effect of osteoporosis after 2 years. Subjects and research methods: 400 patients over 50 years old came to the examination department of Tra Vinh General Hospital. Research methods: A cross-sectional study. Results: The rate of osteoporosis was 36.5% (145/400), bone deficiency 40.2%; treatment indication is 42.5%. Some factors related to osteoporosis are age, gender, history of hip fractures and untreated hyperthyroidism. Evaluate treatment effect after 2 years: the rate of osteoporosis does not increase. Spinal bone density increased significantly; thigh bone density remains unchanged. Treatment of osteoporosis is effective from 48.6 to 75%.

Chịu trách nhiệm chính:

Ngày nhận bài:

Ngày phản biện khoa học:

Ngày duyệt bài:

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Loãng xương là “một bệnh dịch thầm lặng” đang trở thành vấn đề toàn cầu và là gánh nặng cho ngân sách y tế. Loãng xương thông thường không có triệu chứng, cho đến khi xảy ra gãy xương, lúc này bệnh chuyển từ thể “thầm lặng” sang thể bệnh mà ngoài chi phí điều trị cực kỳ tốn kém, bệnh còn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và xã hội [7]. Trên toàn thế giới, loãng xương ảnh hưởng đến phụ nữ ước tính khoảng 200 triệu người [8]. Riêng ở châu Âu, Mỹ, Nhật có khoảng 75 triệu người bị ảnh hưởng bởi loãng xương [10]. Tỷ lệ loãng xương ước tính khoảng 3,3% và gãy xương hông dự kiến khoảng 32.818 ca trong năm 2020 và khoảng 47.652 trong năm 2050 [9]. Tất cả trường hợp gãy xương hông đều được phẫu thuật và trung bình chi phí nằm viện 2200 đô la Mỹ, số ngày nằm viện trung bình 7 ngày [9]. Tại Trà Vinh, cho đến nay chỉ khi bệnh nhân loãng xương có biến chứng thì vấn đề điều trị mới được đặt ra, vì thế đề tài này nhằm xác định số bệnh nhân có chỉ định điều trị loãng xương, thực hiện điều trị theo phác đồ, đánh giá hiệu quả điều trị.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

  • Xác định tỉ lệ loãng xương và tỉ lệ có chỉ định điều trị loãng xương ở các bệnh nhân trên 50 tuổi tại Khoa khám bệnh Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh.
  • Mô tả các yếu tố liên quan đến loãng xương.
  • Đánh giá hiệu quả điều trị loãng xương sau 2 năm.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân trên 50 tuổi đến khám tại Khoa khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh.
    • Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả và can thiệp.
    • Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
  • Địa điểm: Khoa khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh.
  • Thời gian: 3 năm từ tháng 9/2015 đến 9/2018.
    • Cỡ mẫu nghiên cứu: Được tính theo công thức ước lượng 1 tỉ lệ dân số:

Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu; α: Mức ý nghĩa thống kê chọn mức 0,05; Z: Trị số tra từ bảng phân phối chuẩn (=1, 96); p: Là trị số mong muốn, theo nghiên cứu của tác giả Phạm Duy Thanh, tỉ lệ loãng xương đo bằng DXA ở Bệnh viện Chợ Rẫy là 44,6% [6]; d: Là sai số chấp nhận (chọn d= 0,05). Tính được cỡ mẫu n = 379. Chọn mẫu thuân tiện tại các phòng khám cho đến khi đủ mẫu là 400 bệnh nhân.

  • Phương pháp thu thập số liệu:

Thu thập qua phiếu phỏng vấn và thăm khám và chỉ định cận lâm sàng, điều trị theo đúng chuyên khoa. Đo mật độ chất khoáng trong xương (BMD) bằng kỹ thuật DXA, đo 1 lần tại 2 vị trí xương cột sống L1 đến L4 và cổ xương đùi. Chẩn đoán loãng xương khi T- score ≤ – 2,5 SD.

4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Qua nghiên cứu 400 bệnh nhân tuổi trung bình 62,6 ± 8,6; Nữ chiếm 84%; Kinh 92,2%. Mật độ xương cột sống và cổ xương đùi lần thứ nhất lần lượt là 0,78 ± 0,16 và 0,88 ± 0,18; tỉ lệ loãng xương vùng cột sống (145/400) 36,3%, vùng xương đùi 4,3% (17/400).

4.1. Tỷ lệ loãng xương chung và chỉ định điều trị loãng xương

4.1.1. Tỷ lệ loãng xương chung

Bảng 4.1. Xác định tỉ lệ loãng xương chung

Kết quả cho thấy tỉ lệ loãng xương là 36,5% (146/400), tỉ lê này cao hơn nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bích Đào 25,5%[2]; Tỉ lệ này thấp hơn các tác giả Phạm Duy Thanh 44,6%[4]; nói chung sự khác biệt này là do sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu, phương pháp đo loãng xương, phương pháp đánh giá kết quả loãng xương có hiệu chỉnh hay không.

4.1.2. Tỷ lệ bệnh nhân có chỉ định điều trị loãng xương

Tỷ lệ bệnh nhân có chỉ định điều trị loãng xương là 170/400 bệnh nhân (42,5%), trong khi số bệnh nhân loãng xương là 146 bệnh nhân; có 24 bệnh nhân mật độ xương thấp ở vị trí cổ xương đùi hay cột sống, với nguy cơ gãy cổ xương đùi.

4.2. Một số yếu tố liên quan đến loãng xương

 Bảng 4.2. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến loãng xương

Có sự liên quan giữa loãng xương với các yếu tố tuổi, giới, tiền sử gãy xương hông của cha mẹ và cường giáp chưa điều trị (p<0,05), so với kết quả nghiên cứu của Võ Thị Hồng Châu thì yếu tố liên quan loãng xương gồm tuổi, BMI và hoạt động thể lực [1].

4.3. Đánh giá  hiệu quả điều trị sau 2 năm

Trong tổng số 170 bệnh nhân có chỉ định điều trị loãng xương, sau 2 năm điều trị có 2 bệnh nhân tử vong, 7 bệnh nhân không thể liên lạc được, 6 bệnh nhân điều trị ở tuyến trên nên từ chối không đến khám và đo loãng xương, 7 bệnh nhân đồng ý đo lại nhưng không đến, do đó chúng tôi chỉ phân tích 148 (87,1%) bệnh nhân có đo loãng xương lần 2.

4.3.1. Đánh giá loãng xương

 Bảng 4.3. Đánh giá loãng xương

Không có sự khác biệt về tỉ lệ loãng xương trước và sau điều trị (p>0,05)

4.3.2. Đánh giá mật độ xương

 Bảng 4.4. Đánh giá mật độ xương

Không có sự khác biệt mật độ xương đùi trước và sau khi điều trị (p> 0,05). Có sự khác biệt mật độ xương cột sống  trước và sau điều trị  (p<0,05).  Kết quả cho thấy mật độ xương cột sống tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,05) sau điều trị kết quả ngày phù hợp với tác giả Trần Thị Minh Hoa [3]; Lê Anh Thư  [5],  khác Trần Thị Minh Hoa [3] mật độ xương đùi không tăng.

  • Đánh giá hiệu quả điều trị

 Bảng 4.5. Đánh giá hiệu quả điều trị xương đùi

Bảng 4.6. Đánh giá hiệu quả điều trị cột sống

Bảng 4.7. Đánh giá hiệu quả điều trị chung cột sống hoặc xương đùi

Nếu mật độ xương sau 2 năm không giảm hoặc tăng thì kết quả điều trị là tốt, thì kết quả tốt từ 48,6 đến 75%.

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Nghiên cứu 400 bệnh nhân trên 50 tuổi trung bình 62,6 ± 8,6 ; nữ 84% cho kết quả:

  1. Tỉ lệ loãng xương và có chỉ định điều trị loãng xương.

Tỉ lệ loãng xương là 36,5% (145/400), thiếu xương 40,2%; có chỉ định điều trị là 42,5%.

  1. Các yếu tố liên quan đến loãng xương là tuổi, phái, tiền sử gãy xương hông của cha mẹ và cường giáp chưa điều trị.
  2. Đánh giá hiệu quả điều trị sau 2 năm

– Tỉ lệ loãng xương không tăng.

– Mật độ xương cột sống tăng có ý nghĩa thống kê; mật độ xương đùi không thay đổi.

– Điều trị loãng xương có hiệu quả từ 48,6 – 75%.

– Hiệu lực can thiệp có giá trị đối với cột sống lưng.

Khuyến nghị

Qua kết quả phân tích 400 bệnh nhân trên 50 tuổi đến khám tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện đa khoa Trà Vinh, nhóm nghiên cứu chúng tôi có một số kiến nghị sau:

  • Tất cả người trên 50 tuổi nên đươc tầm soát để phát hiện sớm tình trạng loãng xương và chỉ định sớm điều trị loãng xương nhất là bệnh nhân có các yếu tô liên quan như phái nữ, tiền sử cha, mẹ có gãy xương hông.
  • Những bệnh nhân cường giáp cần được điều trị thích hợp để đề phòng biến chứng loãng xương. Điều trị loãng xương cho các bệnh nhân có chỉ định điều trị.

 TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Loãng xương là “một bệnh dịch thầm lặng” đang trở thành vấn đề toàn cầu và là gánh nặng cho ngân sách y tế. Loãng xương thông thường không có triệu chứng, cho đến khi xảy ra gãy xương, lúc này bệnh chuyển từ thể “thầm lặng” sang thể bệnh mà ngoài chi phí điều trị cực kỳ tốn kém, bệnh còn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và xã hội. Tại Trà Vinh, cho đến nay chỉ khi bệnh nhân loãng xương có biến chứng thì vấn đề điều trị mới được đặt ra, vì thế đề tài này nhằm xác định số bệnh nhân có chỉ định điều trị loãng xương, thực hiện điều trị theo phác đồ, đánh giá hiệu quả điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định tỉ lệ loãng xương và tỉ lệ có chỉ định điều trị loãng xương ở các bệnh nhân trên 50 tuổi tại khoa Khám bệnh BVĐK Trà Vinh. (2) Mô tả một số yếu tố liên quan đến loãng xương. (3) Đánh giá hiệu quả điều trị loãng xương sau 2 năm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 400 bệnh nhân trên 50 tuổi đến khám tại Khoa khám bệnh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả và can thiệp. Kết quả: Tỷ lệ loãng xương là 36,5% (145/400), thiếu xương 40,2%; có chỉ định điều trị là 42,5%. Một số yếu tố liên quan đến loãng xương là tuổi, giới, tiền sử gãy xương hông của cha mẹ và cường giáp chưa điều trị. Đánh giá  hiệu quả điều trị sau 2 năm: Tỷ lệ loãng xương không tăng. Mật độ xương cột sống tăng có ý nghĩa thống kê; mật độ xương đùi không thay đổi. Điều trị loãng xương có hiệu quả từ 48,6 – 75%.

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Võ Thị Hồng Châu (2011), “Đánh giá mật độ xương ở phụ nữ trên 40 tuổi bằng siêu âm tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh”. Hội nghị Nội tiết và Đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI”,1, tr. 670-679.
  2. Nguyễn Thị Bích Đào (2009), “Khảo sát mật độ khoáng xương của nữ viên chức bệnh viện Chợ Rẫy từ 45 tuổi trở lên”,  Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, số 13(1) tr 44 – 48.
  3. Trần Thị Minh Hoa (2011), “Đánh giá hiệu quả của Aclasta sau một năm điều trị bệnh loãng xương tại khoa Khớp bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Y học thực hành, số 777 tr 20 – 23.
  4. Phạm Duy Thanh (2009), “Khảo sát mật độ xương ở phụ nữ bằng phương pháp siêu âm định lượng và X quang năng lượng kép”. Luận án chuyên khoa cấp II. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
  5. Lê Anh Thư (2012), “Điều trị loãng xương ở người cao tuổi”, Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 16, phụ bản số 2, tr 17-21.
  6. Lê Thanh Toàn, “Khảo sát mật độ xương và tìm hiểu những yếu tố liên quan đến loãng xương của phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Tây”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, số 17(1) tr 126 – 129.
  7. Mai Thế Trạch và Nguyễn Thy Khuê (2007), Bệnh xương do chuyển hóa, NXB Y học, pp.549-559.
  8. IOF (2011), Facts and statistics about osteoporosis and its impact, htt://iofbonehealth.org/facts-and-statistics.html, accessed on 24 May 2011.
  9. IOF (2011), The Asian audit epidemiology, costs and burden of osteoporosis in 2009, http://iofbonehealth.org/asian-audit-2009.html, 14 June 2011.
  10. IOF (2012), Facts and statistics, http://www.iofboneheaith.org/node/11862, accessed on 5 Aug 2012.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …