THIỂU CƠ (SARCOPENIA) TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
CAO TUỔI
¹Nguyễn Thị Thu Hương, ²,3Nguyễn Ngọc Tâm,
²Nguyễn Lan Anh,²,3Vũ Thị Thanh Huyền
¹Bệnh viện Thanh Nhàn, ²Bệnh viện Lão khoa Trung ương, 3Đại học Y Hà Nội
ABSTRACT
Sarcopenia in the elderly patients with type 2 diabetes mellitus
Background: Sarcopenia is a decrease in muscle mass, muscle strength and physical activity, primarily in the elderly. Objectives: To determine the rate of sarcopenia in elderly patients with diabetes. Subjects and methods: A descriptive cross-sectional study was performed on 147 diabetes patients at the National Geriatric Hospital. Results: The mean age was 72.5±8.5, female/male = 2.06. The average duration of diabetes was 6.2±5.2 years. The percentage of sarcopenia in elderly diabetic patients was 63.9%. The prevalence of sarcopenia in elderly diabetic patients was 63.9%. The appendicular lean body mass, grip strength and low gait speed were lower in male than in female. The rate of sarcopenia in group with HbA1C> 7,0% was higher than that in group with HbA1C ≤ 7,0% (p> 0.05). Conclusion: The rate of sarcopenia in elderly patientswith diabetes was relatively high. Screening and early detection of sarcopenia in diabetic patients was therefore essential.
Keywords: Typ 2 diabetes, sarcopenia
TÓM TẮT
Tổng quan: Thiểu cơ (Sarcopenia) là tình trạng giảm khối lượng cơ, sức mạnh cơ và hoạt động thể lực, chủ yếu ở người cao tuổi. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ sarcopenia trên bệnh nhân mắc đái tháo đường cao tuổi. Đối tượng vàphương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 147 bệnh nhân đái tháo đường đến khám và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Kết quả: Tuổi trung bình 72,5 ± 8,5 tuổi, tỷ lệ nữ/nam = 2,06. Thời gian phát hiện bệnh trung bình 6,2 ± 5,2 năm. Tỷ lệ sarcopenia trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi là 63,9%. Tỷ lệ bệnh nhân có giảm khối lượng cơ ngoại vi (ALMBMI), cơ lực tay, giảm tốc độ đi bộ ở nam cao hơn ở nữ. Tỷ lệ sarcopenia có xu hướng cao hơn ở nhóm có chỉ số HbA1C >7,0% (58,3%) so với nhóm ≤7,0% (41,7%) (p>0,05). Kết luận: Tỷ lệ sarcophenia ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi chiếm tỷ lệ cao. Việc sàng lọc và phát hiện sớm bệnh ở bệnh nhân đái tháo đường là tương đối quan trọng.
Từ khoá: Đái tháo đường typ-2 cao tuổi, thiểu cơ (sarcopenia).
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Thu Hương
Ngày nhận bài: 01/8/2018
Ngày phản biện khoa học: 18/8/2018
Ngày duyệt bài: 31/8/2018
1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới. Theo bản đồ bệnh đái tháo đường thế giới thì năm 2007 có khoảng 246 triệu người mắc đái tháo đường trên toàn thế giới, năm 2011 là 366 triệu người, đến năm 2015 đã có 415 triệu người mắc đái tháo đường, hơn một nửa số bệnh nhân chưa được chẩn đoán, dự kiến đến năm 2040 con số này tăng lên là 642 triệu người [1]. Việt Nam là một trong số những quốc gia có tốc độ gia tăng nhanh nhất số bệnh nhân đái tháo đường, hiện nay ước tính ở Việt Nam cứ 20 người trưởng thành có 1 người mắc đái tháo đường. Các biến chứng của bệnh đái tháo đường là bệnh lý tim mạch, đột quỵ não, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi [2].
Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường cũng gia tăng theo độ tuổi, ở Mỹ có khoảng 18 – 20 % bệnh nhân đái tháo đường typ-2 trên 65 tuổi. Yếu tố tuổi cũng là một yếu tố quan trọng gây ra bệnh đái tháo đường vì liên quan đến tỷ lệ béo phì, sự đề kháng insulin, đặc biệt là sự giảm vận động do giảm khối lượng và chất lượng cơ vân ở người cao tuổi [3]. Việc quản lý bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi khó khăn hơn rất nhiều do bệnh nhân khó tự chăm sóc bản thân, khó sử dụng các biện pháp điều trị tích cực và phần lớn các bệnh nhân đã xuất hiện các biến chứng và mắc các bệnh kèm theo.
Các phân tích tổng hợp đã chỉ ra rằng bệnh nhân đái tháo đường typ-2 có nguy cơ giảm hoạt động thể lực, kể cả các hoạt động sinh hoạt cá nhân hàng ngày và bệnh nhân đái tháo đường typ-2 bị giảm khối lượng cơ và sức mạnh của cơ khi tuổi đời tăng lên [4]. Sarcopenia là tình trạng giảm khối lượng cơ, sức mạnh cơ bắp và hoạt động thể lực, chủ yếu ở người cao tuổi và liên quan đến nguy cơ bị ngã, rối loạn vận động, đau, nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa, giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí là tử vong [5]. Đã có một số nghiên cứu cho thấy sarcopenia có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn ở bệnh nhân đái tháo đường typ-2. Một nghiên cứu ở Trung Quốc chỉ ra bệnh nhân đái tháo đường typ-2 có tỷ lệ sarcopenia cao hơn người bình thường là 1,56 lần, đặc biệt đối với người trên 70 tuổi thì nguy cơ tăng gấp 2 đến 3 lần [4]. Kết quả của một nghiên cứu khác về bệnh béo phì và sarcopenia ở Hàn Quốc thì tỷ lệ sarcopenia ở người mắc đái tháo đường typ-2 tăng gấp đôi so với người không mắc đái tháo đường typ-2 [6]. Tuy nhiên cho tới nay ở Việt Nam, sarcopenia chưa thực sự được quan tâm nhiều trong thực hành lâm sàng, điều trị bệnh đái tháo đường và chưa có nghiên cứu nào đánh giá mối liên quan giữa hai bệnh lý này. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu xác địnhtỷ lệ sarcopenia trên bệnh nhân mắc đái tháo đường cao tuổi.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ typ-2 đến khám và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Tiêu chuẩn chọn: bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường týp 2 theo ADA 2014[7]. Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân ĐTĐ typ-2 đang có các biến chứng cấp tính (hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, hôn mê hạ đường huyết, nhiễm trùng). Bệnh nhân đang trong giai đoạn cấp tính của bệnh lý cơ xương khớp (ảnh hưởng đến vận động chi): cơn Gout cấp, viêm khớp dạng thấp tiến triển, viêm khớp nhiễm khuẩn, đau thần kinh tọa. Bệnh nhân đang mắc các bệnh: di chứng tai biến mạch não (yếu, liệt vận động chi), bệnh nhược cơ, khuyết tật chi, suy tim nặng, bệnh nhân sa sút trí tuệ nặng khó hợp tác, bệnh tâm thần. Bệnh nhân có bệnh nằm tại giường từ 01 tháng trở lên.Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt
2.3. Các biến số nghiên cứu
- Đặc điểm chung: giới, tuổi, thời gian phát hiện bệnh, BMI, Glucose đói,
- Xác định tỷ lệ thiểu cơ: kết quả đo ALM, ALMBMI, cơ lực tay, tốc độ đi bộ.
2.4. Phương pháp thu thập số liệu
Tất cả các bệnh nhân đều được tiến hành theo các bước: hỏi bệnh, khám lâm sàng, thực hiện các bài kiểm tra, đo DXA, làm xét nghiệm cận lâm sàng theo mẫu bệnh án thống nhất.
- Đo cơ lực tay: Đo bằng máy áp lực kế cầm tay Jamar 5030J1 đo sức nắm của một Cơ lực được tính bằng đơn vị kilogram.
- Đo tốc độ đi bộ:Đánh giá dựa trên thời gian đi bộ một quãng đường dài 4m với tốc độ bình thường. Cách đo: Đối tượng nghiên cứu được yêu cầu đi bộ “nhanh nhất nhưng vẫn thấy an toàn”. Đánh giá: Thời gian đi bộ trên 5 giây (vận tốc < 0,8m/s) là tốc độ đi bộ thấp.
- Đo DXA bằng máy MEDIX DR (Pháp) sử dụng công nghệ phát tia X chùm tia rẻ quạt, quét toàn thân tự động phân tích các thành phần cơ thể. Kết quả cho biết khối lượng cơ, khối lượng mỡ, mật độ xương các phần của cơ thể.
Tính các chỉ số: ALM (khối lượng cơ ngoại vi- kg) = khối lượng cơ của 2 tay + khối lượng cơ của 2 chân.
ALM BMI (khối lượng cơ ngoại vi phụ thuốc vào chỉ số khối cơ thể) = khối lượng cơ ngoại vi (kg)/{cân nặng (kg)/[chiều cao (m)]2}.
- Chẩn đoán thiểu cơtheo dự án về sarcopenia của Tổ chức Quốc gia về sức khỏe (FNIH) [8] khi có tiêu chuẩn (1) và (2) và (3) hoặc có tiêu chuẩn (1) và (2).
(1) ALMBMI: lượng cơ ngoại vi phụ thuộc chỉ số khối cơ thể: Nam <0,789; Nữ <0,512
(2) Cơ lực tay: Nam < 26kg; Nữ<16 kg
(2) Tốc độ đi bộ: <0.8 m/s.
2.5. Xử lý số liệu:
Các số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm thống kê y học SPSS 22.0. Sử dụng các thuật toán: Tính tỷ lệ phần trăm, tính giá trị trung bình. Sử dụng test χ2 để phân tích mối liên quan giữa các biến. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm chung
Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Thời gian phát hiện bệnh (năm) Trung bình ± độ lệch chuẩn 6,2 ±5,2
Glucose máu lúc đói Trung bình ± độ lệch chuẩn 8,7± 8,4
(mmol/l)
HbA1C (%) Trung bình ± độ lệch chuẩn 7,5 ±1,8
Tổng số có 147 bệnh nhân, tỷ lệ nữ/nam = 2,06. Tuổi trung bình 72,5 ± 8,5 , nhóm tuổi 60-69 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 41,5%, nhóm tuổi ≥ 80 tuổi chiếm 26,5%.
Thời gian phát hiện bệnh trung bình 6,2 ± 5,2 năm, phần lớn bệnh nhân có thời gian mắc bệnh 10-20 năm. Glucose máu lúc đói trung bình 8,7± 8,4 mmol/l. Chỉ số HbA1C của nhóm nghiên cứu trung bình là 7,5 ±1,8 %.
3.2. Tỷ lệ thiểu cơ
Bảng 2. Đặc điểm các tiêu chí của thiểu cơ trên đối tượng nghiên cứu
Tỷ lệ bệnh nhân có giảm khôí lượng cơ ngoại vi (ALMBMI) khá cao ở nam là 100%, nữ là 74,7%. Tỷ lệ bệnh nhân có giảm cơ lực tay ở nam là 93,8%, nữ là 63,6%.Tỷ lệ giảm tốc độ đi bộ ở nam là 83,3%, ở nữ là 66,7%.
Biểu đồ 1. Tỷ lệ thiểu cơ chung của nhóm nghiên cứu
Trong 147 bệnh nhân mắc đái tháo đường có 94 bênh nhân được chẩn đoán thiểu cơ theo tiêu chuẩn FNIH. Tỷ lệ thiểu cơ trong nhóm nghiên cứu này là 63,9%.
Bảng 3. Tỷ lệ thiểu cơ phân bố theo giới, nhóm tuổi, BMI, thời gian phát hiện bệnh,
Không nhận thấy có sự liên quan giữa thời gian mắc bệnh đái tháo đường và bệnh thiểu cơ. Tỷ lệ thiểu cơ có xu hướng cao hơn ở nhóm có chỉ số HbA1C > 7,0%(58,3%) so với nhóm ≤ 7,0% (41,7%) (p>0,05).
4. BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nữ giới là 99 người chiếm 67,3% cao hơn nam (48 người chiếm 32,7%). Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Lê Anh Tú năm 2016 tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương [9]. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu của chúng tôi là 72,58 ± 0,82, nhóm tuổi 60-69 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 41,5%, nhóm tuổi ≥ 80 tuổi có tỷ lệ thấp nhất 26,5%.
Kết quả này tương đống với nghiên cứu của Lê Anh Tú tuổi trung bình 70,8 ±7,1, độ tuổi 60-69 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 47,5% và với nghiên cứu của Dương Thi Liên [10]tuổi trung bình 69,3±6,3, nhóm tuổi 60-69 chiếm tỷ lệ cao nhất 57,4%.
Thời gian mắc đái tháo đường trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 6,2±5,2 năm, tương tự nghiên cứu của Dương Thị Liên [10] là 6,3±5,4 năm.
Phân loại BMI của bệnh nhân đái tháo đường trong nghiên cứu của chúng tôi là 22,3±3,6.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng tỷ lệ sarcopenia trên bệnh nhân đái tháo đường là 63,9%. Tỷ lệ bệnh nhân thiểu cơ ở nữ giới mắc đái tháo đường typ-2 là 51,1% cao hơn ở nam giới (48,9%). Ở nam giới mắc đái tháo đường typ-2 thì tỷ lệ giảm khối lượng cơ ngoại vi là 100% cao hơn so với nữ giới (91,7%). Cũng như nghiên cứu của J. Seo, S. Kim, N. Kim và cộng sự (2010) về tỷ lệ sarcopenia ở bệnh nhân đái tháo đường ở Hàn Quốc [6](tỷ lệ thiểu cơ trên bệnh nhân đái tháo đường là 15,7%).
Bên cạnh đó đánh giá về sức mạnh cơ thông qua tỷ lệ cơ lưc tay và tốc độ đi bộ của bệnh nhân đái tháo đường đều giảm nhiều (cơ lực tay ở nam giảm chiếm 93,8%, ở nữ giảm 63,6%, tốc độ đi bộ ở nam giảm chiếm 83,3% và ở nữ là 66,7%). Điều này cũng được chỉ ra trong nghiên cứu của T. Wang, X. Feng, J. Zhou và cộng sự (2016) về tỷ lệ thiểu cơ và tiền thiểu cơ trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi ở Trung Quốc [4].
Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên về tỷ lệ thiểu cơ trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi ở Việt Nam theo tiêu chuẩn FNIH để thấy rằng bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ thiểu cơ. Kết quả này giúp khuyến cáo để phòng bệnh thiểu cơ bằng việc kiểm soát tốt đường huyết và tăng cường hoạt động thể lực.
Nghiên cứu của chúng tôi còn hạn chế là thực hiện trên số lượng bệnh nhân chưa đủ lớn và trên đối tượng người cao tuổi thường có nhiều bệnh lý phối hợp.
5. KẾT LUẬN
Tỷ lệ thiểu cơ ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi tương đối cao. Nam giới có tình trạng giảm khối lượng cơ và thực hiện động tác (cơ lực tay và tốc độ đi bộ) nhiều hơn nữ giới.Tỷ lệ thiểu cơ có xu hướng cao hơn ở nhóm có chỉ số HbA1C cao hơn (p>0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Ogurtsova, J. da Rocha Fernandes,
- Huang et al (2017). IDF Diabetes Atlas: Global estimates for the prevalence of diabetes for 2015 and 2040. Diabetes research and clinical practice, 128, 40-50.
- Đỗ Trung Quân (2006), Biến chứng bệnh đái tháo đường và điều trị, nhà xuất bản Y học.
- Leenders, L. B. Verdijk, L. van der Hoeven et al (2013). Patients with type 2 diabetes show a greater decline in muscle mass, muscle strength, and functional capacity with aging. Journal of the American Medical Directors Association, 14(8), 585-592.
- Wang, X. Feng, J. Zhou et al (2016). Type 2 diabetes mellitus is associated with increased risks of sarcopenia and pre-sarcopenia in Chinese elderly. Scientific reports, 6,
- -K. Chen, L.-K. Liu, J. Woo et al(2014). Sarcopenia in Asia: consensus report of the Asian Working Group for Sarcopenia. Journal of the American Medical Directors Association, 15(2), 95-101.
- Seo, S. Kim, N. Kim et al (2010). Prevalence and Determinant Factors of Sarcopenia in Patients With Type 2 Diabetes. Diabetes care, 33(7), 1497- 1499.
- Association (2014). Diagnosis and classification of diabetes mellitus. Diabetes care, 37(suppl 1), S81-S90.
- A. Studenski, K. W. Peters, D. E. Alley et al (2014). The FNIH sarcopenia project: rationale, study description, conference recommendations, and final estimates. The Journals of Gerontology Series A: Biological Sciences and Medical Sciences, 69(5), 547-558.
- Lê Anh Tú (2016), Hoạt động chức năng hàng ngày và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
- Dương Thị Liên (2014), Đánh giá khả năng tự tiêm insulin ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi bằng trắc nghiệm vẽ đồng hồ, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.