Thực trạng bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp ở người trưởng thành tại tỉnh Thái Nguyên năm 2020

THỰC TRẠNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2020

Phạm Thị Lệ Thu

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên

DOI: 10.47122/vjde.2022.51.9

ABSTRACT

Study on diabetes and hypertension in adults in Thai Nguyen province in 2020

Background: Diabetes and hypertension are non-communicable diseases is considered the first concern of the public health care strategy in the world and Vietnam. In order to determine the reality of diabetes and hypertension in Thai Nguyen province, we conduct a study “Study on hypertension and diabetes in adults in Thai Nguyen province in 2020”. Objectives: 1. Describe the reality of diabetes and hypertension in adults in Thai Nguyen province in 2020; 2. Identify some factors related to diabetes and and hypertension in adults in Thai Nguyen province in 2020. Results: By cross-sectional descriptive method over 1500 adults of adult age in Thai Nguyen province in 2020, the study obtained the following results: – The reality of diabetes: 79 people with pre- diabetes (5.3%), 144 people with diabetes (9.6%). The prevalence of diabetes in men (11.9%) is higher than that of women (8.7%). The prevalence is approximately the same as that of the Health Department’s “Report on Health Sector 2014” of the Ministry of Health (The prevalence of diabetes globally  in  2008). – The reality of hypertension: 588 people with hypertension (39.2%). This is higher than the national average (25.1%) according to the survey of the Central Heart Institute in 2014. The incidence of hypertension increases with age. From 15.8% in the age group 18 – 39 to 55.3% in the age over 70, the prevalence among men  (51.3%) is higher than that of  women (34.6%). There is a relationship between eating salty foods with hypertension. The prevalence of hypertension is high in men, in diabetes patients, increases with age, and waist circumference. Conclusion: Research shows that patients with diseases and risk factors need to be managed for non-communicable diseases in the community, showing that it is necessary to promote examination and detection of hypertension and risk behavior change interventions in the community. copper. At the same time, it is necessary to develop a unified database on management of non-communicable diseases and risk  factors at the grassroots level.

Keywords: hypertension, diabetes

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Bệnh đái  tháo đường (ĐTĐ) và tăng huyết áp (THA) là bệnh không lây nhiễm được thế giới và Việt Nam quan tâm hàng đầu trong chiến lược chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nhằm xác định thực trạng của tình hình bệnh ĐTĐ và tăng THA trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tại tỉnh Thái Nguyên năm 2020”. Mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp ở người trưởng thành tại tỉnh Thái Nguyên năm 2020; 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp ở tuổi trưởng thành tại tỉnh Thái Nguyên năm 2020. Kết quả: Bằng phương pháp mô tả cắt ngang trên 1500 người dân ở độ tuổi trưởng thành tại tỉnh Thái Nguyên trong năm 2020 nghiên cứu thu được kết quả như sau: – Thực trạng bệnh đái tháo đường: 79 người mắc tiền ĐTĐ (5,3%), 144 người mắc ĐTĐ (9,6%). Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở giới nam (11,9%) cao hơn giới nữ (8,7%). Tỷ lệ hiện mắc xấp xỉ với kết quả trong “Báo cáo Tổng quan ngành Y tế năm 2014” của Bô Y tế (Tỷ lệ bệnh ĐTĐ trên toàn cầu năm 2008). – Thực trạng bệnh tăng huyết áp: 588 người mắc THA (39,2%). Cao hơn so với chỉ số trung bình toàn quốc (25,1%) theo điều tra của viện tim mạch Trung ương năm 2014. Tỷ lệ mắc tăng huyết áp tăng dần theo độ tuổi. Từ 15,8% ở độ tuổi 18 – 39 đến 55,3% ở độ tuổi trên 70.Tỷ lệ mắc ở giới nam (51,3%) cao hơn giới nữ (34,6%). – Có mối liên quan giữa ăn mặn với tăng huyết áp. Tỷ lệ THA cao ở nam, ở người có bệnh ĐTĐ, tăng theo tuổi,và chỉ số vòng eo. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy đối tượng người mắc bệnh và có yếu tố nguy cơ cần được quản lý bệnh không lây tại cộng đồng cao, cho thấy cần đẩy mạnh công tác khám phát hiện THA và các can thiệp thay đổi hành vi nguy cơ tại cộng đồng. Đồng thời, cần xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất về quản lý bệnh không lây và các yếu tố nguy cơ tại tuyến y tế cơ sở

Từ khóa: Thực trạng, tăng huyết áp, đái tháo đường

Chịu trách nhiệm chính: Phạm Thị Lệ Thu

Ngày nhận bài: 05/11/2021

Ngày phản biện khoa học: 10/11/2021

Ngày duyệt bài: 14/01/2022

Email: [email protected]

Điện thoại: 0912710215

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) và tăng huyết áp (THA) là bệnh không lây nhiễm được thế giới và Việt Nam quan tâm hàng đầu trong chiến lược chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nhằm xác định thực trạng của tình hình bệnh ĐTĐ và tăng THA trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tại tỉnh Thái Nguyên năm 2020” với mục tiêu sau:

  1. Mô tả thực trạng bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp ở người trưởng thành tại tỉnh Thái Nguyên năm
  2. Xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp ở tuổi trưởng thành tại tỉnh Thái Nguyên năm

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Người dân ở độ tuổi trưởng thành (Từ 18 tuổi trở lên).

Tiêu chuẩn lựa chọn:

+ Người đang sinh sống tại các xã được nghiên cứu.

+ Đối tượng tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ:

+ Người không có khả năng trả lời phỏng vấn (Người khuyết tật câm, điếc, tâm thần…)

+ Những người không có mặt tại địa phương vào thời điểm nghiên cứu.

Trưởng Trạm Y tế, cán bộ chuyên trách chương trình phòng chống bệnh THA của các Trạm Y tế xã, phường được chọn nghiên cứu.

– Sổ sách hồ sơ theo dõi bệnh nhân THA và các tài liệu cung cấp thông tin thứ cấp có liên quan tại Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang.

2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

* Cỡ mẫu

Áp dụng cỡ mẫu điều tra cho nghiên cứu mô tả cắt ngang:

 

Trong đó:

+ n: cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu.

+ Với p là tỷ lệ ước mắc bệnh chung toàn tỉnh là 30%;

+ d là độ chính xác tuyệt đối lấy bằng 0,05.

+ Z1-α/2 là hệ số tin cậy, bằng 1,96 với độ tincậy 99%.

+ DE là hệ số thiết kế, ta lấy bằng 9

Ta tính được n = 1500, đối tượng điều tra

* Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống

3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Bằng phương pháp mô tả cắt ngang trên 1500 người dân ở độ tuổi trưởng thành tại tỉnh Thái Nguyên trong năm 2020 nghiên cứu thu được kết quả như sau:

3.1.  Thực trạng bệnh đái tháo đường:

Qua điều tra phát hiện số người tiền đái tháo đường là 79 người chiếm tỷ lệ 5,3%.

Số người mắc bệnh đái tháo đường là 144 người trên tổng 1500 người điều tra, chiếm tỷ lệ 9,6%.

Theo “Báo cáo Tổng quan ngành Y tế năm 2014” của Bộ Y tế, tỷ lệ hiện mắc bệnh đái tháo đường trên toàn cầu vào năm 2008 ước tính là 10% ở người trưởng thành trên 25 tuổi. Tỷ lệ này cao nhất ở khu vực Đông Địa Trung Hải và châu Mỹ (11%) và thấp nhất ở khu vực châu Âu và Tây Thái Bình Dương (9%).

Theo ATLAS đái tháo đường 9 của IDF ước tính năm 2019 toàn thế giới có tổng cộng 463 triệu người được ước tính đang sống chung với bệnh đái tháo đường, chiếm 9,3% dân số trưởng thành toàn cầu (20 – 79 tuổi). Con số này dự kiến sẽ tăng lên 578 triệu (10,2%) vào năm 2030 và 700 triệu (10,9%) vào năm 2045. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở các nước thu nhập trung bình là 9,5%.

Tỷ lệ mắc đái tháo đường ở giới nam (11,9%) cao hơn giới nữ (8,7%). Theo ATLAS đái tháo đường 9 của IDF ước tính năm 2019, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở phụ nữ năm 2019 ước tính là 9.0% và 9,6% ở nam giới

3.2. Thực trạng bệnh tăng huyết áp:

Số người mắc tăng huyết áp là 588 người chiếm tỷ lệ 39,2%. Theo điều tra của Viện Tim mạch Trung ương năm 2014, tỷ lệ mắc cao huyết áp ở người trưởng thành là 25,1%, như vậy Thái Nguyên có tỷ lệ mắc tăng huyết áp cao hơn chỉ số trung bình toàn quốc.

Tỷ lệ mắc tăng huyết áp tăng dần theo độ tuổi. Từ 15,8% ở độ tuổi 18 – 39 đến 55,3% ở độ tuổi trên 70.

Tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở giới nam (51,3%) cao hơn giới nữ (34,6%).

Tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp phân theo độ cho thấy, người dân tăng huyết áp độ I là cao nhất 66,2%. Điều này cho thấy nếu được can thiệp và quản lý điều trị bệnh kịp thời những người mắc tăng huyết áp độ I sẽ có cải biến rất tốt.

– Có mối liên quan giữa ăn mặn với tăng huyết áp. Tỷ lệ THA cao ở nam, ở người có bệnh ĐTĐ, tăng theo tuổi,và chỉ số vòng eo.

Theo Ngân hàng thế giới, nếu chỉ dựa vào các giải pháp điều trị để ứng phó với các bệnh không lây nhiễm thì hết sức tốn kém, và hơn một nửa gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm có thể phòng tránh được thông qua các sáng kiến phòng và nâng cao sức khỏe. Vì vậy tập trung vào đầu tư cho các hoạt động dự phòng các yếu tố nguy cơ là rất quan trọng.

4. KẾT LUẬN

Nghiên cứu cho thấy đối tượng người mắc bệnh và có yếu tố nguy cơ cần được quản lý bệnh không lây tại cộng đồng cao, cho thấy cần đẩy mạnh công tác khám phát hiện THA và các can thiệp thay đổi hành vi nguy cơ tại cộng đồng. Đồng thời, cần xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất về quản lý bệnh không lây và các yếu tố nguy cơ tại tuyến y tế cơ sở

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng Đái tháo đường – tăng Glucose máu, Nxb Y học, Hà Nội.
  2. Bùi Thị Thanh Hòa (2012), Khảo sát kiến thức và thực hành dự phòng biến chứng của tăng huyêt áp ở bệnh nhân tăng huyết áp được quản lý ngoại trú tại bệnh viện E Hà Nội năm 2012, Luận văn thạc sỹ y tế Công cộng, Đại học Y tế công cộng, 26-
  3. Trịnh Thị Thúy Hồng (2015), Kiến thức, thực hành phòng biến chứng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp đang điều 76 trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện Tân Yên, Bắc Giang năm 2015, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Đại học Y tế Công cộng
  4. Thái Hồng Quang (2008), “Dự phòng hoặc làm chậm xuất hiện bệnh đái tháo đường típ 2”, Kỷ yếu Hội nghị Nội tiết Đái tháo đường Miền Trung lần thứ IV, Tạp chí Y học thực hành (616 – 617), 69.
  5. Nguyễn Văn Đăng (1998), Tai biến mạch máu não, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 20-21.
  6. Nguyễn Quang Tuấn (2014), Tăng huyết áp trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
  7. International Diabetes Federation, (IDF), http:// Diabetessatlas.org/ content/what- is-diabetes. Accessed 25th January 2010.
Print Friendly, PDF & Email

About Huỳnh Tâm Nguyện

Học Y đa khoa tại trường Đại học Tây Nguyên

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …