Tác dụng không mong muốn sau uống I-131 liều điều trị ở người bệnh ung thư tuyến giáp thể biệt hóa đã phẫu thuật

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN SAU UỐNG I-131 LIỀU ĐIỀU TRỊ Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ BIỆT HÓA ĐÃ PHẪU THUẬT

ThS. Điều dưỡng Trần Văn Nhuận

Khoa Y học hạt nhân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

ABSTRACT

The adverse effect after i-131 treatment in post operative differentiated thyroid cancer patient

Objectives: Beside the treatment effect for differentiated thyroid cancer (DTC), I-131 may induce the adverse effects. The aim of this study was to analyze the relationship between symptoms after I-131 treatment and clinical factors. Methods: 158 patients were treated with I-131 (doses ranging from 50–200 mCi) in nuclear medicne department, 108 central military hospital. Adverse effects were recorded by interviewed questions and relevant clinical factors were analyzed. Results: Among all cases, 16.5% of patients complained of neck’s pain or swelling, 31.6% cases presented with vomiting and gastrointestinal symptoms. Pain or swelling of salivary gland were observered in 12.7% of patients, fatigue and insomnia in 27.8% of patients. The symptoms were recorded with twice and a half times higher in patients treated with more than 100mCi (OR = 2.54; CI: 1.3 – 5.1). Conclusions: Short-term side effects after I-131 therapy for DTC patients varied individually.  The severe symptoms were relevant to clinical fators.

Key words: adverse effect, I-131, DTC, inhospitalization

TÓM TT

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả một số tác dụng không mong muốn ở người bệnh ung thư tuyến giáp thể biệt hóa điều trị I-131 nội trú và phân tích một số yếu tố liên quan đến các tác dụng không mong muốn của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp: 158 người bệnh ung thư tuyến giáp thể biệt hóa đã phẫu thuật, điều trị bằng I-131 liều từ 50 đến 200mCi nằm điều trị nội trú tại Khoa Y học hạt nhân – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả: Sau khi uống I-131 người bệnh có biểu hiện đau đầu, chóng mặt (16,5%), buồn nôn, nôn (31,6%), sưng, đau cổ (12,7%), sưng, đau tuyến nước bọt (12,7%), mệt mỏi, mất ngủ (27,8%). Người bệnh uống I-131 liều điều trị trên 100mCi có tỷ lệ buồn nôn, nôn là 43,8% so với 23,4% nhóm người bệnh điều trị I-131 liều ≤ 100mCi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,01). Nhóm người bệnh uống I-131 liều trên 100 mCi có nguy cơ buồn nôn, nôn cao gấp 2,5 lần so với nhóm người bệnh uống I-131 liều ≤ 100mCi, OR = 2,54 (1,3 – 5,1). Kết luận: Một số tác dụng không mong muốn được ghi nhận ở bệnh nhân điều trị I-131 nội trú rất đa dạng và có liên quan đến các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng.

Từ khóa: tác dụng không mong muốn, I-131, điều trị nội trú.

Chịu trách nhiệm chính: Trần Văn Nhuận

Ngày nhận bài: 01/7/2019

Ngày phản biện khoa học: 21/7/2019

Ngày duyệt bài: 1/8/2019

1. ĐT VN Đ

Ung thư tuyến giáp (UTTG) chiếm tỷ lệ khoảng 1% các bệnh ung thư, nhưng chiếm khoảng 90% các ung thư tuyến nội tiết [3]. Điều trị I-131 là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến cho người bệnh UTTG thể biệt hóa sau phẫu thuật. Tuy nhiên, bên cạnh tác dụng điều trị, I-131 còn có những tác dụng không mong muốn như buồn nôn, nôn, đau bụng, sưng đau tuyến nước bọt. Nghiên cứu của Liyan và cộng sự cho thấy 47% người bệnh phàn nàn về đau cổ hoặc sưng cổ sau điều trị, 67,5% có sự khó chịu ở đường tiêu hóa, 8,5% bị đau đầu và chóng mặt, 7,7% bị mất ngủ, 5,1% cảm thấy mệt mỏi, 10,2% sưng, đau ở tuyến nước bọt và 3,4% khô miệng [5]. Ở Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Bùi Việt Cường và cộng sự cho thấy 11,93% người bệnh có đau đầu, 11,36% buồn nôn, 6,82% sưng, đau cổ, 2,27% đau bụng [1]. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đánh giá được đầy đủ các tác dụng không mong muốn, bước đầu mới chỉ mô tả và chưa đi sâu phân tích các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng liên quan. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu như sau: Mô tả một số tác dụng không mong muốn ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa điều trị I-131 nội trú và phân tích một số yếu tố liên quan đến các tác dụng không mong muốn của đối tượng nghiên cứu.

2. ĐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

158 người bệnh UTTG thể biệt hóa, điều trị I-131 nội trú tại Khoa Y học hạt nhân – Bệnh viện TƯQĐ 108 từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2018. Người bệnh được chọn vào nghiên cứu là ung thư tuyến giáp thể biệt hóa đã phẫu thuật, điều trị nội trú I-131 liều từ 50mCi trở lên. Người bệnh trước khi vào điều trị  được khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng theo qui trình của khoa YHHN, Bệnh viện TƯQĐ 108. Những người bệnh điều trị ngoại trú hoặc có các triệu chứng bất thường, bệnh lý khác kèm theo hoặc không đồng ý tham gia đều bị loại khỏi nghiên cứu.

2.1. Phương pháp nghiên cứu:

Được thiết kế theo mô hình mô tả cắt ngang, có phân tích. Nghiên cứu được tiến hành theo các bước: Bước 1. khảo sát các thông tin lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng trước khi uống I-131; Bước 2. hội chẩn và chỉ định liều I-131 cho người bệnh vào điều trị nội trú. Trước khi uống I-131, nhóm nghiên cứu phát phiếu khảo sát các tác dụng phụ dược chất phóng xạ cho người. Bộ câu hỏi phỏng vấn được tham khảo, soạn thảo và thống nhất bởi tiểu ban UTTG của Bệnh viện TƯQĐ 108 [5].

Các thông tin về tác dụng không mong muốn sẽ được thu thập sau khi người bệnh ra viện. Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0. Các biến định lượng được biểu diễn dưới dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn. Sử dụng Student t-test so sánh các giá trị trung bình, sử dụng Chi-square test so sánh các tỷ lệ. Khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p <0,05.

3. KẾT QUẢ

Bảng 1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu có tuổi trung bình 44,4 ± 13,36 (thấp nhất 16 tuổi, cao nhất 73 tuổi). Tỷ lệ nữ giới chiếm đa số 85,4 %
  • Ung thư tuyến giáp thể nhú chiếm (96,2%). Tỷ lệ người bệnh UTTG chưa có di căn chiếm 57,6%. Đa số NB điều trị lần đầu (58,2%) và liều I-131 điều trị 100mCi chiếm tỷ lệ nhiều nhất (47,5%).

Biểu đồ 1. Các tác dụng không mong muốn

Trong số 158 người bệnh sau khi uống I-131 thì có 50 NB có buồn nôn, nôn (31,6%); 44 NB cảm thất mệt mỏi, mất ngủ (27,8%); 26 NB có biểu hiện đau đầu, chóng mặt (16,5%); 20 NB sưng, đau cổ (12,7%); 20 NB sưng, đau tuyến nước bọt (12,7%); 14 NB cảm thấy khô miệng (8,9%) và 12 NB phàn nàn có đau bụng (7,6%).

Bảng 2. Một số yếu tố liên quan của nôn và buồn nôn

– Người bệnh uống I-131 liều điều trị trên 100mCi có tỷ lệ buồn nôn, nôn là 43,8% so với 23,4% nhóm NB điều trị I-131 liều ≤ 100mCi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Nhóm NB uống I-131 liều trên 100 mCi có nguy cơ buồn nôn, nôn cao gấp 2,5 lần so với nhóm NB uống I-131 liều ≤ 100mCi, OR = 2,54 (1,3 – 5,1).

– Lần điều trị gần nhất NB có buồn nôn, nôn thì lần điều trị này tỷ lệ buồn nôn, nôn là 67,6% so với 21,9% nhóm NB lần trước điều trị không buôn nôn, nôn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Nhóm NB lần trước điều trị có buồn nôn, nôn thì lần điều trị này có nguy cơ buồn nôn, nôn cao gấp 7,5 lần so với nhóm NB lần trước điều trị không buồn nôn, nôn, OR = 7,47 (2,5 – 22,5).

Bảng 3. Một số yếu tố liên quan của sưng, đau vùng cổ

-Người bệnh là nữ có tỷ lệ (13,3%) sưng, đau cổ cao hơn NB nam (8,7%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p > 0,05.

-Sưng, đau vùng cổ không liên quan đến tuổi, lần điều trị, siêu âm có hạch cổ (p > 0,05).

Bảng 4. Một số yếu tố liên quan của mệt mỏi, mất ngủ

Người bệnh uống I-131 liều cao trên 100 mCi có tỷ lệ mệt mỏi, mất ngủ là 39,1% cao hơn so với 20,2% nhóm NB uống liều ≤ 100 mCi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Nhóm NB uống I-131 liều cao trên 100 mCi có nguy cơ mất ngủ, mệt mỏi cao gấp 2,5 lần nhóm NB uống liều ≤ 100 mCi, OR = 2,54 (1,2 – 5,2).

4. BÀN LUẬN

Trong nghiên cứu của chúng tôi tuổi trung bình của người bệnh ung thư tuyến giáp thể biệt hóa là 44,4 ± 13,36 (thấp nhất 16 tuổi, cao nhất 73 tuổi). Tỷ lệ nữ giới chiếm 85,4 % và nam giới là 14,6%. Nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như nghiên cứu của các tác giả khác trong nước. Nghiên cứu của Bùi Việt Cường trên nhóm người bệnh có tuổi trung bình 41,7 ± 13,6.

BN nữ 82,9% và nam 17,1% [1]. Người bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú chiếm 96,2%, kết quả này cũng tương tự như Nguyễn Thị Nhung [3]. Tỷ lệ người bệnh UTTG chưa có di căn chiếm 57,6%. Tỷ lệ này cao hơn so với 47% theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương [2].

Trong số 158 NB sau khi uống I-131, nghiên cứu của chúng tôi thấy 50 NB có buồn nôn, nôn (31,6%); 44 NB cảm thất mệt mỏi, mất ngủ (27,8%); 26 NB có biểu hiện đau đầu, chóng mặt (16,5%); 20 NB sưng, đau cổ (12,7%); 20 NB sưng, đau tuyến nước bọt (12,7%); 14 NB cảm thấy khô miệng (8,9%) và 12 NB phàn nàn có đau bụng (7,6%). Các tác dụng phụ này cũng đã được thống kê bởi các nghiên cứu trên thế giới.

Theo nghiên cứu của Liyan Lu 70% NB có tác dụng phụ sau khi uống I-131, đặc biệt NB uống liều I-131 > 100mCi tác dụng phụ được nhận thấy ở 47,5%  người bệnh [5].

Nghiên cứu của Van Nostrand và cộng sự đã báo cáo về hiện tượng tác dụng phụ sớm xuất hiện ngay trong 03 ngày đầu điều trị và tác dụng phụ lâu dài, xuất hiện trong vòng 03 tháng sau điều trị [6]. Tác dụng phụ của người bệnh sau điều trị phụ thuộc rất nhiều vào hoạt độ phóng xạ của I-131, hoạt độ phóng xạ càng lớn thì khả năng xuất hiện tác dụng phụ càng nhiều. Triệu chứng đau vùng cổ được ghi nhận là biểu hiện sớm của tác dụng phụ.

Benua và cộng sự trong nghiên cứu của mình cho thấy chỉ có 05% bệnh nhân có đau vùng cổ trong khi đó Van Nostrand báo cáo số NB có biểu hiện này lên tới con số 20% [5]. Triệu chứng sưng nề vùng cổ còn phụ thuộc vào lượng mô giáp còn lại sau điều trị. Nếu mô giáp còn lại càng nhiều thì biểu hiệu sưng nề vùng cổ càng rõ.

Trong nghiên cứu của chúng tôi biểu hiện sưng nề vùng cổ gặp ở 13,3% NB nữ và 8,5% NB nam, tuy nhiên không có trường hợp nào cần phải điều trị cấp cứu do chèn ép đường thở. Bên cạnh đó, 27,8% NB của chúng tôi được ghi nhận có biểu hiện mệt mỏi, mất ngủ. Trong khi đó, nghiên cứu của Lyan và CS chỉ phát hiện được 7,7% NB bị mất ngủ [5].

Biểu hiện này liên quan đến nhiều nguyên nhân, phần lớn là do tâm lý căng thẳng lo lắng khi mắc bệnh ung thư của NB.

Thực tế, trung tâm của chúng tôi tiếp nhận điều trị NB với số lượng lớn, công tác chăm sóc, giải thích cho NB trước khi điều trị cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó, một số NB không được giải thích kỹ càng, gây tâm lý lo lắng, căng thẳng mất ngủ. Công tác điều dưỡng, chăm sóc bệnh nhân trước và trong khi điều trị là rất quan trọng, giúp giảm thiểu các tác dụng phụ của I-131 và tăng hiệu quả điều trị cho người bệnh.

Phân tích một số yếu tố liên quan chúng tôi thấy người bệnh uống I-131 liều điều trị trên 100mCi có tỷ lệ buồn nôn, nôn cao hơn 2,5 lần nhóm NB điều trị I-131 liều ≤ 100mCi, OR = 2,54 (1,3 – 5,1). Nhóm NB lần trước điều trị có buồn nôn, nôn thì lần điều trị này có nguy cơ buồn nôn, nôn cao gấp 7,5 lần so với nhóm NB lần trước điều trị không buồn nôn, nôn, OR = 7,47 (2,5 – 22,5). Nhóm NB uống I-131 liều cao trên 100 mCi có nguy cơ mất ngủ, mệt mỏi cao gấp 2,5 lần nhóm NB uống liều ≤ 100 mCi, OR = 2,53 (1,2 – 5,2).

5. KT LUN

Người bệnh ung thư tuyến giáp thể biệt hóa đã phẫu thuật sau khi uống I-131 liều điều trị có các tác dụng không mong muốn như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, sưng, đau cổ, sưng, đau tuyến nước bọt, mệt mỏi, mất ngủ.

Các triệu chứng có liên quan đến giai đoạn bệnh, liều điều trị. Người bệnh uống I-131 liều điều trị trên 100 mCi có tỷ lệ buồn nôn, nôn, mệt mỏi,mất ngủ cao hơn người bệnh uống liều ≤ 100mCi (p < 0,05) và người bệnh điều trị lần trước có buồn nôn, nôn thì lần điều trị này có buồn nôn, nôn cao hơn nhóm người bệnh lần điều trị trước không buồn nôn, nôn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,01).

Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học giúp chúng tôi tư vấn, giải thích để người bệnh yên tâm trước khi uống I-131 liều điều trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bùi Việt Cường và cộng sự (2016), Đánh giá công tác chăm sóc bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật được điều trị bằng 131I tại Viện Y học phóng xạ và Ung bướu Quân đội. Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học từ năm 2006 đến 2016 của Viện Y học phóng xạ và Ung bướu Quân đội. Trang 352-355.
  2. Nguyễn Thị Lan Hương và cộng sự (2013), Đánh giá hiệu quả điều trị ung thư tuyến giáp biệt hóa sau phẫu thuật bằng I-131 tại Viện Y học phóng xạ và Ung bước Quân đội. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, Tập 8 – Số đặc biệt. tr.162-167.
  3. Nguyễn Thị Nhung và cộng sự (2013), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị I-131 ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt hóa sau phẫu thuật cắt giáp toàn bộ có xạ hình I-131 âm tính và Thyroglobulin huyết thanh cao. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, Tập 8 – Số đặc biệt. Trang 149-155.
  4. Benua R. S., Cicale N. R., Sonenberg M., Rawson R. W (1962). The relation of radioiodine dosimetry to results and complications in the treatment of metastatic thyroid cancer. The American Journal of Roentgenology, Radium Therapy, and Nuclear Medicine. 87:171–182.
  5. Liyan (2016). Short-Term Side Effect after Radioiodine Treatment in Patients with Differentiated Thyroid Cancer, BioMed Research International, Article ID 4376720, 5 pages.
  6. Van Nostrand D., Neutze J., Atkins F (1986). Side effects of ‘rational dose’ iodine-131 therapy for metastatic well-differentiated thyroid carcinoma. Journal of Nuclear Medicine. 27(10):1519–1527.
Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …